Chương 5 – Các dịch vụ hệ thống

Mỗi thiết bị trên mạng có dùng bộ giao thức TCP/IP đều phải có một địa chỉ IPhợp lệ, phân biệt. Để hỗ trợ cho vấn đề theo dõi và cấp phát các địa chỉ IP được chính xác, tổ chức IETFđã phát triển ra giao thứcDHCP Giao thức này được mô tả trong các RFC 1533, 1534, 1541và 1542. Để có thể làm một DHCP Server, máy tính Windows Server 2003 phải đáp ứng các điều kiện sau: • Đã cài dịch vụ DHCP. • Mỗi interface phải được cấu hình bằng một địa chỉ IP tĩnh. • Đã chuẩn bị danh sách các địa chỉ IP cấp phát cho các máy client. Dịch vụ DHCP này cho phép chúng ta cấp động các thông số cấu hình mạng cho các máy trạm (client).

pdf29 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 1666 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chương 5 – Các dịch vụ hệ thống, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DỊCH VỤ MẠNG Chương 5 – Các Dịch Vụ Hệ Thống CHƯƠNG 5 – CÁC DỊCH VỤ HỆ THỐNG I, DHCP (Dynamic Host Configuraton Protocol) 1, Giới thiệu 2, Hoạt động 3, Cài đặt và Cấu hình DHCP II, RIS (Remote Installation Services) III, Terminal Services Menu 1, Giới thiệu Mỗi thiết bị trên mạng có dùng bộ giao thức TCP/IP đều phải có một địa chỉ IP hợp lệ, phân biệt. Để hỗ trợ cho vấn đề theo dõi và cấp phát các địa chỉ IP được chính xác, tổ chức IETF đã phát triển ra giao thức DHCP Giao thức này được mô tả trong các RFC 1533, 1534, 1541 và 1542. Để có thể làm một DHCP Server, máy tính Windows Server 2003 phải đáp ứng các điều kiện sau: • Đã cài dịch vụ DHCP. • Mỗi interface phải được cấu hình bằng một địa chỉ IP tĩnh. • Đã chuẩn bị danh sách các địa chỉ IP cấp phát cho các máy client. Dịch vụ DHCP này cho phép chúng ta cấp động các thông số cấu hình mạng cho các máy trạm (client). Menu Tiếp 2, Hoạt động Giao thức DHCP làm việc theo mô hình client/server. - Khi máy client khởi động, máy sẽ gửi gói tin DHCPDISCOVER, yêu cầu một server phục vụ mình. Gói tin này cũng chứa địa chỉ MAC của máy client. - Khi các Server nhận được gói tin đó, nếu còn khả năng cung cấp địa chỉ IP, đều gửi lại cho máy Client gói tin DHCPOFFER, đề nghị cho thuê một địa chỉ IP trong một khoản thời gian nhất định, kèm theo là một subnet mask và địa chỉ của Server. Server sẽ không cấp phát địa chỉ IP vừa đề nghị cho những Client khác trong suốt quá trình thương thuyết. Menu Về - Máy Client sẽ lựa chọn một trong những lời đề nghị (DHCPOFFER) và gửi broadcast lại gói tin DHCPREQUEST chấp nhận lời đề nghị đó. Điều này cho phép các lời đề nghị không được chấp nhận sẽ được các Server rút lại và dùng đề cấp phát cho Client khác. - Máy Server được Client chấp nhận sẽ gửi ngược lại một gói tin DHCPACK như là một lời xác nhận, cho biết là địa chỉ IP đó, subnet mask đó và thời hạn cho sử dụng đó sẽ chính thức được áp dụng. Ngoài ra Server còn gửi kèm theo những thông tin cấu hình bổ sung như địa chỉ của gateway mặc định, địa chỉ DNS Server, … 2, Hoạt động Menu Tiếp 3, Cài đặt và Cấu hình DHCP A, Cài đặt theo các bước sau : B1 : Chọn menu Start / Settings / Control Panel B2 : vào mục Add/Remove Programs, chọn mục Add/Remove Windows Components. Menu Về Tiếp 3, Cài đặt và Cấu hình DHCP B3 : Trong hộp thoại Windows Components Wizard, chọn Networking Services và nhấn nút Details Menu Về Tiếp 3, Cài đặt và Cấu hình DHCP B4 : Trong hộp thoại Networking Services, nhấn chọn mục Dynamic Host Configuration Protocol (DHCP) và nhấn nút OK. Menu Về Tiếp 3, Cài đặt và Cấu hình DHCP B5 : Trở lại hộp thoại Windows Components Wizard, nhấn chọn Next . Windows 2000 sẽ cấu hình các thành phần và cài đặt dịch vụ DHCP B6 : Cuối cùng, trong hộp thoại Completing the Windows Components Wizard, nhấn chọn Finish để kết thúc. Menu Về Tiếp 3, Cài đặt và Cấu hình DHCP B , Cấu hình dịch vụ DHCP B1 : Trong cửa sổ DHCP, nhấp phải chuột lên biểu tượng Server của bạn và chọn mục New Scope Menu Về Tiếp 3, Cài đặt và Cấu hình DHCP B2 : Hộp thoại New Scope Wizard xuất hiện. Nhấn chọn Next. B3 : Trong hộp thoại Scope Name, bạn nhập vào tên và chú thích, giúp cho việc nhận diện ra scope này. Sau đó nhấn chọn Next. Menu Về Tiếp 3, Cài đặt và Cấu hình DHCP B4 : Hộp thoại IP Address Range xuất hiện. Bạn nhập vào địa chỉ bắt đầu và kết thúc của danh sách địa chỉ cấp phát. Sau đó bạn chỉ định subnet mask. Nhấn chọn Next Menu Về Tiếp 3, Cài đặt và Cấu hình DHCP B5 : Trong hộp thoại Add Exclusions, bạn cho biết những địa chỉ nào sẽ được loại ra khỏi nhóm địa chỉ đã chỉ định ở trên. Để loại một địa chỉ duy nhất, bạn chỉ cần cho biết địa chỉ trong ô Start IP Address và nhấn Add. Để loại một nhóm các địa chỉ, bạn cho biết địa chỉ bắt đầu và kết thúc của nhóm đó trong Start IP Address và Stop IP Address, sau đó nhấn Add. Nút Remove dùng để huỷ một hoặc một nhóm các địa chỉ ra khỏi danh sách trên. Sau khi đã cấu hình xong, bạn nhấn nút Next để tiếp tục. Menu Về Tiếp B6 : Trong hộp thoại Lease Duration tiếp theo, bạn cho biết thời gian các máy trạm có thể sử dụng địa chỉ này. Lượng thời gian cho phép mặc định là 8 ngày. Bạn có thể chỉ định lượng thời gian khác tuỳ theo nhu cầu. Sau khi đã cấu hình xong, nhấn Next để tiếp tục 3, Cài đặt và Cấu hình DHCP Menu Về Tiếp 3, Cài đặt và Cấu hình DHCP B7 : Hộp thoại Configure DHCP Options xuất hiện. Bạn có thể đồng ý để cấu hình các tuỳ chọn phổ biến (chọn Yes, I want to configure these options now) Hoặc không đồng ý để việc thiết lập này thực hiện sau (chọn No, I will configure these options later). Menu Về Tiếp 3, Cài đặt và Cấu hình DHCP B8 : Trong hộp thoại Router (Default Gateway), bạn cho biết địa chỉ IP của default gateway mà các máy DHCP Client sẽ sử dụng và nhấn Add. Sau đó nhấn Next. Menu Về Tiếp 3, Cài đặt và Cấu hình DHCP B9 : Trong hộp thoại Domain Name and DNS Server, bạn sẽ cho biết tên domain mà các máy DHCP client sẽ sử dụng, đồng thời cũng cho biết địa chỉ IP của DNS Server dùng phân giải tên. Sau khi đã cấu hình xong, nhấn Next để tiếp tục. Menu Về Tiếp B10 : Trong hộp thoại WINS SERVER tiếp theo, bạn có thể cho biết địa chỉ của của WINS Server chính và phụ dùng phân giải các tên NetBIOS thành địa chỉ IP. Sau đó nhấn chọn Next. (Hiện nay dịch vụ WINS ít được sử dụng, do đó bạn có thể bỏ qua bước này, không nhập thông tin gì hết.) B11 : Tiếp theo, hộp thoại Activate Scope xuất hiện, hỏi bạn có muốn kích hoạt scope này hay không. Scope chỉ có thể cấp địa chỉ cho các máy Client khi được kích hoạt. Nếu bạn định cấu hình thêm các thông tin tuỳ chọn cho scope thì chưa nên kích hoạt bây giờ. Sau khi đã lựa chọn xong, nhấn chọn Next. 3, Cài đặt và Cấu hình DHCP Menu Về B12 : Trong hộp thoại Complete the New Scope Wizard, chọn Finish để kết thúc 3, Cài đặt và Cấu hình DHCP Menu Tiếp III, Terminal Services Terminal Services là một dịch vụ trên Windows 2000, 2003 hỗ trợ người quản trị thực hiện các công việc trên Hệ điều hành Windows 2000, 2003 thông qua mạng mà không cần thiết phải ngồi trực tiếp tại máy có sử dụng dịch vụ đó. Terminal Service sử dụng RDP (Remote Desktop Protocol) dựa trên nên TCP/IP. Trên Windows XP cũng có dịch vụ Remote Desktop được coi là bản rút gọn của Terminal Services trên Windows 2003. Remote Desktop trên Windows XP chỉ hỗ trợ 1 session duy nhất. Còn trên Windows 2003 hỗ trợ nhiều session, mỗi session được nối vào một desktop riêng biệt. Windows 2003 có nhiều phiên bản. Trong phiên bản 2003 Standard cũng đã có Terminal Services. Terminal Services trên Windows 2000 Server cũng được cấu hình tương tự. Menu Về Tiếp 1. Cài đặt Terminal Services trên Windows 2003 III, Terminal Services Để cài đặt Terminal Services trên Windows 2003, có thể dùng Add Remove Windows Components để cài đặt. Tuy nhiên trên Windows 2003 có công cụ Manager Server hỗ trợ việc cài đặt, cấu hình, quản lý thuận tiện hơn. Menu Về Tiếp III, Terminal Services B1 : Chạy Manager Your Server bằng cách click vào Start->Programs->Administrative Tools->Manage Your Server B2 : Trong giao diện Manager Your Server , Nhắp Add or remove a role để thêm dịch vụ. B3 : Trong hộp thoại Configure Your Server Wizard – Preliminary Steps thông tin quan trong nhất là cần đĩa cài đặt Windows 2003. Nhắp Next để tiếp tục. Menu Về Tiếp III, Terminal Services B4 : hộp thoại Configure Your Server Wizard – Server Role là danh sách các dịch vụ của Windows 2003. Chú ý đến phần Configured để biết được dịch vụ nào đã được cấu hình. Ở bước này, chọn Terminal Server và nhắp Next. B5 : hộp thọại Configure Your Server Wizard – Summary of Selections là danh sách các Server Role đã được lựa chọn như ở trên. Để thay đổi danh sách này, có thể sử dụng nút Back. Ở bước này, nhắp Next để tiếp tục. Menu Về III, Terminal Services B6 : hộp thoại Configure Your Server Wizard – Applying Selections yêu cầu việc khởi động lại máy sau khi cài đặt các dịch vụ. Nên chọn OK Sau bước này, Manage Your Server sẽ tự động tiến hành cài đặt, cấu hình dịch vụ Terminal Service và sẽ tự động reboot lại máy tính. Sau khi khởi động lại Windows 2003, đăng nhập vào hệ thống, sẽ có thông báo tiếp. B7 : thông báo Configure Your Server Wizard – Finish Installation Sau bước này, có thể sử dụng được dịch vụ Terminal Service. Khi đó trong cửa sổ của Manager Your Server sẽ có Terminal Services Tiếp Menu Về III, Terminal Services Tiếp 2. Cài đặt Terminal Services License Server Nếu trên mạng cùng lớp với Terminal Server bạn đang cài đặt không có máy nào có Terminal Services License Server thì khi connect từ Terminal Client, sẽ có thông báo Cannot find Windows 2003 Terminal Server License Server Khi đó ta cần cài Terminal Services License Server. Menu Về III, Terminal Services Tiếp B1 : Click Start->Control Panel. Trong cửa sổ Control Panel, nhắp đúp vào biểu tượng Add or Remove Programs. nhắp vào biểu tượng Add/Remove Windows Components B2 : mục Windows Components Wizard , lựa chọn Terminal Service Licensing và nhắp Next để tiếp tục B3 : Cho phép lựa chọn đường dẫn để lưu thông tin của Terminal License Server. Bước này để ngầm định và nhắp Next để tiếp tục. B4 : Sau bước trên, Windows bắt đầu cài đặt Terminal License Server. Nếu được hỏi đĩa CD cài đặt Windows 2003, cho đĩa CD vào ổ. Khi việc cài đặt hoàn tất, sẽ có thông báo Windows Components Wizard – Finish Menu Về III, Terminal Services Tiếp 3. Cho phép một account có quyền sử dụng Terminal Services Sau khi cài đặt Terminal Services, Windows sẽ tạo một nhóm có quyền sử dụng dịch vụ này. Đó là nhóm Remote Desktop Users. Mặc định, các account thuộc nhóm Administrator cũng sẽ có quyền sử dụng Terminal Services. Các account khác cần phải add vào nhóm Remote Desktop Users mới được phép sử dụng dịch vụ đó. Menu Về III, Terminal Services Tiếp Để add 1 account vào nhóm Remote Desktop Users, click Start->Programs- >Administrative Tools->Computer Management. B1 : chọn Local Users and Groups->Users, sau đó chuột phải vào account cần thay đổi (giả sử account songnhi). Trên menu chuột phải, click vào Properties B2 : chọn Tab Member Of, sau đó nhắp vào Add để thêm nhóm mới B3 : Hộp thoại Select Groups : nhắp nút Advanced. Giao diện Select Groups ở mode Advanced Menu Về III, Terminal Services B4 : Hộp thoại Select Groups - Mode Advanced : Nhắp nút Find Now, kết quả trả về là danh sách các Group trên máy tính. Nhắp đúng vàp nhóm Remote Desktop Users. Sẽ quay trở lại hộp thoại Account Properties với nhóm Remote Desktop Users được thêm vào B5 : Nhắp OK để kết thúc việc thêm nhóm. Sau bưới này, có thể sử dụng account Songnhi với Terminal Services.
Tài liệu liên quan