Vùng biển được đặc trưng bởi cấu trúc địa chất phức tạp và sự đa
dạng các kiến trúc kiến tạo. Đặc trưng này đã khống chế quy luật sinh
thành và tích luỹ các dạng tài nguyên khoáng sản, trước tiên là dầu khí.
Với kết quả tài nguyên khoáng sản theo từng khu vực tự nhiên của Biển
Đông là: trũng nước sâu, các khối quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, thềm
lục địa.
80 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 1665 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chương 4 Tài nguyên thiên nhiên và môi trường biển Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
138
Chương 4
Tài nguyên thiên nhiên và môi trường
biển Việt Nam
4.1. Tài nguyên khoáng sản
4.1.1. Khái quát
Vùng biển được đặc trưng bởi cấu trúc địa chất phức tạp và sự đa
dạng các kiến trúc kiến tạo. Đặc trưng này đã khống chế quy luật sinh
thành và tích luỹ các dạng tài nguyên khoáng sản, trước tiên là dầu khí.
Với kết quả tài nguyên khoáng sản theo từng khu vực tự nhiên của Biển
Đông là: trũng nước sâu, các khối quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, thềm
lục địa.
Vùng trũng nước sâu (có độ sâu từ 3.000 - 4.300m nước) nằm giữa
hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa còn ít được nghiên cứu. Dựa vào cấu
trúc lớp phủ Kainozoi và bề dày trầm tích có thể dự đoán một khu vực có
tiềm năng hyđrocarbon phân bố ở phần tây nam của vùng trũng (hình 26,
27). Các dạng tài nguyên khác chưa phát hiện được. Theo tiền đề kiến trúc
có thể dự đoán về các biểu hiện của quặng mangan dạng kết hạch ở đáy
trũng. Tiềm năng khoáng sản của các quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa
bước đầu được đánh giá. Các tài liệu hiện có cho thấy khả năng tích luỹ
dầu khí đáng kể trong các bồn trũng Đệ tam của quần đảo Hoàng Sa. Trữ
lượng tiềm năng có thể đạt đến hàng tỉ thùng (Barels) dầu mỏ (1 tấn =
6,304 barels). Từ giữa thập kỉ 50 của thế kỉ này đã phát hiện phosphorit-
guano (phân chim) làm nguyên liệu phân bón trên các đảo Hoàng Sa
(Saurin, 1955). Kết quả khảo sát của Công ty Kỹ nghệ Phân bón Việt Nam
(1973) cho thấy có sự phân bố khá rộng rãi tài nguyên này trên nhiều đảo,
với trữ lượng tập trung đáng kể ở các đảo Hữu Nhật, Quang ánh, Hoàng
Sa, Quang Hoà Tây, Quang Hoà Đông, Phú Lâm, Linh Côn. Dự tính tổng
trữ lượng đạt được 6,6 triệu tấn, trong đó trên đảo Hữu Nhật có 1,4 triệu
tấn, Đảo Quang ánh 1,2 triệu tấn và đảo Hoàng Sa 1 triệu tấn. Một phần
lớn trữ lượng kể trên đã bị khai thác từ khi Trung Quốc chiếm đóng trái
phép quần đảo này (1974).
139
Trên quần đảo Trường Sa cũng đã bị phát hiện thấy dấu hiệu của
dầu khí và phosphorit-guano. Căn cứ vào cấu trúc và bề dày trầm tích của
lớp phủ Kainozoi ở đấy, có thể dự đoán được một số kiến trúc có tiềm năng
chứa dầu khí (hình 26, 27). Kết quả khoan thăm dò vùng Reed-Bank đã
phát hiện được các biểu hiện chủ yếu là khí thiên nhiên trong các trầm
tích đá vôi ám tiêu có khoảng tuổi Oligoxen - Đệ Tứ.
Tiềm năng tài nguyên khoáng lớn nhất biết được hiện nay của Biển
Đông tập trung chủ yếu trong phạm vi các thềm lục địa bao quanh thuộc
địa phận của các nước Trung Quốc, Việt Nam, Campuchia, Thái Lan,
Malaysia, Indonesia, Brurney và Philippin. Nổi bật lên hàng đầu là trữ
lượng lớn về dầu mỏ và khí đốt, tiếp đến là các loại sa khoáng ven biển và
biển, ở nhiều nơi đạt trữ lượng lớn.
4.1.2. Tài nguyên dầu mỏ và khí thiên nhiên
Bức tranh toàn cảnh về tiềm năng dầu khí của thềm lục địa Biển
Đông (kể cả eo biển Đài Loan, vịnh Bắc Bộ, vịnh Thái Lan và thềm Sunda)
được trình bày trên hình 26 (thành lập theo tài liệu của ESCAP, 1987).
Vùng vịnh Bắc Bộ có tiềm năng tập trung vào bể Sông Hồng, bể
Yiangchai, và Tây Lôi Châu (hay Lôi Châu - Bạch Long Vĩ). Kết quả
khoan khảo sát trên địa phận Trung Quốc đã phát hiện được biểu hiện dầu
khí. Mức tiềm năng được xếp vào loại cao về dầu mỏ, khí đốt đã được khai
thác.
Trên thềm lục địa Đông Nam Việt Nam từ lâu đã biết hai bể dầu khí
Cửu Long và Nam Côn Sơn. Những kết quả nghiên cứu thăm dò cho phép
khẳng định tiềm năng lớn của hai bể này. Trữ lượng công nghiệp đã đánh
giá ở trũng Cửu Long (mỏ Bạch Hổ và Rồng) là đối tượng khai thác dầu
mỏ của nước ta trong nhiều năm trước mắt.
Trên cơ sở tổng hợp tài liệu địa chất - địa vật lý, có thể hình dung
việc phân định các khu vực của thềm lục địa Việt Nam thành 5 mức về tiềm
năng dầu khí là : triển vọng cao, triển vọng (trung bình), triển vọng thấp,
chưa rõ triển vọng và không triển vọng (Hồ Đắc Hoài, 1990).
Thuộc mức triển vọng cao là các đới nâng Rồng, Bạch Hổ, Cửu
Long, Trần Tân và phần bao quanh (thuộc bồn trũng Cửu Long) và các đới
nâng Dừa, Mãng Cầu (thuộc bồn trũng Nam Côn Sơn). Thuộc mức triển
140
vọng có thể kể đến miền võng Hà Nội, đơn nghiêng phân dị Huế (cánh tây
nam của bồn trũng Sông Hồng), phần đông bắc lô 16, 17 với các cấu tạo
nổi tiếng là Tam Đảo, Bà Đen (bồn trũng Cửu Long) và các trũng phía bắc
của cấu tạo Dừa và Mãng Cầu (bồn trũng Nam Côn Sơn) và đới Hoàng Sa.
Xếp vào mức triển vọng thấp và phía tây của bồn trũng Cửu Long và đơn
nghiêng phân dị phía tây của bồn trũng Nam Côn Sơn.
Các cấu tạo như đơn nghiêng Thanh Nghệ, lõm sụt Quảng Ngãi,
Trũng trung tâm của bể Sông Hồng, các đới nâng Bạch Long Vĩ, Tây Bắc
Hoàng Sa, Phan Rang và Phú Quốc được xếp vào mức chưa rõ triển vọng.
Xếp vào mức không triển vọng là các diện tích còn lại của thềm lục
địa.
Cần nhận xét rằng do mức độ nghiên cứu chưa đồng đều và nhiều
vấn đề còn chưa được nhận thức đầy đủ nên việc phân chia trên chỉ là
bước đầu.
Trên phạm vi thềm lục địa Nam Trung Quốc có phân bố các bể chứa
dầu khí như : cửa sông Châu Giang, vịnh Quảng Châu và Đông Nam Hải
Nam, tất cả đều được dự đoán có tiềm năng thuộc mức cao về dầu mỏ. Một
số lỗ khoan đã phát hiện được lưu lượng dầu công nghiệp.
Trên địa phận vịnh Thái Lan phân bố hai bể dầu khí lớn là Pattani
và Malay với rất nhiều mỏ lớn và hai mỏ cực lớn về dầu và khí đã phát hiện
và đang khai thác. Bể Pattani thuộc về Thái Lan, bao quanh nó còn có các
bể vệ tinh như Chuaphan, West Kra, Panjang. Tổng trữ lượng khí thiên
nhiên của khu vực này đạt đến 8,8 nghìn tỉ feet khối (số liệu 2/1995). Các
mỏ nổi tiếng nhất của bề này là Satun 56 tỉ feet khối (số liệu 2/1995, "B"
(44 tỉ m3 khí) và Evaran (18 tỉ m3 khí).
Bể Malay nằm về phía đông nam của bể Pattani và có các bể vệ tinh
là Peniu ở phía nam và Tây Natuna ở phía đông. Trên phạm vi của bể đã
phát hiện 10 mỏ dầu, 11 mỏ dầu khí và 9 mỏ khí. Các tầng sản phẩm nằm ở
độ sâu 1-2,2 km trong các đá tuổi Mioxen. Đã phát hiện được hàng chục
mỏ khí đốt trong đó có hai mỏ lớn với trữ lượng hơn 100 tỉ m3 mỗi mỏ và 12
mỏ vừa với trữ lượng 10 - 100 tỉ m3. Các mỏ tập trung về phía đông nam
của bể, nơi phát hiện được 4 mỏ dầu với trữ lượng từ vài chục đến 100 triệu
tấn dầu vào 10 mỏ vừa với trữ lượng mỗi mỏ dưới 10 triệu tấn dầu.
141
Tiềm năng lớn về dầu khí tàng trữ trong lòng đất của thềm lục địa
Calimantan (Borneo) và tập trung trong lưu vực hai bể trầm tích lớn là
Sarawak và Bruney- Sabah. Bề Sarawak có tiềm năng lớn về khí thiên
nhiên. ở đây đã phát hiện được 22 mỏ khí, trong đó có 8 mỏ có trữ lượng
từ 10 đến 100 tỉ m3 và mỏ dầu khí quy mô nhỏ (trữ lượng từ 1-10 triệu tấn).
Phần lớn diện tích của bể tiếp tục kéo dài về phía bắc ra ngoài phạm vi
thềm lục địa giáp với sườn phía nam của quần đảo Trường Sa. Bề dày trầm
tích ở bể này đạt trên 9.000m. Tiềm năng dầu khí chưa được đánh giá.
Toàn bộ trữ lượng dầu khí của Bruney Daesalam và phần lớn của
Sabah (Malaysia) tập trung trong bể Bruney Sabah (hay North West
Sabah). ở đây đã phát hiện được hơn 30 mỏ, trong đó có mỏ Seria có trữ
lượng lớn (140 triệu tấn) và 4 mỏ khác có trữ lượng từ 10 - 100 triệu tấn.
Những nghiên cứu địa vật lý gần đây cho thấy khả năng phát hiện các trữ
lượng đáng kể ở phần phía bắc của bể này là hoàn toàn hiện thực, nhất là
trong các thành tạo kiểu đá vôi ám tiêu. Điều này cho phép suy luận rộng
ra cho phần phía nam của vùng biển quần đảo Trường Sa kế cận.
Một trong những nơi tập trung dầu khí của Philippin phát hiện được
ở vùng thềm lục địa Đông Bắc Palawan và phần phía tây của bể trung tâm
Luzon phân bố ở thềm lục địa hẹp phía tây đảo Luzon. Trong phạm vi bể
Đông Bắc Palawan, dầu khí tập trung trong các tầng đá vôi ám tiêu.
Những tài liệu trình bày trên đây là cơ sở cho nhận định khá thống
nhất của nhiều nhà nghiên cứu và các tổ chức quốc tế về tiềm năng dầu khí
lớn của lưu vực Biển Đông.
4.13. Khoáng sản sa khoáng ven biển Việt Nam
Sa khoáng ven biển Việt Nam đã được chú ý đến từ những năm 60
của thế kỷ này. Các báo cáo đáng lưu ý : "Inmenit Bình Ngọc" (Lê Văn
Bảy, 1962), "Kết quả công tác xạ hàng không ven bờ vịnh Bắc Bộ"
(Grôsdy và nnk, 1963), "Báo cáo tìm kiếm cát trắng Văn Hải" (Nguyễn
Đình Thiên, 1977), "Báo cáo thăm dò tỉ mỉ cát trắng Cam Ranh"(Nguyễn
Đình Thiên, 1982). Đặc biệt gần đây có các báo cáo mang tính tổng hợp hệ
thống cao hơn như "Đặc điểm địa chất và triển vọng khoáng sản titan sa
khoáng ven biển Việt Nam" (Nguyễn Kim Hoàn và nnk, 1981). "Báo cáo
tìm kiếm cát trắng ven biển Hòn Gốm - Vũng Tàu tỷ lệ1 : 200.000"
142
(Nguyễn Viết Thắm, 1984), "Địa chất và khoáng sản rắn ven biển Việt
Nam" (Nguyễn Viết Thắm, 1984), "Địa chất và khoáng sản rắn ven biển
Việt Nam" (Nguyễn Biểu, Nguyễn Kim Hoàn, 1985), và một số báo cáo tìm
kiếm tỉ mỉ, thăm dò các mỏ sa khoáng titan-zircon-đất hiếm ven biển thuộc
loại lớn như mỏ Cát Khánh (Degi) - tỉnh Nghĩa Bình, mỏ Hàm Tân - tỉnh
Bình Thuận, mỏ Kr Song - tỉnh Thừa Thiên - Huế ...
Trước ngày giải phóng miền Nam, khoáng vật nặng trong cát ven
biển ở phía nam (từ vĩ tuyến 17 trở vào) đã được khảo sát sơ bộ bởi các nhà
địa chất Việt Nam và Australia. Đã có một số bài báo đăng trong "Địa chất
khảo lục miền Nam Việt Nam" của Noaks, Nguyễn Tấn Thi và nnk (1970-
1974) về cát nặng, cát đen ở một số điểm quặng mỏ cụ thể như : Huế, Vĩnh
Nữ, Bình Thuận ... Các tài liệu này chỉ mô tả một cách sơ lược thành phần
khoáng vật có ích, tính trữ lượng dự báo của quặng trên cơ sở một số lỗ
khoan đơn lẻ, nên chúng chỉ được coi là những mô tả cho các điểm quặng
sa khoáng, chưa có các mô tả địa chất cần thiết và việc khoanh định thân
quặng theo chỉ tiêu công nghiệp quy định đối với khảo sát, đánh giá mỏ.
Các kết quả nghiên cứu, tìm kiếm thăm dò cho thấy trong cát ven
biển Việt Nam có chứa nhiều khoáng sản có ích dưới dạng sa khoáng.
Quặng sa khoáng có giá trị nhất ở ven biển Việt Nam là : quặng titan
(inmenit, rutin. leucoxen, quataz...), quặng zirconi (zircon), cát thuỷ tinh
(thạch anh), thứ yếu là : quặng đất hiếm phóng xạ (monoazit, xenotin,
zirtholit, uraninit ...), quặng thiếc (caxitêrit) và vàng tự sinh. Ngoài ra còn
một số loại khoáng sản khác có thể khai thác, sử dụng kèm khi khai thác
các loại khoáng sản trên như grơnat, disten, epidot ...
Quặng titan - zirconi - đất hiếm
Các loại quặng này luôn đi cùng nhau. Nhân dân thường gọi là "cát
đen" do màu đen của khoáng vật inmenit chiếm chủ yếu. Chúng phân bố
suốt dọc ven biển Việt Nam từ Móng Cái đến Hà Tiên. Nhưng các mỏ có
giá trị công nghiệp lớn, trung bình ... tập trung trong đoạn ven biển Trung
Bộ : từ Sầm Sơn đến Vũng Tàu (hình 28).
Dựa theo chỉ tiêu phân loại mỏ titan công nghiệp của I.I.Maluxev, có
thể phân chia các mỏ inmenit - zirconi - đất hiếm ven biển Việt Nam ra các
cỡ mỏ như sau :
143
2 vùng mỏ và mỏ cỡ lớn (trữ lượng 500 ngàn tấn titan) là vùng mỏ Cát
Khánh (bao gồm Cát Khánh, Mỹ Tho), mỏ Hàm Tân.
7 vùng mỏ và mỏ cỡ trung bình (trữ lượng = 50 -:- 500 ngàn tấn titan)
là: vùng mỏ Thuận An (bao gồm Quảng Ngạn, Kẻ Song, Vĩnh Nữ), mỏ
Kỳ Anh, Mũi Né, Hòn Gốm, Cẩm Hoà, Kỳ Ninh và mỏ Chùng Găng.
Hình 26. Sơ đồ tiềm năng dầu khí lưu vực Biển Đông
(Theo tài liệu của ESCAPE, 1987)
Các mức triển vọng về dầu:
1- Cao (10-100 tỉ barrels)
2- Khá (1-10 tỉ barrels)
3- Kém (0,1-1,0 tỉ barrels)
Các mức triển vọng về khí
4- Cao (10-100 nghìn tỉ feet khối)
5- Khá (1-10 nghìn tỉ feet khối)
6- Kém (0,1-1,0 nghìn tỉ feet khối)
144
7- Chưa rõ tiềm năng
6 mỏ cơ nhỏ (trữ lượng = 25 -:- 50 ngàn tấn titan) là Nam Hàm Tân,
Cẩm Nhượng, Đồng Xuân, Cửa Hội, Quảng Xương, Long Hải. Nhiều
điểm quặng (trữ lượng < 25 ngàn tấn titan) có ý nghĩa công nghiệp địa
phương. Trong đó nên lưu ý đến 3 điểm: Thiện ái, Bình Ngọc, Vĩnh
Thái (có trữ lượng từ 10-22 ngàn tấn titan). Tổng trữ lượng quạng titan -
zirconi - đất hiếm sa khoáng ven biển Việt Nam đã tính được là (tính
theo khoáng vật).
- Quặng titan : 8.421.126 tấn.
- Quặng zirconi : 846.451 tấn.
- Quặng đất hiếm : 36.873 tấn.
Đây là trữ lượng tính đến 1985. Từ đó đến nay, một số mỏ đã được
khảo sát chi tiết hơn (tìm kiếm tỉ mỉ hoặc thăm dò) như mỏ Hàm Tân, Kẻ
Song ... Kết quả khảo sát chi tiết đều cho số lượng trữ lượng lớn hơn trước.
Vì khi khảo sát chi tiết thường khống chế được chiều dày thân quặng tốt
hơn khi khảo sát sơ bộ, nên trữ lượng titan - zirconi - đất hiếm sa khoáng
ven biển thực tế chắc chắn sẽ lớn hơn số lượng nêu trên khoảng vài triệu
tấn đối với quặng titan, vài trăm ngàn tấn đối với quặng zirconi và vài chục
ngàn tấn đối với quặng đất hiếm. Đa số các thân quặng này đều nằm lộ
thiên, số rất ít nằm chôn vùi trong cát ven biển (một số thân quặng ở Mũi
Né, Hàm Tân ...). Chiều dày trung bình của thân quặng dao động trong
khoảng 1m - 1,8m, số ít 0,6 - 0.8m, đặc biệt có thể đạt tới 6-8 m (ở mỏ Kẻ
Sung, Cát Khánh...). Hầu hết các thân quặng đều nằm trong trầm tích bãi
biển hiện đại và trầm tích biển - gió (dãy đụn cát ven biển). Tuổi của sa
khoáng chủ yếu là Holoxen giữa (Q 3IV ) ít hơn Holoxen giữa - muộn (Q
32
IV )
và Holoxen (Q 32IV ).Trong trầm tích Pleistoxen giữa muộn (cát đỏ Phan
Thiết) cũng có chứa các thân quặng có hàm lượng thấp. Hàm lượng của
mỗi loại quặng thay đổi ở từng mỏ riêng biệt. Căn cứ vào hàm lượng của
quặng titan và quặng zirconi, phân chia ra hai nhóm mở
145
Nhóm mỏ sa khoáng titan : bao gồm các mỏ chỉ có hàm lượng
quặng titan đạt giá trị công nghiệp.
Nhóm mỏ sa khoáng titan - zirconi : bao gồm các mỏ có hàm
lượng của cả hai loại quặng titan và zirconi đạt giá trị công
nghiệp. (bảng 4.1). Quặng đất hiếm không đạt hàm lượng công
nghiệp ở bất cứ mỏ nào, nên chưa được coi là quặng đi kèm. Dựa
vào kết quả khảo sát thực địa và phân tích trong phòng nhận hấy
tuy có sự thay đổi về số lượng, chất lượng của các loại quặng
trong từng mỏ cụ thể, nhưng nhìn chung các khoáng vật quặng
titan, zirconi và đất hiếm luôn đi cùng nhau trong sa khoáng ven
biển Việt Nam, tạo nên các mỏ thuộc loại hình sa khoáng tổng
hợp inmenit-rutin-zirconi-monozit ven biển, có tuổi chủ yếu là
Holoxen muộn (Q 3IV ). Đây là loại hình mỏ sa khoáng ven biển rất
phổ biến trên thế giới, như : Australia, Mỹ ấn Độ, Liên Xô cũ ...
chiếm đa số tổng trữ lượng quặng titan-zirconi đang được khai
thác, sử dụng.
146
Hình 27. Các bể trầm tích Đệ Tam
147
148
Hình 28. Sơ đồ phân bố khoáng sản sa khoáng ven biển Việt Nam
149
(Theo Nguyễn Kim Hoàn và nnk, 1991)
Sau đây là một số nét đặc trưng của các loại quặng nêu trên :
Quặng titan: quặng titan sa khoáng ven biển Việt
Nam có thành phần chủ yếu là inmenit, thứ yếu là
Leucoxen, rutin, anataz và brukít Inmenit chiếm đa số
tuyết đối trong tất cả các mỏ. Leucoxen, rutin va anataz
có mặt trong hầu hết các mỏ, nhưng hàm lượng thấp;
Leucoxen có hàm lượng đáng kể 40 kg/m3, rutin có hàm
lượng cao nhất tới 4-5 kg/m3 còn lại chỉ trong khoảng 1-3
kg/m3 ; anataz chỉ tính được bằng kg/m3, hoặc chỉ có ít hạt
trong mẫu. Hàm lượng trung bình quặng titan trong tất
cả các mỏ đều đạt loại giàu đến rất giàu trong khoảng 50-
100 kg/m3, trừ mỏ Kẻ Sung là loại trung bình. Kích
thước độ hạt của khoáng vật quặng titan đa số trong
khoàng 0,10-0,30 mm, số ít : 0,.30 - 0,45 mm hoặc 0,05 - 0,10 mm.
Chất lượng quặng titan thuộc loại tốt, chất có hại (Ca203)
thấp ...
Trong những năm gần đây, quặng titan ven biển Việt Nam đã đáp
ứng được yêu cầu công nghệ của nhiều ngành công nghiệp trong nước
như: sản xuất que hàn điện, chế tạo TiO2 nhân tạo, luyện ferotitan ... Bước
đầu đã xuất khẩu, nhưng số lượng còn ít.
Quặng zircont: quặng Zirconi có mặt trong sa
khoáng ven biển ở dạng khoáng vật zircon. Nói chung
zircon có hàm lượng khá cao trong sa khoáng ven biển
Việt Nam. ở bất cứ nơi nào zircon đều có thể khai thác
cùng với quặng titan. Cần lưu ý rằng ở nhiều mỏ, chỉ tính
150
riêng zircon cũng đạt hàm lượng công nghiệp. Hàm lượng
zircon trung bình trong các mỏ là 3 -:- 19,5 kg/m3. Các mỏ
có hàm lượng zircon cao là Kỳ Khang, Kỳ Ninh, Quảng Ngãi,
Hàm Tân ... (12 -:- 26 kg/m3). Kích thước độ hạt của zircon
thường nhỏ hơn khoáng vật titan, ở đa số các mỏ biến đổi
trong khoảng 0,10 - 0,20mm, số ít bằng 0,05 -:- 0,10 mm và 0,20 -
:- 30mm. Tính quặng zicon ven biển Việt Nam hiện nay đã
được sử dụng trong một số công nghiệp đồ sứ, gạch men
... đạt chất lượng tốt.
Quặng đất hiếm: quặng đất hiếm phóng xạ (Ce,La, Th, Y, U...) được
biểu hiện ở dạng các khoáng vật : monazit, xenotim, zirtholit, uraninit ...
Monazit vào xenotim có độ phổ biến cao, có mặt ở hầu hết các mỏ, nhưng
hàm lượng thấp, thường trong khoảng 1Kg/m3. Zirtholit gặp ở nhiều mỏ,
còn
Bảng 4. 1 : Trữ lượng và chất lượng cát thuỷ tinh ven biển Việt Nam.
Cỡ mỏ Số thứ
tự
Tên mỏ Trữ lượng
(ngàn
tấn)
Chất lượng
1 Phan Rí 288.382 Thuỷ tinh dân dụng
2 Hồng Sơn 40.973 Thuỷ tinh dân dụng
3 Bình Châu 40.231 Thuỷ tinh dân dụng
4 Thuỷ Triều 34.301 Loại I khoảng 25%
Cam ranh Loại II khoảng 75%
Thuỷ tinh dân dụng
5 Phan Ri Thanh 28.515 Thuỷ tinh dân dụng
6 Long Nhơn 22.912 Thuỷ tinh dân dụng
Lớn
7 Chụm Galưng 22.856 Thuỷ tinh dân dụng
151
8 Dinh Thày 20.708 Thuỷ tinh dân dụng
9 Cấy Táo 20.527 Thuỷ tinh dân dụng
10 Hàm Tân 16.264 Thuỷ tinh dân dụng
11 Long Thịnh 12.924 Thuỷ tinh dân dụng
12 Cam Hải 11.169 Thuỷ tinh dân dụng
13 Nam Ô 6.827 Thuỷ tinh dân dụng
14 Thành Tín 5.780 Thuỷ tinh dân dụng
15 Vân Hải 5.621 Thuỷ tinh dân dụng
16 Tân Thắng 4.138 Thuỷ tinh dân dụng
Trung
bình
17 Nam Phan Thiết Thuỷ tinh dân dụng
Tổng cộng 583.935
Ghi chú :
Loại I : Cát pha lê .
Loại II : Cát quang học
Theo tài liệu của Nguyễn Đình Thiêm, 1977. Lê Đức Cường , 1981. Nguyễn
Viết Thắm và nnk, 1984.
Uraninit mới gặp vài hạt ở Hàm Tân, Văn Lý , cần nghiên
cứu tiếp. Từ những kết quả nghiên cứu bước đầu về đặc
điểm khoáng vật học của inmenit, rutin, zircon trong sa
khoáng ven biển Việt Nam, cộng với các tài liệu nghiên
cứu về đặc điểm địa hoá, địa mạo, macma, các vành phân
tán khoáng vật nặng ... có liên quan, nhận thấy các
khoáng vật nặng tạo thành các mỏ sa khoáng ven biển có
tính đa nguồn gốc. Chúng là sản phẩm bền vững trong
quá trình phong hoá học từ vỏ phong hoá của nhiều loại
đá khác nhau (macma axit, trung tính, bazơ, biến chất,
trầm tích...), từ trong lục địa đưa ra ven biển, sau đó chịu
152
tác động của động lực biển và gió, tái trầm tích, nâng cao
hàm lượng, tập trung tạo nên các mỏ sa khóang titan -
zirconi-đất hiếm ven biển hiện tại.
Cát thuỷ tinh: cát thuỷ tinh là một trong những sa
khoáng chủ yếu của ven biển Việt Nam. Chúng phân bố rải
rác dọc bờ biển từ bắc đến nam, có mỏ ở ngoài đảo như
Vân Hải (tỉnh Quảng Ninh). Hầu hết các mỏ cỡ lớn tập
trung trong đoạn ven biển Nam Trung Bộ từ Cam Ranh đến
Bình Châu (hình 28).
Đến nay đã có 17 mỏ cát thuỷ tinh ven biển được tìm kiếm, thăm dò.
Tổng trữ lượng là : 583.935 ngàn tấn (Bảng 4.1). Ngoài ra còn một số mỏ như
Chu Lai, Tam Quan, Sa Huỳnh .,..) có triển vọng tốt, nhưng chưa được đánh
giá.
ở đa số các mỏ ven biển, cát thuỷ tinh có chất lượng làm thuỷ tinh dân
dụng. Chỉ riêng ở mỏ Cam Ranh, Vân Hải... cát có chất lượng cao (đủ tiêu
chuẩn cát pha lê, cát dụng cụ quang học ...).
Quặng thiếc: theo tài liệu của Liên đoàn Bản đồ (1978) và Liên đoàn
Địa chất 6 (1983), thiếc sa khoáng ven biển được biểu hiện ở hai vành
phân tán caxiterit Du Long - Ma Ti (Thuận Hải) và Bắc Tuy Hoà (Phú
Yên). Hàm lượng caxiterit ở Du Long, Ma Ti biến đổi từ vài chục đến gần
200 g/m3. ở Bắc Tuy Hòa trong khoảng vài g/m3 đến vài chục g/m3.
Caxiterit trong trầm tích lòng sông suối và thềm bậc I. nhưng không tạo
thành sa khoáng có giá trị công nghiệp cao. Caxiterit ở đây thường đi kèm
với khoáng vật nặng zircon, rutin, leucoxen, zirtholit, vonframit, monazit ....
Gần sa khoáng Du Long - MaTi, đã phát hiện được thiếc gốc có liên quan
với gr