Rủi ro đầu tư là tổng hợp những yếu tố ngẫu
nhiên (bất trắc) cú thể đo lường bằng xác
suất, lànhững bất trắc gây nên các mất mát
thiệt hại.
Rủi ro trong quản lý dựán làmột đại lượng có
thể đo lường. Trên cơ sở tần suất xuất hiện
một hiện tượng trong quá khứ, có thể giả định
nólại xuất hiện tương tự trong tương lai.
Trong quản lý dựán, một hiện tượng được
xem làrủi ro nếu có thể xác định được xác
suất xuất hiện của
22 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 1741 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chương 5 Quản lý rủi ro dự án, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
QUẢN LÝ RỦI RO
DỰ ÁN
1. Rủi ro
Rủi ro đầu tư là tổng hợp những yếu tố ngẫu
nhiên (bất trắc) cú thể đo lường bằng xác
suất, là những bất trắc gây nên các mất mát
thiệt hại.
Rủi ro trong quản lý dự án là một đại lượng có
thể đo lường. Trên cơ sở tần suất xuất hiện
một hiện tượng trong quá khứ, có thể giả định
nó lại xuất hiện tương tự trong tương lai.
Trong quản lý dự án, một hiện tượng được
xem là rủi ro nếu có thể xác định được xác
suất xuất hiện của
2. Quản lý rủi ro
Quản lý rủi ro dự án là quá trình nhận
dạng, phân tích nhân tố rủi ro, đo lường
mức độ rủi ro, trên cơ sở đó lựa chọn,
triển khai các biện pháp và quản lý các
hoạt động nhằm hạn chế và loại trừ rủi ro,
trong suốt vòng đời dự án.
Quản lý rủi ro là việc chủ động kiểm soát
các sự kiện trong tương lai dựa trên cơ sở
kết quả dự báo trước các sự kiện xảy ra
mà không phải là sự phản ứng thụ động.
Như vậy, một chương trình quản lý rủi ro
hiệu quả không những làm giảm bớt sai
sót mà còn làm giảm mức độ ảnh hưởng
của những sai sót đó đến việc thực hiện
các mục tiêu dự án
Quản lý rủi ro là quá trình liên tục, được thực
hiện trong tất cả các giai đoạn của chu kỳ dự
án, kể từ khi mới hình thành cho đến khi kết
thúc dự án. Dự án thường có rủi ro cao trong
giai đoạn đầu hình thành. Trong suốt vòng đời
dự án, nhiều khâu công việc cũng có mức độ rủi
ro rất cao nên cần thiết phải phân chia thành
nhiều giai đoạn để xem xét, phân tích rủi ro,
trên cơ sở đó lựa chọn các giải pháp phù hợp
nhằm giảm bớt và loại trừ rủi ro.
3. Phân loại rủi ro
Rủi ro thuần túy và rủi ro theo suy tính.
Rủi ro thuần túy là loại rủi ro mà nếu có xảy ra
sẽ dẫn đến kết quả tổn thất về kinh tế. Loại rủi
ro này có đặc điểm sau: Thứ nhất, rủi ro thuần
túy nếu xảy ra thường đưa đến kết quả mất mát
hoặc tổn thất. Thứ hai, rủi ro thuần túy là loại
rủi ro liên quan đến việc phá hủy tài sản (nếu
hỏa hoạn thì tòa nhà bị phá hủy). Thứ ba, biện
pháp đối phó với rủi ro này là bảo hiểm.
Rủi ro suy tính là loại rủi ro do ảnh hưởng của
những nguyên nhân khó dự đoán, phạm vi ảnh
hưởng rất rộng lớn. Rủi ro suy tính là loại rủi ro
thường xảy ra trong thực tế. Ví dụ, rủi ro thay
đổi giá cả, mức thuế không ổn định, tình hình
chính trị không ổn định. Tăng giá có thể mang
lại nhiều lời cho người có tồn kho nhiều và giảm
giá làm họ bị thua thiệt lớn. Đặc điểm cơ bản
của loại rủi ro này là thường không được bảo
hiểm nhưng có thế đối phó bằng biện pháp rào
chắn (hedging).
Rủi ro có thể tính được là loại rủi ro mà
tần số xuất hiện của nó có thể tiên đoán
được ở một mức độ tin cậy nhất định.
Rủi ro không thể tính được là rủi ro mà
tần số xuất hiện của nó quá bất thường và
rất khó dự đoán được.
Rủi ro nội sinh là rủi ro do những nguyên nhân
nội tại của dự án. Quy mô, độ phức tạp, tính
mới lạ của dự án cùng với các nhân tố như tốc
độ thiết kế và xây dựng, hệ thống tổ chức quản
lý dự án là những nguyên nhân nội sinh.
Rủi ro ngoại sinh là rủi ro do những nguyên
nhân bên ngoài gây nên. Những nhân tố rủi ro
ngoại sinh thường gặp như lạm phát, thị trường,
tính sẵn có của lao động và nguyên liệu, độ bất
định về chính trị, do ảnh hưởng của thời tiết.
4. Xác định rủi ro
là quá trình phân tích đánh giá, nhận dạng
lĩnh vực rủi ro, các loại rủi ro tiềm tàng
ảnh hưởng đến dự án. Để xác định rủi ro
căn cứ vào:
Bản chất sản phẩm dự án.
Phân tích chu kỳ dự án.
Sơ đồ phân tách công việc, lịch trình thực
hiện dự án.
Phân tích chi phí đầu tư, nguồn vốn đầu
tư.
Thiết bị, nguyên vật liệu cho dự án.
Thông tin lịch sử các dự án tương tự về
tình hình bán hàng, nhóm quản lý dự án.
5. Các phương pháp quản lý rủi ro
a. Né tránh rủi ro.
Né tránh rủi ro là loại bỏ khả năng bị thiệt hại, là
việc không chấp nhận dự án có độ rủi ro quá
lớn. Biện pháp này được áp dụng trong trường
hợp khả năng bị thiệt hại cao và mức độ thiệt
hại lớn. Né tránh rủi ro có thể được thực hiện
ngay từ giai đoạn đầu của chu kỳ dự án. Nếu rủi
ro dự án cao thì loại bỏ ngay từ đầu.
b. Chấp nhận rủi ro
Chấp nhận rủi ro là trường hợp chủ đầu tư hoặc
cán bộ dự án hoàn toàn biết trước về rủi ro và
những hậu quả của nó nhưng sẵn sàng chấp
nhận những rủi ro thiệt hại nếu nó xuất hiện.
Chấp nhận rủi ro áp dụng trong trường hợp mức
độ thiệt hại thấp và khả năng bị thiệt hại không
lớn. Ngoài ra, cũng có những rủi ro mà đơn vị
phải chấp nhận.
c. Tự bảo hiểm
Tự bảo hiểm là phương pháp quản lý rủi ro
mà đơn vị chấp nhận rủi ro và tự nguyện
kết hợp thành một nhóm gồm nhiều đơn
vị có rủi ro tương tự khác, đủ để dự đoán
chính xác mức độ thiệt hại và do đó,
chuẩn bị trước nguồn quỹ để bù đắp nếu
nó xảy ra
d. Ngăn ngừa thiệt hại
Ngăn ngừa thiệt hại là hoạt động nhằm làm giảm
tính thường xuyên của thiệt hại khi nó xuất hiện.
Để ngăn ngừa thiệt hại thiệt hại cần xác định
nguồn gốc thiệt hại. Có hai nhóm nhân tố chính
đó là nhóm nhân tố môi trường đầu tư và nhân
tố về nội tại dự án. Một số biện pháp ngăn ngừa
như phát triển hệ thống an toàn, đào tạo lại lao
động, thuê người bảo vệ
e. Giảm bớt thiệt hại.
Chương trình giảm bớt thiệt hại là việc chủ đầu
tư, bộ quản lý dự án sử dụng các biện pháp đo
lường, phân tích, đánh giá lại rủi ro một cách
liên tục và xây dựng các kế hoạch để đối phó,
làm giảm mức thiệt hại khi nó xảy ra và khi
không thể chuyển dịch thiệt hại thì việc áp dụng
biện pháp này không phù hợp
g. Chuyển dịch rủi ro.
Chuyển dịch rủi ro là biện pháp, trong đó một
bên liên kết với nhiều bên khác để cùng chịu rủi
ro. Biện pháp chuyển dịch rủi ro giống phương
pháp bảo hiểm ở chỗ: độ bất định về thiệt hại
được chuyển từ cá nhân sang nhóm nhưng khác
ở chỗ bảo hiểm không chỉ đơn thuần bao gồm
chuyển dịch rủi ro mà còn giảm được rủi ro
thông qua dự đoán thiệt hại bằng luật số lớn
trước khi nó xuất hiện
h. Bảo hiểm
Theo quan điểm của nhà quản lý bảo hiểm thì
bảo hiểm là sự chuyển dịch rủi ro theo hợp
đồng. Từ bên quan điểm xã hội, bảo hiểm
không chỉ đơn thuần là việc chuyển dịch rủi ro
mà còn làm giảm rủi ro vì nhóm người có rủi ro
tương tự nhau tự nguyện tham gia bảo hiểm đã
cho phép dự đoán mức độ thiệt hại trước khi nó
xuất hiện. Bảo hiểm là công cụ quản lý rủi ro
phù hợp khi khả năng thiệt hại thấp nhưng mức
thiệt hại có thể rất nghiêm trọng.
6. PHƯƠNG PHÁP ĐO LƯỜNG RỦI RO
a.Phân tích xác suất
Phân tích xác suất cụ thể hóa mức phân bổ xác suất
cho mỗi rủi ro và xem xét ảnh hưởng của rủi ro tác động
đến toàn bộ dự án. Đây là phương pháp phân tích định
lượng thường sử dụng trong phân tích rủi ro, đặc biệt sử
dụng kỹ thuật lấy mẫu. Phương pháp này dựa vào sự
tính toán ngẫu nhiên các giá trị trong các phân phối xác
suất nhất định, được mô tả dưới ba dạng ước lượng là
tối thiểu, trung bình và tối đa. Kết quả của dự án là sự
kết hợp của tất cả các giá trị được lựa chọn cho mỗi mức
rủi ro. Sự tính toán này được lặp lại một số lần khá lớn
để nhận được phân bố xác suất cho kết quả dự án.
b. Phương sai và hệ số biến thiên.
Phương sai (là trung bình cộng của bình phương các độ
lệch giữa lượng biến với số trung bình của lượng biến
đó).
Hệ số biến thiên cho biết mức độ rủi ro tính trên một
đơn vị tỷ suất đầu tư.
Khi so sánh hai dự án đầu tư, hệ số biến thiên của dự
án nào lớn hơn thì dự án đó có độ rủi ro cao hơn. So với
chỉ tiêu độ lệch chuẩn, hệ số biến thiên đã phản ánh sự
ảnh hưởng đồng thời của cả độ lệch tiêu chuẩn và tỷ
suất đầu tư bình quân.
c. Phân tích độ nhạy
Phân tích độ nhạy là kỹ thuật phân tích nhằm xác định
mức độ thay đổi của nhân tố kết quả (ví dụ, NPV và tỷ lệ
hoàn vốn) khi thay đổi một mức nhất định những biến
đầu vào quan trọng, trong khi cố định những biến khác.
Khi xem xét các dự án người ta thường dùng chỉ tiêu
NPV để nghiên cứu. Để tính NPV cần phải biết doanh thu
và chi phí hay cần biết số lượng sản phẩm và giá cả của
chúng. Nhưng những tham số này đều biến động, mức
độ biến động của chúng khác nhau, do vậy dẫn đến sự
biến động (tăng giảm) khác nhau của NPV
d. Phân tích cây quyết định
Nguyên tắc xây dựng cây quyết định: Quá trình xây
dựng cây quyết định được bắt đầu đi từ gốc đến ngọn
cây và sử dụng những ký hiệu sau:
Điểm quyết định. Điểm ra quyết định được mô tả bằng
hình vuông. Các cành xuấ phát từ điểm quyết định là
các tình huống lựa chọn. Tại đây nhà quản lý dự án phải
chọn một trong các phương án với chuỗi các khả năng
khác nhau.
Điểm lựa chọn. Điểm lựa chọn được mô tả bằng hình
tròn. Các cành xuất phát từ điểm nút này phản ánh các
khả năng có thể xảy ra và nó không chịu sự chi phối của
người ra quyết định.