Quy hoạch đô thị là việc tổ chức không gian đô thị, các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đô thị phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch phát triển ngành, đảm bảo quốc phòng an ninh của từng vùng và của quốc gia.
1. Sơ đồ tổng thể về quy hoạch và thiết kế đô thị:
Sơ đồ tổng thể quy hoạch và thiết kế đô thị phải chỉ rõ những nguyên tắc tổ chức và phát triển đô thị dựa trên một số vấn đề chính như sau:
- Vai trò kinh tế của đô thị.
- Chức năng hành chính, chính trị và vai trò của các ngành thuộc khu vực III (thương mại, dịch vụ, vận tải) của đô thị.
- Đặc tính của cơ sở hạ tầng trong đô thị (sự phân bố các trung tâm chính trị, thương mại, dịch vụ, văn hóa, dân cư, ).
24 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2024 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chương 3: Quy hoạch mạng lưới đường đô thị (4 tiết), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 3: Quy hoạch mạng lưới đường đô thị (4 tiết)
Khái niệm chung về quy hoạch đô thị.
Sơ đồ tổng thể về quy hoạch và thiết kế đô thị.
Quy hoạch sử dụng đất.
Các tài liệu khác.
Những yêu cầu cơ bản trong quy hoạch mạng lưới đường đô thị.
Nội dung quy hoạch mạng lưới đường đô thị.
Các bước trong thiết kế quy hoạch mạng lưới đường đô thị.
Tổ chức mạng lưới đường xe đạp trong quy hoạch đô thị.
Bố trí đường xe cơ giới và đường xe thô sơ.
Tổ chức hệ thống đường đi bộ trong đô thị.
*******************
Chương 3: Quy hoạch mạng lưới đường đô thị (4 tiết)
§1. Khái niệm chung về quy hoạch đô thị
Khái niệm chung về quy hoạch đô thị.
Quy hoạch đô thị là việc tổ chức không gian đô thị, các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đô thị phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch phát triển ngành, đảm bảo quốc phòng an ninh của từng vùng và của quốc gia.
Sơ đồ tổng thể về quy hoạch và thiết kế đô thị:
Sơ đồ tổng thể quy hoạch và thiết kế đô thị phải chỉ rõ những nguyên tắc tổ chức và phát triển đô thị dựa trên một số vấn đề chính như sau:
Vai trò kinh tế của đô thị.
Chức năng hành chính, chính trị và vai trò của các ngành thuộc khu vực III (thương mại, dịch vụ, vận tải) của đô thị.
Đặc tính của cơ sở hạ tầng trong đô thị (sự phân bố các trung tâm chính trị, thương mại, dịch vụ, văn hóa, dân cư,…).
Trong quy hoạch tổng thể cần xác định các vấn đề sau:
Định hướng cơ bản về quy hoạch lãnh thổ của đô thị, dặc biệt là những vấn đề liên quan đến sự phát triển về quy mô của đô thị trong tương lai.
Mục đích sử dụng đất cho các đối tượng xây dựng khác nhau.
Quy hoạch phân bố các công trình cơ sở hạ tầng.
Quy hoạch tổng thể về giao thông vận tải.
Vị trí của các cơ sở sản xuất và dịch vụ quan trọng nhất.
Những vùng ưu tiên mở rộng và cải tạo mới.
Bảo vệ thiên nhiên (vùng rừng, cây cối, danh lam thắng cảnh) và các công trình di tích lịch sử, văn hóa (đền, chùa, lăng tẩm,…).
Quy hoạch sử dụng đất:
Đây là tài liệu có tính pháp lý và kỹ thuật đi kèm với tài liệu Sơ đồ quy hoạch tổng thể nhằm xác định rõ phương thức, mục đích sử dụng đất, phân chia quỹ đất cho các đối tượng xây dựng khác nhau (đất sử dụng cho giao thông vận tải, xây dựng dân dụng, xây dựng công nghiệp, xây dựng hành chính sự nghiệp, đất trồng trọt,…).
Các tài liệu khác:
Các quy định về bảo vệ môi trường và vệ sinh thành phố.
Yêu cầu về kiến trúc cảnh quan.
Trang bị tiện nghi cho đô thị.
Những yêu cầu cơ bản trong quy hoạch mạng lưới đường đô thị:
Phát triển giao thông đô thị phải đi trước một bước so với các ngành khác.
Xây dựng và phát triển giao thông đô thị phải đảm bảo tính hệ thống, đồng bộ và liên hoàn. Mạng lưới đường đô thị phải phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được phê duyệt. Khi nghiên cứu quy hoạch thiết kế hệ thống giao thông đô thị phải đặt trong tổng thể không gian đô thị bao gồm khu trung tâm (nội thành, nội thị) và vùng phụ cận (ngoại thành, ngoại thị, các đô thị vệ tinh,…).
Xây dựng và phát triển giao thông đô thị phải đảm bảo sự quản lý tập trung và thống nhất của nhà nước.
Xây dựng và phát triển giao thông vận tải đô thị phải đảm bảo tính kế thừa và từng bước tiến lên hiện đại hóa. Khi thiết kế đường phố trong đô thị phải xét đến đầu tư phân kỳ trên cơ sở phương án tương lai. Có thể phân kỳ nền đường, mặt đường, thoát nước, nút giao và các công trình giao thông khác trên nguyên tắc không giảm thấp cấp kỹ thuật, tận dụng tối đa những công trình đã làm ở giai đoạn trước, thuận lợi quản lý chỉ giới xây dựng, chỉ giới đường đỏ.
Xây dựng và phát triển giao thông vận tải đô thị phải đảm bảo tính khả thi và hiệu quả kinh tế xã hội cao.
Nội dung quy hoạch mạng lưới đường đô thị.
Quy hoạch giao thông vận tải đô thị là một trong những vấn đề cơ bản nhất trong quy hoạch xây dựng thành phố với mục tiêu đảm bảo sự đi lại của người dân được nhanh chóng, tiện lợi và an toàn.
Các nội dung chính trong quy hoạch giao thông vận tải bao gồm:
Quy hoạch mạng lưới đường ô tô, đường xe đạp, đường đi bộ và các hành lang chuyên dụng khác (nếu có).
Chọn phương tiện giao thông, quy hoạch vận tải hành khách và hàng hóa.
Bố trí bãi đỗ xe, nơi đỗ xe, garage, cây xăng.
Trong quy hoạch giao thông vận tải, tùy thuộc vào kế hoạch phát triển mà chia ra thành các mức (5 mức):
Mức 1: quy hoạch tổng thể giao thông vận tải cho kế hoạch 30 – 40 năm.
Mức 2: quy hoạch và đăng ký với thành phố những vung đất dành cho đường cho kế hoạch 15 – 20 năm.
Mức 3: quy hoạch giao thông vận tải cho kế hoạch 5 – 10 năm.
Mức 4: sơ thảo các dự án về giao thông vận tải.
Mức 5: xây dựng các dự án thực hiện.
Nghiên cứu mức 1 là quan trọng nhất, để thực hiện được mức 1 cần sự thống nhất giữa các cơ quan sau:
Các cơ quan có chức năng thiết kế quy hoạch đô thị (viện, văn phòng kiến trúc sư trưởng) để xác định mục tiêu, phương hướng và kế hoạch phát triển đô thị trong tương lai.
Sở giao thông vận tải để xác định các vấn đề về giao thông.
Các cơ quan và chuyên gia về kinh tế giúp các nhà quy hoạch lựa chọn các phương tiện vận tải phù hợp và đánh giá tốc độ tăng trưởng phương tiện giao thông vận tải.
Các cơ quan và chuyên gia về tuyến và môi trường để vạch ra các tuyến đường sao cho ít ảnh hưởng đến môi trường nhất.
Việc nghiên cứu mức 1 chia ra thành các giai đoạn sau:
Giai đoạn 1: dự toán các yêu cầu về GTVT trong kế hoạch dài hạn và kế hoạch giữa kỳ cho tất cả các phương tiện GTVT.
Giai đoạn 2: nghiên cứu tập tính sử dụng các loại phương tiện GTVT (vận tải công cộng, xe con, xe máy, xe đạp, đi bộ) và tỷ lệ (%) các loại phương tiện.
Giai đoạn 3: xem xét các giải pháp quy hoạch như bố trí bãi đỗ xe, các tuyến đường ở khu trung tâm, quy hoạch các tuyến đường bao.
Cần chú ý tới sự liên quan với giao thông và vận tải quốc gia và sự liên hệ với GTVT đường sắt, đường hàng không và đường thủy.
Tiết 2
Các bước trong thiết kế quy hoạch mạng lưới đường đô thị.
Bước 1: Phân tích vùng thiết kế.
Điều kiện tự nhiên:
Địa hình: độ dốc mặt đất quy định, vị trí song suối, ao hồ,…
Khí hậu, thủy văn: nhiệt độ, lượng mưa, hướng gió, vùng bị ngập lụt, nước ngầm, nước mặt (xác định tần suất xuất hiện hướng gió, vẽ biểu đồ hoa gió).
Địa kỹ thuật: cấu tạo địa chất vùng thiết kế, vùng đất yếu, sụt lở.
Vật liệu xây dựng: loại vật liệu có thể khai thác, vị trí, trữ lượng mỏ vật liệu.
Giá trị trồng trọt: cây nông nghiệp, cây công nghiệp, rừng,…
Những gò bó khi thiết kế thi công.
Dân số:
Tỷ lệ phát triển dân số, quy mô dân số trong tương lai.
Phân bố dân số theo độ tuổi và nhu cầu đi lại của mỗi nhóm đối tượng.
Quy mô hộ gia đình.
Lao động và việc làm:
Nhu cầu đi lại và khả năng hấp dẫn thu hút người lao động ở các khu phố.
Lao động và việc làm được chia theo 3 khu vực:
Khu vực I: thuộc các ngành khai thác trực tiếp tài nguyên thiên nhiên không qua khâu chế biến: trồng trọt, đánh cá, …
Khu vực II: các ngành công nghiệp và công nghiệp khai thác.
Khu vực III: các ngành thương nghiệp, dịch vụ, vận tải, hành chính, giáo dục, y tế.
a. Trồng trọt:
- Loại cây trồng;
- Loại hình sở hữu (nhà nước, tập thể, tư nhân), quy mô diện tích;
b. Công nghiệp:
- Phân loại các xí nghiệp, nhà máy trong và vùng phụ cận đô thị.
- Vị trí của các cơ sở công nghiệp, tình hình phát triển những năm gần đây và kế hoạch phát triển tương lai.
c. Thương nghiệp, dịch vụ, hành chính sự nghiệp khác.
- Các ngành này chiếm tỷ lệ lớn người lao động, ở Pháp:
+ Đối với các vùng công nghiệp hay nông nghiệp: 40%
+ Đối với các đô thị lớn: 70%
- Phân loại lao động theo nhóm có tính chất tương tự:
+ Hành chính sự nghiệp: chiếm một tỉ lệ lớn, quy luật đi lại ổn định
+ Thương cảng, sân bay, trường học, bệnh viện: vị trí ổn định
+ Dịch vụ buôn bán lớn và trung bình: quy mô, sự phân bố trong thành phố thường tập trung ở một số điểm.
Tình hình xây dựng:
Quy hoạch xây dựng và kiến trúc chung của thành phố.
Hiện trạng giao thông:
Xem xét phân tích mạng lưới đường giao thông hiện có.
Bước 2: Phân tích nhu cầu đi lại của hành khách trên mạng lưới đường đô thị:
Thành phân lưu lượng giao thông:
Giao thông quá cảnh.
Giao thông cục bộ (trong phạm vi thành phố).
Giao thông nội thành, nội bộ khu phố.
Xác định lưu lượng giao thông thiết kế:
Đối với xe quá cảnh:
Lưu lượng thiết kế năm tương lai tính theo công thức:
quy luật hàm mũ
Nt = N0.(1 + a)t-1
hoặc quy luật tuyến tính
Nt = N0.(1 + A.t)
trong đó:
Nt – lưu lượng xe năm tương lai t (xe/ngđ)
No – lưu lượng xe năm gốc (xe/ngđ)
A – hệ số công bội, xác định theo kinh nghiệm và có liên quan mật thiết với tốc độ tăng trưởng GDP của nền kinh tế.
Đối với giao thông cục bộ:
Xác định tương tự như đối với giao thông quá cảnh
Đối với giao thông nội thành, nội bộ khu phố:
Lưu lượng xe tính toán trên các tuyến đường được xác định dựa trên số lần đi lại của người dân và có thể xác định theo công thức kinh nghiệm sau:
Tij = T’ij + T”ij
Trong đó:
Tij – tổng số lần đi lại từ khu “ i “ tới khu “ j “
T’ij – số lần đi lại từ khu “ i “ đến khu “ j “ vì lý do đi làm
T”ij – số lần đi lại “Nhà ở – Lý do khác”. Theo kinh nghiệm thì 30% đi về trung tâm thành phố.
Trong đó:
A’i – số người lao động ở khu “i” hàng ngày có nhu cầu đi làm
A”i – số người có nhu cầu đi lại từ khu “i” tới các khu khác (trừ khu trung tâm Thành phố)
Aj – số người lao động sống ở khu “j”
Bj – số lượng việc làm có ở khu “j”
dij – khoảng cách đi lại giữa khu “i” và “j”
F(dij) – hàm số phụ thuộc dij, thể hiện sức hấp dẫn người lao động. F(dij) tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách dij từ nhà đến nơi làm việc.
- Đối với giao thông nội thành, nội bộ khu phố, ngoài cách trên còn dùng phương pháp điều tra để xác định nhu cầu đi lại của người dân.
- Để tính toán số lần đi lại, người ta chia thành 6 nhóm theo mục đích của chuyến đi:
+ Đi làm D1
+ Đi mua bán hàng ngày D2
+ Mua bán đột xuất ở trung tâm thành phố D3
+ Giáo dục: giáo viên, sinh viên, học sinh,… D4
+ Đi làm ở các cơ quan hành chính của thành phố và TƯ D5
+ Thăm hỏi (lý do khác) D6
- Dựa trên phân tích tổng hợp số liệu điều tra của các phiếu điều tra tại các hộ gia đình mà xác định được nhu cầu đi lại của người dân.
- Sau khi xác định được số lần đi lại, dựa vào phân tích đánh giá số liệu điều tra về tập quán sử dụng phương tiện GTVT, tỉ lệ sử dụng xe cơ giới, xe đạp, xe máy, đi bộ, xe công cộng tại các hộ gia đình hoặc số liệu điều tra trên một số tuyến để xác định lưu lượng xe chạy.
Bước 3: Xác định cấp hạng và các tiêu chuẩn kỹ thuật:
Dựa vào lưu lượng xe chạy để xác định cấp hạng đường cho các tuyến đường trong mạng lưới giao thông đô thị.
Ví dụ tính toán
4.4.1. Các giả thiết
- Đô thị được chia thành 3 khu phố đặc trưng (trong thực tế đô thị thường được chia nhỏ hơn nhiều; trong ví dụ này chỉ chia làm 3 khu phố để giảm bớt khối lượng tính toán):
+ khu trung tâm đô thị T;
+ khu Nam thành phố N;
+ khu bắc thành phố B.
- Theo kết quả điều tra các khu trên có những đặc trưng về dân số, quy mô hộ gia đình, nhu cầu đi lại,...như giới thiệu trong bảng sau:
Bảng 1
Các đặc trưng
Bắc
Trung tâm
Nam
1.
Dân số
18,000
10,000
26,000
2.
Số người trong 1 hộ
2.9
2.6
3.3
3.
Mức độ cơ giới %
44
19
50
4.
Số lần đi lại 1 hộ trong ngày
9
8.4
10
5.
Đi lại bằng xe con của hộ trong ngày (lần)
4
1.6
5
6.
Phân bố việc làm (%)
33
37
30
1. Lý do đi lại
a. Đi làm chiếm 40% (D1)
b. Mua bán hàng ngày 10% (D2)
c. Mua bán đột xuất ở trung tâm 20% (D3)
d. Giáo dục 12% (D4)
e. Viên chức của thành phố 2% (D5)
f. Thăm hỏi, đi chơi 16% (D6)
2. Về phân bố chỗ làm việc, cửa hàng, trường học, công sở:
Làm việc tại nhà máy, xí nghiệp, công ty
a. Làm việc tại khu phố sở tại:
- khu Trung tâm 90%
- khu Bắc 70%
- khu Nam 60%
b. Số lao động còn lại:
Phân bố tỷ lệ thuận với số việc làm ở các khu vực
3. Mua bán hàng ngày:
a. Tại khu phố sở tại: 80%
b. Số còn lại tỷ lệ với số việc làm có ở các khu.
c. Mua bán đột xuất, mua bán lớn 100% ở khu vực trung tâm thành phố.
4. Giáo dục:
a. Phổ thông cơ sở chiếm 50% số đi lại thuộc ngành giáo dục D4, trong đó 80% đi lại trong phạm vi khu phố sở tại và 20% còn lại phân bố tỷ lệ thuận với số lần đi lại “nhà ở-nơi làm viêc”.
b. Phổ thông trung học chiếm 50% số lần đi lại thuộc ngành giáo dục D4 và phân bố về khu trung tâm là 80%, số còn lại về khu N.
5. Viên chức làm việc ở các sở, cục 100% làm việc ở khu trung tâm thành phố.
6. Thăm hỏi, đi chơi: số lần đi tỷ lệ thuận với dân số các khu phố.
4.4.2. Nhiệm vụ
1. Xác định số lần đi từ nhà (lần xuất phát) của nhân dân trong khu bằng phương tiện cơ giới (xe con).
2. Phân bố số lần xuất phát của nhân dân theo các mục đích khác nhau từ khu B, T, N về các điểm đối ứng.
3. Lập ma trận quan hệ di chuyển xuất phát từ nhà ở đi các nơi (chiều đi) của các khu B, T, N.
4. Lập quan hệ “đi-đến” của giao thông nội bộ bằng xe con (chiều đi)
4.4.3. Lời giải
1. Xác định số lần đi từ nhà (lần xuất phát) bằng phương tiện giao thông cơ giới của các khu vực B, T, N:
- Căn cứ vào số dân, số người trung bình trong 1 hộ và số người đi lại bằng phương tiện cơ giới, ta xác định được số lần xuất phát của hành khách từ mỗi khu tính toán. Ví dụ tính toán đối với khu B:
Tính số hộ gia đình trong khu= (Dân số)/(Số người trong 1 hộ)=18,000/2.9=6,200 hộ
Tính số lần xuất phát từ khu phố B:
Số lần xuất phát=(Số hộ)x(số lần đi lại trong 1 ngày)=6,200x4=24,800 lần
Tương tự như trên, ta tính được số lần đi làm xuất phát từ khu T và N. Các kết quả được tính trong bảng sau:
Bảng 2
Khu phố
Dân số (người)
Số người trong 1 hộ
Số hộ
Đi lại bằng xe (lần)
Số lần xuất phát từ nhà
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6)
Bắc
18,000
2.9
6,200
4.00
24,800
Trung tâm
10,000
2.6
3,850
1.60
6,150
Nam
26,000
3.3
7,880
5.00
39,400
Tổng
54,000
2.93
17,930
3.53
70,350
quy tròn 70,000
Ghi chú:
Tổng số lần xuất phát được quy tròn thành 70,000 lượt
Các cột (2), (3), (5) lấy từ bảng 1
Cột (4)=(2)/(3); cột (6)=(4)/(5)
2. Phân bố 70,000 lần “xuất phát” theo các nhóm hành khách
- Dựa vào Lý do đi lại ta có thể xác định số lần “xuất phát” của mỗi nhóm hành khách trên:
+ Số lần xuất phát của nhóm D1 = 70,000 x 0.40 = 28,000 lần
+ Số lần xuất phát của nhóm D2 = 70,000 x 0.10 = 7,000 lần
+ Số lần xuất phát của nhóm D3 = 70,000 x 0.20 = 14,000 lần
+ Số lần xuất phát của nhóm D4 = 70,000 x 0.12 = 8,400 lần
+ Số lần xuất phát của nhóm D5 = 70,000 x 0.02 = 1,400 lần
+ Số lần xuất phát của nhóm D6 = 70,000 x 0.16 = 112,00 lần
- Các kết quả này được ghi vào cột (2) của Bảng 3
- Hiệu chỉnh lại số lần xuất phát tính toán của các khu B, T và N theo tổng số lần xuất phát là 70,000 lần như sau (hiệu chỉnh lại cột (6) bảng 2):
Số lần xuất phát từ nhà của khu B = lần
Số lần xuất phát từ nhà của khu T = lần
Số lần xuất phát từ nhà của khu N = 70,000 - 24,700 - 6,100=39,200 lần
- Phân bố số lần xuất phát của mỗi khu theo các nhóm hành khách:
Đối với khu B:
Số lần xuất phát theo nhóm D1=24,700x0.40=9,880 lần
Số lần xuất phát theo nhóm D2=24,700x0.10=2,470 lần
Số lần xuất phát theo nhóm D3=24,700x0.20=4,940 lần...
Các kết quả được ghi vào cột (3) bảng 3
Đối với khu T:
Số lần xuất phát theo nhóm D1=6,100x0.40=2,440 lần
Số lần xuất phát theo nhóm D2=6,100x0.10= 610 lần...
Các kết quả được ghi vào cột (4) bảng 3
Đối với khu N:
Số lần xuất phát theo nhóm D1=39,200x0.40=15,680 lần
Số lần xuất phát theo nhóm D2=39,200x0.10= 3,920 lần...
Các kết quả được ghi vào cột (5) bảng 3
Bảng 3
Nhóm hành khách
Số lần đi lại
Xuất phát từ
B
T
N
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
D1 (40%)
28,000
9,880
2,440
15,680
D2 (10%)
7,000
2,470
610
3,920
D3 (20%)
14,000
4,940
1,220
7,840
D4 (12%)
8,400
2,970
730
4,700
D5 (2%)
1,400
490
120
790
D6 (16%)
11,200
3,950
980
6,270
Tổng
70,000
24,700
6,100
39,200
3. Phân bố số lần đi lại về các khu đối ứng (điểm “Đến”)
a. Nhóm D1:
Theo kết quả điều tra số công nhân làm việc tại chỗ ở các khu vực:
khu Trung tâm là 90%
khu Bắc là 70%
khu Nam là 60%
số lao động còn lại phân bố tỷ lệ thuận với số việc làm có ở các khu vực còn lại.
Giả sử xét khu B, đối với nhóm D1, tổng số lần di chuyển là 9,880 lần được phân bố như sau:
Số lượt di chuyển trong nội bộ khu B=9,880x0.70=6,920 lần
Số lần di chuyển từ khu B về khu T và N =9,880-6,920=2,960 lần; và số lần di chuyển này sẽ phân bố tỷ lệ thuận với số việc làm có ở khu T (37%) và khu N (30%) (xem ở Bảng 1), ta có:
Số lần di chuyển từ khu B về khu T = lần
Số lần di chuyển từ khu B về khu N = 2960-1630=1330 lần
Tương tự như trên, ta xác định được số lần di chuyển từ khu T (2,440 lần) và từ khu N (15,680 lần) về các khu đối ứng.
Kết quả tính toán theo điều kiện trên được ghi trong bảng 4
Bảng 4
Đối ứng
B
T
N
Tổng số
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
B
6,920
1,630
1,330
9,880
T
120
2,200
120
2,440
N
2,940
3,330
9,410
15,680
Tổng
9,980
7,160
10,860
28,000
Ghi chú:
Cột (5) xem Bảng 3 cột (3), (4), (5) đối với Nhóm D1
Các cột (2), (3), (4) được xác định theo điều kiện phân bố số lần đi lại về các khu đối ứng như trên.
b. Nhóm D2:
Theo kết quả điều tra nhu cầu đi lại trong:
nội bộ khu vực là 80%
số còn lại (20%) phân bố tỷ lệ thuận với số việc làm có ở các khu vực còn lại.
Giả sử xét khu B, đối với nhóm D2, tổng số lần di chuyển là 2,470 lần được phân bố như sau:
Số lượt di chuyển trong nội bộ khu B=2,470x0.80=1,980 lần
Số lần di chuyển còn lại (20%) sẽ phân bố tỷ lệ thuận với số việc làm có ở khu T (37%) và khu N (30%) (xem ở Bảng 1), ta có:
Số lần di chuyển từ khu B về khu T = lần
Số lần di chuyển từ khu B về khu N = 2,470-1980-270=220 lần
Tương tự như trên, ta xác định được số lần di chuyển từ khu T (610 lần) và từ khu N (3,290 lần) về các khu đối ứng.
Kết quả tính toán theo điều kiện trên được ghi trong bảng 5
Bảng 5
Đối ứng
B
T
N
Tổng số
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
B
1,980
270
220
2,470
T
60
490
60
610
N
370
410
3,140
3,920
Tổng
2,410
1,170
3,420
7,000
Ghi chú:
Cột (5) xem Bảng 3 cột (3), (4), (5) đối với Nhóm D2
Các cột (2), (3), (4) được xác định theo điều kiện phân bố số lần đi lại về các khu đối ứng như trên.
c. Nhóm D3
100% về khu trung tâm mua bán đột xuất và mua sắm lớn, ta có kết quả tính toán theo điều kiện trên ghi trong Bảng 6
Bảng 6
Đối ứng
B
T
N
Tổng số
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
B
-
270
-
270
T
-
490
-
490
N
-
410
-
410
Tổng
-
14,000
-
14,000
d. Nhóm D4:
Theo kết quả điều tra nhu cầu đi lại trong:
nội bộ khu vực là 80%
số còn lại (20%) phân bố tỷ lệ thuận với số việc làm có ở các khu vực còn lại.
Xét khu B, đối với nhóm D4, tổng số lần di chuyển là 2,970 lần được phân bố 50% cho các trường phổ thông cơ sở: 2,970x0.50=1485 lần
Số lượt di chuyển này được phân bố 80% ở nội bộ khu B=1,485x0.80=1,190 lần
20% số lần di chuyển còn lại sẽ phân bố tỷ lệ thuận với số lần di chuyển “nhà ở-nơi làm việc” xem bảng 3-4, từ khu B về khu T là 1630 và về khu N là 1,330), ta có:
Về khu T = lần
Số lần di chuyển từ khu B về khu N = 2,470-1980-270=220 lần
Số lần di chuyển về các trường phổ thông trung học (50% tổng số lần di chuyển của nhóm D4) được phân bố về khu T là 80%, số còn lại (20%) là về khu N:
Về khu T: 1485x0.80=1190 lần
Tổng cộng số lần di chuyển của nhóm D4 là: 160+1,190=1,350 lần
Về khu N: 2970-1190-1350=430 lần
Tương tự như trên, ta xác định được số lần di chuyển của nhóm D4 từ khu T (730 lần) và từ khu N (4,700 lần) về các khu đối ứng.
Kết quả tính toán theo điều kiện trên được ghi trong bảng 7
Bảng 7
Đối ứng
B
T
N
Tổng số
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
B
1,190
1,350
430
2,970
T
40
580
110
730
N
220
720
3,760
4,700
Tổng
1,450
2,650
4,300
7,000
Ghi chú:
Cột (5) xem Bảng 3 cột (3), (4), (5) đối với Nhóm D4
Các cột (2), (3), (4) được xác định theo điều kiện phân bố số lần đi lại về các khu đối ứng như trên.
e. Nhóm D5
100% về khu trung tâm mua bán đột xuất và mua sắm lớn, ta có kết quả tính toán theo điều kiện trên ghi trong Bảng 8
Bảng 8
Đối ứng
B
T
N
Tổng số
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
B
-
490
-
490
T
-
120
-
120
N
-
790
-
790
Tổng
-
1,400
-
1,400
Ghi chú: Các cột (3), (5) xem bảng 3 cột (3), (4), (5)