Ba yếu tố quan trọng của động cơ xăng là: hỗn hợp không khí-nhiên liệu (hòa khí)
tốt, sức nén tốt, và đánh lửa tốt. Hệ thống đánh lửa tạo ra một tia lửa mạnh, vào
thời điểm chính xác để đốt cháy hỗn hợp hòa khí.
24 trang |
Chia sẻ: maiphuongtt | Lượt xem: 5767 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chương 4 Hệ thống đánh lửa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 4
HỆ THỐNG ĐÁNH LỬA
1. Khái quát
Ba yếu tố quan trọng của động cơ xăng là: hỗn hợp không khí-nhiên liệu (hòa khí)
tốt, sức nén tốt, và đánh lửa tốt. Hệ thống đánh lửa tạo ra một tia lửa mạnh, vào
thời điểm chính xác để đốt cháy hỗn hợp hòa khí.
1.1 Yêu cầu của hệ thống đánh lửa
- Tia lửa mạnh
Trong hệ thống đánh lửa, tia lửa được phát ra giữa các điện cực của các bugi để
đốt cháy hỗn hợp hòa khí. Hòa khí bị nén có điện trở lớn, nên cần phải tạo ra điện
thế hàng chục ngàn vôn để đảm bảo phát ra tia lửa mạnh, có thể đốt cháy hỗn hợp
hòa khí.
- Thời điểm đánh lửa chính xác
Hệ thống đánh lửa phải luôn luôn có thời điểm đánh lửa chính xác vào cuối kỳ nén
của các xy lanh và góc đánh lửa sớm phù hợp với sự thay đổi tốc độ và tải trọng
của động cơ.
- Có đủ độ bền
Hệ thống đánh lửa phải có đủ độ tin cậy để chịu đựng được tác động của rung
động và nhiệt của động cơ.
Hệ thống đánh lửa sử dụng điện cao áp do bô bin tạo ra nhằm phát ra tia lửa điện
để đốt cháy hỗn hợp hòa khí đã được nén ép. Hỗn hợp hòa khí được nén ép và đốt
cháy trong xi lanh. Sự bốc cháy này tạo ra động lực của động cơ. Nhờ có hiện
tượng tự cảm và cảm ứng tương hỗ, cuộn dây tạo ra điện áp cao cần thiết cho đánh
lửa. Cuộn sơ cấp tạo ra điện thế hàng trăm vôn còn cuộn thứ cấp thì tạo ra điện thế
hàng chục ngàn vôn.
1.2 Quá trình phát triển của hệ thống đánh lửa
1.2.1. Kiểu điều khiển bằng vít
Kiểu hệ thống đánh lửa này có cấu tạo cơ bản nhất. Trong kiểu hệ thống đánh lửa
này, dòng sơ cấp và thời điểm đánh lửa được điều khiển bằng cơ. Dòng sơ cấp của
bô bin được điều khiển cho chạy ngắt quãng qua tiếp điểm của vít lửa. Bộ điều
chỉnh đánh lửa sớm li tâm tốc và chân không điều khiển thời điểm đánh lửa. Bộ
chia điện sẽ phân phối điện cao áp từ cựôn thứ cấp đến các bugi.
Hình 1. Hệ thống đánh lửa bằng vít
Trong kiểu hệ thống đánh lửa này tiếp điểm của vít lửa cần được điều chỉnh
thường xuyên hoặc thay thế. Một điện trở phụ được sử dụng để giảm số vòng dây
của cuộn sơ cấp, cải thiện đặc tính tăng trưởng dòng của cuộn sơ cấp, và giảm đến
mức thấp nhất sự giảm áp của cuộn thứ cấp ở tốc độ cao.
1.2.2. Kiểu bán dẫn
Trong kiểu hệ thống đánh lửa này transistor điều khiển dòng sơ cấp, để nó chạy
một cách gián đoạn theo đúng các tín hiệu điện được phát ra từ bộ phát tín hiệu.
Góc đánh lửa sớm được điều khiển bằng cơ như trong kiểu hệ thống đánh lửa bằng
vít hoặc có thể dùng các cảm biến vị trí như loại quang, Hall.
Hình 2. Hệ thống đánh lửa bán dẫn
1.2.3. Kiểu kiểu bán dẫn có ESA (Đánh lửa Sớm bằng điện tử)
Trong kiểu hệ thống đánh lửa này không sử dụng bộ đánh lửa sớm chân không và
li tâm. Thay vào đó, chức năng ESA của Bộ điều khiển điện tử (ECU) sẽ điều
khiển góc đánh lửa sớm.
Hình 3. Hệ thống đánh lửa bán dẫn có ESA
1.2.4. Hệ thống đánh lửa trực tiếp (DIS)
Thay vì sử dụng bộ chia điện, hệ thống này sử dụng bô bin đơn hoặc đôi cung cấp
điện cao áp trực tiếp cho bugi. Thời điểm đánh lửa được điều khiển bởi ESA của
ECU động cơ. Trong các động cơ gần đây, hệ thống đánh lửa này chiếm ưu thế.
Hình 4. Hệ thống đánh lửa DIS
1.3 Điều khiển góc đánh lửa sớm
Trong động cơ xăng, hỗn hợp hòa khí được đánh lửa để đốt cháy (nổ), và áp lực
sinh ra từ sự bốc cháy sẽ đẩy píttông xuống. Năng lượng nhiệt được biến thành
động lực có hiệu quả cao nhất khi áp lực nổ cực đại được phát sinh vào thời điểm
trục khuỷu ở vị trí 100 sau Điểm Chết Trên (ATDC). Động cơ không tạo ra áp lực
nổ cực đại vào thời điểm đánh lửa; nó phát ra áp suất cực đại chậm một chút, sau
khi đánh lửa. Vì vậy, phải đánh lửa sớm, sao cho áp suất cực đại được tạo ra vào
thời điểm 100 ATDC. Thời điểm đánh lửa để động cơ có thể sản ra áp suất cực đại
phải thường xuyên thay đổi, tuỳ thuộc vào điều kiện làm việc của động cơ. Vì thế,
hệ thống đánh lửa phải có khả năng thay đổi góc đánh lửa sớm để động cơ tạo ra
áp lực nổ một cách có hiệu quả nhất, phù hợp với điều kiện làm việc của động
cơ.
Hình 5. Góc đánh lửa sớm Hình 6. Quá trình cháy
1.3.1 Các giai đoạn cháy của hòa khí
- Giai đoạn cháy trễ
Sự bốc cháy (nổ) của hỗn hợp hòa khí không phải xuất hiện ngay sau khi đánh lửa.
Thoạt đầu, một khu vực nhỏ (hạt nhân) ở sát ngay tia lửa bắt đầu cháy, và quá
trình bắt cháy này lan ra khu vực xung quanh. Quãng thời gian từ khi hỗn hợp hòa
khí được đánh lửa cho đến khi nó bốc cháy được gọi là giai đoạn cháy trễ (khoảng
A đến B trong sơ đồ). Giai đoạn cháy trễ đo gần như không thay đổi, và nó không
bị ảnh hưởng của điều kiện làm việc động cơ.
- Giai đoạn lan truyền ngọn lửa
Sau khi hạt nhân ngọn lửa hình thành, ngọn lửa nhanh chóng lan truyền ra xung
quanh. Tốc độ lan truyền này được gọi là tốc độ lan truyền ngọn lửa, và thời kỳ
này được gọi là thời kỳ lan truyền ngọn lửa (B~C~D trong sơ đồ) Khi có một
lượng lớn hòa khí được nạp vào, hỗn hợp hòa khí trở nên có mật độ cao hơn. Vì
thế, khoảng cách giữa các hạt trong hỗn hợp hòa khí giảm xuống, nhờ thế, tốc độ
lan truyền ngọn lửa tăng lên. Ngoài ra, luồng hỗn hợp hòa khí xoáy lốc càng mạnh
thì tốc độ lan truyền ngọn lửa càng cao. Khi tốc độ lan truyền ngọn lửa cao, cần
phải định thời đánh lửa sớm. Do đó cần phải điều khiển thời điểm đánh lửa theo
điều kiện làm việc của động cơ.
1.3.2 Điều khiển thời điểm đánh lửa
Hệ thống đánh lửa điều khiển thời điểm đánh lửa theo tốc độ và tải trọng của động
cơ sao cho áp lực nổ cực đại xuất hiện ở 100 ATDC.
Trước đây, các hệ thống đánh lửa sử dụng bộ đánh lửa sớm li tâm và bộ đánh lửa
sớm chân không để điều khiển đánh lửa sớm hoặc muộn. Tuy nhiên, ngày nay hầu
hết các động cơ đều sử dụng hệ thống ESA.
- Điều khiển theo tốc độ động cơ
Động cơ được coi là phát công suất hiệu quả nhất khi áp suất cực đại xuất hiện ở
100 ATDC, khi đó thời điểm đánh lửa tối ưu là 100 BTDC, với tốc độ 1000 v/ph.
Giả sử tốc độ động cơ tăng lên đến 2000 v/ph, giai đoạn cháy trễ vẫn gần như
không đổi với mọi tốc độ động cơ. Vì thế góc quay của trục khuỷu sẽ tăng lên so
với khi động cơ chạy với tốc độ 1000 v/ph. Nếu vẫn sử dụng thời điểm đánh lửa
như trong mục cũ cho tốc độ 2000 v/ph thì thời điểm mà động cơ sản ra áp lực nổ
cực đại sẽ bị trễ hơn 100 ATDC.
Vì vậy, để sản ra áp lực nổ cực đại tại 100 ATDC khi động cơ đang chạy 2000 v/ph
thì thời điểm đánh lửa phải sớm hơn để bù cho góc quay của trục khuỷu đã bị trễ.
Quá trình định thời điểm đánh lửa này được gọi là đánh lửa sớm.
Hình 7. Điều khiển góc đánh lửa sớm
- Điều khiển theo tải trọng của động cơ
Khi động cơ mang tải thấp thì áp lực nổ cực đại được coi là xuất hiện 100 ATDC ,
khi thời điểm đánh lửa tối ưu được đặt sớm 200 BTDC.
Khi tải trọng của động cơ tăng, mật độ hòa khí cũng tăng và giai đoạn lan truyền
ngọn lửa giảm xuống. Vì thế, nếu cứ sử dụng thời điểm đánh lửa như cũ thì thời
điểm mà động cơ sản ra áp suất cực đại sẽ bị sớm hơn 100 ATDC.
Để sản ra áp lực nổ cực đại tại thời điểm 100 ATDC khi động cơ mang tải nặng thì
thời điểm đánh lửa phải muộn hơn để bù cho góc quay của trục khuỷu đã bị
sớm.Ngược lại, khi tải trọng của động cơ thấp thì thời điểm đánh lửa phải sớm
hơn.
- Điều khiển kích nổ
Kích nổ trong động cơ do sự tự bốc cháy gây ra, khi hỗn hợp hòa khí tự bắt lửa
trong buồng đốt. Động cơ trở nên dễ bị kích nổ khi thời điểm đánh lửa sớm. Hiện
tượng tiếng gõ mạnh có ảnh hưởng xấu đến hiệu suất của động cơ như tăng tiêu
hao nhiên liệu, giảm công suất phát. Các hệ thống đánh lửa gần đây có điều khiển
làm giảm góc đánh lửa sớm khi kích nổ, khi cảm biến phát hiện có kích nổ thì điều
khiển cho thời điểm đánh lửa muộn, còn khi không phát hiện ra kích nổ nữa thì
điều khiển cho thời điểm đánh lửa sớm hơn. Bằng cách ngăn ngừa kích nổ như
vậy, hệ thống này giúp tăng tiết kiệm nhiên liệu và tăng công suất phát.
2. Cấu tạo hệ thống đánh lửa
2.1 Bô bin
Bô bin tạo ra điện áp cao đủ để phóng tia hồ quang giữa hai điện cực của bugi.
Các cuộn sơ cấp và thứ cấp được quấn quanh lõi. Số vòng của cuộn thứ cấp lớn
hơn cuộn sơ cấp khoảng 100 lần. Một đầu của cuộn sơ cấp được nối với IC đánh
lửa, còn một đầu của cuộn thứ cấp được nối với bugi. Các đầu còn lại của các cuộn
được nối với ắc quy.
Hoạt động của bô bin
- Dòng điện trong cuộn sơ cấp
Khi động cơ chạy, dòng điện từ ắc quy chạy qua IC đánh lửa, vào cuộn sơ cấp,
phù hợp với tín hiệu thời điểm đánh lửa (IGT) do ECU động cơ phát ra. Kết quả là
các đường sức từ trường được tạo ra chung quanh cuộn dây có lõi ở trung tâm.
Hình 8. Hoạt động của bôbin
- Ngắt dòng điện vào cuộn sơ cấp
Khi động cơ tiếp tục chạy, IC đánh lửa nhanh chóng ngắt dòng điện vào cuộn sơ
cấp, phù hợp với tín hiệu IGT do ECU động cơ phát ra. Kết quả là từ thông của
cuộn sơ cấp giảm đột ngột. Vì vậy, tạo ra một sức điện động theo chiều chống lại
sự giảm từ thông hiện có, thông qua tự cảm của cuộn sơ cấp và cảm ứng tương hỗ
của cuộn thứ cấp. Hiệu ứng tự cảm tạo ra một thế điện động khoảng 500 V trong
cuộn sơ cấp, và hiệu ứng cảm ứng tương hỗ kèm theo của cuộn thứ cấp tạo ra một
sức điện động khoảng 30 kV. Sức điện động này làm cho bugi phát ra tia lửa.
Dòng sơ cấp càng lớn và sự ngắt dòng sơ cấp càng nhanh thì điện thế thứ cấp càng
lớn.
2.2 IC đánh lửa
IC đánh lửa thực hiện một cách chính xác sự ngắt dòng sơ cấp đi vào bô bin theo
tín hiệu đánh lửa (IGT) do ECU động cơ phát ra. Khi tín hiệu IGT chuyển từ ngắt
sang dẫn, IC đánh lửa bắt đầu cho dòng điện vào cuộn sơ cấp. Sau đó, IC đánh lửa
truyền một tín hiệu khẳng định (IGF) cho ECU phù hợp với cường độ của dòng sơ
cấp. Tín hiệu khẳng định (IGF) được phát ra khi dòng sơ cấp đạt đến một trị số đã
được ấn định IF1. Khi dòng sơ cấp vượt quá trị số qui định IF2 thì hệ thống sẽ xác
định rằng lượng dòng cần thiết đã chạy qua và cho phát tín hiệu IGF để trở về điện
thế ban đầu. (Dạng sóng của tín hiệu IGF thay đổi theo từng kiểu động cơ). Nếu
ECU không nhận được tín hiệu IGF, nó sẽ quyết định rằng đã có sai sót trong hệ
thống đánh lửa. Để ngăn ngừa sự quá nhiệt, ECU sẽ cho ngừng phun nhiên liệu và
lưu giữ sự sai sót này trong chức năng chẩn đoán. Tuy nhiên, ECU động cơ không
thể phát hiện các sai sót trong mạch thứ cấp vì nó chỉ kiểm soát mạch sơ cấp để
nhận tín hiệu IGF.
Trong một số kiểu động cơ, tín hiệu IGF được xác định thông qua điện thế sơ cấp.
Hình 9. Hoạt động của IC đánh lửa
- Điều khiển dòng không đổi
Khi dòng sơ cấp đạt đến một trị số đã định, IC đánh lửa sẽ khống chế cường độ
cực đại bằng cách điều chỉnh dòng.
Hình 10. Các điều khiển của IC đánh lửa
- Điều khiển góc đóng tiếp điểm
Để điều chỉnh quãng thời gian (góc đóng) tồn tại của dòng sơ cấp; thời gian này
cần phải giảm xuống khi tốc độ của động cơ tăng lên (trong một số kiểu động cơ
gần đây, chức năng kiểm soát này được thực hiện thông qua tín hiệu IGT). Khi tín
hiệu IGT chuyển từ dẫn sang ngắt, IC đánh lửa sẽ ngắt dòng sơ cấp. Vào thời điểm
dòng sơ cấp bị ngắt, điện thế hàng trăm vôn được tạo ra trong cuôn sơ cấp và hàng
chục ngàn vôn được tạo ra trong cuộn thứ cấp, làm cho bugi phóng tia lửa.
2.3 Bugi
Điện thế cao trong cuộn thứ cấp làm phát sinh ra tia lửa giữa điện cực trung tâm và
điện cực nối mát của bugi để đốt cháy hỗn hợp hòa khí đã được nén trong xy lanh.
Hình 11. Bugi
2.3.1 Cơ cấu đánh lửa
Sự nổ của hỗn hợp hòa khí do tia lửa từ bugi được gọi chung là sự bốc cháy. Tuy
nhiên, sự bốc cháy không phải xảy ra tức khắc, mà diễn ra như sau: Tia lửa xuyên
qua hỗn hợp hòa khí từ điện cực trung tâm đến điện cực nối mát. Kết quả là phần
hỗn hợp hòa khí dọc theo tia lửa bị kích hoạt, phản ứng hoá học (ôxy hoá) xảy ra,
và sản sinh ra nhiệt để hình thành “nhân ngọn lửa”. Nhân ngọn lửa này lại kích
hoạt hỗn hợp hòa khí bao quanh, và phần hỗn hợp này lại kích hoạt chung quanh
nó. Cứ như thế nhiệt của nhân ngọn lửa được mở rộng ra trong một quá trình lan
truyền ngọn lửa để đốt cháy hỗn hợp hòa khí. Nếu nhiệt độ của các điện cực quá
thấp hoặc khe hở giữa các điện cực quá nhỏ, các điện cực sẽ hấp thụ nhiệt toả ra từ
tia lửa. Kết quả là nhân ngọn lửa bị tắt và động cơ không nổ. Hiện tượng này được
gọi là sự dập tắt điện cực. Nếu hiệu ứng dập tắt điện cực này lớn thì nhân ngọn lửa
sẽ bị tắt.
Hình 12. Cơ cấu đánh lửa
2.3.2 Đặc tính đánh lửa
Các yếu tố sau đây có ảnh hưởng đến hiệu quả đánh lửa của bugi:
- Hình dáng điện cực và đặc tính phóng điện
Các điện cực tròn khó phóng điện, trong khi đó các điện cực vuông hoặc nhọn lại
dễ phóng điện. Qua quá trình sử dụng lâu dài, các điện cực bị làm tròn dần và trở
nên khó đánh lửa. Vì vậy, cần phải thay thế bugi. Các bugi có điện cực mảnh và
nhọn thì phóng điện dễ hơn. Tuy nhiên, những điện cực như thế sẽ chóng mòn và
tuổi thọ của bugi sẽ ngắn hơn. Vì thế, một số bugi có các điện cực được hàn đắp
platin hoặc iridium để chống mòn. Chúng được gọi là các bugi có cực platin hoặc
iridium.
Hình 13. Đặc tính đánh lửa
Khoảng thời gian thay thế bugi: Kiểu bugi thông thường: sau 10.000 đến 60.000
km Kiểu có điện cực platin hoặc iridium: sau 100.000 đến 240.000 km Khoảng
thời gian thay bugi có thể thay đổi tuỳ theo kiểu xe, đặc tính động cơ, và nước sử
dụng.
- Khe hở điện cực và điện áp yêu cầu
Khi bugi bị ăn mòn thì khe hở giữa các điện cực tăng lên, và động cơ có thể bỏ
máy. Khi khe hở giữa cực trung tâm và cực nối mát tăng lên, sự phóng tia lửa giữa
các điện cực trở nên khó khăn. Do đó, cần có một điện áp lớn hơn để phóng tia
lửa. Vì vậy cần phải định kỳ điều chỉnh khe hở điện cực hoặc thay thế bugi.
- Nếu có thể cung cấp đủ điện áp cần thiết cho dù khe hở điện cực tăng lên thì bugi
sẽ tạo ra tia lửa mạnh, mồi lửa tốt hơn. Vì thế, trên thị trường có những bugi có
khe hở rộng đến 1,1 mm.
- Các bugi có điện cực platin hoặc iridium không cần điều chỉnh khe hở vì chúng
không bị mòn (chỉ cần thay thế)
- Nhiệt độ tự làm sạch
Khi bugi đạt đến một nhiệt độ nhất định, nó đốt cháy hết các muội than đọng trên
khu vực đánh lửa, giữ cho khu vực này luôn sạch. Nhiệt độ này được gọi là nhiệt
độ tự làm sạch. Tác dụng tự làm sạch của bugi xảy ra khi nhiệt độ của điện cực
vượt quá 4500 C. Nếu các điện cực chưa đạt đến nhiệt độ tự làm sạch này thì muội
than sẽ tích luỹ trong khu vực đánh lửa của bugi. Hiện tượng này có thể làm cho
bugi không đánh lửa được tốt.
Hình 14. Nhiệt độ tự làm sạch và tự bèn lửa
- Nhiệt độ tự bén lửa
Nếu bản thân bugi trở thành nguồn nhiệt và đốt cháy hỗn hợp hòa khí mà không
cần đánh lửa, thì hiện tượng này được gọi là “nhiệt độ tự bén lửa”. Hiện tượng tự
bén lửa xảy ra khi nhiệt độ của điện cực vượt quá 9500 C. Nếu nó xuất hiện, công
suất của động cơ sẽ giảm sút vì thời điểm đánh lửa không đúng, và các điện cực
hoặc píttông có thể bị chảy từng phần.
3. Hoạt động của các hệ thống đánh lửa
3.1 Nguyên lí hoạt động của kiểu bán dẫn
Hình 15. Nguyên lý hoạt động của hệ thống đánh lửa
1. Bộ phát tín hiệu phát ra tín hiệu đánh lửa.
2. Bộ đánh lửa (IC đánh lửa) nhận tín hiệu đánh lửa và lập tức cho chạy dòng sơ
cấp.
3. Cuôn đánh lửa, với dòng sơ cấp bị ngắt đột ngột, sinh ra dòng cao áp.
4. Bộ chia điện sẽ phân phối dòng cao áp từ cuộn thứ cấp đến các bugi
5. Bugi nhận dòng cao áp và đánh lửa để đốt cháy hỗn hợp hòa khí Thời điểm
đánh lửa sớm được điều khiển bởi bộ đánh lửa sớm li tấm và bộ đánh lửa sớm
chân không.
- Bộ đánh lửa sớm li tâm
Bộ đánh lửa sớm li tâm điều khiển đánh lửa sớm theo tốc độ của động cơ. Thông
thường, vị trí các “quả văng” của bộ đánh lửa sớm li tâm được xác định bằng lò xo
của nó. Khi tốc độ của trục bộ chia điện tăng lên cùng với tốc độ của động cơ, lực
ly tâm vượt quá lực của lò xo, cho phép các quả văng tách xa ra. Kết quả là vị trí
của rotor tín hiệu dịch chuyển vượt quá một góc đã định và cho đánh lửa sớm.
Hình 16. Bộ đánh lửa sớm li tâm
- Bộ đánh lửa sớm chân không
Bộ đánh lửa sớm chân không điều khiển đánh lửa sớm theo tải trọng của động cơ.
Màng được liên kết với tấm ngắt thông qua thanh đẩy. Buồng màng được nối
thông với cửa trước của đường ống nạp. Khi bướm ga hé mở, áp suất chân không
từ cửa trước sẽ hút màng để làm quay tấm ngắt. Kết quả là bộ phát tín hiệu dịch
chuyển, và gây ra đánh lửa sớm.
Hình 17. Bộ đánh lửa sớm chân không
3.2 Nguyên lí hoạt động của kiểu bán dẫn có ESA
Hình 18. Hệ thống đánh lửa bán dẫn có ESA
1. ECU động cơ nhận tín hiệu từ các cảm biến khác nhau, tính toán thời điểm đánh
lửa tối ưu, và gửi tín hiệu đánh lửa tới IC đánh lửa. (ECU động cơ cũng có tác
dụng điều khiển đánh lửa sớm).
2. IC đánh lửa nhận tín hiệu đánh lửa và lập tức cho chạy dòng sơ cấp.
3. Bô bin, với dòng sơ cấp bị ngắt đột ngột, sinh ra dòng cao áp
4. Bộ chia điện sẽ phân phối dòng cao áp từ cuộn thứ cấp đến các bugi.
5. Bugi nhận dòng cao áp và đánh lửa để đốt cháy hỗn hợp hòa khí
3.3 Hệ thống đánh lửa trực tiếp
Hình 19. Hệ thống đánh lửa trực tiếp
Trong hệ thống đánh lửa trực tiếp (ĐLTT), bộ chia điện không còn được sử dụng
nữa. Thay vào đó, hệ thống ĐLTT cung cấp một bô bin cùng với một IC đánh lửa
độc lập cho mỗi xy-lanh. Vì hệ thống này không cần sử dụng bộ chia điện hoặc
dây cao áp nên nó có thể giảm tổn thất năng lượng trong khu vực cao áp và tăng
độ bền. Đồng thời nó cũng giảm đến mức tối thiểu nhiễu điện từ, bởi vì không sử
dụng tiếp điểm trong khu vực cao áp. Chức năng điều khiển thời điểm đánh lửa
được thực hiện thông qua việc sử dụng ESA (đánh lửa sớm bằng điện tử). ECU
của động cơ nhận được các tín hiệu từ các cảm biến khác nhau, tính toán thời điểm
đánh lửa, truyền tín hiệu đánh lửa đến IC đánh lửa. Thời điểm đánh lửa được tính
toán liên tục theo điều kiện của động cơ, dựa trên giá trị thời điểm đánh lửa tối öu
đã được löu giữ trong máy tính, dưới dạng một bản đồ ESA. So với điều khiển
đánh lửa cơ học của các hệ thống thông thường thì phương pháp điều khiển bằng
ESA có độ chính xác cao hơn và không cần phải đặt lại thời điểm đánh lửa. Kết
quả là hệ thống này giúp cải thiện tiết kiệm nhiên liệu và tăng công suất phát ra.
Hệ thống đánh lửa trực tiếp bao gồm các bộ phận sau đây:
Hình 20. Các thành phần của hệ thống đánh lửa trực tiếp
1. Cảm biến vị trí trục khuỷu (NE): Phát hiện góc quay trục khuỷu (tốc độ động
cơ)
2. Cảm biến vị trí của trục cam (G): Nhận biết xy lanh, kỳ và theo dõi định
thời của trục cam.
3. Cảm biến kích nổ (KNK): Phát hiện tiếng gõ của động cơ
4. Cảm biến vị trí bướm ga (VTA): Phát hiện góc mở của bướm ga
5. Cảm biến lưu lượng khí nạp (VG/PIM): Phát hiện lượng không khí nạp.
6. Cảm biến nhiệt độ nước (THW): Phát hiện nhiệt độ nước làm mát động cơ
7. Bô bin và IC đánh lửa: Đóng và ngắt dòng điện trong cuộn sơ cấp vào thời
điểm tối ưu. Gửi các tín hiệu IGF đến ECU động cơ.
8. ECU động cơ: Phát ra các tín hiệu IGT dựa trên các tín hiệu từ các cảm biến
khác nhau, và gửi tín hiệu đến bô bin có IC đánh lửa.
9. Bugi: Phát ra tia lửa điện để đốt cháy hỗn hợp hòa khí.
Hình 21. Sơ đồ nguyên lý của hệ thống đánh lửa trực tiếp
Bô bin có IC đánh lửa:
Thiết bị này bao gồm IC đánh lửa và bô bin kết hợp thành một cụm. Trước đây,
dòng điện cao áp được dẫn đến xy lanh bằng dây cao áp. Nhöng nay, thì bô bin có
thể nối trực tiếp đến bugi của từng xy lanh thông qua việc sử dụng bô bin kết hợp
với IC đánh lửa. Khoảng cách dẫn điện cao áp được rút ngắn nhờ có nối trực tiếp
bô bin với bugi, làm giảm tổn thất điện áp và nhiễu điện từ. Nhờ thế độ tin cậy của
hệ thống đánh lửa được nâng cao.
Hình 22. Bô bin kết hợp với IC đánh lửa
Sau đây là một thí dụ về vận hành dựa trên DIS của động cơ 1NZ-FE, dùng bô bin
kết hợp với IC đánh lửa.
1. ECU động cơ nhận tín hiệu từ các cảm biến khác nhau và xác định thời điểm
đánh lửa tối ưu. (ECU của động cơ cũng có tác động đến việc điều khiển đánh lửa
sớm)
2. ECU động cơ gửi tín hiệu IGT đến bô bin có IC đánh lửa. Tín hiệu IGT được
gửi đến IC đánh lửa theo thứ tự đánh lửa (1-3-4-2).
3. Cuộn đánh lửa, với dòng sơ cấp được ngắt đột ngột, sẽ sinh ra dòng cao áp.
4. Tín hiệu IGF được gửi đến ECU động cơ khi