Mạng máy tính phải đảm bảo 3 yếu tố:
- Thứ nhất, có nhu cầu chia sẻ
thông tin và dữ liệu. Tức là các máy
tính được kết nối mạng ở đây có thể
dùng để chia sẻ thông tin cho máy tính
khác, máy này thường gọi là máy chủ
(hay máy phục vụ-Server).
152 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 1767 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chương 5 Mạng máy tính và Internet, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 5
Mạng máy tính và Internet
Mạng máy tính phải đảm bảo 3 yếu tố:
- Thứ nhất, có nhu cầu chia sẻ
thông tin và dữ liệu. Tức là các máy
tính được kết nối mạng ở đây có thể
dùng để chia sẻ thông tin cho máy tính
khác, máy này thường gọi là máy chủ
(hay máy phục vụ - Server).
5. 1. KHÁI NIỆM MẠNG MÁY TÍNH
5.1.1 Khái niệm mạng máy tính
- Thứ hai, các máy tính đơn lẻ phải
được kết nối với nhau thông qua
phương tiện truyền thông (hay, đường
truyền - Transmission Medium), có thể
là vô tuyến (Wireless - không dây)
hoặc hữu tuyến (Wired – có dây). Các
thông tin phải được truyền tải một
cách nhanh chóng và chính xác.
- Thứ ba, hệ thống đường truyền
phải tuân theo các quy tắc truyền
thông chung gọi là các giao thức
(Protocols), khi ấy hệ thống truyền
và hệ thống nhận mới có thể hiểu
nhau để gửi nhận được thông tin.
5. 1.2 Phân loại mạng
Có nhiều cách để phân loại mạng máy
tính, tùy theo các tiêu chí khác nhau.
Nguời ta có thể phân loại theo cách thức
truyền thông (Protocol - giao thức), phổ
biến nhất hiện nay là bộ giao thức
TCP/IP. Hoặc, phân loại theo vai trò khả
năng của các thành viên trong mạng, hay
theo cách thức kết nối mạng.
a. Phân loại theo quy mô
và khoảng cách địa lý:
Đây là một cách phân loại phổ biến nhất hiện
nay, do vậy khi nói đến loại mạng người ta
thường ngầm định nói theo cách phân loại
này. Theo cách phân loại này, chúng ta có
các loại mạng đó là LAN, WAN.
Mạng cục bộ - LAN (Local Area
Network):
Là hệ thống mạng thường được
lắp đặt trong các văn phòng công
ty nhỏ, trường học,… với quy mô
nhỏ và bán kính hẹp đến vài trăm
mét. Số lượng các máy trạm
trong mạng LAN chỉ từ hàng chục
đến hàng trăm máy được kết nối
với nhau bằng các đường truyền
tốc độ cao.
Về góc độ kỹ thuật, LAN có các tính chất
quan trọng như: Tất cả các máy trạm
trong mạng LAN cùng chia sẻ đường
truyền chung, do đó thiết bị mạng hoạt
động dựa trên kiểu truyền quảng bá
(broadcast). Broadcast là chế độ trao đổi
thông tin trong đó thông tin được gửi từ
một điểm này tới tất cả các điểm khác,
hay là từ một nguồn tới tất cả các đích có
kết nối trực tiếp với nó.
Mạng diện rộng - WAN (Wide Area
Network):
Là mạng thường được lắp đặt trong
phạm vi địa lý rộng lớn trong một
quốc gia, hay giữa các quốc gia trong
một châu lục. Mạng WAN cũng có thể
là sự liên kết nhiều mạng LAN với
nhau thông qua các đường truyền.
Mạng WAN sử dụng nhiều loại
đường truyền kể cả đường truyền
vệ tinh, sóng viba, cáp quang,
trong thực tế thường dựa vào các
đường truyền hoặc dịch vụ kết
nối của công ty truyền thông, bưu
điện.
Mạng WAN sử dụng nhiều loại thiết bị
và công nghệ khác nhau, để kết nối
cần sử dụng hệ thống trung chuyển
như các thiết bị Modem, bộ định tuyến
(Router), chuyển mạch (Switch).
Mạng xương sống (Backbone
network)
Mạng xương sống còn gọi là mạng đường trục
là một hệ thống mạng máy tính kết nối một số
mạng con hoặc các mạng LAN. Mạng đường
trục có thể kết hợp chặt chẽ các mạng khác
nhau trong cùng một cơ sở hạ tầng hoặc xây
dựng hoặc trên các khu vực rộng hoặc trong các
tòa nhà khác nhau, trong môi trường khuôn
viên trường đại học, thường thì mạng Backbone
có thể kết nối các mạng con trong một phạm vi
đến vài ki lô mét.
Mạng Backbone sử dụng các thiết bị
chuyển mạch (Switch), bộ định tuyến
(Router) để kết nối. Có nhiều mô hình
Backbone, từ nhỏ đến lớn và tùy thuộc
vào nhu cầu và quy mô của tổ chức
như doanh nghiệp lớn, các nhà cung
cấp dịch vụ thông tin, ngân hàng,...
trường đại học lớn.
Mạng Backbone được thiết kế
theo mô hình phân cấp chia nhiều
lớp, ví dụ một mạng được thiết kế
ba lớp, lớp quan trọng nhất là lớp
lõi
Mạng Backbone
b. Phân loại theo vai trò khả năng:
Theo cách này mạng máy tính
được phân thành hai loại.
Mạng ngang hàng (peer-to-peer):
Là các hệ thống mạng kết nối các
máy tính mà trong đó vài trò các
máy tính trong hệ thống mạng này
là như nhau.
Các hệ thống mạng này phổ biến
nhất là trong các văn phòng cơ
quan nhỏ, khi các máy tính đều là
máy trạm (workstation) sử dụng
cho nhân viên được kết nối với
nhau để cùng chia sẻ tài liệu,
đường truyền internet hoặc máy
in sử dụng chung
Mạng khách chủ(Client/Server):
Là các hệ thống mạng mà trong đó
có ít nhất một máy chủ (Server)
đóng vai trò quản lý và cung cấp
dịch vụ cho các máy khách (Client).
Các máy khách sử dụng các dịch vụ
từ máy chủ và chịu sự quản lý và
giám sát của máy chủ này.
c. Phân loại theo cách thức kết
nối mạng:
Theo cách phân loại này,
ngưòi ta chỉ xem xét hình trạng
mạng (topology) của hệ thống
mạng LAN. Hệ thống mạng
thường được chia ra làm bốn loại
chính.
Mạng Bus (Tuyến tính): Trong mạng
này tất cả các máy trạm cùng phân
chia một đường truyền chung (bus).
Đường truyền chính được giới hạn
hai đầu bằng hai đầu nối đặc biệt
gọi là terminator. Mỗi trạm được nối
với trục chính qua một đầu nối chữ T
(T-connector) hoặc một thiết bị thu
phát (Transceiver).
Mạng Ring (vòng): Trên mạng
hình vòng tín hiệu được truyền
đi trên vòng theo một chiều duy
nhất. Mỗi trạm của mạng được
nối với vòng qua một bộ chuyển
tiếp (repeater) do đó cần có giao
thức điều khiển việc cấp phát
quyền được truyền dữ liệu trên
vòng mạng cho trạm có nhu cầu.
Mạng Star (hình sao): Mạng hình sao
có tất cả các trạm được kết nối với một
thiết bị trung tâm có nhiệm vụ nhận
tín hiệu từ các trạm và chuyển đến
trạm đích. Các thiết bị trung tâm sử
dụng phổ biến hiện nay là Hub hoặc
Switch.
Mạng hỗn hợp: là mạng máy kết hợp
các kiểu kết nối ở trên.
Trong thực tế do địa hình khác nhau của
các tổ chức cơ quan, cũng như số lượng
máy trạm ngày càng nhiều và việc dự
phòng cho sự tăng trưởng số lượng máy
trong tương lai, nên nhiều tổ chức cơ
quan đã lựa chọn lắp đặt mạng LAN theo
cách kết nối hỗn hợp.
d. Phân loại theo cách thức truy cập
Mạng LAN ảo (VLAN)
Một nhóm các máy tính, thiết bị mạng
thuộc các mạng LAN vật lý khác nhau
nhưng được cấu hình để có thể liên lạc
với nhau giống như chúng ở trên một
mạng LAN vật lý gọi là mạng LAN ảo
(Virtual Local Area Network). Mạng VLAN
giúp tăng hiệu suất mạng LAN cỡ trung
bình và lớn vì nó hạn chế kiểu truyền
quảng bá
. Khi số lượng máy tính và lưu lượng
truyền tải tăng cao, số lượng gói tin
quảng bá cũng gia tăng. Do đó VLAN
được sử dụng trong những trường hợp
sau: Mạng LAN có hơn 200 máy tính;
lưu lượng dữ liệu trong LAN quá lớn;
Các nhóm người dùng cần gia tăng
bảo mật hoặc tốc độ truyền dữ liệu bị
chậm; Các nhóm người dùng ở các
mạng LAN khác nhau cần tổ chức
thành một mạng riêng biệt.
Mang riêng ảo (VPN)
Mạng được cấu hình để kết nối các máy
tính của các công ty, tổ chức, khách hàng
với nhau thông qua mạng Internet gọi là
mạng riêng ảo (VPN-Virtual Private
Network). VPN sử dụng đường truyền qua
Internet tạo ra các liên kết ảo để kết nối
các máy tính thành một mạng riêng của
doanh nghiệp, tổ chức
5.2 THIẾT BỊ MẠNG
Hiện nay các thiết bị mạng ngày
một đa dạng phục vụ cho nhiều loại
mạng khác nhau, và một thiết bị
mạng cũng có thể do nhiều hãng
sản xuất khác nhau cùng sản xuất,
các thiết bị này có thể cùng sử dụng
trong một mạng.
5.2.1. Dây cáp mạng (network cable)
Dây cáp đóng vai trò là phương tiện
truyền tín hiệu giữa các nút mạng, có
nhiều loại cáp nhằm đáp ứng qui mô của
nhiều loại mạng khác nhau như sau:
- Cáp đồng trục (coxial cable):
là loại cáp có một lõi đồng chính
giữa để truyền tín hiệu, còn bên
ngoài là các lớp bỏ bọc bảo vệ và
chống nhiều. Đây là loại cáp sử
dụng trong các mạng tuyến tính
(Bus), và không còn phổ biến
trong các mạng LAN nữa.
10B2 Cable or "Thin Ethernet"
Cáp đồng trục sử dụng các bộ nối
cáp BNC để tạo kết nối giữa cáp
và máy tính, giữa cáp và đoạn
cáp khác. Bộ nối gồm có: bộ nối
hình chữ T (T-connector) để nối
cáp và card mạng; bộ nối ống để
nối giữa hai đoạn cáp (BNC-
connector) và bộ nối cuối
(Terminator) ở hai đầu cuối của
cáp.
Cáp xoắn: chủ yếu là các loại cáp, mà
các sợi truyền tín hiệu xoắn với nhau
theo từng cặp (twisted-pair cable).
Đây là loại cáp sử dụng phổ biến nhất
trong các mạng LAN hiện nay, là loại
cáp không có vỏ bọc chống nhiễu UTP
(Unshielded Twisted-Pair).
Cáp xoắn đôi có nhiều loại từ
CAT1 đến CAT6, phổ biến là CAT5
dùng giắc cắm RJ45, tốc độ
100Mb/s, truyền tải tín hiệu xa
100m, CAT6 truyền dữ liệu lên
đến 300 Mb/s.
- Cáp quang ít bị nhiễu, tốc độ cao,
cáp quang là một loại cáp viễn thông
làm bằng thủy tinh hoặc nhựa, sử
dụng ánh sáng để truyền tín hiệu. Dây
cáp gồm những sợi cáp dài, mỏng
thành phần của thủy tinh trong suốt
bằng đường kính của một sợi tóc.
Chúng được sắp xếp trong bó
được gọi là cáp quang và được sử
dụng để truyền tín hiệu trong
khoảng cách rất xa. Không giống
như cáp đồng truyền tín hiệu
bằng điện, Cáp truyền tín hiệu xa
hơn cáp đồng.
5.2.2 Card mạng (Network Interface
Card - NIC)
Là thiết bị được lắp đặt vào khe mở rộng
(expansion slot) của máy tính (hoặc tích
hợp trên MainBoard). Trên card mạng
thường có ít nhất một cổng kết nối để
gắn cáp mạng, hoặc là cổng đầu thu phát
tín hiệu để kết nối với mạng không dây.
Card mạng có nhiệm vụ gửi và nhận dữ
liệu từ máy tính với mạng.
5.2.3. Bộ phát lặp (Repeater)
Thiết bị trung gian thực hiện chức năng
hai nhánh mạng để chuyển tiếp tín hiệu ở
mức vật lý, nó có tác dụng khuyếch đại
tín hiệu trên đường truyền do đó được sử
dụng để kéo dài cáp mạng. Nó không thể
sử dụng để nối các mạng có công nghệ
khác nhau.
Repeater chỉ khuyếch đại tín hiệu mà
không xử lý nội dung tín hiệu. Số lượng
Repeater trong một mạng có giới hạn (tối
đa 4).
5.2.4. Bộ tập trung (Hub)
Là trung tâm của mạng hình sao (điểm tập
trung các đầu dây trong mạng). Hub có
nhiều cổng (port) loại nhỏ vài cổng,
loại lớn có thể 24 cổng, mỗi cổng liên
kết được một thiết bị .
Hub nhận tín hiệu tại một cổng và
lặp lại tín hiệu đó trên tất cả các
cổng còn lại. Nên, tại mỗi thời điểm
chỉ có một trạm được chuyển dữ
liệu. Vì vậy một hub tốc độ 10Mbps
thì có tốc độ tổng cộng của tất cả
các cổng là 10Mbps.
5.2.5. Chuyển mạch (Switch)
Switch được thiết kế cho mạng nhiều
đoạn, hoặc số lượng máy tính mạng
lớn. Switch cho phép nối mạng với
nhau ở tốc độ cao.
Switch nhận tín hiệu từ một
cổng và chuyển tiếp tín hiệu
đến cổng kết nối với thiết bị
đích theo nguyên tắc Switch
lưu lại bản ghi nhớ địa chỉ địa
chỉ vật lý (MAC) của tất cả các
thiết bị mà nó kết nối tới.
Switch có nhiều cổng (port), hình thức
như Hub, loại lớn có thể có 48 cổng, mỗi
cổng liên kết được một thiết bị. Ta có
thể sử dụng Switch thay cho Hub mà
không cần thay đổi những thiết bị khác
và cáp mạng. Tại mỗi thời điểm Switch
có thể có nhiều hơn một trạm truyền dữ
liệu.
5.2.7. Bộ định tuyến (Router)
Thiết bị này có chức năng dò tìm và quyết định
tuyến đường tốt nhất để truyền dữ liệu đến đích
cuối cùng.
Nguyên lý hoạt động chung của Router là sử dụng
bảng định tuyến (routing table) để chứa địa chỉ của
các nút mạng, căn cứ vào đó để tìm đường truyền
dữ liệu.
Router thường được sử dụng để
kết nối với ít nhất hai mạng,
thông thường là hai mạng LAN
hoặc WAN, hoặc một LAN và
mạng của ISP (Internet Service
Provider). Router được đặt tại
Gateway, nơi kết nối hai hoặc
nhiều mạng khác nhau.
ISP Router kết nối mạng LAN
Router tích hợp MODEM, Hub, Wifi,
thường được thiết kế với năng lực xử lý
thấp thường được sử dụng cho những
những mạng nhỏ. Ví dụ MODEM tích hợp
Router được dùng để kết nối mạng LAN
(khoảng vài chục máy tính) với IS.
5. 3. MÁY CHỦ MẠNG
Máy chủ mạng (Server) là những máy
tính được cài đặt và cấu hình thành
những máy cung cấp các dịch vụ chuyên
dùng nào đó cho người dùng mạng.
Máy chủ mạng phần cứng là máy
tính được thiết kế với định hướng
để chạy các ứng dụng lớn, xử lý
khối lượng lớn dữ liệu, các máy
tính này được thiết kế với cấu
hình mạnh hơn các máy tính cá
nhân (PC) về bản mạch chính, bộ
vi xử lý, bộ nhớ, ... .
Các hệ thống mạng hiện nay
được xây dựng để cung cấp
và chia sẻ rất nhiều dịch vụ,
do vậy trong hệ thống mạng
ngày càng sử dụng nhiều
máy chủ mạng. Sau đây là
một số loại máy chủ mạng
phổ biến:
5.3.1. Máy chủ tệp (File Server)
Máy chủ thường có trong hầu hết các
mạng LAN hiện nay. Nó cung cấp nơi
lưu trữ dữ liệu là các tệp tin dữ liệu
hay phần mềm sử dụng chung cho các
máy trạm và người dùng trong mạng.
Đặc trưng chính và tài nguyên của loại
máy chủ này chính là khả năng lưu
trữ.
5.3.2. Máy chủ in (Print Server)
In ấn là nhu cầu không thể thiếu trong
mỗi doanh nghiệp. Nếu mỗi máy tính
chúng ta trạng bị một máy in thì sẽ rất
lãng phí tài nguyên. Do vậy việc chia sẻ
tài nguyên máy in trong mạng được xem
là một dịch vụ cơ bản mà hầu hết các hệ
điều hành hỗ trợ và ứng dụng sử dụng.
Với các mạng nhỏ thì máy in được
gắn trực tiếp với một máy trạm
nào đó, từ đó sử dụng dịch vụ
chia sẻ máy in để các máy tính
khác có thể sử dụng.
Với những mạng máy tính mà tần
suất sử dụng máy in lớn, thì
người ta thường đầu tư các máy
in chuyên dụng cỡ lớn và có nhiều
hình thức kết nối với mạng để
cung cấp dịch vụ in ấn khácnhau:
+ Nếu máy in là máy in mạng này, thì
nó được gắn trực tiếp với mạng bằng
một đường cáp mạng riêng, và cài
phần mềm lên một máy chủ trong
mạng để quản lý và chia sẻ dịch vụ in
ấn trong mạng. Máy chủ này gọi là
máy chủ in.
+ Nếu không phải là máy in có cổng
gắn trực tiếp với mạng, thì người ta có
thể mua một thiết bị phần cứng là gọi
là Printer Server để gắn máy in vào
đó, và Printer Server sẽ được gắn với
mạng để cung cấp dịch vụ in ấn trên
mạng. Lúc này thiết bị phần cứng
Printer Server đóng vài trò như là một
máy chủ in.
5.3.3. Máy chủ ứng dụng
(Application Server)
Máy chủ ứng dụng là các máy chủ
chuyên dùng trong các hệ thống mạng
để chạy các ứng dụng cung cấp dịch
vụ đến các máy trạm trong mạng.
Có rất nhiều loại máy chủ ứng dụng,
nó thay đổi theo thời gian và tốc độ
phát triển của các ứng dụng trong lĩnh
vực công nghệ thông tin. Hiện nay, có
một số loại máy chủ ứng dụng phổ
biến sau:
+ Máy chủ ứng dụng cơ sở dữ liệu
(Database Server): là các máy
chủ được cài đặt các hệ quản trị
cơ sở dữ liệu, từ đó có thể thiết
lập các cơ sở dữ liệu cho các hệ
thống thông tin trong các doanh
nghiệp.
Đây là loại máy chủ không
thể thiếu trong các doanh
nghiệp lớn, các doanh nghiệp
có hệ thống thông tin họat
động dựa trên nền tảng máy
tính
Máy chủ ứng dụng thư điện tử
(E-Mail Server): Là máy chủ cung
cấp dịch vụ thử điện tử cho người
dùng. Máy chủ này cung cấp dịch
vụ thử điện tử trong một doanh
nghiệp, hoặc cộng đồng người
dùng mạng có kết nối với nó
(miễn phí, hoặc thu phí).
+ Máy chủ ứng dụng Web (Web Server):
là máy chủ được cài đặt phần mềm để
cung cấp dịch vụ lưu trữ hệ thống siêu
văn bản, để người dùng có thể đọc từ các
trình duyệt web ( web browser).
+ Máy chủ ứng dụng chia sẻ dữ
liệu (FTP Server): là các máy chủ
cung cấp dịch vụ cho người sử
dụng có thể tải lên (upload) hoặc
tải xuống (download) dữ liệu hoặc
phần mềm.
5.4 Mạng Internet
5.4.1. Khái niệm về Internet
Internet được gọi là liên mạng máy tính
toàn cầu. Về mặt phần cứng nó bao gồm
tất cả các mạng LAN và WAN trên thế giới
kết nối với nhau, về phần mềm cần phải
có để các máy tính nhận ra nhau bằng
cách sử dụng một giao thức chung và giao
thức đó là giao thức TCP/IP. Giao thức
TCP/IP được xem như là ngôn ngữ chung
cho tất cả các máy tính kết nối với
Internet.
5.4.2 Sự hình thành Internet
1957 khi Liên xô cũ phóng con tàu vũ trụ
1mang theo vệ tinh Sputnik. Cơ quan quản lý
dự án nghiên cứu cấp cao ARPA (Advanced
Research Projects Agency) trực thuộc 1Bộ
Quốc phòng. ARPA bắt tay ngay vào một dự
án thiết kết một mạng gồm các máy tính phân
tán trên một phạm vi lãnh thổ rộng
1969 bốn mạng máy tính của Mỹ đã được kết
nối với nhau và được gọi là ARPANET
Năm 1980, tổ chức khoa học quốc
gia Mỹ NSF (National Science
Foundation) thành lập mạng liên kết
các trung tâm máy tính lớn với nhau
gọi là NSFNET. Trước kia, các máy
tính nhanh nhất thế giới thường được
sử dụng cho công việc phát triển vũ
khí mới và cho các công ty lớn. Với
sự ra đời các trung tâm này, NSF cho
phép tất cả mọi người hoạt động
trong lĩnh vực khoa học sử dụng.
Năm 1984, ARPARNET được chia
ra thành hai phần: phần thứ nhất
vẫn được gọi là ARPARNET, dành
cho việc nghiên cứu và phát
triển; phần thứ hai được gọi là
MILNET, là mạng dùng cho các
mục đích quân sự.
Cuối 1987, khi lượng thông tin truyền
tải làm cho các máy tính kiểm soát
đường truyền và mạng điện thoại nối
các trung tâm máy tính lớn bị quá tải,
một hợp đồng nâng cấp đường truyền
đã được ký kết giữa NSFNET với Merit
Network Inc. Mạng đã được nâng cấp
với tốc độ đường truyền tăng gấp 20
lần. Do đó, nhiều doanh nghiệp đã
chuyển từ ARPARNET sang
Mạng Internet
NSFNET. Sau gần 20 năm hoạt
động, ARPARNET không còn hiệu
quả nữa và đã ngừng hoạt động vào
khoảng năm 1990.
Năm 1989, tại Trung tâm nghiên cứu
nguyên tử Châu Âu (CERN), Tim
Berners Lee triển khai thành công
dịch vụ Work Wide Web (WWW).
Mạng Internet
Sự hình thành mạng xương sống
của NSFNET và những mạng vùng
khác đã tạo ra một mội trường
thuận lợi cho sự phát triển Internet.
Tới năm 1995, NSFNET thu lại
thành một mạng nghiên cứu, còn
Internet thì vẫn tiếp tục phát triển.
Vào ngày 19 tháng 11 năm 1997,
Việt Nam chính thức tham gia và
cung cấp dịch vụ Internet.
Hiện nay tại Việt Nam đã có khá
nhiều nhà cung cấp dịch vụ
Internet: các công ty FPT, Viettel,
VDC, VNPT, … phổ biến là dịch vụ
Internet thông qua đường truyền
ADSL đến tận từng gia đình với chi
phí rất thấp.
5.4.5. Kết nối một máy tính vào
mạng Internet
Hiện nay mạng Internet ngày càng trở
nên phổ biến, không những ở thành phố
mà còn cả ở nông thôn. Cách thức để
một máy tính kết nối được với Internet
cũng trở nên phổ biến hơn.
Trước đây khi nói đến việc sử dụng
Internet thì người ta nghĩ ngay đến
phương tiện máy tính, còn ngày nay
thì từ chiếc điện thoại thông minh
cũng có thể dễ dàng kết nối Internet
và sử dụng đầy đủ các dịch vụ tương
tự như trên máy tính.
Kết nối Internet bằng modem quay số
(Dial-up network)
Đây là cách thức kết nối với Internet
bằng quay số thông qua đường thoại
của mạng viễn thông đến một số điện
thoại của nhà cung cấp dịch vụ
Internet bằng cách sử thiết bị modem
(modulation and demodulation - điều
chế và giải điều chế) gắn với máy tính,
và modem này được gắn với một
đường dây điện thoại.
Để kết nối máy tính dùng Windows 7 vào
Internet cần thực hiện những công việc sau:
- Lắp đặt và cấu hình modem
- Cắm cáp kết nối modem vào máy
tính (Cổng COM hoặc USB), cắm
cáp điện thoại vào modem.
- Cài đặt driver modem cho máy
tính bằng đĩa phần mềm đi kèm.
Mô hình kết nối
Cấu hình đường truyền trên Windows
Trên Windows 7, từ cửa sổ Windows
Explorer, bấm phải chuột mục Network,
chọn Properties, trên cửa sổ mới chọn
Set up a new connection or network,
tiếp theo chọn Set up a dial-up
connection. Tiếp theo nhập các thông
tin cần thiết trên cửa sổ Create a Dial-up
connection:
Cửa số nhập thông tin kết nối
Các thông tin: Dial-up phone number (số
điện thoại truy cập Internet), User
name, Password, lấy từ các nhà cung
cấp dịch vụ Internet. Cuối cùng chọn
Connect, việc kết nối có thể mất vài
phút, nếu quá trình kết nối thành
công, máy tính sẽ tự động nhận được
các thông tin từ nhà cung cấp dịch vụ,
Windows sẽ thông báo bằng biểu
tượng mạng trên Thanh tác vụ
(Taskbar)
5.5. MỘT SỐ DỊCH VỤ TRÊN MẠNG
INTERNET
Trên mạng Internet hiện có rất nhiều
dịch vụ tiện lợi cho người sử dụng, đáp
ứng các nhu cầu ngày càng nhiều như
cập nhật thông tin, trao đổi thông tin
học tập, nghiên cứu khoa học, thương