Chương 4 Tính giá đối tượng kế toán

Về mặt hạch toán: Giúp phản ánh và xác định những chỉ tiêu tổng hợp làm cơ sở cho việc phân tích phục vụ công tác quản lý. Về mặt quản lý nội bộ: Giúp phản ánh và xác định các chỉ tiêu nội bộ làm cơ sở cho việc đánh giá hiệu quả hoạt động của từng bộ phận Về mặt kiểm soát bằng đồng tiền: Kiểm soát toàn bộ tình hình tài chính của doanh nghiệp.

ppt12 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 1880 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chương 4 Tính giá đối tượng kế toán, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 4 TÍNH GIÁ ĐỐI TƯỢNG KẾ TOÁN 1. Khái niệm Tính giá là phương pháp kế toán sử dụng thước đo tiền tệ để xác định giá trị của tài sản nhằm ghi sổ kế toán theo những nguyên tắc nhất định. 2. Ý NGHĨA Về mặt hạch toán: Giúp phản ánh và xác định những chỉ tiêu tổng hợp làm cơ sở cho việc phân tích phục vụ công tác quản lý. Về mặt quản lý nội bộ: Giúp phản ánh và xác định các chỉ tiêu nội bộ làm cơ sở cho việc đánh giá hiệu quả hoạt động của từng bộ phận Về mặt kiểm soát bằng đồng tiền: Kiểm soát toàn bộ tình hình tài chính của doanh nghiệp. 3.Các nguyên tắc ảnh hưởng đến việc tính giá Nguyên tắc giá gốc: Giá trị tài sản phải được tính theo giá gốc bao gồm các chi phí mua, lắp ráp chế biến, các chi phí khác phát sinh để đưa tài sản, vật tư, hàng hóa đó vào trạng thái sẵn sàng sử dụng. 3.Các nguyên tắc ảnh hưởng đến việc tính giá Hoạt động liên tục Nhất quán Thận trọng 4.Các nhân tố ảnh hưởng đến việc tính giá Ảnh hưởng của mức giá chung thay đổi: Theo nguyên tắc thận trọng, tài sản có thể phải đánh giá theo giá thấp hơn giữa giá vốn và giá thị trường khi mức giá chung thay đổi. Yêu cầu quản lý nội bộ 5. Nội dung tính giá TSCĐ hữu hình TSCĐHH mua sắm tính giá theo nguyên giá: Nguyên giá = Giá mua thực tế + Chi phí liên quan trực tiếp đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng. 5. Nội dung tính giá Hàng tồn kho a) Xác định giá trị hàng tồn kho (đầu vào) Hàng tồn kho được tính theo giá gốc. Giá gốc =Chi phí mua + CP chế biến + các CP liên quan trực tiếp khác để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại. 5. Nội dung tính giá b) Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho Việc tính giá hàng tồn kho được áp dụng theo một trong các phương pháp sau: - Phương pháp tính theo giá đích danh - Phương pháp bình quân gia quyền: Giá trị của từng loại hàng tồn kho được tính theo giá trị trung bình. Giá trị trung bình có thể được tính theo thời kỳ hoặc vào mỗi khi nhập một lô hàng về. 5. Nội dung tính giá Phương pháp nhập trước, xuất trước: Aùp dụng dựa trên giả định là hàng tồn kho được mua trước hay sản xuất trước thì được xuất trước, giá trị hàng xuất được tính theo giá của hàng nhập ở thời điểm đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ, giá trị hàng tồn cuối kỳ tính theo giá của hàng nhập cuối kỳ hoặc gần cuối kỳ. 5. Nội dung tính giá Phương pháp nhập sau, xuất trước: Aùp dụng dựa trên giả định là hàng tồn kho được mua sau hay sản xuất sau thì được xuất trước.giá trị hàng xuất được tính theo giá của hàng nhập ở thời điểm cuối kỳ hoặc gần cuối kỳ, giá trị hàng tồn cuối kỳ tính theo giá của hàng nhập đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ. 6. Vận dụng các phương pháp tính giá Phương pháp đích danh: Áp dụng cho DN kinh doanh các mặt hàng qúy hiếm, cồng kềnh có giá trị cao. Phương pháp bình quân gia quyền Áp dụng cho DN kinh doanh nhiều mặt hàng, sử dụng nhiều loại nguyên vật liệu, cùng một loại hàng có nhiều giá khác nhau nhưng chênh lệch không đáng kể Vận dụng các phương pháp tính giá NHẬP TRƯỚC XUẤT TRƯỚC Áp dụng khi giá cả có xu hướng giảm NHẬP SAU XUẤT TRƯỚC Áp dụng khi giá cả có xu hướng tăng
Tài liệu liên quan