Chương 3 Ô nhiễm nước và tác động đến nông lâm ngư nghiệp

Nước là một bộ phận quan trọng của môi trường. Sự ô nhiễm môi trường nước ảnh hưởng đến nhiều mục tiêu sử dụng nước khác nhau. Trong sản xuất nông lâm ngư nghiệp, ô nhiễm môi trường nước đưa đến sự suy giảm sản lượng và chất lượng sản phẩm, suy thoái môi trường. Hiện nay, các sản phẩm nông lâm ngư nghiệp bán ra nước ngoài đều bị kiểm soát chặt chẽ bởi nước nhập hàng. Các chỉ tiêu kiểm tra ngày càng gắt gao. Do vậy, cần phải bảo vệ chặt chẽ môi trường nước để không làm ảnh hưởng đến thương mại, sức khỏe cộng đồng và các hệ sinh thái tự nhiên.

ppt27 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 1555 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chương 3 Ô nhiễm nước và tác động đến nông lâm ngư nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ô NHIỄM NƯỚC VÀ TÁC ĐỘNG ĐẾN NÔNG LÂM NGƯ NGHIỆP Các tác nhân gây ô nhiễm nước và nguồn gốc của chúng ? 1) Các tác nhân gây bệnh: vi khuẩn, virus, nguyên sinh động vật, ký sinh trùng. 2) Các chất thải cần oxygen: chất thải sinh hoạt, phân súc vật, các chất hữu cơ khác có thể phân hủy sinh học được 3) Các hóa chất hòa tan: acid, muối, các kim loại độc và hợp chất của chúng 4) Các dưỡng chất vô cơ: các muối nitrate và phosphate hòa tan trong nước 5) Các hóa chất hữu cơ: gồm những chất có thể hoặc không thể hòa tan trong nước gồm: dầu, mỡ, nhựa, nông dược(hóa chất bảo vệ thực vật), các dung môi dùng để tẩy rửa.v.v. 6) Phù sa hoặc các chất lơ lửng: các hạt đất, bùn không hòa tan và các vật chất hữu cơ hoặc vô cơ có thể tồn tại ở dạng lơ lửng trong nước 7) Các chất phóng xạ 8) Nhiệt Ô nhiễm vi sinh gây thiệt hại cho nuôi trồng thủy sản Các loại tác nhân gây bệnh cho thủy sản thường xuất hiện thường xuyên hoặc ở dạng dịch tễ gây thiệt hại cho thủy sản được nuôi trồng trong các vực nước tĩnh (hồ chứa) hoặc lưu thông(sông ngòi) hoặc ao nuôi. Trên thế giới cũng như ở Việt Nam, nhiều trường hợp thiệt hại lớn do mầm bệnh đã xảy ra. Tại Việt Nam, nghề nuôi tôm ở các vùng nước có mầm mống virus gây bệnh đốm trắng hoặc đầu vàng bi thiệt hại lớn. Có những thời kỳ cá đồng (lóc, rô.v.v.) bị một loại mầm bệnh làm thối rữa cơ thể, không ai dám ăn cá đồng. Để đối phó với tình hình này, ngành ngư y đã được đưa vào chương trình học các cấp đại học và cao đẳng để góp phần làm giảm thiệt hại do ô nhiễm vi sinh vật. 4 Ô nhiễm các loại nông dược gây thiệt hại cho nuôi trồng thủy sản Đây là một vấn đề lớn diễn ra trên phạm vi toàn thế giới. Việc sử dụng các hóa chất tiêu diệt dịch hại mang lại những lợi ích lớn và những hậu quả không nhỏ cho loài người và hệ sinh thái. Các vực nước bị ô nhiễm bởi hóa chất tiêu diệt dịch hại sẽ không mang lại năng suất cao như ý muốn. Chất lượng của sản phẩm sản xuất trong các điều kiện ô nhiễm loại này sẽ thấp, ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. Ngoài ra, chúng còn gây đảo lộn hệ sinh thái, ví dụ như sự tác động của các thuốc diệt cỏ nhóm triazine lên loài lưỡng cư. Sự ô nhiễm DDT trong môi trường nông nghiệp là một ví dụ lớn đã xảy ra và đang dần dần được khắc phục. Trong điều kiện Việt Nam, đã có nhiều thông tin về việc cá chết hàng loạt nhiều nơi do ô nhiễm thuốc sát trùng hoặc các hóa chất công nghiệp Ơ nhiễm trên sơng Thị Vải Cá chết trắng tên sơng trá khúc Ô nhiễm nước gây thiệt hại cho ngành nơng nghiệp Dự án khai thác mỏ sắt Thạch Khê triển khai đã ảnh hưởng khơng nhỏ đến đời sống của người dân trong vùng. Chỉ sau một thời gian ngắn thi cơng, người dân Thạch Hải đã phải đối mặt với những hậu quả do việc khai thác gây ra. Nguồn nước bị ơ nhiễm, cây trồng bị hư hại do thiếu nước… Ô nhiễm nước ngầm Một số vi khuẩn và phần lớn các chất lơ lửng bị giữ lại khi nước thấm qua các lớp đất để vào tầng nước ngầm, tuy vậy quá trình này có thể không hữu hiệu khi lượng thải quá lớn, mặc khác độ lọc hữu hiệu còn tùy theo từng loại đất. Không loại đất nào có thể lọc được các virus và hóa chất tổng hợp. Vi khuẩn trong nước ngầm không có đủ lượng và thiếu oxy cần thiết để phân hủy các chất hữu cơ. Do đó khi các chất bẩn đi vào nước ngầm, chúng sẽ tồn tại rất lâu. Hai nguồn chính là (1) sự thấm sâu của các hóa chất độc hại rỉ ra từ các hầm chứa ngầm dưới đất và (2) sự thấm các hóa chất và kim loại nặng độc hại từ các bãi chôn rác, các đống rác độc hại bỏ ngõ hoặc các từ hồ chứa chất thải. Ở Mỹ gần đây có phương pháp chôn chất thải vào giếng đào sâu dưới tầng nước ngầm, cách này vẫn có rủi ro và hiện vẫn chưa có luật quy định chi tiết về chất thải nào được phép chôn theo kiểu này và hệ thống giám sát. Nhiều nơi đã bắt đầu cấm. Kiểm soát ô nhiễm nước ngầm Ô nhiễm nước ngầm khó phát hiện, kỹ thuật phát hiện khá tốn kém và xử lý để làm sạch vô cùng đắt. Có đề nghị dùng các vi khuẩn kỵ khí tạo ra bằng kỹ thuật di truyền đưa vào mạch nước ngầm để làm sạch, nhưng cũng có người lo sự đột biến của chúng sẽ gây ra các hậu quả xấu. Chính vì vậy, phòng ngừa ô nhiễm tại điểm thải là một phương thức hữu hiệu lâu dài nhất để ngừa ô nhiễm nước ngầm. Mặt khác nên phân chia theo tầm quan trọng của các khu vực nước ngầm khác nhau để có kế hoạch bảo vệ thích đáng. Cần kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng các loại nông dược và phân hóa học trong nông nghiệp vì đây là nguồn thải phân tán rất lớn. Các biện pháp ngăn ngừa ô nhiễm nước ảnh hưởng đến sản xuất nông lâm ngư nghiệp. Khống chế nguồn thải phân tán - Ngăn chặn xói mòn đất bằng cách bảo tồn đất đai, kiểm soát việc sử dụng đất ở các nông trang, khu vực xây dựng, vùng ven đô và đô thị. - Giảm chảy tràn phân hóa học bằng cách tránh dùng quá mức, chỉ dùng vào mùa trồng, không dùng ở đất quá dốc, lập các vùng cây đệm giữa các cánh đồng và vực nước, dùng các loại phân bón phóng thích chậm, luân canh với các loại cây cố định đạm để giảm bớt lượng đạm đưa vào đất. - Giảm lượng nông dược bằng cách sử dụng đúng liều lượng và đúng lúc, bằng cách dựa nhiều hơn vào các phương pháp sinh học để làm giảm lượng nông dược phải dùng. - Ngăn ngừa sự chảy tràn hoặc thấm sâu chất thải của các khu vực chăn nuôi bằng cách điều chỉnh mật độ thú nuôi, đặt chuồng trại xa nguồn nước mặt, không nằm trên đất dốc hoặc trữ chất thải lại trong các hồ chứa để dùng làm phân sản xuất cây trồng. Khống chế nguồn thải tập trung * Xử lý sơ bộ (xử lý bậc một): dùng các phương tiện cơ giới để loại bỏ các rác thô, làm lắng các chất lơ lửng thành bùn (sludge) trong các hồ lắng. Các hoạt động này loại bớt 60% chất rắn lơ lửng, 30% chất thải cần oxy, 20% chất đạm, 10% chất lân và một ít hóa chất ô nhiễm. * Xử lý bậc hai: là một quá trình sinh học dùng các vi khuẩn hiếu khí để loại bỏ các chất thải hữu cơ dễ bị phân hủy sinh học. Quá trình này loại đi 90% chất thải cần oxy (dùng phương pháp lọc thấm hoặc phương pháp bùn hoạt hóa). * Xử lý bậc ba: là một loạt các quá trình hóa lý chuyên biệt để làm giảm các chất ô nhiễm còn lại sau hai giai đoạn xử lý trước: các phương pháp sử dụng gồm: kết tủa để loại bỏ 90% chất lơ lửng và phosphate, lọc bằng than hoạt tính để loại các hợp chất hữu cơ hòa tan và phần chất lơ lửng còn lại, thẩm thấu ngược qua màng để loại bỏ các hợp chất hữu cơ hoặc vô cơ hòa tan. Xử lý bậc ba ít dùng vì quá tốn kém trừ hai nước Thụy Điển và Đan Mạch. Giá nhà máy này đắt gấp đôi và vận hành đắt gấp bốn so với giai đoạn xử lý bậc hai. Kết luận Nước là một bộ phận quan trọng của môi trường. Sự ô nhiễm môi trường nước ảnh hưởng đến nhiều mục tiêu sử dụng nước khác nhau. Trong sản xuất nông lâm ngư nghiệp, ô nhiễm môi trường nước đưa đến sự suy giảm sản lượng và chất lượng sản phẩm, suy thoái môi trường. Hiện nay, các sản phẩm nông lâm ngư nghiệp bán ra nước ngoài đều bị kiểm soát chặt chẽ bởi nước nhập hàng. Các chỉ tiêu kiểm tra ngày càng gắt gao. Do vậy, cần phải bảo vệ chặt chẽ môi trường nước để không làm ảnh hưởng đến thương mại, sức khỏe cộng đồng và các hệ sinh thái tự nhiên.