Chương 8: An toàn lao động – phòng cháy chữa cháy – vệ sinh công nghiệp

CHƯƠNG 8. AN TOÀN LAO ĐỘNG – PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY – VỆ SINH CÔNG NGHIỆP 1. AN TOÀN LAO ĐỘNG – PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY 1.1. An toàn lao động − Mọi người phải tuân theo quy định an toàn lao động do nhà máy ban hành. − Sử dụng trang thiết bị bảo hộ (Trang bị áo lạnh đối với công nhân làm việc ở khu lạnh, trang bị khẩu trang, găng tay, tạp dề, giày ống cho công nhân phân xưởng sản xuất.) − Chấp hành và tuân thủ ký nhận, kiểm tra nghiêm túc: dụng cụ, máy móc, vệ sinh. − Thực hiện đúng quy trình công nghệ, vận hành, thao tác. − Thực hiện đúng các quy tắc an toàn lao động, thiết bị, phòng cháy, chữa cháy. − Mỗi công nhân có trách nhiệm quản lý và bảo quản thiết bị của mình, không tự ý vận hành điều chỉnh thiết bị ở khâu khác.

docx7 trang | Chia sẻ: nguyenlinh90 | Lượt xem: 892 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chương 8: An toàn lao động – phòng cháy chữa cháy – vệ sinh công nghiệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 8. AN TOÀN LAO ĐỘNG – PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY – VỆ SINH CÔNG NGHIỆP 1. AN TOÀN LAO ĐỘNG – PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY 1.1. An toàn lao động − Mọi người phải tuân theo quy định an toàn lao động do nhà máy ban hành. − Sử dụng trang thiết bị bảo hộ (Trang bị áo lạnh đối với công nhân làm việc ở khu lạnh, trang bị khẩu trang, găng tay, tạp dề, giày ống cho công nhân phân xưởng sản xuất.) − Chấp hành và tuân thủ ký nhận, kiểm tra nghiêm túc: dụng cụ, máy móc, vệ sinh. − Thực hiện đúng quy trình công nghệ, vận hành, thao tác. − Thực hiện đúng các quy tắc an toàn lao động, thiết bị, phòng cháy, chữa cháy. − Mỗi công nhân có trách nhiệm quản lý và bảo quản thiết bị của mình, không tự ý vận hành điều chỉnh thiết bị ở khâu khác. − Khi ngừng máy, kiểm tra, sửa chữa phải ngắt cầu dao điện và treo bảng báo cấm đóng điện. − Phải có rào chắn, bao che các bộ phận truyền động vận tốc cao. Các thiết bị điện phải có rơle bảo vệ, thực hiện đúng, nghiêm túc khi sử dụng và an toàn điện. − Khi máy chạy, người sử dụng phải đứng đúng vị trí an toàn, không đùa giỡn khi làm việc, sàn đứng phải có khía cạnh để tăng ma sát tránh trơn trượt. − Chấp hành nghiêm các biển báo trong từng khu vực cấm lửa, cấm hút thuốc. − Thực hiện bảo dưỡng thiết bị định kỳ, vệ sinh nhà xưởng, khi có sự cố phải báo cáo kịp thời để sửa chữa ngay 1.2. Phòng cháy chữa cháy 1.2.1.Phòng cháy − Nguồn năng lượng chủ yếu phục vụ cho sản xuất là điện. Vì vậy việc quản lý nguồn điện sản xuất, sinh hoạt phải kiểm tra thường xuyên hàng ngày, hàng tuần. − Nếu quá tải phải lắp thêm phụ tải, khi lắp đặt phải xem xét. − Kiểm tra bảo trì, sửa chữa đường dây. − Mỗi người ý thức được trách nhiệm, nghĩa vụ của mình trong việc phòng cháy chữa cháy. 1.2.2.Chữa cháy − Khi có cháy thì thông báo cho mọi người xung quanh ngắt điện, thông tin cho lãnh đạo, đơn vị chữa cháy chuyên nghiệp. − Dùng các bộ phận tự có để chữa cháy. − Tổ kỹ thuật: cúp điện, đèn, nắm được máy móc thiết bị nào thuộc phản ứng cháy để có biện pháp. − Đưa tài sản ra ngoài. − Tổ cứu thương gọi trung tâm cấp cứu, y tế. − Bảo vệ không cho người ngoài vào. − Lãnh đạo báo cho lực lượng chữa cháy, đường đi nguồn nước, công tác chữa cháy, trong đó giữ nguyên hiện trường để kiểm tra. 2.VỆ SINH CÔNG NGHIỆP 2.1.Vệ sinh phân xưởng − Mỗi ngày, toàn bộ phân xưởng như tường, gạch men, nền... được tổng vệ sinh 1 lần vào cuối ca sản xuất. − Nền nhà xịt nước và dùng chổi nhựa quét sạch rác, phế liệu rơi rớt trên đó trước, giữa và sau ca sản xuất, sau đó được xối lại bằng chlorine 200 ÷ 300 ppm. − Cửa kính và dụng cụ thắp sáng phải được lau chùi sạch sẽ không được có mạng nhện. Tiến hành vệ sinh 1 tuần 1 lần. − Trần nhà được lau quét 1 tháng 1 lần. − Vệ sinh định kỳ màng chắn nylon, 30 phút 1 lần. − Đường cống thoát nước phải được khai thông hàng ngày, móc hết rác ra không được để bị ứ đọng. 2.2.Vệ sinh dụng cụ sản xuất § Trước giờ sản xuất, toàn bộ dụng cụ trong khu vực sản xuất được chà rửa qua các bước sau: − Rửa xà phòng. − Rửa lại bằng nước thường. − Ngâm chlorine 90 ÷ 110 ppm trong thời gian 5 phút. − Rửa lại bằng nước thường. § Vệ sinh dụng cụ giữa giờ sản xuất • Đối với dụng cụ không tiếp xúc dầu mỡ: − Rửa nước thường lần 1 để tráng cặn lớn − Dùng bàn chải chà sạch cặn nhỏ và cặn dính trên dụng cụ. − Rửa nước thường lần 2. − Ngâm chlorine 40 ÷ 60 ppm trong thời gian 5 phút. − Rửa nước thường lần cuối. • Đối với dụng cụ tiếp xúc dầu mỡ: − Rửa nước thường lần 1 để tráng cặn lớn. − Dùng bàn chải chà sạch cặn nhỏ và cặn dính trên dụng cụ. − Rửa xà phòng.− Rửa lại bằng nước thường lần 2. − Ngâm chlorine 90 ÷ 110 ppm trong thời gian 5 phút. − Rửa nước thường lần cuối § Khi kết thúc sản xuất, toàn bộ dụng cụ sản xuất được vệ sinh như sau: − Rửa nước thường lần 1 để tráng cặn lớn. − Dùng bàn chải chà sạch cặn nhỏ và cặn dính trên dụng cụ. − Rửa xà phòng. − Rửa lại bằng nước thường lần 2. − Ngâm chlorine 90 ÷ 110 ppm trong thời gian 5 phút. − Ngâm qua đêm trong dung dịch chlorine 70 ÷ 80 ppm. 2.3.Vệ sinh máy móc, thiết bị § Vệ sinh máy móc chuyên dùng Người điều khiển máy phải có đủ hiểu biết về máy và phải chịu trách nhiệm vệ sinh máy. Quy trình vệ sinh máy như sau: − Tháo các phụ tùng thuộc phần lắp ráp tiếp xúc bán thành phẩm. − Tráng toàn bộ phụ kiện bằng nước thường. − Dùng bàn chải chà sạch cặn bám. − Rửa xà phòng. − Rửa lại bằng nước thường. − Ngâm trong dung dịch chlorine 90 ÷ 110 ppm trong thời gian 5 phút. − Để ráo. − Lau khô bằng khăn sạch. § Vệ sinh định kỳ − Toàn bộ phụ kiện được tráng bằng nước thường. − Dùng bàn chải chà sạch. − Rửa bằng nước thường. − Ngâm trong dung dịch chlorine 90 ÷ 110 ppm trong thời gian 5 phút. − Rửa lại bằng nước thường § Vệ sinh thiết bị cấp đông • Vệ sinh sau sản xuất: − Tắt máy. − Mở tất cả các cửa của tủ đông, xịt nước cho tới khi tan băng trong tủ, dàn quạt, các góc trên bề mặt băng chuyền..., thu gom tất cả các sản phẩm rơi vãi trong quá trình chế biến và đưa vào túi gom phế liệu. − Mở máy cho băng chuyền chạy với một tốc độ vừa phải. − Vệ sinh băng chuyền giống như đối với dụng cụ sản xuất. • Vệ sinh trong sản xuất − Khi băng chuyền đang chạy (không tải), xối lên mặt băng chuyền dung dịch chlorine nồng độ 20 ÷ 50 ppm. • Vệ sinh trước sản xuất hay khi chuyển đổi mặt hàng cấp đông − Cho băng chuyền chạy không tải, xối nước, chà xà phòng rồi rửa lại bằng nước sạch. − Sau đó, xối dung dịch chlorine nồng độ 120 ÷ 150 ppm. Cuối cùng, xối lại bằng nước sạch. 2.4.Vệ sinh các xe đẩy chuyên chở trong phân xưởng Cách làm vệ sinh đầu giờ và cuối giờ sản xuất giống như vệ sinh dụng cụ. Quy trình vệ sinh sau mỗi chuyến chở: − Xối nước thường. − Xối dung dịch chlorine 90 ÷ 110 ppm trong 3 ÷ 5 phút. 2.5.Vệ sinh cá nhân § Yêu cầu đối với công nhân làm việc Sức khỏe: Khỏe mạnh, không mang các bệnh truyền nhiễm, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, và không được có vết thương ở tay. Đồ bảo hộ lao động: Phải được giặt sạch sau mỗi ca làm việc và được treo riêng biệt không lẫn lộn với các quần áo khác. Phải rửa tay sạch khi mặc đồ bảo hộ. Phải chà rửa ủng sạch sẽ và để nơi riêng biệt. Tư trang: Không được đeo bất kỳ tư trang nào như nhẫn, dây chuyền, bông tai... § Vệ sinh khi bắt đầu làm việc − Mặc đồ bảo hộ: yêu cầu phải gọn gàng, không để lộ tóc ra ngoài, khẩu trang che kín mũi, miệng, ống quần phải túm gọn khi mang ủng. − Rửa ủng trong bể nhúng có chứa dung dịch chlorine 200 ÷ 300 ppm. − Rửa tay theo các thao tác yêu cầu: rửa bằng xà phòng, lau bằng khăn tẩm chlorine, xịt cồn. − Đeo bao tay xốp ở các khâu chế biến yêu cầu. § Vệ sinh trong khi làm việc − Định kỳ rửa tay và dụng cụ sử dụng 1 giờ 1 lần ở bồn rửa. − Nếu đeo bao tay xốp thì định kỳ xịt cồn 1 giờ 1 lần. 2.6.Vệ sinh – Kiểm tra sản phẩm Mục đích: Bảo đảm chất lượng thực phẩm trong quá trình chế biến và bảo quản.Phương pháp tiến hành: − Kiểm tra phân xưởng thường xuyên và ghi biểu giám sát về: Nhiệt độ phòng, tiêu chuẩn kỹ thuật (cắt, cuốn có đúng theo kích cỡ quy định, đúng theo quy trình hay không). Vệ sinh xưởng trong khi sản xuất, xem phế liệu có vứt bừa bãi hay không. Nước dùng trong phân xưởng, nước dùng để sản xuất nước đá vảy: phải đạt tiêu chuẩn nước sạch − Bán thành phẩm và thành phẩm: gửi lên phòng vi sinh, hoá lý để kiểm tra. Vệ sinh các bề mặt tiếp xúc trực tiếp và gián tiếp với sản phẩm: bảo đảm sản phẩm không bị lây nhiễm từ nhà xưởng, máy móc, thiết bị và dụng cụ chế biến. Vệ sinh phòng chống sự nhiễm chéo: ngăn ngừa sự nhiễm chéo từ các vật thể không sạch vào thực phẩm. Vệ sinh cá nhân và sức khoẻ công nhân: ngăn ngừa sự nhiễm vi sinh vật từ người sang thực phẩm. Vệ sinh bao bì: ngăn ngừa sự lây nhiễm chất bẩn vào sản phẩm. − Kiểm soát và tiêu diệt động vật gây hại: ngăn việc nhiễm từ động vật sang sản phẩm. − Bảo quản và sử dụng hoá chất: ngăn việc nhiễm các hoá chất độc hại vào sản phẩm. − Xử lý chất thải: tránh nhiễm bẩn vào sản phẩm. 2.7. Kiểm soát chất thải Chất thải của nhà máy có 2 loại: nước thải và chất thải hữu cơ rắn. − Nước thải chủ yếu là nước từ khâu sơ chế nguyên liệu và vệ sinh dụng cụ, thiết bị, phân xưởng và vệ sinh tay của công nhân trong quá trình chế biến. Dòng nước thải này được xử lý trong hệ thống cống chìm với các hố gas có nắp đậy và các tấm lưới chắn để lọc chất thải rắn, nên không gây ô nhiễm nguồn nước xung quanh. Cống rãnh dẫn nước thải và hố gas xử lý nước thải được định kỳ khai thông hàng tháng. − Chất thải hữu cơ rắn của nhà máy là các phế liệu và bán thành phẩm bị hư hỏng. Phế liệu gồm vỏ sắn, vỏ khoai lang, vỏ cà rốt, đuôi hẹ, vỏ tôm... Bán thành phẩm hư hỏng chủ yếu là vỏ của các loại bánh sống và bánh hấp bị bể, như vỏ bánh há cảo Các loại chất thải trên sẽ được thu gom riêng biệt trong các túi xốp và được bán cho các xí nghiệp chế biến thức ăn gia súc, thức ăn cá hay các xí nghiệp sản xuất phân bón. 2.8. Xử lý phế liệu, phế phẩm Phế phẩm của xí nghiệp như vỏ tôm, đầu tôm, chỉ lưng tôm, vỏ củ quả các loại, mắt mực, rong bị sâu... được xe phế liệu vận chuyển khỏi xí nghiệp cách 4h/lần. Phế liệu, phế phẩm phải được thường xuyên chuyển ra khỏi khu thành phẩm càng sớm càng tốt và tâp trung trong phòng phế liệu.
Tài liệu liên quan