Chương 7 Quá trình quyết định mua của người tiêu dùng
1. Ý thức vấn đề (Nhận thức nhu cầu) 2. Tìm kiếm thông tin 3. Đánh giá các phương án 4. Lựa chọn (Quyết định mua) 5. Hành vi sau khi mua
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chương 7 Quá trình quyết định mua của người tiêu dùng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 7
QUÁ TRÌNH QUYẾT ĐỊNH MUA CỦA
NGƯỜI TIÊU DÙNG
Nguyễn Tiến Dũng
Viện Kinh tế và Quản lý, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội
Email: dung.nguyentien3@hust.edu.vn
Các nội dung chính
1. Ý thức vấn đề (Nhận thức nhu cầu)
2. Tìm kiếm thông tin
3. Đánh giá các phương án
4. Lựa chọn (Quyết định mua)
5. Hành vi sau khi mua
© 2013 Nguyễn Tiến Dũng 2
Quá trình quyết định mua: Mô hình 5 giai đoạn
Ý thức
nhu cầu
Tìm
kiếm
thông tin
Đánh giá
Lựa
chọn
Hành vi
sau khi
mua
© 2013 Nguyễn Tiến Dũng 3
1. Ý thức nhu cầu
Ý thức
nhu cầu
Nhân tố bên
trong NTD
• Đặc điểm sinh học
• Đặc điểm tâm lý
Môi trường bên
ngoài NTD
• Marketing-mix
• Những người xung
quanh
• Môi trường vĩ mô
© 2013 Nguyễn Tiến Dũng 4
2. Tìm kiếm thông tin
© 2013 Nguyễn Tiến Dũng 5
Loại thông tin, Nguồn thông tin và Nỗ lực tìm
kiếm thông tin
● Loại thông tin tìm kiếm
● Nguồn thông tin tham khảo
● Nỗ lực tìm kiếm thông tin sẽ tăng khi
● Kiến thức ban đầu về sản phẩm càng ít
● Lượng thời gian sẵn có càng nhiều
● Mức độ quan tâm càng nhiều
● Mức độ ưa thích đối với việc đi mua sắm càng
nhiều
© 2013 Nguyễn Tiến Dũng 6
● Những thông tin cần tìm kiếm khi muốn mua
một chiếc điện thoại di động
● Thông tin về các thuộc tính của máy điện thoại và
giá bán
● Thông tin về nhãn hiệu SP và nhà sản xuất
● Thông tin về người bán: điểm bán, chính sách
bán hàng
● Thông tin khác: truyền thông, người khác
© 2013 Nguyễn Tiến Dũng 7
Hành vi tìm kiếm thông tin của người tiêu dùng
Mỹ
● Khi mua tủ lạnh cho thấy: 42% người tiêu dùng chỉ
tới 1 cửa hàng; 41% chỉ xem xét một thương hiệu.
● Một nghiên cứu khác cho thấy: 77% người tiêu dùng
chỉ tới một cửa hàng khi mua đồ gia dụng nhỏ.
● Trong cửa hàng tạp hoá:
● trung bình mỗi người tiêu dùng chỉ bỏ ra 12 giây để lựa
chọn một món hàng.
● Ngay sau khi lựa chọn sản phẩm, những người tiêu dùng
này được phỏng vấn về giá.
● Ít hơn 50% có thể nói giá của sản phẩm một cách chính
xác;
● 32% nói giá sai với giá thực khoảng 15%.
● Khi một sản phẩm đã được bán với giá hạ hơn (có biển
giá cũ và biển giá mới cùng ở một chỗ), ít hơn 50% biết
đến sự hạ giá này.
© 2013 Nguyễn Tiến Dũng 8
3. Đánh giá các phương án lựa chọn
● Đánh giá khả năng sở hữu thuộc tính của
thương hiệu
● Đánh giá về lợi ích / tầm quan trọng của thuộc
tính
● Như trong phần “thái độ”
© 2013 Nguyễn Tiến Dũng 9
Đánh giá khả năng sở hữu thuộc tính của đối
tượng / thương hiệu
● Xét đoán theo điểm mốc (ấn tượng ban đầu)
● Sony – Độ nét cao (TV, màn hình)
Máy ảnh Sony: độ nét cao
● Xét đoán theo tính sẵn có
● TH True Milk: sữa sạch thật sự thiên nhiên; trang
trại bò sữa, nguồn sữa tự nhiên sữa sạch
● Xét đoán theo tính tương tự
● Asus – Mac Book Air
© 2013 Nguyễn Tiến Dũng 10
Sữa TH True Milk
● Sữa sạch
thật sự thiên
nhiên
© 2013 Nguyễn Tiến Dũng 11
4. Lựa chọn (Quyết định mua)
© 2013 Nguyễn Tiến Dũng 12
Mô hình ngưỡng loại bỏ (Conjunctive Model)
● Theo mô hình này, người tiêu dùng đặt ra các ngưỡng tối
thiểu đối với các thuộc tính quan tâm. Mỗi thuộc tính có thể
có một ngưỡng riêng. Nếu một phương án lựa chọn hay
một thương hiệu xem xét có, dù chỉ một thuộc tính thấp hơn
mức tối thiểu này, sản phẩm đó sẽ bị loại (Mô hình VÀ).
● Nếu ngưỡng này quá cao, hầu như tất cả các phương án
lựa chọn đều bị loại. Nếu ngưỡng này đặt quá thấp, hầu
như tất cả các phương án lựa chọn đều được chọn.
● Thông thường, ngưỡng này được đặt thấp. Mô hình này
được sử dụng ban đầu như là mô hình lựa chọn sơ bộ để
loại bớt một số thương hiệu và chỉ giữ lại một số lượng
thương hiệu vừa đủ để xem xét tiếp tục.
© 2013 Nguyễn Tiến Dũng 13
© 2013 Nguyễn Tiến Dũng 14
Mô hình ngưỡng chấp nhận (Disjunctive Model)
● Người tiêu dùng đặt ra các ngưỡng tối thiểu đối với các
thuộc tính quan tâm.
● Nếu như một phương án lựa chọn có điểm đánh giá đối với
một thuộc tính quan tâm cao hơn ngưỡng này, phương án
đó sẽ được chấp nhận (mô hình HOẶC).
● Đây là cách lựa chọn của những người tiêu dùng rất coi
trọng một số thuộc tính nào đó.
● Thí dụ, một người mua áo sơ-mi đặt tiêu chí là hàm lượng
cotton lớn hơn 60% hoặc giá không quá 300.000đ. Vậy một
loại áo sơ-mi có giá nhỏ hơn 300.000đ hoặc có hàm lượng
cotton hơn 60% sẽ được chọn.
© 2013 Nguyễn Tiến Dũng 15
Mô hình Tra cứu từ điển
● Mô hình lựa chọn này gần giống như mô hình loại trừ theo
từng thuộc tính.
● Các thuộc tính được sắp xếp theo tầm quan trọng. Sau đó,
các phương án lựa chọn được đánh giá theo thuộc tính
quan trọng nhất. Phương án lựa chọn có điểm cao nhất về
thuộc tính quan trọng nhất sẽ được chọn.
● Nếu có hai hay nhiều phương án có điểm đánh giá bằng
nhau đối với thuộc tính quan trọng nhất, các phương án
này sẽ được xem xét tiếp theo thuộc tính có tầm quan trọng
thứ nhì. Quá trình sẽ dừng lại khi chỉ còn một phương án có
điểm cao nhất.
● Mô hình này dường như là chiến lược ra quyết định phổ
biến nhất của người tiêu dùng
© 2013 Nguyễn Tiến Dũng 16
Thí dụ:
Thương hiệu Bộ vi xử lý –
Bộ nhớ
Khả năng đồ
hoạ
Kiểu dáng và
khối lượng
Giá
A 8 9 6 9
B 7 7 7 7
C 10 4 3 2
D 5 4 8 5
Trọng số của
thuộc tính
0,4 0,3 0,2 0,1
© 2013 Nguyễn Tiến Dũng 17
Tiêu chí:
a) Kiểu dáng & Khối lượng >5 điểm
b) Bộ vi xử lý – Bộ nhớ > 5 điểm
c) Khả năng đồ hoạ > 5 điểm
• Mô hình Ngưỡng loại bỏ: Nhãn hiệu nào sẽ được chọn?
• Mô hình Ngưỡng chấp nhận: Nhãn hiệu nào sẽ được chọn?
Thí dụ: Mô hình đa thuộc tính
Thương hiệu Bộ vi xử lý –
Bộ nhớ
Khả năng đồ
hoạ
Kiểu dáng và
khối lượng
Giá
A 8 9 6 9
B 7 7 7 7
C 10 4 3 2
D 5 3 8 5
Trọng số của
thuộc tính
0,4 0,3 0,2 0,1
© 2013 Nguyễn Tiến Dũng 18
A = 0,4.(8) + 0,3.(9) + 0,2.(6) + 0,1.(9) = 8,0
B = 0,4.(7) + 0,3.(7) + 0,2.(7) + 0,1.(7) = 7,0
C = 0,4(10) + 0,3.(4) + 0,2.(3) + 0,1(2) = 6,0
D = 0,4(5) + 0,3.(3) + 0,2.(8) + 0,1.(5) = 5,0
Các mô hình lựa chọn có bù trừ
● Mô hình Thái độ về đối tượng
● Mô hình Giá trị kỳ vọng
● Mô hình Ý định hành động
© 2013 Nguyễn Tiến Dũng 19
Mô hình Thái độ về đối tượng
Ở đây
● Ao = thái độ chung đối với đối tượng
● bi = sức mạnh của niềm tin đối với việc đối tượng có sở hữu thuộc tính i
● ei = đánh giá về lợi ích của thuộc tính i
● n = số lượng các niềm tin
© 2013 Nguyễn Tiến Dũng 20
1
n
o i i
i
A b e
Mô hình Giá trị kỳ vọng
Ở đây:
● Vi = giá trị kỳ vọng của phương án lựa chọn i
● wj = tầm quan trọng của thuộc tính (tương tự như ei)
● aij = điểm đánh giá đối với thuộc tính j của phương án i, thể hiện niềm tin
vào mức độ xuất sắc về thuộc tính j của phương án i.
● n = số thuộc tính
● Điểm khác biệt của mô hình này so với mô hình Thái độ về đối tượng là
giá của sản phẩm cũng được coi là một thuộc tính và được đưa vào để
đánh giá. Thang điểm đánh giá đối với giá là giá càng thấp thì điểm số
đánh giá càng cao.
© 2013 Nguyễn Tiến Dũng 21
1
n
i j ij
j
V w a
Mô hình Ý định hành động
Ở đây
● B = hành vi hay hành động của một chủ thể
● BI = ý định hành động
● AB = thái độ đối với việc thực hiện hành động
● SN = chuẩn mực chủ quan
● w1, w2 = các trọng số của AB và SN
© 2013 Nguyễn Tiến Dũng 22
1 2
( ) ( )
B
B BI w A w SN
Hành vi sau khi mua
● Sự bất ổn về nhận thức sau khi mua
● Sự thỏa mãn / không thỏa mãn sau khi mua
● 1 2 3 4 5
● Không thoả mãn/không hài lòng:
● Khách hàng sẽ có thể làm gì?
● Làm sao mà người bán biết được?
● Thoả mãn/hài lòng?
● Mô hình Xác nhận / Phủ nhận kỳ vọng
● STM = Trải nghiệm – Kỳ vọng
● Trải nghiệm > KV
● Trải nghiệm = KV
● Trải nghiệm < KV
● Loại bỏ sản phẩm sau khi mua
© 2013 Nguyễn Tiến Dũng 23
Câu hỏi thảo luận
● Bạn đang định mua một chiếc điện thoại di
động
● Có những nhân tố nào ảnh hưởng đến QĐM cuối
cùng của bạn? Đâu là nhân tố chính?
● Bạn thường lựa chọn như thế nào? Hãy mô tả
quá trình đánh giá và lựa chọn của bạn. Đó là mô
hình lựa chọn nào?
● Sau khi mua, bạn có cảm giác tiếc vì đã lựa chọn
sai hay không? Tại sao? Hãy giải thích.
© 2013 Nguyễn Tiến Dũng 24