Các nguồn luật điều chỉnh việc phát hành, lưu thông và thanh toán hối phiếu
Luật thống nhất về hối phiếu (Uniform Law for Bills of Exchange - ULB 1930)
Luật hối phiếu của Anh năm 1882 (Bill of Exchange Act of 1882 - BEA 1882)
85 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2128 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chương 3 Các phương tiện trong thanh toán quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 3CÁC PHƯƠNG TIỆN TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ I. Hối phiếu * Các nguồn luật điều chỉnh việc phát hành, lưu thông và thanh toán hối phiếu Luật thống nhất về hối phiếu (Uniform Law for Bills of Exchange - ULB 1930) Luật hối phiếu của Anh năm 1882 (Bill of Exchange Act of 1882 - BEA 1882) I. Hối phiếu (ttheo) * Các nguồn luật điều chỉnh việc phát hành, lưu thông và thanh toán hối phiếu Luật thương mại thống nhất của Mỹ (Uniform Commercial Code of 1962 - UCC 1962) “ Hối phiếu và Lệnh phiếu quốc tế” (International Bills of Exchange and Promissory Notes) năm 1982 do Ủy ban thương mại quốc tế của LHQ ban hành I. Hối phiếu (ttheo) Pháp tham gia công ước Gienevo 1930, nhưng chính thức áp dụng ULB năm 1936. Việt Nam là thuộc địa của Pháp nên cũng áp dụng luật này từ 1937 theo nghị định của Toàn quyền Pháp ở Đông Dương. Từ ngày 29 tháng 11 năm 2005, luật các công cụ chuyển nhượng số 49/2005/QH11 chính thức ra đời và được áp dụng tại Việt Nam I. Hối phiếu (ttheo) Luật điều chỉnh các quan hệ công cụ chuyển nhượng trong việc phát hành, chấp nhận, bảo lãnh, chuyển nhượng, cầm cố, nhờ thu, thanh toán, truy đòi, khởi kiện. Việt Nam không là thành viên tham gia Công ước Geneva 1930 nhưng trong quan hệ với các nước vẫn sử dụng hối phiếu trong khuân khổ của ULB 1930 vì ULB được nhiều nước trên thế giới sử dụng. I. Hối phiếu (ttheo) 1. Khái niệm, đặc điểm của hối phiếu a. Khái niệm: Hối phiếu là tờ mệnh lệnh vô điều kiện, do một người ký phát để đòi tiền người khác bằng việc yêu cầu người này khi nhìn thấy hối phiếu hoặc đến một ngày cụ thể nhất định; hoặc đến một ngày có thể xác định được trong tương lai, phải trả một số tiền nhất định cho người hưởng lợi quy định trên hối phiếu; hoặc theo lệnh của người này trả cho người khác; hoặc trả cho người cầm phiếu. I. Hối phiếu (ttheo) 1. Khái niệm, đặc điểm của hối phiếu Trong đó: - Người ký phát: là người bán hàng hay là người xuất khẩu, người cung ứng dịch vụ - Người trả tiền hay nhận ký phát: là người thiếu nợ hay người nào khác do người thiếu nợ chỉ định ra có trách nhiệm trả tiền hối phiếu - Người hưởng lợi: là người được thụ hưởng số tiền ghi trên hối phiếu I. Hối phiếu (ttheo) 1. Khái niệm, đặc điểm của hối phiếu b. Đặc tính của hối phiếu - Tính trừu tượng: Trên hối phiếu không ghi nguyên nhân của việc hình thành hối phiếu mà chỉ ghi số tiền phải trả và những nội dung liên quan đến việc trả tiền. - Tính bắt buộc trả tiền: Người trả tiền phải trả tiền theo đúng yêu cầu ghi trên hối phiếu, trừ khi hối phiếu độc lập trái với pháp luật điều chỉnh nó. Vì hối phiếu là mệnh lệnh trả tiền vô điều kiện. - Tính lưu thông: Hối phiếu có thể được chuyển nhượng 1 hay nhiều lần trong thời hạn hiệu lực của nó I. Hối phiếu (ttheo) 1. Khái niệm, đặc điểm của hối phiếu c. Chức năng của hối phiếu I. Hối phiếu (ttheo) 2. Thành lập hối phiếu a. Hình thức - hối phiếu được lập thành văn bản. Hình mẫu hối phiếu dài hay ngắn không ảnh hưởng đến giá trị pháp lý của nó. - Ngôn ngữ tạo lập hối phiếu phải là một ngôn ngữ thống nhất, thông dụng nhất là tiếng Anh I. Hối phiếu (ttheo) 2. Thành lập hối phiếu a. Hình thức - Không sử dụng bút chì, mực dễ phai, mực đỏ để lập hối phiếu - Hối phiếu có thể được lập thành một hay nhiều bản (thường là hai bản), mỗi bản đều đánh số thứ tự, các bản đều có giá trị như nhau I. Hối phiếu (ttheo) 2. Thành lập hối phiếu b. Nội dung * Tiêu đề của hối phiếu: Hối phiếu phải có tiêu đề (Bill of Exchange hay Exchange for) * Địa điểm ký phát: Nếu hối phiếu không ghi rõ địa điểm ký phát, cho phép lấy địa chỉ bên cạnh tên người ký phát làm địa điểm ký phát I. Hối phiếu (ttheo) 2. Thành lập hối phiếu b. Nội dung * Ngày tháng ký phát hối phiếu: Ý nghĩa: - Đánh dấu thời điểm tính thời hạn hiệu lực của hối phiếu - Căn cứ để xác định thời điểm trả tiền trong trường hợp hối phiếu ghi trả tiền X ngày sau ngày ký Ví dụ: Trên hối phiếu ghi: “ Sau X ngày kể từ ngày ký phát hối phiếu này…” I. Hối phiếu (ttheo) 2. Thành lập hối phiếu b. Nội dung * Ngày tháng ký phát hối phiếu: Ý nghĩa: - Được sử dụng để xác định thời hạn mà hối phiếu phải được xuất trình để được chấp nhận (trong vòng 1 năm kể từ ngày ký phát – Điều 23, ULB 1930) I. Hối phiếu (ttheo) 2. Thành lập hối phiếu b. Nội dung * Mệnh lệnh đòi tiền vô điều kiện Hối phiếu là mệnh lệnh đòi tiền, việc trả tiền là vô điều kiện. Mệnh lệnh đòi tiền được thể hiện theo 1 trong các cụm từ sau: - Trả cho…….(Pay to……) - Trả theo lệnh của……..(Pay to the order of…..) - Trả cho người cầm phiếu (Pay to the bearer). I. Hối phiếu (ttheo) 2. Thành lập hối phiếu b. Nội dung * Số tiền của hối phiếu: phải là số tiền nhất định, ghi đơn giản và rõ ràng không cần phải tính toán cho dù là phép tính đơn giản. Theo ULB 1930 quy định số tiền phải được ghi 2 lần: bằng số và bằng chữ I. Hối phiếu (ttheo) 2. Thành lập hối phiếu b. Nội dung * Thời hạn trả tiền của hối phiếu: Thời hạn thanh toán của hối phiếu phải được xác định cụ thể, không mơ hồ, tối nghĩa. Gồm 2 loại: Trả tiền ngay và trả tiền sau. - Cách ghi thời hạn hối phiếu trả tiền ngay: “ Ngay sau khi nhìn thấy bản thứ….của hối phiếu này” (At sight….) “ Ngay sau ngày… tháng…năm…của bản thứ… của hối phiếu này” I. Hối phiếu (ttheo) 2. Thành lập hối phiếu b. Nội dung * Thời hạn trả tiền của hối phiếu: Gồm 2 loại: Trả tiền ngay và trả tiền sau. - Cách ghi thời hạn hối phiếu trả tiền về sau: “ X ngày sau khi nhìn thấy bản thứ…của hối phiếu này…” “ X ngày kể từ ngày ký phát bản thứ… của hối phiếu này…” “ Đến ngày…tháng…năm…của bản thứ…của hối phiếu này…” I. Hối phiếu (ttheo) 2. Thành lập hối phiếu b. Nội dung * Địa điểm trả tiền của hối phiếu:là nơi người thụ hưởng hối phiếu xuất trình hối phiếu để đòi tiền Nếu hối phiếu không ghi rõ địa điểm trả tiền, có thể lấy địa chỉ bên cạnh tên của người trả tiền làm địa chỉ trả tiền Trong trường hợp hối phiếu không ghi địa chỉ người trả tiền thì hối phiếu đó vô hiệu I. Hối phiếu (ttheo) 2. Thành lập hối phiếu b. Nội dung * Người hưởng lợi: Quy định ở mặt trước của tờ hối phiếu. Người thụ hưởng trước tiên là người ký phát hối phiếu hoặc có thể là người khác do người ký phát chỉ định. * Người trả tiền hối phiếu: được ghi ở mặt trước góc trái cuối cùng của tờ hối phiếu, sau chữ “gởi” (to) I. Hối phiếu (ttheo) 2. Thành lập hối phiếu b. Nội dung * Thứ tự số bản của hối phiếu: Thông thường hối phiếu được phát hành thành hai bản và có đánh thứ tự số bản bằng chữ FIRST hoặc SECOND Giá trị thanh toán của hai bản đều như nhau. Người trả tiền nhận bản nào thì trả tiền bản ấy và đã trả tiền bản này thì khỏi trả tiền bản kia. I. Hối phiếu (ttheo) 2. Thành lập hối phiếu b. Nội dung *Tên và chữ ký của người ký phát: được ghi ở mặt trước ở góc bên phải cuối cùng của hối phiếu * Một số nội dung khác tuỳ theo thỏa thuận (miễn là các nội dung này không làm sai lệch tính chất của hối phiếu do luật ULB quy định): như tham chiếu chứng từ kèm theo, số L/C… I. Hối phiếu (ttheo) No. 12345/2007 BILL OF EXCHANGE For US$ 32,829.00 Ho Chi Minh City, August 12, 2007 At…xxx…sight of this FIRST bill of exchange (SECOND of the same tenor and date being unpaid) pay to the order of Asia Commercial Bank the sum of UNITED STATES DOLLARS THIRTY TWO THOUSAND EIGHT HUNDED NINE ONLY. Drawn under our invoice No.12345 dated July 12, 2007 To:YAMAGUCHI CO.LT For and on Behalf of Cholonimex TOKYO, JAPAN (Authorized Signature) Thai Duc Tuan I. Hối phiếu (ttheo) I. Hối phiếu (ttheo) I. Hối phiếu (ttheo) I. Hối phiếu (ttheo) I. Hối phiếu (ttheo) 3. Nghĩa vụ và quyền lợi của các bên liên quan đến hối phiếu a) Người ký phát + Ký phát hối phiếu theo đúng luật + Có nghĩa vụ thanh toán số tiền ghi trên hối phiếu đòi nợ bị từ chối chấp nhận hoặc bị từ chối thanh toán (Luật Công cụ chuyển nhượng VN) +Được quyền hưởng lợi số tiền ghi trên hối phiếu (nếu không chuyển nhượng) + Được quyền chuyển nhượng hối phiếu đó cho người khác I. Hối phiếu (ttheo) 3. Nghĩa vụ và quyền lợi của các bên liên quan đến hối phiếu b)Người trả tiền + Trả tiền hối phiếu hoặc từ chối trả tiền trong thời hạn quy định. Luật CCCNVN thời hạn là 3 ngày làm việc kể từ khi hối phiếu đòi nợ được xuất trình + Được trả tiền hối phiếu từng phần và giao biên nhận cho người hưởng lợi + Được quyền từ chối trả tiền nếu hối phiếu chưa được ký chấp nhận hoặc hối phiếu lập trái luật I. Hối phiếu (ttheo) 3. Nghĩa vụ và quyền lợi của các bên liên quan đến hối phiếu c) Người chuyển nhượng + Nếu hối phiếu bị từ chối trả tiền thì người chuyển nhượng vẫn phải chịu trách nhiệm đối với người hưởng lợi cuối cùng (trừ trường hợp miễn truy đòi) d) Người hưởng lợi + Xuất trình hối phiếu đúng hạn để được thanh toán + có quyền được nhận số tiền của hối phiếu I. Hối phiếu (ttheo) 4. Các nghiệp vụ liên quan đến lưu thông hối phiếu a) Chấp nhận hối phiếu (Acceptance) Chấp nhận hối phiếu là một hình thức xác nhận việc đảm bảo thanh toán của người trả tiền hối phiếu Điều 16 Luật các công cụ chuyển nhượng của Việt Nam nêu rõ: chấp nhận là cam kết của người bị ký phát về việc sẽ thanh toán toàn bộ hoặc một phần số tiền ghi trên hối phiếu đòi nợ khi đến hạn thanh toán bằng việc ký chấp nhận trên hối phiếu đòi nợ theo quy định của luật này. I. Hối phiếu (ttheo) 4. Các nghiệp vụ liên quan đến lưu thông hối phiếu a) Chấp nhận hối phiếu (Acceptance) Thủ tục chấp nhận được áp dụng với + hối phiếu trả ngay (sau X ngày: từ 3 đến 7 ngày) + hối phiếu có kỳ hạn. Hối phiếu sau khi ký phát phải được gởi tới người trả tiền bất cứ lúc nào trước ngày hết hạn xuất trình hối phiếu để người này ký chấp nhận I. Hối phiếu (ttheo) 4. Các nghiệp vụ liên quan đến lưu thông hối phiếu a) Chấp nhận hối phiếu (Acceptance) Thời hạn xuất trình để chấp nhận: + Nếu không có quy định gì khác thì ULB 1930 quy định hối phiếu phải được xuất trình để chấp nhận trong vòng 12 tháng kể từ ngày ký phát hối phiếu + Người ký phát có thể rút ngắn hoặc kéo dài thời hạn này. Người ký phát có thể quy định việc xuất trình để chấp nhận không xảy ra trước một ngày cụ thể I. Hối phiếu (ttheo) 4. Các nghiệp vụ liên quan đến lưu thông hối phiếu a) Chấp nhận hối phiếu (Acceptance) Hình thức chấp nhận: + ghi vào mặt trước của hối phiếu dòng chữ “Chấp nhận” (Accepted) rồi ký tên bên cạnh. Chữ ký của người ký chấp nhận trên hối phiếu cũng đủ cấu thành sự chấp nhận. + ULB còn cho phép người trả tiền dùng những chữ khác tương tự để thể hiện sự chấp nhận của mình như “Xác nhận” (Confirmation), “Đồng ý” (Agreement). I. Hối phiếu (ttheo) 4. Các nghiệp vụ liên quan đến lưu thông hối phiếu a) Chấp nhận hối phiếu (Acceptance) Hình thức chấp nhận: + Đối với hối phiếu được thanh toán tại một thời điểm nhất định sau khi nhìn thấy hoặc hối phiếu phải được xuất trình để chấp nhận trong một khoảng thời gian nhất định phù hợp với một điều khoản cụ thể thì cần phải ghi ngày tháng chấp nhận. I. Hối phiếu (ttheo) 4. Các nghiệp vụ liên quan đến lưu thông hối phiếu a) Chấp nhận hối phiếu (Acceptance) - Việc chấp nhận là vô điều kiện Ví dụ: “Chấp nhận trả 15,000 USD nếu hàng không đến chậm” (Acceptance for $15,000 if late unarrival of goods), việc chấp nhận này không có giá trị. I. Hối phiếu (ttheo) 4. Các nghiệp vụ liên quan đến lưu thông hối phiếu a) Chấp nhận hối phiếu (Acceptance) - ULB 1930 cho phép chấp nhận một phần số tiền phải thanh toán khi người ký phát đồng ý Ngoài những quy định trên của ULB 1930, Luật CCCCNVN còn quy định thời hạn để người bị ký phát chấp nhận tờ hối ph iếu kể từ khi nó được xuất trình là 2 ngày làm việc I. Hối phiếu (ttheo) 4. Các nghiệp vụ liên quan đến lưu thông hối phiếu b) Chuyển nhượng hối phiếu Chuyển nhượng hối phiếu là việc chuyển giao quyền sở hữu hối phiếu cho người chủ mới. Thủ tục chuyển nhượng hối phiếu: + Hối phiếu vô danh: chuyển nhượng bằng cách trao tay + Hối phiếu đích danh: có thể chuyển nhượng bằng thủ tục ký hậu, trừ khi người ký phát ghi dòng “ không theo lệnh”(not to order) hoặc tương tự trên hối phiếu I. Hối phiếu (ttheo) 4. Các nghiệp vụ liên quan đến lưu thông hối phiếu b) Chuyển nhượng hối phiếu + Hối phiếu theo lệnh: Chuyển nhượng bằng thủ tục ký hậu theo luật hối phiếu. Ký hậu là sự chuyển giao tất cả những quyền hạn phát sinh từ hối phiếu. Nó là một thủ tục pháp lý để chuyển nhượng hối phiếu từ người này sang người khác I. Hối phiếu (ttheo) 4. Các nghiệp vụ liên quan đến lưu thông hối phiếu b) Chuyển nhượng hối phiếu - Ký hậu phải được thể hiện lên trên hối phiếu tức là người thụ hưởng phải ký vào mặt sau của tờ hối phiếu hoặc trên một tờ phụ đính kèm. - Mọi sự ký hậu phải là vô điều kiện, mọi điều kiện đối với hối phiếu đều được xem là vô giá trị và ULB 1930 không cho phép ký hậu một phần số tiền hối phiếu I. Hối phiếu (ttheo) 4. Các nghiệp vụ liên quan đến lưu thông hối phiếu b) Chuyển nhượng hối phiếu Ý nghĩa pháp lý của ký hậu: + Thừa nhận quyền hưởng lợi hối phiếu đối với người được chuyển nhượng + Xác định trách nhiệm của người ký hậu về việc trả tiền hối phiếu đối với người được chuyển nhượng nhằm bảo vệ quyền lợi của người thụ hưởng kế tiếp I. Hối phiếu (ttheo) 4. Các nghiệp vụ liên quan đến lưu thông hối phiếu b) Chuyển nhượng hối phiếu Hình thức ký hậu: + Ký hậu để trắng (Blank Endorsement): Là ký hậu không chỉ định người hưởng lợi là ai. Người ký hậu chỉ ký tên ở mặt sau tờ hối phiếu. + Ký hậu theo lệnh (To order Endorsement): Là việc ký hậu chỉ định một cách suy đoán ra người hưởng lợi hối phiếu. I. Hối phiếu (ttheo) 4. Các nghiệp vụ liên quan đến lưu thông hối phiếu b) Chuyển nhượng hối phiếu Hình thức ký hậu: + Ký hậu hạn chế (Restrictive Endorsement): Là việc ký hậu chỉ định đích danh người hưởng lưọi hối phiếu và chỉ người đó mà thôi. Ví dụ: Người ký hậu ghi câu: “Chỉ trả cho ông X” (Pay to Mr only) và ký tên I. Hối phiếu (ttheo) 4. Các nghiệp vụ liên quan đến lưu thông hối phiếu b) Chuyển nhượng hối phiếu Hình thức ký hậu: + Ký hậu miễn truy đòi (Without Recourse Endorsement): Là việc ký hậu mà người ký hậu ghi thêm dòng chữ “ miễn truy đòi người ký hậu” vào một trong ba loại ký hậu trên. Ví dụ: Ghi “ Trả theo lệnh ông X, miễn truy đòi” và ký tên hoặc “ Chỉ trả cho ông X, miễn truy đòi” I. Hối phiếu (ttheo) 4. Các nghiệp vụ liên quan đến lưu thông hối phiếu c) Bảo lãnh hối phiếu Bảo lãnh hối phiếu là sự cam kết của người thứ ba trả tiền cho người hưởng lợi khi hối phiếu đến hạn trả tiền một phần hay toàn bộ số tiền của hối phiếu mà người được bảo lãnh không thanh toán hối phiếu. I. Hối phiếu (ttheo) 4. Các nghiệp vụ liên quan đến lưu thông hối phiếu c) Bảo lãnh hối phiếu Bảo lãnh có thể được thực hiện bằng cách ghi chữ bảo lãnh vào mặt trước hoặc sau của tờ hối phiếu và người bảo lãnh sẽ ký tên lên hối phiếu Trong trường hợp bảo lãnh không ghi tên người được bảo lãnh thì bảo lãnh được coi là bảo lãnh cho người ký phát (Điều 31, ULB 1930, điều 25, luật các công cụ chuyển nhượng) I. Hối phiếu (ttheo) 4. Các nghiệp vụ liên quan đến lưu thông hối phiếu c) Bảo lãnh hối phiếu Người bảo lãnh có những quyền và nghĩa vụ sau - nghĩa vụ thanh toán hối phiếu khi người được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ thanh toán của mình khi hối phiếu đến hạn thanh toán. - có quyền hủy bỏ việc bảo lãnh trong trường hợp hối phiếu đòi nợ không đủ các nội dung bắt buộc theo luật quy định I. Hối phiếu (ttheo) 4. Các nghiệp vụ liên quan đến lưu thông hối phiếu c) Bảo lãnh hối phiếu Người bảo lãnh có những quyền và nghĩa vụ sau - người bảo lãnh được tiếp nhận các quyền của người được bảo lãnh đối với những người có liên quan, xử lý tài sản đảm bảo của người được bảo lãnh và có quyền yêu cầu người được bảo lãnh, người ký phát, người chấp nhận liên đới thực hiện nghĩa vụ thanh toán số tiền bảo lãnh để thanh toán I. Hối phiếu (ttheo) 4. Các nghiệp vụ liên quan đến lưu thông hối phiếu d) Thanh toán hối phiếu - Một hối phiếu phải được xuất trình để thanh toán - Ngày đến hạn thanh toán: + Hối phiếu trả ngay: ngày đến hạn thanh toán là ngày xuất trình hối phiếu. ULB 1930 quy định hối phiếu trả ngay phải được xuất trình 1 năm để thanh toán. Nhưng theo Luật CCCCNVN thì thời hạn này là 90 ngày + Hối phiếu trả chậm: ngày đến hạn là ngày cuối cùng của thời hạn trả chậm ghi trên hối phiếu I. Hối phiếu (ttheo) 4. Các nghiệp vụ liên quan đến lưu thông hối phiếu d) Thanh toán hối phiếu - Ngày thanh toán hối phiếu: + có thể là ngày đến hạn hoặc trong vòng 1 hoặc 2 ngày làm việc tiếp theo. Theo ULB 1930 + Luật CCCCNVN quy định thời hạn này là 5 ngày I. Hối phiếu (ttheo) 4. Các nghiệp vụ liên quan đến lưu thông hối phiếu d) Thanh toán hối phiếu Khi một hối phiếu không được xuất trình để thanh toán đúng hạn, người trả tiền được phép ký gởi số tiền đó với người chức trách có thẩm quyền, và người hưởng lợi phải chịu mọi phí tổn thiệt hại. Theo luật các công cụ chuyển nhượng của Việt Nam, người bị ký phát phải thanh toán hoặc từ chối thanh toán trong vòng 3 ngày làm việc tiếp theo kể từ ngày hối phiếu được xuất trình. I. Hối phiếu (ttheo) 4. Các nghiệp vụ liên quan đến lưu thông hối phiếu d) Thanh toán hối phiếu Khi thanh toán hối phiếu, người trả tiền hối phiếu phải kiểm tra các yếu tố sau: + Hình mẫu của hối phiếu có hoàn chỉnh theo quy định của hối phiếu hay không + Sự hợp thức của dây chuyền ký hậu + Chữ ký chấp nhận có đúng không (nếu có chấp nhận) I. Hối phiếu (ttheo) 4. Các nghiệp vụ liên quan đến lưu thông hối phiếu d) Thanh toán hối phiếu Khi thanh toán hối phiếu người chấp nhận có quyền: + Giữ lại hối phiếu mà mình đã thanh toán + Nếu hối phiếu bị đánh mất hay bị tiêu hủy, người chấp nhận hối phiếu có quyền yêu cầu tòa án công bố hối phiếu đó không còn giá trị hiệu lực I. Hối phiếu (ttheo) 4. Các nghiệp vụ liên quan đến lưu thông hối phiếu e) Từ chối trả tiền và kháng nghị Hình thức kháng nghị - Người hưởng lợi cuối cùng lập bản kháng nghị trong thời hạn 2 ngày (theo ULB 1930 là 2 ngày, theo luật các công cụ chuyển nhượng của Việt Nam thời hạn là 5 ngày) làm việc tiếp theo sau ngày hối phiếu được thanh toán. I. Hối phiếu (ttheo) 4. Các nghiệp vụ liên quan đến lưu thông hối phiếu e) Từ chối trả tiền và kháng nghị Hình thức kháng nghị - Sau khi lập xong bản kháng nghị, người bị từ chối trả tiền phải thông báo cho người chuyển nhượng trực tiếp cho mình và cho người ký phát hối phiếu trong phạm vi 4 ngày làm việc. I. Hối phiếu (ttheo) 4. Các nghiệp vụ liên quan đến lưu thông hối phiếu e) Từ chối trả tiền và kháng nghị Hình thức kháng nghị - Sau đó tuần tự người chuyển nhượng sau có trách nhiệm thông báo cho người chuyển nhượng trước mình trong phạm vi 2 ngày (4 ngày làm việc theo luật các công cụ chuyển nhượng của Việt Nam) kể từ khi nhận được thông báo của người chuyển nhượng sau mình (Điều 44, 45 ULB 1930) I. Hối phiếu (ttheo) 4. Các nghiệp vụ liên quan đến lưu thông hối phiếu e) Từ chối trả tiền và kháng nghị Người thụ hưởng có quyền truy đòi số tiền quy định tại điều 52 Luật CCCCNVN đối với những người: - Người ký phát, người bảo lãnh, người chuyển nhượng trước mình trong trường hợp hối phiếu đòi nợ bị từ chối chấp nhận một phần hoặc toàn bộ theo quy định của Luật này; I. Hối phiếu (ttheo) 4. Các nghiệp vụ liên quan đến lưu thông hối phiếu e) Từ chối trả tiền và kháng nghị - Người ký phát, người bảo lãnh, người chuyển nhượng. Khi hối phiếu đòi nợ đến hạn thanh toán mà không được thanh toán theo nội dung của hối phiếu đòi nợ; - Người ký phát, người bảo lãnh, người chuyển nhượng trong trường hợp người bị ký phát bị tuyên bố phá sản, giải thể, chết hoặc mất tích, kể cả trường hợp hối phiếu đòi nợ đã được chấp nhận hoặc chưa được chấp nhận; I. Hối phiếu (ttheo) 4. Các nghiệp vụ liên quan đến lưu thông hối phiếu e) Từ chối trả tiền và kháng nghị - Người chuyển nhượng, người bảo lãnh trong trường hợp hối phiếu đòi nợ chưa đến hạn thanh toán nhưng người ký phát bị tuyên bố phá sản, giải thể, chết hoặc mất tích và hối phiếu đòi nợ chưa được chấp nhận Người chuyển nhượng đã trả tiền cho người thụ hưởng được quyền truy đòi đối với người ký phát hoặc người chuyển nhượng trước mình. I. Hối phiếu (ttheo) 4. Các nghiệp vụ liên quan đến lưu thông hối phiếu e) Từ chối trả tiền và kháng nghị Điều 52, Luật các công cụ chuyển nh