Chương 5: Bảo mật và an ninh trong thương mại điện tử

Hackers và Crackers:  Hackers thuật ngữ để chỉ người lập trình tìm cách xâm nhập trái phép vào các máy tính và mạng máy tính.  Crackers là người tìm cách bẻ khoá để xâm nhập trái phép vào máy tính hay các chương trình.

pdf26 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2349 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chương 5: Bảo mật và an ninh trong thương mại điện tử, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 5: BẢO MẬT VÀ AN NINH TRONG TMĐT THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ BẢO MẬT VÀ AN NINH TMĐT 1 2 3 Những nguy cơ đe doạ an ninh TMĐT Vấn đề bảo mật trong Thương mại điện tử Giải pháp bảo vệ an ninh TMĐT Những nguy cơ đe doạ an ninh TMĐT Những nguy cơ đe doạ an ninh TMĐT  Hackers và Crackers:  Hackers thuật ngữ để chỉ người lập trình tìm cách xâm nhập trái phép vào các máy tính và mạng máy tính.  Crackers là người tìm cách bẻ khoá để xâm nhập trái phép vào máy tính hay các chương trình.  Gian lận thẻ tín dụng:  Trong thương mại truyền thống, gian lận thẻ tín dụng có thể xảy ra như: thẻ tín dụng bị mất, bị đánh cắp, các thông tin về số thẻ, mã PIN, các thông tin về khách hàng bị tiết lộ và sử dụng bất hợp pháp.  Trong TMĐT các hành vi gian lận phức tạp hơn như bị đánh cắp thông tin liên quan đến thẻ hoặc thông tin giao dịch. Những nguy cơ đe doạ an ninh TMĐT  Lừa đảo:  Lừa đảo trong TMĐT là việc hackers sử dụng các địa chỉ thư điện tử giả hoặc mạo danh một người nào đó nhằm thực hiện hành động phi pháp.  Sự lừa đảo cũng có thể liên quan đến việc thay đổi hoặc làm chệch hướng các liên kết web đến một địa chỉ web giả mạo. Những nguy cơ đe doạ an ninh TMĐT Các loại tấn công trên mạng:  Tấn công kỹ thuật là tấn công bằng phần mềm do các chuyên gia có kiến thức hệ thống giỏi thực hiện.  Tấn công không kỹ thuật là việc tìm cách lừa để lấy được thông tin nhạy cảm.  Tấn công làm từ chối phục vụ (Denial-of-service -DoS attack) là sử dụng phần mềm đặc biệt liên tục gửi đến máy tính mục tiêu làm nó bị quá tải, không thể phục vụ được. Những nguy cơ đe doạ an ninh TMĐT Các loại tấn công trên mạng  Phân tán cuộc tấn công làm từ chối phục vụ (Distributed denial of service (DDoS) attack) là sự tấn công làm từ chối phục vụ trong đó kẻ tấn công có quyền truy cập bất hợp pháp vào nhiều máy trên mạng để gửi số liệu giả đến mục tiêu.  Spam (thư rác): mỗi ngày có thể nhận vài chục, đến vài trăm thư rác  Virus là một chương trình máy tính có khả năng tự nhân bản và lan tỏa: chiếm tài nguyên, tốc độ xử lý máy tính chậm đi, có thể xóa file, format lại ổ cứng,…  Sâu máy tính (worms): sâu máy tính khác với virus ở chỗ sâu không thâm nhập vào file mà thâm nhập vào hệ thống. Những nguy cơ đe doạ an ninh TMĐT Tấn công DDoS Vấn đề bảo mật đặt ra trong TMĐT  Từ góc độ người sử dụng:  Làm sao biết được Web server được sở hữu bởi một doanh nghiệp hợp pháp?  Làm sao biết được trang web này không chứa đựng những nội dung hay mã chương trình nguy hiểm?  Làm sao biết được Web server không lấy thông tin của mình cung cấp cho bên thứ 3 Vấn đề bảo mật đặt ra trong TMĐT  Từ góc độ doanh nghiệp:  Làm sao biết được người sử dụng không có ý định phá hoại hoặc làm thay đổi nội dung của trang web?  Làm sao biết được làm gián đoạn hoạt động của server.  Từ cả hai phía:  Làm sao biết được không bị nghe trộm trên mạng?  Làm sao biết được thông tin từ máy chủ đến user không bị thay đổi? Một số khái niệm về an toàn bảo mật  Quyền được phép (Authorization): Quá trình đảm bảo cho người có quyền này được truy cập vào một số tài nguyên của mạng  Xác thực (Authentication): Quá trình xác thực một thực thể xem họ khai báo với cơ quan xác thực họ là ai.  Sự riêng tư (Confidentiality/privacy) là bảo vệ thông tin mua bán của người tiêu dùng  Tính toàn vẹn (Integrity): Khả năng bảo vệ dữ liệu không bị thay đổi  Không thoái thác (Nonrepudiation): Khả năng không thể từ chối các giao dịch đã thực hiện. Giải pháp bảo vệ an ninh TMĐT 1. Kỹ thuật mã hóa thông tin 2. Chữ ký điện tử 3. Chứng thực điện tử 4. Bức tường lửa Cơ chế mã hóa thông tin  Mã hóa là quá trình trộn văn bản với khóa (key) tạo thành văn bản không thể đọc được trên mạng  Khi nhận được, người ta dùng khóa giải mã thành bản gốc  Mã hóa và giải mã gồm 4 phần cơ bản: 1. Văn bản nhập vào – Plaintext 2. Thuật toán mã hóa – Encryption 3. Văn bản đã mã – Ciphertext 4. Giải mã – Decryption Hai phương pháp mã hóa phổ biến 1. Phương pháp mã đối xứng (khoá riêng) TĐ đã được mã hoá Người gửi A Đơn đặt hàng TĐ đã được mã hoá Người nhận B Đơn đặt hàng Mã khoá bí mật (private key) Thông điệp INTERNET Hai phương pháp mã hóa phổ biến 2. Phương pháp mã không đối xứng (khoá công khai) TĐ đã được mã hoá Mã khoá công khai (của người nhận) Người gửi A Đơn đặt hàng TĐ đã được mã hoá Người nhận B Đơn đặt hàng Mã khoá bí mật (của người nhận) Thông điệp INTERNET Chữ ký điện tử Chữ ký điện tử  Dữ liệu dưới dạng điện tử (từ, chữ, số, ký hiệu, âm thanh,…)  Gắn liền hoặc kết hợp một cách logic với thông điệp dữ liệu  Có khả năng xác nhận người ký thông điệp dữ liệu và xác nhận sự chấp thuận của người đó đối với nội dung thông điệp dữ liệu được ký Các cách tạo chữ ký điện tử:  Vân tay  Sơ đồ võng mạc  Sơ đồ tĩnh mạch trong bàn tay  ADN  Các yếu tố sinh học khác  Công nghệ mã hóa,… Chữ ký điện tử Chữ ký điện tử (chữ ký số hoá) là đoạn dữ liệu ngắn đính kèm với văn bản gốc để chứng thực tác giả của văn bản và giúp người nhận kiểm tra tính toàn vẹn của nội dung văn bản gốc. Các tạo chữ ký số:  Áp dụng thuật toán băm một chiều trên văn bản gốc để tạo ra bản tóm lược  Sau đó mã hóa bằng khoá bí mật (private key) tạo ra chữ ký số đính kèm với văn bản gốc để gửi đi Chữ ký điện tử  Các bước mã hóa: 1. Dùng giải thuật băm để thay đổi thông điệp cần truyền đi. Kết quả là bản tóm lược. 2. Sử dụng khóa bí mật của người gửi để mã hóa bản tóm lược ở bước 1; kết quả thu được gọi là chữ ký số của thông điệp ban đầu. 3. Gộp chữ ký số vào thông điệp ban đầu, công việc này gọi là “ký nhận” vào thông điệp. Mọi sự thay đổi sẽ bị phát hiện trong giai đoạn kiểm tra. Chữ ký điện tử Bản tóm lược Hàm băm Gắn với thông điệp dữ liệu Mã hóa Thông điệp dữ liệu Khóa bí mật Chữ ký số Thông điệp dữ liệu được ký số Tạo chữ ký điện tử Chữ ký điện tử  Các bước kiểm tra: 1. Dùng khoá công khai (public key) của người gửi để giải mã chữ ký số của thông điệp. 2. Dùng giải thuật băm thông điệp đính kèm 3. So sánh kết quả thu được ở bước 1 và 2,nếu trùng nhau kết luận thông điệp này không bị thay đổi trong quá trình truyền và thông điệp này là của người gửi. Chữ ký điện tử Bản tóm lược Hàm băm Tách Giải mã Thông điệp dữ liệu Khóa công khai Chữ ký số Thông điệp dữ liệu được ký số Giải mã được? Không đúng người gửi Bản tóm lược Giống nhau? Nội dung thông điệp bị thay đổi Nội dung thông điệp tòan vẹn Chứng thực điện tử  Chứng thực điện tử xác nhận người sở hữu khoá công cộng  Do một tổ chức có uy tín cấp (Certificate Authority-CA)  Cấu trúc của một chứng nhận điện tử:  Issuer: tên của CA tạo ra chứng thực.  Period of validity: ngày hết hạn của chứng thực.  Subject: những thông tin về thực thể được chứng thực.  Public key: khóa công khai được chứng thực.  Signature: do private key của CA tạo ra và đảm bảo giá trị của chứng thực. Bức tường lửa Mạng công cộng/ người sử dụng Internet Mạng nội bộ Máy làm việc Máy chủ Cơ sở dữ liệu (ERP) Hệ thống dữ liệu nội bộ Máy chủ dành cho E-mail Máy chủ dành cho web Cơ sở dữ liệu Tường lửa Bức tường lửa  Bức thường lửa là một thiết bị phần mềm và phần cứng cho phép những người sử dụng mạng máy tính trong nội bộ tổ chức có thể truy cập tài nguyên các mạng khác (như Internet) nhưng ngăn cấm những người sử dụng từ bên ngoài truy cập vào mạng của tổ chức.  Tất cả thông tin, dữ liệu đi ra hoặc đi vào mạng tổ chức đều phải đi qua bức tường lửa và được lọc theo quy định về an ninh mạng máy tính của tổ chức. Một số giải pháp khác  Tự bảo vệ mật khẩu:  Các tài khoản (quản lý tên miền, quản lý website): ít người biết password của tài khoản càng tốt  Khi nhân viên quản lý tài khoản nghỉ thì nên thay đổi password của tài khoản đó  An toàn mạng nội bộ: Nên có quy định sử dụng mạng nội bộ, quy định về phòng chống virus,…  An toàn dữ liệu, thông tin  Không lưu trong mạng nội bộ những thông tin không cần chia sẻ nhiều người  Sao lưu dữ liệu ra đĩa CD thường xuyên, nên lưu ở nhiều nơi Một số giải pháp khác  Khi có spam nên xóa đi Cài đặt/cập nhật chương trình diệt virus  Bỏ qua mọi email yêu cầu cung cấp thông tin  Kiểm tra các khoản chi của thẻ tín dụng  Khi có mail lạ gởi attachment nên xóa đi  Đọc kỹ yêu cầu chọn “Yes”, “No” khi duyệt web  Sử dụng xong tài khoản nên “thoát”  Khi sử dụng máy tính dùng chung không nên chọn chức năng “nhớ mật khẩu”
Tài liệu liên quan