Chương 3 Phương pháp luận tư duy hệ thống

NỘI DUNG TRÌNH BÀY 1. Vài nét khái quát về Tư duy cơ giới 2. Khái niệm tư duy hệ thống 3. Đặc điểm tư duy hệ thống 4. Các thành phần của tư duy hệ thống 5. Phân loại phương pháp tư duy hệ thống 6. Các nguyên tắc cơ bản của phương pháp tư duy hệ thống

pdf36 trang | Chia sẻ: nguyenlinh90 | Lượt xem: 1739 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chương 3 Phương pháp luận tư duy hệ thống, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 3 PHƯƠNG PHÁP LUẬN TƯ DUY HỆ THỐNG NỘI DUNG TRÌNH BÀY 1. Vài nét khái quát về Tư duy cơ giới 2. Khái niệm tư duy hệ thống 3. Đặc điểm tư duy hệ thống 4. Các thành phần của tư duy hệ thống 5. Phân loại phương pháp tư duy hệ thống 6. Các nguyên tắc cơ bản của phương pháp tư duy hệ thống 1. VÀI NÉT KHÁI QUÁT VỀ TƯ DUY CƠ GIỚI Tư duy cơ giới là tư duy một chiều, hiểu bộ phận để hiểu toàn thể, tuyệt đối hóa quy luật nhân quả. Với cách nhìn một chiều, tư duy cơ giới đã và đang gây nguy hại nhiều mặt cho đời sống của con người (học tập, sản xuất, môi trường ...). 2. KHÁI NIỆM TƯ DUY HỆ THỐNG Tư duy hệ thống là phương pháp tư duy hướng đến mở rộng tầm nhìn để hiểu mối liên hệ tồn tại giữa mọi sự vật, nhận thức được nguyên nhân sâu sa ẩn dưới bề nổi của những hiện tượng tưởng chừng như riêng rẽ. 2. KHÁI NIỆM TƯ DUY HỆ THỐNG 1. Giúp con người thấy được bức tranh chính xác hơn của hiện thực được nhìn từ nhiều góc độ. 2. Khuyến khích con người suy nghĩ sâu sắc hơn về vấn đề và đưa ra những giải pháp với tầm nhìn xa rộng và bền vững. 3. Tư duy hệ thống là tư duy động. 2. KHÁI NIỆM TƯ DUY HỆ THỐNG  2. KHÁI NIỆM TƯ DUY HỆ THỐNG Tư duy môi trường - bối cảnh, tư duy toàn thể Để hiểu một sự vật, hiện tượng thấu đáo, cần quan tâm tới cả chi tiết và bối cảnh xung quanh các chi tiết đó, mở rộng sự thấu hiểu về các liên kết tồn tại giữa các sự vật, hiện tượng với môi trường. 2. KHÁI NIỆM TƯ DUY HỆ THỐNG Tư duy mạng lưới Chú trọng vào mối quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng hơn là từng sự vật hiện tượng riêng lẻ, khuyến khích tương tác linh động giữa các cấp bậc trong hệ thống. 2. KHÁI NIỆM TƯ DUY HỆ THỐNG Tư duy tiến trình Muốn thay đổi kết quả, trước hết cần thay đổi tiến trình dẫn tới kết quả, khuyến khích cách quản lý tập trung vào tiến trình hơn là kết quả. 2. KHÁI NIỆM TƯ DUY HỆ THỐNG Tư duy hồi quy Kiểm tra giả thuyết, đặt ra những câu hỏi phản hồi để đi đến tận cùng vấn đề. 2. KHÁI NIỆM TƯ DUY HỆ THỐNG Tư duy hệ thống vận dụng các luận điểm của khoa học hệ thống nói chung vào các giai đoạn của quá trình thực hiện giải quyết vấn đề và ra quyết định để góp phần làm tăng hiệu quả tư duy sáng tạo và năng lực đổi mới của con người. Phẩm chất hợp trội Tính đa chiều Tính có mục tiêu Tính toàn thể 3. ĐẶC ĐIỂM CỦA TƯ DUY HỆ THỐNG 3. ĐẶC ĐIỂM CỦA TƯ DUY HỆ THỐNG TÍNH TOÀN THỂ 1. Toàn thể không phải là tổng gộp các thành phần riêng lẻ, rời rạc mà là một chỉnh thể thống nhất gồm các thành phần tương tác với nhau. 2. Các sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan là một thể thống nhất, không thể tách rời, trong đó tất cả các đơn vị cấu thành và các hiện tượng cơ bản sinh ra từ chúng đều có mối liện hệ và tác động qua lại với nhau. 3. ĐẶC ĐIỂM CỦA TƯ DUY HỆ THỐNG PHẨM CHẤT HỢP TRỘI 1. Phẩm chất trội của hệ thống là phẩm chất được tạo nên bởi sự tương tác giữa các thành phần tham gia vào hệ thống. 2. Phẩm chất hợp trội là thuộc tính của toàn thể, là một hiện tượng siêu tổng cộng chứ không phải là tổng số đơn giản các phẩm chất của từng thành phần. 3. Từng thành phần trong hệ thống đều đóng góp phần mình vào phẩm chất hợp trội của toàn thể thông qua sự tương tác với các thành phần khác, và ngược lại, phẩm chất hợp trội sẽ làm tăng giá trị, phẩm chất của từng thành phần trong hệ thống. 3. ĐẶC ĐIỂM CỦA TƯ DUY HỆ THỐNG TÍNH ĐA CHIỀU 1. Tính đa chiều là có nhiều quan điểm khác nhau, nhiều cách nhìn, cách hiểu khác nhau về cùng một đối tượng. 2. Tính đa chiều là một cách nhìn nhiều mặt, nhiều cấp độ khi tìm hiểu các hệ thống. 3. Tính đa chiều của tư duy hệ thống là sự cố gắng phát hiện các đặc điểm giống nhau trong những đặc điểm khác nhau, và đặc điểm khác nhau trong những đặc điểm giống nhau. 4. Tìm các đặc điểm giống nhau trong các đặc điểm khác nhau sẽ hướng tới tính phổ biến, tính có quy luật của sự vật, hiện tượng. 5. Tìm các đặc điểm khác nhau trong các đặc điểm giống nhau sẽ hướng tới phong cách riêng, sắc thái cảm thụ riêng. Tư duy theo tương quan Chỉ đạo hệ thống Tư duy động Tư duy theo mô hình 4. CÁC THÀNH PHẦN CỦA TƯ DUY HỆ THỐNG TƯ DUY THEO MÔ HÌNH Chọn một dạng biểu diễn thích hợp là điểm mấu chốt của tư duy hệ thống. 4. CÁC THÀNH PHẦN CỦA TƯ DUY HỆ THỐNG TƯ DUY THEO TƯƠNG QUAN 1. Phác họa mối quan hệ giữa nguyên nhân và kết quả. 2. Tính tới các kết quả gián tiếp, mạng lưới nguyên nhân và hậu quả, chu trình phản hồi và việc phát triển của các cấu trúc như vậy qua thời gian. 3. Công cụ biểu diễn thích hợp là biểu đồ chu trình nhân quả: công cụ đơn giản và linh hoạt để ghi lại các vấn đề tương quan. 4. CÁC THÀNH PHẦN CỦA TƯ DUY HỆ THỐNG TƯ DUY ĐỘNG Tư duy hệ thống là tư duy động - nhìn vấn đề dựa trên những kiểu mẫu hành xử theo thời gian, tập trung vào nguyên nhân, xem nguyên nhân như một quá trình chứ không chỉ là sự kiện xảy ra một lần; kết quả ảnh hưởng trở lại nguyên nhân và những nguyên nhân ảnh hưởng lẫn nhau. 4. CÁC THÀNH PHẦN CỦA TƯ DUY HỆ THỐNG CHỈ ĐẠO HỆ THỐNG Giải quyết các vấn đề của hệ thống: suy nghĩ về hệ thống và quan tâm tới hành động hướng theo hệ thống. 4. CÁC THÀNH PHẦN CỦA TƯ DUY HỆ THỐNG Phương pháp khống chế tư duy Phương pháp phản hồi tư duy Phương pháp tư duy điều hòa Phương pháp tư duy thông tin 5. PHÂN LOẠI PHƯƠNG PHÁP TƯ DUY HỆ THỐNG 5. PHÂN LOẠI PHƯƠNG PHÁP TƯ DUY HỆ THỐNG PHƯƠNG PHÁP TƯ DUY THÔNG TIN Phương pháp tư duy thông tin là phương pháp khoa học hình thành bởi sự kết hợp giữa lý luận thông tin và lý luận hệ thống. 5. PHÂN LOẠI PHƯƠNG PHÁP TƯ DUY HỆ THỐNG PHƯƠNG PHÁP KHỐNG CHẾ TƯ DUY Phương pháp khống chế tư duy là phương pháp coi đối tượng và công việc như một hệ thống, từ đó dựa trên các biện pháp khống chế hệ thống như các quyết sách, mệnh lệnh, phương châm ... để tiến hành khống chế hệ thống bị điều khiển. 5. PHÂN LOẠI PHƯƠNG PHÁP TƯ DUY HỆ THỐNG PHƯƠNG PHÁP PHẢN HỒI TƯ DUY Các điểm trọng tâm khi vận dụng phương pháp phản hồi tư duy gồm: 1. Độ nhanh nhạy đối với phản hồi thông tin. 2. Có khả năng phán đoán cao. 3. Có tư duy tổng thể. 5. PHÂN LOẠI PHƯƠNG PHÁP TƯ DUY HỆ THỐNG PHƯƠNG PHÁP TƯ DUY ĐIỀU HÒA Phương pháp tư duy điều hòa là phương pháp đứng góc độ hiệu quả để tìm các đặc tính chung giữa các yếu tố của hệ thống, giữa hệ thống với điều kiện môi trường, tạm thời bỏ qua những khác biệt, bỏ qua các yếu tố cản trở. 6. CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA PHƯƠNG PHÁP TƯ DUY HỆ THỐNG NGUYÊN TẮC 1 1. Bất kỳ sự vật, hiện tượng, quá trình nào trong thế giới khách quan đều được xem là một hệ thống. 2. Hệ thống là một tập hợp những phần tử liên kết với nhau, tác động qua lại lẫn nhau và với môi trường bên ngoài, tạo nên tính chỉnh thể của hệ thống. 6. CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA PHƯƠNG PHÁP TƯ DUY HỆ THỐNG NGUYÊN TẮC 2 1. Trong mỗi hệ thống, cái toàn thể bao giờ cũng lớn hơn tổng số đơn giản những bộ phận cấu thành, tức là cái toàn thể với tư cách là một hệ thống có những thuộc tính mới, chất lượng mới, chất lượng tổng hợp mà vốn không chứa đựng trong các bộ phận cấu thành. 2. Thuộc tính mới là tính toàn thể, thuộc tính hợp trội có chất lượng cao không có ở từng thành phần riêng lẻ. 6. CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA PHƯƠNG PHÁP TƯ DUY HỆ THỐNG NGUYÊN TẮC 3 1. Trong quá trình phát triển, sự tham gia tương tác của các thành phần góp phần tạo nên những tính chất hợp trội của hệ thống. 2. Tính chất hợp trội của hệ thống làm tăng thêm phẩm chất của từng thành phần trong hệ thống. 6. CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA PHƯƠNG PHÁP TƯ DUY HỆ THỐNG NGUYÊN TẮC 4 1. Mỗi hệ thống vừa là hệ thống, đồng thời vừa là yếu tố của một hệ thống khác có cấp độ rộng lớn hơn. 2. Mỗi yếu tố vừa là yếu tố, vừa là hệ thống của các yếu tố, đồng thời là hệ thống của các yếu tố khác có cấp độ hẹp hơn. 6. CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA PHƯƠNG PHÁP TƯ DUY HỆ THỐNG NGUYÊN TẮC 5 Tính chỉnh thể của hệ thống được cụ thể hóa thông qua các mối liên hệ giữa các yếu tố cấu thành hệ thống và giữa hệ thống với môi trường 6. CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA PHƯƠNG PHÁP TƯ DUY HỆ THỐNG NGUYÊN TẮC 6 1. Tổng thể các mối liên hệ đưa đến khái niệm cấu trúc và tổ chức hệ thống. 2. Cấu trúc của hệ thống biểu thị theo chiều ngang khi đề cập tới các mối quan hệ giữa các yếu tố khác loại. 3. Cấu trúc của hệ thống biểu thị theo chiều dọc dẫn tới khái niệm cấp độ của hệ thống. 6. CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA PHƯƠNG PHÁP TƯ DUY HỆ THỐNG NGUYÊN TẮC 7 1. Phương thức điều chỉnh cấu trúc đa cấp độ là điều khiển. 2. Tính điều khiển của tư duy hệ thống là phương thức liên hệ giữa các cấp độ hết sức đa dạng mà nhờ đó hệ thống hoạt động và phát triển bình thường. 6. CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA PHƯƠNG PHÁP TƯ DUY HỆ THỐNG NGUYÊN TẮC 8 Tư duy hệ thống có tính hướng đích: tư duy hệ thống điều khiển để giải quyết một nhiệm vụ nào đó, đạt đến một mục đích nào đó theo một chương trình nhất định. 6. CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA PHƯƠNG PHÁP TƯ DUY HỆ THỐNG NGUYÊN TẮC 9 Tư duy hệ thống quan tâm tới sự thống nhất giữa tính tổ chức và tự tổ chức, điều khiển và tự điều khiển của hệ thống, sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập bên trong hệ thống, mối quan hệ giữa hoạt động và phát triển của hệ thống (trạng thái ổn định bên trong và quá trình phát triển của hệ thống). 6. CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA PHƯƠNG PHÁP TƯ DUY HỆ THỐNG NGUYÊN TẮC 10 Tính đa chiều là một đặc điểm cốt lõi của tư duy hệ thống. TÀI LIỆU CHÍNH DÙNG TRONG BÀI GIẢNG CHƯƠNG 3 1. Jamshid Gharaiedaghi, Tư duy hệ thống - quản lý hỗn độn và phức hợp - một cơ sở cho thiết kế kiến trúc kinh doanh, NXB Khoa học xã hội, 2005 2. Phan Dũng, Tư duy logic, biện chứng và hệ thống, NXB Trẻ, 2010 3. Phan Dũng, Các quy luật phát triển hệ thống (các quy luật sáng tạo và đổi mới), NXB Trẻ, 2010. 4. Dương Minh Hào (Chủ biên), Thay đổi tư duy thay đổi cuộc đời, Nxb Thanh niên, 2011. 5. ư-duy-hệ-thống-systems-thinking/ 6. 7. https://www.leveragenetworks.com/pathways/introduction-systems-thinking-pdf-version 8. thinking/
Tài liệu liên quan