Chương 3 Các quá trình địa chất nội sinh

Khái niệm về magma: magma là những thể vật chất nóng chảy trong tự nhiên, có thành phần chủ yếu là các hợp chất silicat nhiệt độ cao, áp suất lớn khiến cho các chất bốc được giữ lại và hoà tan trong magma

ppt72 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3096 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chương 3 Các quá trình địa chất nội sinh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Quá trình địa chất của magma Vận động kiến tạo của vỏ Trái Đất Động đất Chương 3 CÁC QUÁ TRÌNH ĐỊA CHẤT NỘI SINH 3.1. Các quá trình địa chất của magma - Khái niệm về magma: magma là những thể vật chất nóng chảy trong tự nhiên, có thành phần chủ yếu là các hợp chất silicat nhiệt độ cao, áp suất lớn khiến cho các chất bốc được giữ lại và hoà tan trong magma 3.1.1. Tác dụng magma phún xuất (hay hoạt động của núi lửa) + Núi lửa là kiểu kiến trúc có lối thoát mà từ đó các sản phẩm hoạt động của núi lửa được đưa lên bề mặt Trái Đất + Quá trình hoạt động của núi lửa Núi lửa trung tâm Núi lửa có nhiều miệng phun phụ + Các sản phẩm của núi lửa Các sản phẩm khí: Khí fumic – khói, lưu huỳnh, cacbonic… Các sản phẩm lỏng: Còn gọi là lava thường có 3 loại: dung nham axit, bazơ và trung tính Các sản phẩm rắn: Có khối lượng lớn đạt hàng chục km3 bao gồm: bom(20-30cm), cát(0,5-1mm), tro(0,1-0,25mm), lapili(2-40cm) Dung nham axit Dung nham bazơ Trước khi phun trào Đang phun trào Núi lửa Mayon ở Philippines (1999) Núi lửa nhỏ nhất thế giới (Philippin) + Phân bố của núi lửa: Vành đai lửa Thái Bình Dương: Từ Camsatca -Nhật Bản – Philippin – Inđônêxia - tới Niu Dilân và dọc bừ biển phía Tây của châu Mỹ. Địa Trung Hải xuyên Á, dọc theo hướng gần vĩ tuyến từ Gibranta - Nam Âu - Nam Á tới Inđônêxia. Đại Tây Dương: Từ đảo cape - đảo Canari tới Băng Đảo Dải Đông Phi: Từ Êtiôpia – Kênia - đến Môzămbic +Núi lửa với đời sống con người: Khói bụi ô nhiễm môi trường (Núi lửa Pinatubo ở Philippines đã làm khói bụi bay sang tận thành phố Hồ Chí Minh) (The Mount Vesuvius, Italy 1979) Rừng cây bị phá huỷ bởi khí độc Người chết vì hơi nóng Miệngnúi lửa đã tắt (Willians, California,1961) Núi lửa Taal ( Philippin) Miệng núi lửa đã phủ đầy tuyết (Mount St Helens 1978 Canada) Núi St Helens 1957 Canada Vàng Bạc Thạch anh Kim cương Các loại quặng đa kim 3.1.2. Tác dụng magma xâm nhập Các hình dạng chính của các thể xâm nhập Dạng Nấm Thể nấm khi được lộ trên bề mặt địa hình Thể nền Thể nền với đá granit Thể tường và thể họng 3.2. Vận động kiến tạo vỏ Trái Đất Vận động kiến tạo (KT) là những vận động nội sinh có khuynh hướng và cường độ khác nhau. Những vận động KT làm thay đổi thế nằm ban đầu của đá: bị đổ nghiêng, uốn nếp hoặc đứt gãy. Do vậy mà các đá tạo nên trong vỏ TĐ những hình dạng kiến trúc khác nhau.Vận động KT được chia làm 3 kiểu chính: - Vận động dao động - Vận động uốn nếp - Vận động nứt nẻ và đứt gãy 3.2.1. Vận động dao động (Thăng trầm) KN: Là vận động nâng lên hay hạ xuống theo phương thẳng đứng một cách hết sức chậm chạp của vỏ TĐ. Vận động dao động được chia làm 2 loại: * Vận động dao động mới:Từ N đến nay * Vận động dao động cổ:Từ N trở về trước Các phương pháp nghiên cứu VĐDĐ mới * Phương pháp lịch sử * Phương pháp trắc địa * Phương pháp địa mạo * Phương pháp địa chất *Phương pháp lịch sử: Dựa trên cơ sở những truyện truyền thuyết, cổ tích, sự thay đổi của các di chỉ văn hoá, các công trình xây dựng cổ…để nội suy các vận động kiến tạo Thành phố cổ Napolis (Ý) xây dựng thời La Mã(105 TCN), 1749 phát hiện thành phố dưới lớp tro núi lửa * Phương pháp trắc địa: Dựa trên số liệu đo đạc kinh, vĩ độ hoặc xây dựng bản đồ địa hình qua nhiều năm tại một khu vực nào đó. Sau đó so sánh để nội suy các vận động dao động mới * Phương pháp địa mạo: Phát hiện dựa trên cơ sở nghiên cứu các dấu vết của chúng còn để lại trên bề mặt địa hình như độ cao bề mặt san bằng, hốc sóng vỗ, bậc thềm sông, thềm biển, các mực hang động… *Phương pháp địa chất Phát hiện VĐDĐ thông qua nghiên cứu thay đổi quy luật trầm tích, độ dày trầm tích. Trong mặt cắt địa chất các TT biến đổi từ: thô đến mịn biển thoái mịn đến thô biển tiến Phương pháp nghiên cứu VĐDĐ cổ * Phương pháp địa chất - Phân tích qui luật và bề dày trầm tích - Phân tích mối quan hệ giữa các đá có tuổi khác nhau 3.2.2. Vận động uốn nếp KN: Là những vận động dẫn tới sự vò nhàu các lớp đá thành nếp uốn, nhưng không phá vỡ tính liên tục của chúng. Các đá trầm tích khi mới hình thành có thế nằm ngang hoặc gần ngang. Sau này dưới tác dụng của các lực KT (chủ yếu theo phương nằm ngang) các lớp bị biến vị nằm nghiêng hoặc bị uốn cong tạo thành nếp uốn. Các dạng nếp uốn: * Nếp uốn lồi: Là nếp uốn có phần vòm hướng lên phía trên, các lớp đá thành tạo trước nằm ở trung tâm, các lớp đá thành tạo sau nằm ở phần ngoài. * Nếp uốn lõm: Là nếp uốn có phần vòm hướng xuống phía dưới, các lớp đá thành tạo trước nằm ở ngoài, các lớp đá thành tạo sau nằm ở trung tâm. Các yếu tố của nếp uốn: Nếp lồi (a); Nếp lõm (b);Nhân (1c); Vòm (2c); Cánh (3c) Góc (4c); Bản lề (5c); Mặt trục (6c); Trục (7c); Độ cao nếp uốn(h); Độ rộng nếp uốn (d) Phân loại nếp uốn theo mặt trục: * Nếp uốn thẳng: P thẳng đứng, 2 cánh nghiêng đều về 2 phía với góc dốc bằng nhau * Nếp uốn nghiêng: Mặt trục nghiêng, 2 cánh nghiêng về hai phía với góc dốc khác nhau * Nếp uốn chúc đầu: Mặt trục chúi xuống, 2 cánh đổ về một hướng * Nếp uốn nằm ngang:Mặt trục nằm ngang Yếu tố thế nằm Để biểu dễn thế nằm các lớp đá trầm tích ở mỗi điểm nghiên cứu lên bản đồ, ta tiến hành xác định các yếu tố thể hiện hình thái cơ bản của lớp đá, yếu tố đó được gọi là yếu tố thế nằm. Các yếu tố thế nằm bao gồm: * Đường phương * Đường dốc * Đường hướng dốc * Góc dốc * Góc phương vị đường phương * Góc phương vị đường hướng dốc * Hãy xác định các yếu tố thế nằm của lớp đá 3.2.3. Vận động nứt nẻ và đứt gãy 3.2.3.1. Nứt nẻ: KN: Là hiện tượng đá bị nứt thành những khe nhỏ ngay trong một lớp, một khối đá mà không có sự di chuyển. Phân loại: Dựa vào nguồn gốc hình thành chia ra. Khe nứt nguyên sinh: Xuất hiện do co rút thể tích khi hình thành đá Khe nứt thứ sinh: Do phong hoá vật lý Khe nứt kiến tạo Do các lực kiến tạo 3.2.3.2. Đứt gãy KN: Là hiện tượng các lớp đá bị phá vỡ, đứt ra kèm theo sự dịch chuyển thẳng đứng hoặc nằm ngang dọc theo đường đứt gãy. Các yếu tố của đứt gãy: AB-Mặt đứt gãy; Góc dốc mặt đứt gãy; 1-Cánh nâng; 2-Cánh hạ; 3-lớp đá ban đầu chưa đứt gãy; MN-Cự ly đứng NL-Cự ly dịch chuyển ngang; Hướng di chuyển lớp đá. Các dạng đứt gãy chính Đứt gãy thuận Đứt gãy nghịch Đứt gãy ngang Đứt gayc thuận ngang Đứt gãy lớn Glen ở Scotland Địa luỹ và địa hào Đứt gãy Sâu: *Mặt đứt gãy có chiều sâu lớn (vài km-vài chục km) đôi khi cắt qua vỏ TĐ. Chiều dài từ vài chục, vài trăm tới hàng nghìn km. * Rift: là hệ thống địa luỹ địa hào cỡ hành tinh, phân bố ở các sống núi đại dương hoặc trên lục địa. Rift dài nhất trên lục địa khoảng 400km, chiều rộng đạt tới 200km Đứt gãy sâu Đông Phi hoặc rift Những dấu hiệu nhận biết đứt gãy: * Địa hình dạng tuyến * Xuất hiện nước nóng có khoáng hoá cao * Có dăm kết kiến tạo, mặt trượt dọc theo đới phá huỷ * Các đá nằm cạnh nhau, khác biệt nhau về thế nằm và tuổi
Tài liệu liên quan