Tín dụng là quan hệ vay mượn dựa trên nguyên tắc có hoàn trả vốn gốc và lãi trong một thời gian nhất định.
Tín dụng là sự vận động của nguồn vốn từ nơi thừa sang nơi thiếu.
68 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 1715 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chương 5 Pháp luật điều chỉnh hoạt động tín dụng ngân hàng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 5 PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG I. KHÁI QUÁT VỀ TÍN DỤNG 1. Khái niệm Tín dụng là quan hệ vay mượn dựa trên nguyên tắc có hoàn trả vốn gốc và lãi trong một thời gian nhất định. Tín dụng là sự vận động của nguồn vốn từ nơi thừa sang nơi thiếu. * Luật NH & CK - GV Nguyễn Từ Nhu I. KHÁI QUÁT VỀ TÍN DỤNG Khái niệm Tín dụng là tổng hợp các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình chuyển giao và sử dụng tạm thời các nguồn vốn tiền tệ, tài sản nhất định dựa trên nguyên tắc có hoàn trả cả vốn và lãi. * Luật NH & CK - GV Nguyễn Từ Nhu I. KHÁI QUÁT VỀ TÍN DỤNG 2. Vai trò của tín dụng trong nền kinh tế thị trường. Tín dụng góp phần điều tiết nhu cầu về vốn trong nền kinh tế. Tín dụng góp phần phát triển đời sống, tạo công ăn việc làm cho người lao động. Tín dụng tạo điều kiện thúc đẩy nền sản xuất hàng hóa phát triển, là đòn bẩy phát triển nền kinh tế quốc dân. * Luật NH & CK - GV Nguyễn Từ Nhu I. KHÁI QUÁT VỀ TÍN DỤNG 3. Các hình thức tín dụng trong nền kinh tế thị trường. 3.1. Tín dụng Nhà nước : Nhà nước cho vay đối với các chủ thể mà NN có chính sách ưu đãi NN đi vay các tổ chức, cá nhân cho nhu cầu đầu tư phát triển, bổ sung ngân sách tạm thời, … NN vay nước ngoài cho nhu cầu đầu tư phát triển. * Luật NH & CK - GV Nguyễn Từ Nhu I. KHÁI QUÁT VỀ TÍN DỤNG 3. Các hình thức tín dụng trong nền kinh tế thị trường. 3.2. Tín dụng thương mại : Tín dụng thương mại là quan hệ tín dụng được thực hiện qua việc các doanh nghiệp mua bán hàng hóa trả chậm cho nhau. Tín dụng thương mại chỉ đáp ứng nhu cầu vốn ngắn hạn, không thỏa mãn nhu cầu vốn đầu tư dài hạn. * Luật NH & CK - GV Nguyễn Từ Nhu I. KHÁI QUÁT VỀ TÍN DỤNG 3. Các hình thức tín dụng trong nền kinh tế thị trường. 3.3. Tín dụng ngân hàng : Tín dụng NH là quan hệ tín dụng giữa các TCTD và các tổ chức, cá nhân khác trong xã hội. Các TCTD đóng vai trò vừa là người đi vay, vừa là người cho vay. Tín dụng NH có thể đáp ứng mọi nhu cầu vốn cho các chủ thể đi vay. * Luật NH & CK - GV Nguyễn Từ Nhu I. KHÁI QUÁT VỀ TÍN DỤNG 3. Các hình thức tín dụng trong nền kinh tế thị trường. 3.4. Tín dụng tự huy động vốn : Tín dụng tự huy động vốn là hình thức mà các doanh nghiệp, dựa vào khả năng tài chính, uy tín của mình, tiến hành vay vốn các tổ chức, cá nhân trong xã hội thông qua việc phát hành trái phiếu. * Luật NH & CK - GV Nguyễn Từ Nhu II. TDNH VÀ NHỮNG ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA TDNH 1. Khái niệm. Tín dụng NH là quan hệ tín dụng giữa TCTD (bên cấp tín dụng) và các tổ chức, cá nhân (bên vay), trong đó TCTD thực hiện việc chuyển giao các nguồn vốn tiền tệ hoặc tài sản cho bên đi vay trong một thời gian nhất định theo nguyên tắc có hoàn trả vốn gốc và lãi vay. * Luật NH & CK - GV Nguyễn Từ Nhu II. TDNH VÀ NHỮNG ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA TDNH 2. Đặc điểm của tín dụng NH : Một bên tham gia quan hệ tín dụng luôn là các TCTD hoặc các tổ chức khác được phép thực hiện hoạt động NH. Đối tượng cấp tín dụng của tín dụng NH được biểu hiện dưới hình thức là vốn tiền tệ hoặc tài sản. Thời hạn cho vay trong tín dụng NH rất đa dạng và phong phú. * Luật NH & CK - GV Nguyễn Từ Nhu II. TDNH VÀ NHỮNG ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA TDNH 3. Bản chất của tín dụng NH : Hoạt động kinh doanh tín dụng NH là hoạt động kinh doanh chứa nhiều rủi ro. TCTD phải đề ra những biện pháp phòng ngừa rủi ro : thẩm định người vay, tài sản đảm bảo, kiểm tra quá trình sử dụng vốn vay, … Lãi vay trong quan hệ tín dụng NH là giá cả của khoản vay. * Luật NH & CK - GV Nguyễn Từ Nhu II. TDNH VÀ NHỮNG ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA TDNH 3. Bản chất của tín dụng NH : Lòng tin là yếu tố cơ bản quyết định hiệu quả kinh doanh tín dụng NH : Nguồn vốn tín dụng hình thành trên cơ sở “đi vay để cho vay” TCTD phải thiết lập lòng tin của công chúng gửi tiền TCTD phải thẩm định uy tín và khả năng hoàn trả nợ vay của người đi vay. Nếu người vay không trả được nợ vay TCTD không có vốn hoàn trả cho người gửi tiền TCTD đánh mất lòng tin của công chúng. * Luật NH & CK - GV Nguyễn Từ Nhu III. CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG 1. Chế độ pháp lý về hoạt động cho vay : Khái niệm hoạt động cho vay Đối tượng cấp tín dụng trong hoạt động cho vay là vốn tiền tệ. Thời hạn trong hoạt động cho vay rất đa dạng và phong phú Quan hệ cho vay luôn được thiết lập bởi hợp đồng tín dụng. * Luật NH & CK - GV Nguyễn Từ Nhu III. CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG 1. Chế độ pháp lý về hoạt động cho vay : Các nguyên tắc của hoạt động cho vay : Nguyên tắc sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thoả thuận trong hợp đồng. Nguyên tắc hoàn trả đúng hạn cả vốn gốc và lãi. * Luật NH & CK - GV Nguyễn Từ Nhu III. CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG 1. Chế độ pháp lý về hoạt động cho vay : Các nguyên tắc của hoạt động cho vay : Nguyên tắc tránh rủi ro : Không được cấp tín dụng đối với : Thành viên của HĐQT, Ban kiểm soát, Tổng GĐ, các Phó tổng GĐ. Bố, mẹ, vợ, chồng, con của những người nêu trên. Nhân viên thẩm định, xét duyệt, quyết định cấp tín dụng. * Luật NH & CK - GV Nguyễn Từ Nhu III. CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG 1. Chế độ pháp lý về hoạt động cho vay : Các nguyên tắc của hoạt động cho vay : Nguyên tắc tránh rủi ro : Hạn chế cấp tín dụng: không được cấp tín dụng với điều kiện ưu đãi, không có bảo đảm đối với : Tổ chức kiểm toán, kiểm toán viên đang kiểm toán tại TCTD Thanh tra viên đang thanh tra tại TCTD. Kế toán trưởng, cổ đông lớn của TCTD. Doanh nghiệp của một trong các đối tượng không được cấp TD sở hữu trên 10% vốn điều lệ của doanh nghiệp đó. Dư nợ không vượt quá 5% vốn tự có của TCTD. * Luật NH & CK - GV Nguyễn Từ Nhu III. CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG 1. Chế độ pháp lý về hoạt động cho vay : Các nguyên tắc của hoạt động cho vay : Nguyên tắc tránh rủi ro : Giới hạn hạn mức tín dụng : Tổng mức cấp tín dụng đối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của TCTD. Thực hiện đồng tài trợ với các TCTD khác, khi : Nhu cầu cấp tín dụng của khách hàng vượt giới hạn nêu trên của một TCTD Nhu cầu phân tán rủi ro của các TCTD. Khả năng nguồn vốn của một TCTD. * Luật NH & CK - GV Nguyễn Từ Nhu III. CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG 1. Chế độ pháp lý về hoạt động cho vay : Hợp đồng tín dụng : Hợp đồng tín dụng là sự thoả thuận bằng văn bản giữa một bên là là TCTD (bên cho vay) với một bên là các tổ chức và cá nhân (bên đi vay) nhằm xác lập các quyền và nghĩa vụ nhất định của các bên trong quá trình vay tiền, sử dụng và thanh toán tiền vay. * Luật NH & CK - GV Nguyễn Từ Nhu III. CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG 1. Chế độ pháp lý về hoạt động cho vay : Hợp đồng tín dụng : Chủ thể của hợp đồng tín dụng : Các điều kiện chủ thể đối với bên cho vay – các TCTD : Các TCTD là chủ thể phải có : giấy phép thành lập và hoạt động do NHNN cấp, có điều lệ do NHNN chuẩn y, có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hợp pháp, có người đại diện đủ năng lực và thẩm quyền. * Luật NH & CK - GV Nguyễn Từ Nhu III. CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG 1. Chế độ pháp lý về hoạt động cho vay : Hợp đồng tín dụng : Chủ thể của hợp đồng tín dụng : Các điều kiện chủ thể đối với bên đi vay : - Có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự. - Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp. - Có khả năng trả nợ . - Có phương án sản xuất kinh doanh khả thi. - Thực hiện các qui định về bảo đảm tiền vay. * Luật NH & CK - GV Nguyễn Từ Nhu III. CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG 1. Chế độ pháp lý về hoạt động cho vay : Hợp đồng tín dụng : Nội dung của hợp đồng tín dụng : Điều khoản chủ yếu : - Điều khoản về điều kiện vay vốn. - Điều khoản về đối tượng hợp đồng. - Điều khoản về thời hạn vay. * Luật NH & CK - GV Nguyễn Từ Nhu III. CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG 1. Chế độ pháp lý về hoạt động cho vay : Hợp đồng tín dụng : Nội dung của hợp đồng tín dụng : - Điều khoản về mục đích vay. - Điều khoản về đảm bảo tiền vay. - Điều khoản về phương thức trả nợ. Điều khoản thông thường. * Luật NH & CK - GV Nguyễn Từ Nhu III. CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG 1. Chế độ pháp lý về hoạt động cho vay : Trình tự ký kết hợp đồng tín dụng : Hồ sơ đề nghị vay vốn - Giấy đề nghị vay vốn. - Tài liệu chứng minh về chủ thể vay. - Tài liệu liên quan về mục đích sử dụng vốn vay, hoặc và - Phương án sản xuất kinh doanh khả thi. - Tài liệu chứng minh về khả năng tài chính đảm bảo trả nợ. - Tài liệu liên quan về đảm bảo tiền vay. * Luật NH & CK - GV Nguyễn Từ Nhu III. CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG 1. Chế độ pháp lý về hoạt động cho vay : Trình tự ký kết hợp đồng tín dụng : Thẩm định hồ sơ vay vốn, quyết định cho vay. Ký kết hợp đồng tín dụng * Luật NH & CK - GV Nguyễn Từ Nhu III. CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG 1. Chế độ pháp lý về hoạt động cho vay : Các biện pháp bảo đảm tiền vay : Theo qui định của pháp luật, TCTD có quyền lựa chọn, quyết định về bảo đảm tiền vay và chịu trách nhiệm về quyết định của mình. * Luật NH & CK - GV Nguyễn Từ Nhu III. CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG 1. Chế độ pháp lý về hoạt động cho vay : Biện pháp bảo đảm tiền vay không bằng tài sản : Có tổ chức chính trị xã hội bảo lãnh tín chấp. TCTD cho vay đối với các chủ thể được qui định trong QĐ số 67/1999/QĐ-TTg ngày 04/10/2002. NH chính sách xã hội cho vay đối với các chủ thể được qui định trong Nghị định 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002, và Quyết định 157/2007/QĐ-TTg ngày 27/09/2007 * Luật NH & CK - GV Nguyễn Từ Nhu III. CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG 1. Chế độ pháp lý về hoạt động cho vay : Biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản : Biện pháp bảo đảm tiền vay chỉ mang tính phòng ngừa rủi ro tín dụng. Các biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản : Cầm cố tài sản : Thế chấp tài sản : Thế chấp, cầm cố tài sản của bên thứ ba. * Luật NH & CK - GV Nguyễn Từ Nhu III. CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG 1. Chế độ pháp lý về hoạt động cho vay : Biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản : Mối quan hệ giữa giao dịch đảm bảo và hợp đồng TD : Giao dịch đảm bảo hình thành khi phát sinh nghĩa vụ đảm bảo trong quan hệ dân sự. Hợp đồng TD là hợp đồng có nghĩa vụ đảm bảo. Mối quan hệ giữa hợp đồng có nghĩa vụ đảm bảo và hợp đồng đảm bảo tiền vay hình thành khi ký kết hợp đồng TD. * Luật NH & CK - GV Nguyễn Từ Nhu III. CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG 1. Chế độ pháp lý về hoạt động cho vay : Biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản : Mối quan hệ giữa giao dịch đảm bảo và hợp đồng TD : Nếu hợp đồng TD bị vô hiệu, bị huỷ bỏ, đơn phương chấm dứt mà hai bên chưa thực hiện hợp đồng thì giao dịch đảm bảo chấm dứt. Hợp đồng đảm bảo vô hiệu, bị huỷ bỏ, đơn phương chấm dứt không làm ảnh hưởng đến hiệu lực của hợp đồng TD. * Luật NH & CK - GV Nguyễn Từ Nhu III. CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG 1. Chế độ pháp lý về hoạt động cho vay : Biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản : Các loại tài sản đảm bảo tiền vay : Vật (có thực tại thời điểm ký kết giao dịch đảm bảo) Giấy tờ có giá (cổ phiếu, trái phiếu, kỳ phiếu, …) Quyền tài sản (tác quyền, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đòi nợ, quyền nhận tiền bảo hiểm, quyền sử dụng đất, quyền khai thác tài nguyên thiên nhiên,…) Tài sản hình thành trong tương lai. * Luật NH & CK - GV Nguyễn Từ Nhu III. CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG 1. Chế độ pháp lý về hoạt động cho vay : Biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản : Hình thức của giao dịch đảm bảo tiền vay : Tuỳ trường hợp đơn giản hay phức tạp, tài sản đảm bảo được thể hiện trực tiếp trong hợp đồng tín dụng hay được lập thành văn bản riêng * Luật NH & CK - GV Nguyễn Từ Nhu III. CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG 1. Chế độ pháp lý về hoạt động cho vay : Biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản : Công chứng, chứng thực văn bản giao dịch đảm bảo Trường hợp bắt buộc : - Văn bản thế chấp QSD đất và tài sản gắn liền trên đất, - Văn bản thế chấp nhà ở. Trường hợp không bắt buộc : các loại tài sản cầm cố * Luật NH & CK - GV Nguyễn Từ Nhu III. CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG 1. Chế độ pháp lý về hoạt động cho vay : Biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản : Đăng ký giao dịch đảm bảo Các trường hợp bắt buộc : - Thế chấp QSD đất, QSD rừng, - Quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng, - Thế chấp tàu bay, tàu biển, - Thế chấp một tài sản để đảm bảo thực hiện nhiều nghĩa vụ, - Cầm cố chứng khoán * Luật NH & CK - GV Nguyễn Từ Nhu III. CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG 1. Chế độ pháp lý về hoạt động cho vay : Biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản : Đăng ký giao dịch đảm bảo Các cơ quan nhận đăng ký giao dịch đảm bảo : Cơ quan đăng ký quốc gia giao dịch đảm bảo ; Cơ quan đăng ký tàu biển và thuyền viên ; Cục Hàng không dân dụng Việt nam ; Sở Địa chính, Sở Địa chính – Nhà đất Ý nghĩa của đăng ký giao dịch đảm bảo : * Luật NH & CK - GV Nguyễn Từ Nhu III. CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG 1. Chế độ pháp lý về hoạt động cho vay : Biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản : Xử lý tài sản đảm bảo tiền vay : Tài sản đảm bảo được giải chấp khi bên vay hoàn tất trả nợ Trường hợp bên vay không trả được nợ khi đến hạn, bên nhận đảm bảo đảm bảo xử lý tài sản theo luật định. * Luật NH & CK - GV Nguyễn Từ Nhu III. CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG 1. Chế độ pháp lý về hoạt động cho vay : Biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản : Xử lý tài sản đảm bảo tiền vay : Việc xử lý tài sản đảm bảo phải tuân thủ các nguyên tắc : Xử lý theo thoả thuận giữa các bên. Nếu không có thoả thuận, hoặc không thoả thuận được thì tài sản đảm bảo sẽ được xử lý bán đấu giá theo luật định. * Luật NH & CK - GV Nguyễn Từ Nhu III. CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG 1. Chế độ pháp lý về hoạt động cho vay : Biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản : Xử lý tài sản đảm bảo tiền vay : Việc xử lý tài sản đảm bảo phải tuân thủ các nguyên tắc : Việc xử lý tài sản đảm bảo phải khách quan, công khai, minh bạch, đảm bảo quyền và lợi ích của các bên có liên quan. Người xử lý tài sản đảm bảo là bên nhận đảm bảo. Việc xử lý tài sản đảm bảo không là hoạt động kinh doanh của bên nhận đảm bảo. * Luật NH & CK - GV Nguyễn Từ Nhu III. CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG 2. Chế độ pháp lý về hoạt động chiết khấu các giấy tờ có giá: 2.1. Khái niệm hoạt động chiết khấu giấy tờ có giá : Theo thuật ngữ tài chính : chiết khấu là việc xác định giá trị hiện tại của một lượng tiền tệ tại một thời điểm trong tương lai. Theo Luật các TCTD : chiết khấu là việc TCTD mua thương phiếu, các giấy tờ có giá ngắn hạn khác của người thụ hưởng trước khi đến hạn thanh toán. * Luật NH & CK - GV Nguyễn Từ Nhu III. CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG 2. Chế độ pháp lý về hoạt động chiết khấu các giấy tờ có giá: 2.1. Khái niệm hoạt động chiết khấu giấy tờ có giá : Khi tiến hành chiết khấu, người sở hữu giấy tờ có giá chuyển giao ngay quyền thụ hưởng cho người nhận chiết khấu – TCTD. TCTD có thể đem giấy tờ có giá đó tái chiết khấu tại các TCTD khác hoặc tại NHNN. * Luật NH & CK - GV Nguyễn Từ Nhu III. CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG 2. Chế độ pháp lý về hoạt động chiết khấu các giấy tờ có giá: 2.2.Các điều kiện & thủ tục chiết khấu giấy tờ có giá của TCTD: Bản chất pháp lý hoạt động chiết khấu giấy tờ có giá. Chủ thể : Bên mua giấy tờ có giá – bên cấp tín dụng: là các TCTD Bên bán giấy tờ có giá (đang thụ hưởng giấy tờ có giá) – bên vay : là khách hàng có nhu cầu chiết khấu. Bên có nghĩa vụ thanh toán : là chủ thể phát hành giấy tờ có giá. * Luật NH & CK - GV Nguyễn Từ Nhu III. CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG 2. Chế độ pháp lý về hoạt động chiết khấu các giấy tờ có giá: 2.2.Các điều kiện & thủ tục chiết khấu giấy tờ có giá của TCTD: Bản chất pháp lý hoạt động chiết khấu giấy tờ có giá. Hình thức pháp lý : hợp đồng chiết khấu giấy tờ có giá. Đối tượng của hợp đồng : các loại giấy tờ có giá có khả năng chuyển nhượng. * Luật NH & CK - GV Nguyễn Từ Nhu III. CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG 2. Chế độ pháp lý về hoạt động chiết khấu các giấy tờ có giá: 2.2.Các điều kiện & thủ tục chiết khấu giấy tờ có giá của TCTD: Các loại giấy tờ có giá được chiết khấu , tái chiết khấu Các loại giấy tờ có giá được phát hành theo qui định của pháp luật : Các giấy tờ có giá của các TCTD Tín phiếu của NHNN. Các loại chứng khoán nợ của Chính phủ Tín phiếu, kỳ phiếu, trái phiếu của các tổ chức khác Hối phiếu nhận nợ & hối phiếu đòi nợ. * Luật NH & CK - GV Nguyễn Từ Nhu III. CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG 2. Chế độ pháp lý về hoạt động chiết khấu các giấy tờ có giá: 2.2.Các điều kiện & thủ tục chiết khấu giấy tờ có giá của TCTD: Các loại giấy tờ có giá được chiết khấu , tái chiết khấu Các điều kiện chiết khấu giấy tờ có giá của TCTD : Thuộc quyền sở hữu hợp pháp của khách hàng. Chưa đến hạn thanh toán. Được phép giao dịch Được thanh toán theo qui định của tổ chức phát hành. * Luật NH & CK - GV Nguyễn Từ Nhu III. CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG 2. Chế độ pháp lý về hoạt động chiết khấu các giấy tờ có giá: 2.2.Các điều kiện & thủ tục chiết khấu giấy tờ có giá của TCTD: Phương thức chiết khấu , tái chiết khấu Chiết khấu, tái chiết khấu toàn bộ thời gian còn lại của giấy tờ có giá. Chiết khấu, tái chiết khấu có thời hạn. * Luật NH & CK - GV Nguyễn Từ Nhu III. CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG 2. Chế độ pháp lý về hoạt động chiết khấu các giấy tờ có giá: 2.2.Các điều kiện & thủ tục chiết khấu giấy tờ có giá của TCTD: Phương thức chiết khấu , tái chiết khấu Mức chiết khấu tối đa : Đối với một khách hàng: 15% vốn tự có của TCTD, Chiết khấu, tái chiết khấu để vay đầu tư kinh doanh chứng khoán, thì tổng dư nợ cho vay không vượt quá 20% vốn tự có của TCTD. * Luật NH & CK - GV Nguyễn Từ Nhu III. CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG 2. Chế độ pháp lý về hoạt động chiết khấu các giấy tờ có giá: 2.2.Các điều kiện & thủ tục chiết khấu giấy tờ có giá của TCTD: Phương thức chiết khấu , tái chiết khấu Trình tự thủ tục chiết khấu : Khách hàng lập hồ sơ đề nghị chiết khấu. TCTD thẩm định chứng từ chiết khấu, ra quyết định Nếu cả hai bên đồng ý, khách hàng làm thủ tục chuyển nhượng TCTD lập thủ tục đòi nợ khi chứng từ đến hạn thanh toán * Luật NH & CK - GV Nguyễn Từ Nhu III. CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG 3. Chế độ pháp lý về hoạt động bảo lãnh ngân hàng : 3.1. Khái niệm bảo lãnh ngân hàng : Bảo lãnh NH là cam kết bằng văn bản của TCTD với bên có quyền về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng khi khách hàng không thực hiện đúng nghĩa vụ đã cam kết ; khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho TCTD số tiền đã được trả thay. * Luật NH & CK - GV Nguyễn Từ Nhu III. CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG 3. Chế độ pháp lý về hoạt động bảo lãnh ngân hàng : 3.1. Khái niệm bảo lãnh ngân hàng : Hoạt động bảo lãnh NH được thực hiện bởi các chủ thể : NHNN Việt Nam tiến hành bảo lãnh cho các TCTD vay vốn nước ngoài theo chỉ định của Chính phủ. Các TCTD bảo lãnh cho các tổ chức, cá nhân vay vốn tại các TCTD. * Luật NH & CK - GV Nguyễn Từ Nhu III. CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG 3. Chế độ pháp lý về hoạt động bảo lãnh ngân hàng : 3.2. Các loại hình bảo lãnh ngân hàng : Bảo lãnh vay vốn. Bảo lãnh dự thầu : có mục đích đảm bảo cho việc người dự thầu không được rút lui, thay đổi ý định vì bất kỳ lý do nào khi đã trúng thầu. Bảo lãnh thực hiện hợp đồng : có mục đích đảm bảo cho việc thực hiện đúng, đầy đủ nghĩa vụ của người đã trúng thầu theo hợp đồng đã ký kết . * Luật NH & CK - GV Nguyễn Từ Nhu III. CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG 3. Chế độ pháp lý về hoạt động bảo lãnh ngân hàng : 3.3. Điều kiện bảo lãnh : Điều kiện thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh đối với TCTD : Được NHNN cấp phép Trường hợp bảo lãnh ra nước ngoài, phải được NHNN cấp phép hoạt động thanh toán quốc tế. * Luật NH & CK - GV Nguyễn Từ Nhu III. CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG 3. Chế độ pháp lý về hoạt động bảo lãnh ngân hàng : 3.3. Điều kiện bảo lãnh : Điều kiện được bảo lãnh đối với khách hàng : Tổ chức, cá nhân có đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự. Có tài liệu chứng minh nghĩa vụ cần được bảo lãnh. Có đủ uy tín (trên cơ sở tài sản đảm bảo) và tình hình tài chính lành mạnh. * Luật NH & CK - GV Nguyễn Từ Nhu III. CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG 4. Chế độ pháp lý về hoạt động cho thuê tài chính : 4.1. Khái niệm cho thuê tài chính : Cho thuê tài chính là hoạt động tín dụng trung hạn, dài hạn trên cơ sở hợp đồng cho thuê tài sản giữa bên cho thuê là TCTD với khách hàng thuê. Khi kết thúc thời hạn thuê, khách hàng mua lại hoặc tiếp tục thuê tài