1.Hiểu được mục tiêu và chức năng hoạt động của
thị trường sơ cấp;
2.Nắm được những hoạt động căn bản trên thị
trường sơ cấp bao gồm chuẩn bị phát hành, bảo
lãnh và phát hành chứng khoán sơ cấp;
3.Nắm được mục tiêu và cách thức phát hành từng
loại chứng khoán trên thị trường sơ cấp bao gồm
phát hành lần đầu và phát hành bổ sung các loại
trái phiếu và cổ phiếu ra công chúng.
22 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 1955 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chương 3 Thị trường sơ cấp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
7/18/2013
1
THỊ TRƯỜNG SƠ CẤP
Năm 2012
Chương 3: 1. Hiểu được mục tiêu và chức năng hoạt động của
thị trường sơ cấp;
2. Nắm được những hoạt động căn bản trên thị
trường sơ cấp bao gồm chuẩn bị phát hành, bảo
lãnh và phát hành chứng khoán sơ cấp;
3. Nắm được mục tiêu và cách thức phát hành từng
loại chứng khoán trên thị trường sơ cấp bao gồm
phát hành lần đầu và phát hành bổ sung các loại
trái phiếu và cổ phiếu ra công chúng.
Trang 2
Mục tiêu chương này
Khái niệm: Thị trường sơ cấp là nơi mua bán
các chứng khoán lần đầu phát hành.
Chức năng: Huy động vốn, nhằm:
- Đối với nền kinh tế quốc dân: tăng thêm vốn cho
nền kinh tế;
- Đối với chính phủ: thực hiện chiến lược phát triển
hạ tầng và chương trình quốc gia; giải quyết vấn
đề thâm hụt ngân sách và kiểm soát lạm phát;
- Đối với doanh nghiệp: là kênh thu hút vốn để đầu
tư và mở rộng sản xuất kinh doanh.
Trang 3
Khái niệm và chức năng của thị trường
Đối với Chính phủ: Phương thức đấu thầu lãi
suất, bảo lãnh, đại lý và bán lẻ các loại trái phiếu
chính phủ (trái phiếu Kho bạc, tín phiếu Kho bạc,
trái phiếu đô thị, v.v…)
Đối với doanh nghiệp: Phương thức phát hành
riêng lẻ (Private Placement) và phát hành ra công
chúng (IPO sơ cấp, IPO thứ cấp) các loại chứng
khoán (trái phiếu công ty, cổ phiếu thường, cổ
phiếu ưu đãi, v.v…)
Trang 4
Phương thức phát hành
7/18/2013
2
7/18/2013
3
7/18/2013
4
7/18/2013
5
7/18/2013
6
7/18/2013
7
7/18/2013
8
7/18/2013
9
7/18/2013
10
Ví dụ: Cty X chào bán IPO 1,5 triệu cổ phiếu. Xác
định giá trúng thầu biết rằng các nhà đầu tư đặt
mua với giá như sau:
Giá đặt thầu Khối lượng đăng ký
20.000 300.000
15.800 100.000
15.700 165.000
15.500 235.000
14.900 200.000
14.500 150.000
14.400 400.000
12.000 570.000
Giả sử nhà đầu tư A đăng ký mua với giá bằng giá
trúng thầu, khối lượng 40.000 cp, nhà đầu tư A sẽ mua
được bao nhiêu CP?
7/18/2013
11
Ví dụ: Cty HN chào bán IPO 1,5 triệu cổ phiếu. Xác định giá
trúng thầu và kq trúng thầu của từng nhà đầu tư biết rằng
các nhà đầu tư đặt mua với giá như sau:
Nhà
đầu tư
Giá đặt
thầu
Khối lượng
đăng ký
Giá trúng thầu KL trúng thầu
A 20,0 100.000
19,0 100.000
15,6 100.000
B 18,5 150.000
16,7 150.000
14,5 250.000
13,0 135.000
C 16,7 200.000
13,5 200.000
D 17,0 150.000
E 16,6 100.000
F 14,5 300.000
12,5 100.000
G 15,0 200.000
Chương 3.1:
Phát hành trái phiếu chính phủ
trả lãi định kỳ
Trang 44
7/18/2013
12
Một số thuật ngữ
Trang 45
Trái phiếu phát hành lần đầu: là loại trái phiếu
mới, được phát hành đầu tiên trên thị trường sơ cấp;
Trái phiếu phát hành bổ sung: là loại trái
phiếu được phát hành bổ sung cho một loại trái
phiếu đang lưu hành, có cùng lãi suất danh nghĩa và
cùng ngày đáo hạn với trái phiếu đang lưu hành;
Ngày phát hành trái phiếu: là ngày bắt đầu có
hiệu lực và là thời điểm làm căn cứ để xác định ngày
trả gốc, lãi trái phiếu.
Một số thuật ngữ
Trang 46
Ngày tổ chức phát hành trái phiếu: là ngày tổ
chức đấu thầu trái phiếu đối với trái phiếu phát hành
theo phương thức đấu thầu; hoặc là ngày Kho bạc
nhà nước ký hợp đồng bảo lãnh phát hành trái phiếu
đối với trái phiếu phát hành theo phương thức bão
lãnh;
Ngày thanh toán tiền mua trái phiếu: là ngày
người mua trái phiếu thanh toán tiền mua trái phiếu
cho chủ thể phát hành;
Một số thuật ngữ
Trang 47
Lãi suất danh nghĩa của trái phiếu: là tỷ lệ
phần trăm (%) lãi hàng năm tính trên mệnh giá trái
phiếu mà chủ thể phát hành phải thanh toán cho
chủ sở hữu trái phiếu vào các kỳ trả lãi theo các điều
kiện, điều khoản của trái phiếu;
Lãi suất phát hành trái phiếu: là lãi suất trúng
thầu; hoặc lãi suất bảo lãnh; hoặc lãi suất do Bộ Tài
chính công bố trong trường hợp phát hành qua đại
lý bán lẻ qua hệ thống Kho bạc nhà nước;
Một số thuật ngữ
Trang 48
Kỳ hạn còn lại của trái phiếu: là thời gian còn
lại thực tế tính từ ngày phát hành bổ sung trái phiếu
đến ngày trái phiếu đáo hạn;
Phát hành ngang mệnh giá: là việc phát hành
trái phiếu với mức giá ngang bằng mệnh giá trái
phiếu;
Phát hành thấp hơn mệnh giá: là việc phát
hành trái phiếu với mức giá thấp hơn mệnh giá trái
phiếu;
Phát hành cao hơn mệnh giá: là việc phát
hành trái phiếu với mức giá cao hơn mệnh giá trái
phiếu;
7/18/2013
13
Một số thuật ngữ
Trang 49
Đấu thầu đơn giá: là phương thức xác định kết
quả đấu thầu mà theo đó, mức lãi suất phát hành
trái phiếu là mức lãi suất trúng thầu cao nhất và
được áp dụng chung cho các thành viên trúng thầu;
Đấu thầu đa giá: là phương thức xác định kết
quả đấu thầu mà theo đó, mức lãi suất phát hành
trái phiếu đối với mỗi thành viên trúng thầu đúng
bằng mức lãi suất dự thầu của thành viên đó;
Một số thuật ngữ
Trang 50
Ngày đăng ký cuối cùng của trái phiếu: là
ngày Trung tâm lưu ký xác định danh sách chủ sở
hữu trái phiếu để thanh toán lãi, gốc trái phiếu;
Ngày giao dịch hưởng quyền: là các ngày
trong khoảng thời gian kể từ ngày thanh toán lãi liền
kề trước đến ngày đăng ký cuối cùng của trái phiếu;
Ngày giao dịch không hưởng quyền: là các
ngày trong khoảng thời gian kể từ ngày đăng ký cuối
cùng đến ngày thanh toán lãi liền kề tiếp theo của
trái phiếu đó.
Chủ thể và phương thức phát hành
Trang 51
Chủ thể phát hành: Chủ thể phát hành trái
phiếu là Bộ tài chính. Bộ Tài chính uỷ quyền cho Kho
bạc nhà nước tổ chức phát hành trái phiếu.
Phương thức phát hành:
- Trái phiếu phát hành theo phương thức đấu thầu
và bảo lãnh được phát hành ngang mệnh giá, thấp
hơn mệnh giá hoặc cao hơn mệnh giá;
- Trái phiếu phát hành theo phương thức đại lý và
bán lẻ được phát hành ngang mệnh giá.
Điều khoản và điều kiện trái phiếu
Trang 52
Kỳ hạn:
- Tín phiếu kho bạc có kỳ hạn là 13 tuần, 26 tuần
và 52 tuần;
- Trái phiếu kho bạc và công trái xây dựng tổ quốc
có kỳ hạn 2 năm, 3 năm, 5 năm, 10 năm và 30 năm;
- Bộ Tài chính quy định các kỳ hạn khác của trái
phiếu trong một số trường hợp cần thiết.
7/18/2013
14
Điều khoản và điều kiện trái phiếu
Trang 53
Mệnh giá:
- Trái phiếu có mệnh giá là 100.000 đồng. Các
mệnh giá khác có bội số của 100.000 đồng;
- Bộ Tài chính quy định cụ thể mệnh giá ngoại tệ
của trái phiếu ngoại tệ đối với mỗi đợt phát hành trái
phiếu ngoại tệ.
Điều khoản và điều kiện trái phiếu
Trang 54
Hình thức và phương thức phát hành:
- Phương thức: Trái phiếu được phát hành theo
phương thức: đấu thầu; hoặc bảo lãnh; hoặc đại lý,
bán lẻ;
- Hình thức: Bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử.
Lãi suất danh nghĩa trái phiếu:
- Lãi suất cố định; hoặc
- Lãi suất thả nổi. Bộ Tài chính quy định mức lãi
suất tham chiếu và công bố cho từng đợt phát hành.
Điều khoản và điều kiện trái phiếu
Trang 55
Thanh toán lãi, gốc trái phiếu:
- Phương thức đấu thầu hay bảo lãnh: trả lãi 6
tháng hoặc 12 tháng một lần, trả gốc khi đáo hạn;
- Phương thức đại lý, bán lẻ: trải lãi và gốc được
thanh toán định kỳ hoặc một lần khi đáo hạn;
- Kho bạc nhà nước thông báo thông tin về thời
gian trả lãi, gốc trái phiếu tại thời điểm tổ chức phát
hành.
Lịch biểu phát hành trái phiếu
Trang 56
Ngày phát hành:
- Phương thức đấu thầu hay bảo lãnh: ngày 15 và
ngày cuối cùng hàng tháng;
- Phương thức đại lý, bán lẻ: quy định khung thời
gian phát hành riêng;
Ngày tổ chức phát hành:
- Phương thức đấu thầu hay bảo lãnh: liền kề trước
02 ngày phát hành;
- Bộ Tài chính có quy định riêng đối với một số
trường hợp khác.
7/18/2013
15
Lịch biểu phát hành trái phiếu
Trang 57
Ngày thanh toán tiền mua:
- Phương thức đấu thầu hay bảo lãnh: liền kề sau
02 ngày tổ chức phát hành trái phiếu;
- Phương thức đại lý, bán lẻ: là ngày nhà đầu tư
mua trái phiếu.
Đấu thầu phát hành trái phiếu
Trang 58
Hình thức đấu thầu:
- Đấu thầu cạnh tranh lãi suất;
- Đấu thầu kết hợp cạnh tranh lãi suất và không
cạnh tranh lãi suất.
Kết quả đấu thầu:
- Đấu thầu đơn giá;
- Đấu thầu đa giá.
Kho bạc nhà nước sẽ thông báo cụ thể hình thức
đấu thầu, phương thức xác định kết quả thầu.
Đấu thầu phát hành trái phiếu
Trang 59
Nguyên tắc tổ chức đấu thầu:
- Giữ bí mật mọi thông tin của đơn vị dự thầu;
- Công khai và bình đẳng về quyền và nghĩa vụ đấu
thầu;
- Đơn vị dự thầu không cạnh tranh lãi suất thì
không vượt quá 30% tổng khối lượng trái phiếu gọi
thầu trong phiên phát hành.
Đấu thầu phát hành trái phiếu
Trang 60
Xác định kết quả đấu thầu:
- Căn cứ để xác định lãi suất phát hành, khối lượng
trúng thầu và giá bán trái phiếu: Lãi suất và khối
lượng trái phiếu dự thầu; Khối lượng trái phiếu gọi
thầu; Khung lãi suất phát hành trái phiếu.
- Xác định lãi suất trúng thầu: phương thức đấu
thầu đơn giá, phương thức đấu thầu đa giá nhưng
không vượt quá khung lãi suất phát hành trái phiếu.
- Đơn vị dự thầu không cạnh tranh lãi suất được
xác định lãi suất trúng thầu cao nhất (đơn giá); hoặc
lãi suất bình quân gia quyền (đa giá).
7/18/2013
16
Đấu thầu phát hành trái phiếu
Trang 61
Xác định giá bán trái phiếu:
GG là số tiền mua; N là số lượng trái phiếu phát
hành cho từng thành viên trúng thầu; MG là mệnh
giá; Lc là lãi suất danh nghĩa trái phiếu; t là số lần
thanh toán lãi giữa ngày phát hành và ngày đáo
hạn; k là số lần thanh toán lãi trong năm; Lt là lãi
suất phát hành cho chủ sở hữu trái phiếu.
Các công cụ tài chính – Phát hành trái phiếu chính phủ
Đấu thầu phát hành trái phiếu
Trang 62
Ví dụ minh họa hình thức phát hành cạnh
tranh lãi suất:
Trong đợt đấu thầu phiên 01/2012, KBNN công bố
huy động 1.000 tỷ đồng, khung lãi suất hợp lý là
10,5% với các mức lãi suất dự thầu của các nhà đầu
tư sau đây, thì mức lãi suất trúng thầu và khối lượng
cần thanh toán cho KBNN của từng Nhà đầu tư sẽ là
bao nhiêu nếu chúng ta xác định kết quả đầu thầu
theo phương pháp:
a. Đấu thầu đơn giá?
b. Đấu thầu đa giá?
Trang 63 Trang 64
7/18/2013
17
Trang 65
Đấu thầu phát hành trái phiếu
Trang 66
Ví dụ minh họa hình thức phát hành cạnh
tranh kết hợp:
Trong đợt đấu thành phiên 02/2012, KBNN công
bố huy động 1.000 tỷ đồng, khung lãi suất hợp lý là
10,5% với các mức lãi suất dự thầu của các nhà đầu
tư sau đây, thì mức lãi suất trúng thầu và khối lượng
cần thanh toán cho KBNN của từng Nhà đầu tư sẽ
như sau:
Trang 67 Trang 68
7/18/2013
18
Chương 3.2:
Phát hành trái phiếu chính phủ
không trả lãi định kỳ
Trang 69
Đấu thầu tín phiếu kho bạc
Trang 70
Xác định giá mua tín phiếu kho bạc (chiết khấu):
Đấu thầu tín phiếu kho bạc
Trang 71
Ví dụ minh họa hình thức phát hành cạnh
tranh lãi suất:
Trong đợt phát hành 26/06/2000, chính phủ dự
kiến huy động 300 tỷ đồng (300.000 tín phiếu, mệnh
giá 1 triệu đồng, kỳ hạn 3 tháng). Số thành viên dự
thầu là 4.
(xem sách giáo khoa trang 310)
Đấu thầu tín phiếu kho bạc
Trang 72
Như vậy, đơn vị trúng thầu được mua tín phiếu
Kho bạc với mức giá (chiết khấu – zero coupon), nếu
biết T = 91 ngày (3 tháng)
7/18/2013
19
Trang 73
Chương 3.3:
Kế hoạch phát hành
trái phiếu chính phủ
Trang 74
Xây dựng kế hoạch phát hành
Trang 75
Căn cứ vào chỉ tiêu huy động vốn đã được Quốc
hội quyết định, Bộ trưởng Bộ Tài chính giao nhiệm
vụ huy động vốn phát hành tín phiếu, trái phiếu cho
Kho bạc Nhà nước.
Đối với trái phiếu đô thị, trước ngày 31/12 UBND
cấp tỉnh xây dựng kế hoạch phát hành trong năm
gửi Bộ Tài chính. Kế hoạch phát hành phải thuyết
minh chi tiết về nhu cầu vốn phát hành, mục đích sử
dụng vốn huy động, dự kiến thời gian phát hành
trong năm kế hoạch.
Trình tự, thủ tục phát hành
Trang 76
Phát hành tín phiếu Kho bạc, trái phiếu Kho bạc,
trái phiếu công trình trung ương và trái phiếu ngoại
tệ: Căn cứ tổng mức vốn phát hành trái phiếu trong
năm và kế hoạch phát hành đã được Bộ Tài chính
phê duyệt, Kho bạc Nhà nước chủ động tổ chức triển
khai thực hiện việc phát hành trái phiếu theo nhu
cầu và tiến độ chi của ngân sách nhà nước.
Phát hành trái phiếu đô thị: đòi hỏi phải có một
số điều kiện: dự án, công trình có nguồn vốn từ trái
phiếu phải được phê duyệt trước; có phương án phát
hành trái phiếu; v.v… (xem trang 136 SGK)
7/18/2013
20
Chương 3.3:
Phát hành trái phiếu công ty
Trang 77
Điều kiện để phát hành lần đầu IPO
Trang 78
Các tiêu chuẩn định lượng: công ty phải có quy
mô nhất định, hoạt động có hiệu quả, tổng giá trị
phát hành, v.v…
Các tiêu chuẩn định tính: điều kiện bán cổ phiếu,
trái phiếu ra công chúng (vốn điều lệ, hoạt động
kinh doanh có lãi, phương án phát hành và phương
án sử dụng vốn, v.v…).
Thủ tục phát hành lần đầu IPO
Trang 79
Chuẩn bị hồ sơ xin phép phát hành;
Nộp hồ sơ xin phép phát hành lên UBCKNN;
Công bố phát hành và phân phối chứng khoán.
Trong trường hợp bảo lãnh phát hành:
- Các hình thức bảo lãnh: Bảo lãnh bao tiêu; Đại lý
phát hành với cố gắng cao nhất; Bảo đảm tất cả
hoặc không;
- Cơ chế bảo lãnh phát hành chứng khoán;
- Quy trình thực hiện đợt bảo lãnh phát hành.
Tổ chức đấu giá mua cổ phiếu
Trang 80
Phương thức bán đấu giá:
Đấu giá trực tiếp tại các công ty cổ phần (tổng
mệnh giá của số cổ phiếu dưới 1 tỷ đồng);
Đấu giá tại các tổ chức tài chính trung gian (tổng
mệnh giá số cổ phiếu bán đấu giá từ 1 đến 10 tỷ
đồng);
Đấu giá tại trung tâm giao dịch chứng khoán
(tổng mệnh giá số cổ phiếu bán đấu giá trên 10 tỷ
đồng).
7/18/2013
21
Tổ chức đấu giá mua cổ phiếu
Trang 81
Nhà đầu tư tham gia đấu giá:
Gửi đơn đăng ký theo mẫu;
Nộp tiền đặc cọc bằng 10% giá trị cổ phiếu đăng
ký mua;
Thời gian nộp đơn và đặt cọc tối thiểu 5 ngày
trước ngày đấu giá;
Thanh toán đầy đủ, đúng hạn tiền mua cổ phiếu
nếu được mua;
Nếu vi phạm sẽ bị hủy bỏ quyền tham gia đấu giá
và không được hoàn trả tiền cọc.
Tổ chức đấu giá mua cổ phiếu
Trang 82
Ví dụ minh họa: Số lượng cổ phiếu chào bán
đấu giá 100.000 cổ phiếu, giá khởi điểm 10.000đ/cp
Nhà đầu tư A đăng ký mua 40.000 cổ phiếu với
giá đặt mua là 20.000 đồng/cp;
Nhà đầu tư B đăng ký mua 30.000 cổ phiếu với
giá đặt mua là 15.000 đồng/cp;
Nhà đầu tư C đăng ký mua 40.000 cổ phiếu với
giá đặt mua là 12.000 đồng/cp;
Nhà đầu tư D đăng ký mua 20.000 cổ phiếu với
giá đặt mua là 12.000 đồng/cp;
Nhà đầu tư E đăng ký mua 40.000 cổ phiếu với
giá đặt mua là 10.000 đồng/cp.
Tổ chức đấu giá mua cổ phiếu
Trang 83
Kết quả: Ưu tiên từ giá cao đến giá thấp
Nhà đầu tư A đặt giá cao nhất là 40.000 cp;
Nhà đầu tư B đặt giá cao thứ hai là 30.000 cp;
Nhà đầu tư C và D cùng đặt giá cao thứ ba nên
được mua nhưng khối lượng đăng ký 60.000 cp cao
hơn khối lượng còn lại 30.000 cp. Do đó, họ được
mua theo tỷ lệ:
C = 30.000 x 40.000 / 60.000 = 20.000 cp
D = 30.000 x 20.000 / 60.000 = 10.000 cp
Giá đấu thành công bình quân: Tính theo bình
quân gia quyền, Pmua = 16.000 đồng/cp.
Bán với giá ưu đãi
Trang 84
Nếu bán cổ phiếu với giá ưu đãi cho nhà đầu tư
chiến lược hay CBCNV thì mức giá sẽ thấp hơn so với
mức giá đấu thành công bình quân. Ta có:
Pưu đãi = (1 – %giảm giá) x Pbình quân
7/18/2013
22
Câu hỏi ôn tập chương này
Trang 85
1.Thế nào là thị trường sơ cấp? Thị trường sơ cấp có
chức năng như thế nào trên thị trường tài chính
nói chung?
2.Phân biệt đấu thầu đơn giá và đa giá trái phiếu
Chính phủ? Lãi suất danh nghĩa được tính trong
phương thức đấu thầu trái phiếu Chính phủ.
3.Phân biệt mức giá mua có trả lãi định kỳ và không
trả lãi định kỳ?
4.Trình bày tóm tắt kết quả đấu giá cổ phiếu?