Hệ sinh thái (ecosystem) là tổ hợp của một quần xã sinh vật với môi trường vật lý mà quần xã đó tồn tại, trong đó các sinh vật tương tác với nhau và với môi trường để tạo nên chu trình vật chất và sự chuyển hóa năng lượng.
17 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 1843 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chương 4. Hệ sinh thái, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANGBỘ MÔN SINH – KHOA SƯ PHẠM Học phần. SINH THÁI HỌC Chương 4. HỆ SINH THÁI Giảng viên. Tô Nguyệt Nga Thế nào là một hệ sinh thái? Các phần cấu trúc hệ sinh thái? 4.1. KHÁI NIỆM HỆ SINH THÁI Hệ sinh thái (ecosystem) là tổ hợp của một quần xã sinh vật với môi trường vật lý mà quần xã đó tồn tại, trong đó các sinh vật tương tác với nhau và với môi trường để tạo nên chu trình vật chất và sự chuyển hóa năng lượng. Hệ sinh thái là một bộ phận cấu trúc của hệ sinh thái toàn cầu là sinh quyển. 4.2. CẤU TRÚC CỦA HỆ SINH THÁI VỀ MẶT THÀNH PHẦN Thành phần vô sinh Các chất vô cơ: C, N2, O2, CO2, …. Các chất hữu cơ: protit, glucid, lipid, …. Các yếu tố khí hậu: nhiệt độ, ánh sáng, lượng mưa, …. Thành phần hữu sinh Sinh vật tự dưỡng: là các sinh vật có khả năng tự tổng hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ, gồm thực vật, vi khuẩn, nấm có khả năng quang hợp hoặc hóa tổng hợp. Sinh vật dị dưỡng: các loài không có khả năng tự tổng hợp chất hữu cơ, gồm động vật ăn thực vật, động vật ăn thịt. Sinh vật phân giải: là các vi sinh vật dị duỡng sống hoại sinh, nấm và vi khuẩn. VỀ MẶT CHỨC NĂNG Quá trình chuyển hóa năng lượng. Chuỗi thức ăn trong hệ. Các chu trình sinh địa hóa diễn ra trong hệ. Sự phân bố theo không gian và thời gian. Các quá trình phát triển và tiến hóa của hệ. Các quá trình tự điều chỉnh. 4.3. SỰ CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT TRONG HỆ SINH THÁI Sự chuyển hóa vật chất được thực hiện bằng quan hệ dinh dưỡng dưới dạng chuỗi thức ăn và lưới thức ăn. Thế nào là chuỗi thức ăn? Thế nào là lưới thức ăn? 4.3.1. CHUỖI THỨC ĂN KHÁI NIỆM Chuỗi thức ăn là một dãy gồm nhiều loài sinh vật. Mỗi loài là một “mắt xích thức ăn”, vừa là sinh vật tiêu thụ mắc xích phía trước vừa bị sinh vật mắc xích phía sau tiêu thụ. Con mồi → Vật sử dụng 1 → Vật sử dụng 2 → Các loài sinh vật cùng sử dụng một dạng thức ăn được gọi là bậc dinh dưỡng. CÁC DẠNG CHUỖI THỨC ĂN Chuỗi thức ăn chăn nuôi Chuỗi thức ăn thẩm thấu Chuỗi thức ăn phế liệu Chuỗi thức ăn chăn nuôi Chuỗi thức ăn chăn nuôi khởi đầu bằng thực vật, tiếp đến là những loài thực vật, rồi đến những loài ăn thịt các cấp (1,2,3,…), cuối cùng là vi sinh vật phân giải. TV→ ĐV ăn TV → ĐV ăn thịt bậc 1 → ĐV ăn thịt bậc 2 → ĐV ăn thịt bậc 3 → ….. → vsv. Chuỗi thức ăn phế liệu (detritus) Chuỗi thức ăn khởi đầu bằng phế liệu hay mùn bã, cặn vẩn, sau đó là những loài ăn cặn vẩn, rồi đến các loài ăn thịt và cuối cùng là vi sinh vật phân giải. Phế liệu → ĐV ăn phế liệu → ĐV ăn thịt bậc 1 → ĐV ăn thịt bậc 2 → ….. → vsv. Chuỗi thức ăn thẩm thấu Chuỗi thức ăn khởi đầu bằng các chất dinh dưỡng hòa tan, sau đó là những loài có khả năng thẩm thấu các dinh dưỡng, rồi đến các loài ăn thịt và cuối cùng là vi sinh vật phân giải. Chất dinh dưỡng → ĐV thẩm thấu → ĐV ăn thịt bậc 1 → ĐV ăn thịt bậc 2 → ….. → vsv. 4.3.2. LƯỚI THỨC ĂN Tổ hợp các chuỗi thức ăn tạo thành lưới thức ăn, trong đó có một số loài sử dụng nhiều dạng thức ăn hoặc cung cấp thức ăn cho nhiều loài trở thành điểm nối các chuỗi thức ăn với nhau. CÂU HỎI ÔN TẬP Thế nào là hệ sinh thái? Các thành phần cấu trúc hệ sinh thái? Nội dung nghiên cứu hệ sinh thái khác với sinh thái học cá thể, quần thể, quần xã như thế nào? Phân loại chuỗi thức ăn. Ý nghĩa sinh học của chuỗi thức ăn? Thế nào là một lưới thức ăn? Ý nghĩa sinh học của lưới thức ăn? TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trần Kiên (chủ biên) – Mai Sỹ Tuấn. 2007. Giáo trình sinh thái học và môi trường. NXB Đại học Sư Phạm. 2. Vũ Trung Tạng. 2003. Bài tập sinh thái học. NXB Giáo dục. 3. Vũ Trung Tạng. 2007. Sinh thái học hệ sinh thái. Nhà xuất bản giáo dục.