Chương 4. Nhận dạng chi phí và lợi ích

Phân tích tài chính chỉ đề cập đến những khoản chi phí và lợi ích bằng tiền phát sinh khi thực hiện dự án, và đó là mối quan tâm chính của chủ dự án. Phân tích kinh tế còn đề cập đến những chi phí - lợi ích đứng trên quan điểm của xã hội hay tổng thể của nền kinh tế. Ngoài chi phí và lợi ích tài chính, phân tích kinh tế còn bao gồm những ngoại ứng của DA.

ppt17 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 1648 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chương 4. Nhận dạng chi phí và lợi ích, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
* Chương 4. NHẬN DẠNG CHI PHÍ VÀ LỢI ÍCH Giới thiệu Nhận dạng các khoản chi phí, lợi ích Hình thái lợi ích ròng * Giới thiệu Phân tích tài chính chỉ đề cập đến những khoản chi phí và lợi ích bằng tiền phát sinh khi thực hiện dự án, và đó là mối quan tâm chính của chủ dự án. Phân tích kinh tế còn đề cập đến những chi phí - lợi ích đứng trên quan điểm của xã hội hay tổng thể của nền kinh tế. Ngoài chi phí và lợi ích tài chính, phân tích kinh tế còn bao gồm những ngoại ứng của DA. * Giới thiệu Phân tích tài chính dựa vào mức giá thực sự mà chủ thể dự án trả cho đầu vào và nhận được từ đầu ra. Giá cả sử dụng trong phân tích kinh tế lại dựa trên chi phí cơ hội đối với xã hội. * Giới thiệu Sự khác biệt giữa giá và các luồng luân chuyển tài chính và kinh tế phản ánh mức độ một đối tượng khác trong xã hội, không phải là chủ thể dự án, được hưởng lợi ích hay gánh chịu chi phí của dự án. Ví dụ: thuế là khoản hưởng lợi của chính phủ khi chủ DA chi mua hàng hóa dịch vụ phục vụ cho DA; Ví dụ: chi phí cho sức khỏe của người dân xung quanh nhà máy xi măng không được phản ánh trong luồng chi phí tài chính của DA. * Nhận dạng các khoản chi phí và lợi ích Những khoản chi phí - lợi ích được xem xét trong phân tích kinh tế và tài chính: 1. Phân tích luồng tiền: Ước tính lượng tiền mà dự án có thể tạo ra và trừ đi lượng tiền có thể cần chi để duy trì dự án. Luồng tiền vào (cash inflow): gồm các nguồn tiền tài trợ (vốn), và doanh thu từ bán sản phẩm, Luồng tiền ra (outlays): các khoản chi tiêu bằng tiền mặt thực sự phát sinh, không gồm các chi phí khấu hao, chi phí sử dụng tài nguyên, … * 2. Chi phí chìm (sunk cost) Là những khoản chi phí phát sinh trong quá khứ mà không thể tránh khỏi. Khi phân tích một dự án, chi phí chìm bị bỏ đi vì chúng ta chỉ quan tâm đến việc thu hồi trong tương lai đối với những khoản chi phí tương lai. Do vậy, nên dừng một DA nếu thấy chi phí tương lai kỳ vọng > lợi ích tương lai kỳ vọng. Tuy nhiên cũng cần cân nhắc chi phí tháo dỡ và thu nhập từ thanh lý DA nếu phải dừng giữa chừng. * 3. Trả lãi và hoàn gốc Trả nợ - trả lãi và hoàn gốc sẽ làm phát sinh những khoản chi tiêu bằng tiền mặt, Tuy vậy, nó lại bị bỏ qua khi phân tích kinh tế và tài chính. Các DA cần được đánh giá một cách độc lập với các phương thức tài trợ. * 4. Lãi trong quá trình xây dựng Lãi không được tính trong phân tích kinh tế vì nó cũng chỉ là một khoản chuyển giao. * 5. Thanh toán chuyển giao Một số khoản thanh toán được phản ánh trong chi phí tài chính nhưng không phản ánh chi phí kinh tế, mà chỉ đơn thuần là sự chuyển giao quyền kiểm soát nguồn lực từ nhóm này sang nhóm khác trong xã hội, Ví dụ: thuế (thu nhập) là khoản chi của chủ thể DA nhưng là thu nhập của chính phủ. Trợ cấp thì ngược với thuế. Tuy nhiên, những khoản này thường được dùng để xác định “người được, kẻ mất” từ DA. * 5. Thanh toán chuyển giao Tuy nhiên không phải khoản thuế nào cũng là khoản chuyển giao, Một số loại thuế, hay phí được định gắn với việc sử dụng nguồn lực nên cũng được xem là chi phí trong phân tích kinh tế, Ví dụ: thủy lợi phí, thuế tài nguyên, … * 6. Các khoản cho tặng và đóng góp bằng hiện vật Những khoản cho, tặng thường không được phản ánh trong chi phí tài chính Nhưng các khoản này gắn liền với việc sử dụng nguồn lực trong xã hội nên được xem xét trong phân tích kinh tế. Ước định giá trị của hàng hóa và dịch vụ được cho tặng này bằng cách định giá chúng ở giá thị trường. * Một thí dụ về dự án dịch vụ hổ trợ nông nghiệp (Trung Quốc) Mục tiêu của dự án: hổ trợ nông dân tiếp cận thông tin; chuyển giao kỹ thuật; tăng cường khả năng quản lý, tiếp thị, .v.v… Cách thức thực hiện: Nông dân tự trang trải các chi phí lao động, quản lý và các khoản dự phòng. Chính phủ tài trợ chi phí điều hành dự án và thu thuế. * Bảng 3. Dự án dịch vụ hổ trợ nông nghiệp * 7. Ngoại ứng Dự án có thể có tác động tiêu cực hay tích cực đến các nhóm cụ thể trong xã hội, Tuy nhiên, chủ thể dự án không phải chịu một chi phí bằng tiền tương ứng hay không được hưởng một lợi ích bằng tiền. Những khoản này sẽ không phát sinh trong phân tích tài chính, Tuy nhiên chúng phát sinh trong phân tích kinh tế. Ví dụ: DA xây dựng nhà máy thủy điện có thể làm giảm lượng cá đánh bắt của ngư dân trong vùng DA. Đây là khoản chi phí xã hội mà ngư dân phải chịu. * 8. Thặng dư tiêu dùng Dự án có thể không những làm tăng sản lượng hàng hóa và dịch vụ mà còn làm giảm giá đối với khách hàng. Người tiêu dùng tiêu xài được nhiều hàng hóa, dịch vụ hơn ở mức giá thấp hơn nên sẽ gia tăng được thặng dư tiêu dùng. Phần thặng dư tiêu dùng tăng thêm là một lợi ích của DA trong phân tích kinh tế. * Hình 3. Đo lường thặng dư tiêu dùng A B Giâ Số lượng P1 Q2 Q1 P2 E1 E2 * Hình thái lợi ích ròng của DA Thông thường, lợi ích ròng của DA âm trong giai đoạn đầu của vòng đời DA (giai đoạn xây dựng) => cần lưu ý kế hoạch tài trợ xuyên suốt. Lợi ích ròng sẽ dương khi DA đi vào vận hành và tạo thu nhập ổn định. * Hình thái lợi ích ròng của DA Giai đoạn đầu tư Giai đoạn vận hành + - Lợi ích ròng Số năm hoạt động của DA 0
Tài liệu liên quan