Chúng ta đã xem qua những khía cạnh của quảng cáo truyền hình trong
kinh tếthịtrường. Người viết chưa thực hiện được tham vọng khảo sát
hiện tượng này qua đủmọi khía cạnh " học tế" hay " biên cảnh "
(interdisciplinary) của nó nhưng có cảm tưởng đã trình bày được một số
chi tiết đủcho phép dẫn đến hai câu hỏi sau cùng mà hỏi tức là giải đáp :
Quảng cáo thương mại truyền hình có thể bịmai một đi trước sự
ra đời của quảng cáo trên mạng hay không?
Quảng cáo truyền hình trong kinh tếthịtrường hiện tại có thểnào
áp dụng hay áp dụng đến mức nào trong một quốc gia chấp
nhận kinh tếthịtrường mà vẫn giữnhững nguyên tắc căn bản của
đường lối chính trịxã hội chủnghĩa.
41 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 1583 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chương hai mươi: Tương lai của quảng cáo truyền hình kiểm điểm và đề nghị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Quảng cáo truyền hình trong kinh tế thị trường
CHƯƠNG HAI MƯƠI :
TƯƠNG LAI CỦA QUẢNG CÁO TRUYỀN HÌNH
KIỂM ĐIỂM VÀ ĐỀ NGHỊ
Chúng ta đã xem qua những khía cạnh của quảng cáo truyền hình trong
kinh tế thị trường. Người viết chưa thực hiện được tham vọng khảo sát
hiện tượng này qua đủ mọi khía cạnh " học tế " hay " biên cảnh "
(interdisciplinary) của nó nhưng có cảm tưởng đã trình bày được một số
chi tiết đủ cho phép dẫn đến hai câu hỏi sau cùng mà hỏi tức là giải đáp :
Quảng cáo thương mại truyền hình có thể bị mai một đi trước sự
ra đời của quảng cáo trên mạng hay không?
Quảng cáo truyền hình trong kinh tế thị trường hiện tại có thể nào
áp dụng hay áp dụng đến mức nào trong một quốc gia chấp
nhận kinh tế thị trường mà vẫn giữ những nguyên tắc căn bản của
đường lối chính trị xã hội chủ nghĩa.
I. QUẢNG CÁO THƯƠNG MẠI TRUYỀN HÌNH SẼ MAI MỘT ĐI
CHĂNG ?
Trước hết, đã có rất nhiều người tỏ ra hoài nghi về hiệu năng và tương lai
của quảng cáo truyền hình. Họ đề nghị một hình thức quảng cáo đồng
phục. Ishimine (trong Manabe, 1987) đã nhắc đến thí nghiệm của P&G
(Procter and Gamble) mà họ nghĩ là rẻ tiền và có hiệu quả hơn. Thí
nghiệm này nhằm tạo ra một loại thương điệp tạm gọi là một khuôn, một
khổ (One Format CM Frame) và sẽ được đem phát sóng một lượt trong
nhiều quốc gia (trong thí nghiệm của P&G, những nước nói trên là Nhật,
Thái, Hương Cảng, Đài Loan, In-đô-nê-xia, Úc, Mễ, Trung Quốc, Phi luật
tân và Thổ Nhĩ Kỳ). Giửa màn ảnh, họ đặt một người xướng ngôn
(spokeperson). Người này đối diện và nhìn thẳng (eye to eye) vào khán
thính giả rồi giải thích về thương phẩm bằng một giọng trầm tĩnh. Sau đó,
màn ảnh sẽ chiếu cận ảnh (gros plan) thương phẩm với tất cả những chi
tiết về đặc tính của nó cùng với tên tuổi P&G và biểu tượng (logo) của
Quảng cáo truyền hình trong kinh tế thị trường
hảng.
Người xướng ngôn được định nghĩa như một phụ nữ chuyên nghiệp,
thông minh, hiếu động, khỏe mạnh, chính chắn, hơi lấn lướt một chút và
tượng trưng cho lớp người tiền vệ (avant-garde) của thế hệ mình. Người
phụ nữ ấy sẽ phát biểu với giọng cương nghị nhưng không áp đảo quá,
vẫn đầy đủ nữ tính nhưng không quá ơ hờ, dịu dàng và xinh xắn nhưng
biết giữ khoảng cách với khán thính giả.
Thí nghiệm của P&G e rằng sẽ mãi mãi ở trong trạng thái thí nghiệm vì
nó đã cướp mất đi cái súc tích và thơ mộng của quảng cáo truyền hình,
làm tràn ngập màn ảnh những tin tức tuy thực tiễn và cần thiết nhưng
nhàm chán. Quảng cáo truyền hình như "Một cõi đi về" cùa con người
sau những giây phút nhọc nhằn trong hãng xưởng và là điểm cộng thông
giửa họ và những thành viên trong gia đình, ngoài xã hội.
Một số nhà nghiên cứu cũng cho rằng quảng cáo truyền hình đã đến lúc
cáo chung và sẽ được thay thế bởi quảng cáo trên mạng. A.Yazawa
(1994) đã khuyến cáo điều đó khi ông thấy ở Nhật, kể từ 1992, các hãng
quảng cáo lớn đã bắt đầu thua lỗ và thải người. Geoge Gilder (Life After
Television, 1993) tự hỏi truyền hình sẽ trở thành một bộ phận của máy vi
tính mà thôi (telecomputer) chăng ?
Thế thì quảng cáo trên mạng và quảng cáo truyền hình có xung khắc với
nhau và cái mới có đuổi cái cũ đi không ? Câu hỏi này có thể trả lời một
cách khẳng định trong trường hợp ta nghĩ rằng khi sử dụng máy điện
toán để xem quảng cáo trên mạng thì ta buộc lòng phải tắt truyền hình.
Tuy nhiên, ta cũng có thể trả lời một cách phủ định vì nhiều lý do:
1) Những người thích sử dụng mạng Internet (Netsurfer) thường cũng là
người thích xem truyền hình. Như đã chứng minh, người yêu thích điện
toán, được coi như những người dẫn đầu dư luận đối với quần chúng
trong tương lai (New Opinion Leaders) thường cắt bớt thời giờ sinh hoạt
để tìm đến với truyền hình cũng như các phương tiện truyền thông khác.
2) Trong thời điểm hiện tại, hình thức và nội dung của quảng cáo trên
mạng chưa được phong phú và giúp ta tiêu khiển bằng nội dung quảng
cáo trên truyền hình. Quảng cáo trên mạng hãy còn dùng nhiều hình ảnh
tĩnh hay ít biến hóa, chưa lồng tiếng nói và âm thanh. Quảng cáo trên
truyền hình đa dạng hơn và kèm theo những chương trình phim ảnh, ca
Quảng cáo truyền hình trong kinh tế thị trường
nhạc, thể thao, thời sự, đố vui...
3) Xem quảng cáo trên mạng là một hành động có tính cách đơn lẻ, trong
khi xem quảng cáo truyền hình vừa là hành động cá nhân vừa là hành
động tập đoàn (với gia đình, với bạn bè, với đoàn thể) và sự giao lưu với
những người cùng xem một chương trình gây nên hiệu qủa tập thể lớn
gấp bội hiệu qủa cá nhân.Khi xé lẻ ra, cá nhân có nhiều khả năng "động
vật hóa"(Animalization) vì sống thui thủi với môi thể truyền thông cá
nhân (vi tính, điện thoại cầm tay, mạng Net...) vô danh, lạnh lẽo, không
có chút hơi ấm của sự "mắt trong mắt, tay trong tay", và như thế, thụt lùi
lại so với tiến trình xã hội.
4) Khả năng dung hợp giữa mạng và truyền hình có thể thực hiện được.
Người ta đã từng dung hợp phát truyền thanh và máy ghi âm (Radio-
Taperecorder), điện thoại di động với máy chụp ảnh, với mạng Internet
vv... và đã thực hiện được máy truyền hình kết hợp với kho dữ liệu
(database...) ví dụ trong lúc xem một trận bóng đá có thể dùng những cửa
sổ (windows) để tra cứu về số liệu cá nhân như chiều cao, số cân, tuổi
tác,thành tích...của một tuyển thủ. Như thế, truyền hình và mạng không
đối chọi với nhau mà còn có thể hoà hợp với nhau (theo Yukawa) giúp
đỡ lẫn nhau (theo M.Nishi).
5) Mỗi môi thể đều có nhiệm vụ riêng của nó. Trong một xã hội mà
thành phần khách hàng đã phân hóa (segmented) thành những tầng lớp
nhỏ và hàng hóa lại đa dạng, quảng cáo trên truyền hình tuy tiến nhanh và
tiến mạnh đã không làm biến mất quảng cáo trên báo chí, quảng cáo
ngoài trời hay trên các phương tiện giao thông.Cùng một lý do đó, quảng
cáo truyền hình sẽ tiếp tục sống, tuy rằng, với những điều kiện sinh hoạt
mới và kỹ thuật mới, nó bắt buộc phải đuổi kịp để đáp ứng nhu cầu thời
đại.
6) Kỹ thuật mạng giúp đở quảng cáo truyền hình rất đắc lực trong việc
quản lý.H.Ogawa và S. Sato (2000) đã nói về kỹ thuật khai thác thông tin
(Data Mining Techniques) của giới làm quảng cáo ở Nhật khi họ muốn
điều tra phản ánh của khán thính giả về một tài tử diễn xuất hay một đoạn
phim quảng cáo truyền hình. Sự giao lưu qua điện thư và sự quảng cáo
các mặt hàng liên quan tới tài tử đó trên mạng đến cá nhân hay cho các
hội đoàn Người Hâm Mộ (Fan Club) ...cũng tăng cường sự hiểu biết của
người làm quảng cáo về thị hiếu của đám đông.
Quả thật có một sự phi đại chúng hóa (Demassification) kèm theo khuynh
Quảng cáo truyền hình trong kinh tế thị trường
hướng cá nhân hóa và tự do tuyển chọn như Francis Balle đã có lý khi
nhắc đến.Truyền hình đại chúng (Broadcasting) cùng với sự trưởng thành
của các môi thể mới và môi thể điện tử, đã thu nhỏ lại thành truyền hình
giới hạn (Narrowcasting) và ở một cực đoan, sẽ cá nhân hóa hoàn toàn
(Pointcasting). Tuy có giao lưu trên mạng (Webcasting) những con người
sống với môi thể cá nhân e sẽ sống trong một không gian giả tưởng
(Virtual Space), lạnh lẽo và thiếu tình người. Lúc ấy, họ sẽ đi tìm sự quân
bình tinh thần cho mình và tất nhiên, đề kháng lại khuynh hướng đó.
Francis Balle còn nhận xét thêm rằng cho dù con số đài nhờ vệ tinh và
dây cáp có thể tăng lên rất nhiều nhưng sau một thời gian hồ hởi, người ta
sẽ đi thụt lùi và giữ cho mình một số đài thích nhất. Hạn chế về sức khỏe
và thời giờ không cho phép họ ôm đồm.Hơn nữa, truyền hình tự nó cũng
đã có bao cố gắng để sửa đổi. Nào là tiêu chuẩn hóa, nào là chế ra màn
ảnh phẳng, đường nét rõ (HDTV), nào là thu nhỏ thành truyền hình xách
tay.
II. QUẢNG CÁO TRUYỀN HÌNH CÓ XUNG KHẮC VỚI ĐƯỜNG
LỐI XÃ HỘI CHỦ NGHIÃ KHÔNG ?
Karl Marx ( Tư Bản Luận, quyển I, dẫn bởi John Sinclair) và các nhà
kinh tế theo chũ nghĩa Mác cỗ điển và ngay những nhà lý thuyết hiện đại
thừa kế di sản đó (Louis Althusser, Herbert Marcuse...) đều phê phán vai
trò ý thức hệ của quảng cáo nói chung và xem đó như cộng cụ để truyền
bá chũ nghiã tư bản và hô hào cho lối sống tư bản. Không riêng gì họ, các
nhà kinh tế tư bản như JK Galbraith trong tác phẩm Xã Hội Phú Túc (The
Affluent Society, 1958) cùng phê phán quảng cáo đã tạo ra những nhu
cầu giả tạo...và a tòng với giới bán hàng để giật giây một cách khéo léo
người tiêu thụ. Vance Packard trong Những Thuyết Khách Ẩn Nấp (The
Hidden Persuaders, 1957) cho rằng những người làm quảng cáo đã biết sử
dụng khả năng tiêu khiển, giải trí của quảng cáo để dụ dỗ người tiêu thụ.
Đó là chưa kể những lời kết án của Wilson Brian Key (1973) về sự sử
dụng tín hiệu để ám thị tiềm thức con người (subliminal seduction) hay
dùng hình ảnh khêu gợi tình dục trong quảng cáo (media "sexploitation").
Ngược lại, những kẻ muốn biện minh cho quảng cáo bảo rằng quảng cáo
giúp cho người ta có dân chủ, bởi vì "sự tự do lựa chọn món hàng" cũng
là một hình thức thực hiện dân chủ. Đối với họ, hiện nay hàng hóa không
Quảng cáo truyền hình trong kinh tế thị trường
chỉ là những sản vật (commodities) như thời của Marx mà còn là những
dịch vụ (services). Còn như bảo rằng sản vật hay dịch vụ đều do lao động
tạo ra thì những người bào chữa cho quảng cáo lại dẩn ra khái niệm giá trị
gia tăng (added values) nhiều khi được tạo ra không phải do người sản
xuất mà do khách tiêu thụ đem lại ( giá trị liên quan đến nhãn hiệu chẳng
hạn). Hơn nữa, ngày nay, ngành quảng cáo đã được kiểm soát chặt chẽ và
đồng loạt bởi nhiều thế lực canh chừng (watchers) từ khắp mọi phía như
ta thấy trong đồ biểu sau đây:
Đồ biểu 20.1 : Những lực lượng có khả năng điều chỉnh quảng cáo
Nền kinh tế của thời đại mới còn đẻ ra những giá trị tinh thần ngoài lợi
nhuận khi môn tiếp thị tự tạo và đặt cho mình mục đích phụng sự xã hội
(Societal Marketing), mục đích tối thượng là đạt được giá trị tinh thần
hoặc luân lý. Những lời phê phán của các nhà lý luận theo chủ nghĩa xã
hội và các nhà lý luận cấp tiến đã giúp cho xã hội tư bản xét lại những
khiếm khuyết của mình mà chấn chỉnh đường lối. Trong nền kinh tế thị
trường ngày nay, lợi nhuận không còn là giá trị độc tôn. Những đoàn thể
vô vụ lợi (NPO = Non Profit Organization) đã ra đời trong chiều hướng
đó và quãng cáo vì công ích (APU = Advertising for Public Utility) lại là
một khái niệm mới khác nữa. Nó nhằm giáo dục và cải thiện cuộc sống
Quảng cáo truyền hình trong kinh tế thị trường
hơn là thu huê lợi.
Chúng ta thâu nhận rất nhiều tin tức tốt đẹp về những phát triển trong
lãnh vực kinh tế và cùng lúc, sự phát triển về ngành quảng cáo ở các quốc
gia đã từng hay vẫn còn đang ở trong trận doanh xã hội chủ nghĩa. Quảng
cáo nói chung và quảng cáo truyền hình nói riêng đã phát triển một cách
kinh dị ở nước Nga cũng như ở Trung Quốc.
Liên Xô cũ cũng như các quốc gia trong khối Comecon đã để cho quảng
cáo có cơ hội phát triển và điều này đánh đỗ lập luận cho rằng quảng cáo
chỉ là công cụ của chủ nghĩa tư bản. Nước Nga tiền cách mạng từng biết
đến quảng cáo từ năm 1878 khi người Nga Mestl sáng lập là một "tổ chức
quảng cáo" đầu tiên với chiêu bài "Quảng Cáo là đầu tàu của mậu dịch"
(theo Gricenko Wells, L. trong Jones, 2000), có lẽ còn trước cả hai người
Mỹ Calkins và Holden (1890).. Theo John Sinclair, Cách mạng tháng
mười năm 1917 không bãi bỏ những chỉ quốc hữu hóa quảng cáo cho đến
1928, lúc kế hoạch kỹ nghệ hóa đầu tiên ra đời. Lúc đó, quảng cáo mới
không còn nữa và chỉ bắt đầu lại từ sau thế chiến.Do đó, xã hội chủ nghĩa
và quảng cáo thật ra không mâu thuẫn với nhau tuy nó đã bị kiểm soát
chặt chẽ. Từ năm 1973, cơ quan nhà nước Liên Xô Vneshtorgreklama,
một đơn vị trực thuộc bộ ngoại thương và phụ trách quảng cáo với nước
ngoài, đã hợp tác với các hãng ngoại quốc Young & Rubicam và Havas
Conseil. Vào thời điểm đó Liên Xô đã thiết lập quan hệ ngoại thương vời
trên 100 quốc gia. Dĩ nhiên ở quốc nội, thời đó, chỉ có phim trình bày sản
phẩm chứ chưa có phim quảng cáo (spot commercial) như các nước Tây
Phương. Quảng cáo do đó chỉ có mục đích thông tin về kỹ thuật trong
một hệ thống phân phối hàng hóa của nền kinh tế kế hoạch.Theo Lumilla
Gricenko Wells (sđd), tháng 2/1988 đánh dấu chuyển hướng lớn lao của
ngành quảng cáo ở Nga khi nước này cho phép thiết lập những hãng liên
kết (joint-venture) giữa họ và Tây Phương để du nhập phương pháp làm
việc và lề lối tổ chức trong quảng cáo. Năm 1991, Avrora, hãng quảng
cáo đa năng đã ra đời và tính đến 1997, ở Mát-cơ-va, đã có trên 1500 đại
lý quảng cáo (vẫn theo Gricenko Wells., sđd). Quảng cáo ở Nga không
còn dừng lại ở thông tin về kỹ thuật và giáo dục quần chúng mà đã tiến
qua lĩnh vực văn hóa. Nhưng để có thể áp dụng phương pháp Âu Mỹ,
công việc bức thiết từ sau 1988 ở Nga là tổ chức những đoàn thể ngành
nghề thật chuyên nghiệp, đạt qui chuẩn luân lý, đạo đức và tự quản cho
ngành này.
Ở những quốc gia Đông Âu như Yu-go-x-la-vi và Hung, một thời quảng
cáo chỉ giới hạn trong phạm vi quảng cáo kỹ thuật. Nó chỉ có mục đích
Quảng cáo truyền hình trong kinh tế thị trường
thuần lý là để nâng cao mục tiêu dùng các mặt hàng lúc cần thiết. Đồng
thời với chuyển hướng ở Nga, nó cũng đã đi theo chiều hướng thị trường
nếu không nói là có phần phát triển mạnh hơn nữa.
Thập niên 1930 là thời đại hoàng kim của quảng cáo thương mại Trung
Quốc (Hong Cheng, trong Jones).Năm 1930, ở Thượng Hải đã có khoảng
hai mươi đại lý quảng cáo.Trong những năm sau 1949, chính phủ Trung
Quốc vẫn cho phép ngành quảng cáo hoạt động nhưng nó không vượt ra
khỏi qui mô của nền kinh tế kế hoạch.Bị chà đạp suốt 10 năm thời Cách
Mạng Văn Hóa, nó chỉ sống lại từ 1979.
Từ quyết nghị của Đảng Cộng Sản Trung Quốc trong kỳ họp thứ ba của
đại hội lần thứ 11 tháng 12/1978, tư tưởng "Cải Cách, Khai Phóng" và
"Bốn Hiện Đại Hóa" đã đóng vai trò chủ đạo trong lĩnh vực kinh tế. Cuối
năm 1999, đã có hơn 160 nghìn hãng ngoại quốc thu dụng 20 triệu nhân
công hay 10% tổng số nhân lực của Trung Quốc và nguồn gốc của 21%
tổng sản lượng quốc nội.Tính ra hai mươi năm sau ngày " khai phóng ",
sức mạnh kinh tế Trung Quốc đã tăng gấp 20 lần . Sản lượng bình quân
đầu người là 800 đô la Mỹ, trong đó, Thượng Hải đạt cao nhất với con số
4000 đô la Mỹ trên mỗi đầu người. Người ta dự tưởng năm 2015, tổng
sản lượng Trung Quốc sẽ đứng thứ nhì thế giới và vượt cả toàn thể Thị
Trường Chung Âu Châu. Sau 15 năm liên tục thương lượng, vào tháng
11/2002, họ chính thức trở thành thành viên WTO. Trung Quốc đang thực
hiện hai kế hoạch lớn: "Tây Khí Đông Luân" (dùng dầu khí miền Tây để
chạy xe miền Đông) và "Nam Thủy Bắc Điệu" (lấy nước Dương Tử tưới
đồng bằng Hoàng Hà bị khô hạn).Quốc gia 1 tỷ 3 dân số này trong tương
lai sẽ là đầu máy kinh tế và thị trường vĩ đại của thế giới. Y. Inoue
(Advertising, 27/8/2001) cho biết để hổ trợ cho sự phát triển kinh tế ấy,
quảng cáo thương mại đã bắt đầu như từ con số không năm 1981 để tăng
đến 713 lần vào năm 2000. Hãy xem đồ biểu sau đây:
Đồ biểu 20.2: Sự trưởng thành của quảng cáo thương mại Trung Quốc
(đơn vị RMB: Rimminbi hay Nhân Dân Tệ)
Năm Doanh số
(đơn vị 10000
RMB)
Chi phí quảng
cáo trên đầu
người (RMB)
Số hãng
quảng cáo
Số nhân viên
ngàah quảng
cáo
Quảng cáo truyền hình trong kinh tế thị trường
1981 11500,0 0,117 1160 16160
1985 60532,5 0,571 6052 63819
1990 250172,6 2,188 11123 131970
1995 2732630,0 22562 48082 477371
1996 3666502,0 29957 52871 512087
1997 4619638,0 37368 57024 545788
1998 5378327,0 43092 61730 578876
1999 6220372,0 49404 64882 587474
2000 7126631,7 54820 70747 641116
Xuất xứ : Y.Inoue (Advertising, dẫn nguồn tin của Trung Quốc Quảng
Cáo Hiệp Hội)
Có thể nói tất cả các hãng quảng cáo nổi tiếng trên thế giới đều có mặt ở
Trung Quốc, phần lớn là các hãng liên doanh. Ví dụ Thịnh Thế Trường
Thành (với Saatchi & Saatchi), Mạch Kiến Quang Minh (Mc Cann),
Trung Kiều Tri Ủy Thang Tôn (JW Thompson) Thượng Hải Áo Mỹ
(Ogilvy & Mather...). Ba hãng đại diện cho thế lực của Nhật là Dentsu,
Hakuhodo va Asatsu-DK. Trong mười hãng đứng đầu về doanh số, đã có
7 hãng Âu-Bắc Mỹ, 1 hãng Nhật (Dentsu) và hai hãng Trung Quốc.
Theo Advertising Age, Trung Quốc đã bắt đầu duỗi chân ra thế giới như
mở chi nhánh ở Mỹ để nhắm thị trường Hoa Kiều ở đây (ví dụ hãng
Quảng cáo truyền hình trong kinh tế thị trường
quảng cáo Hairun đã liên hệ với một đồng nghiệp Hương Cảng nhằm phổ
biến thuốc gội đầu của Chongqing (Trùng Khánh) Olive Cosmestics Co
Ltd (1997) .Khách hàng của họ còn có VV Soybean Milk Powder (sữa
đậu nành), Flying Pigeon Cycles (xe đạp). Master Kang Instant Noodles
(mì ăn liền), Samsung (cơ khí, điện tử) và Jinro (rượu mạnh).
Ngày nay ở Trung Quốc, bốn loại quảng cáo thông dụng nhất là quảng
cáo bán lẻ & dịch vụ, y dược, vệ sinh hàng ngày và thức uống. Có đến
90% quảng cáo đến từ các chủ quảng cáo sở tại.Các cơ quan điều tra về
truyền thông như AC Nielsen (Mỹ). SOFRES (Pháp), Dentsu Chuan Mei
(Dentsu Truyền Môi) (Nhật) đều có mặt. Quảng cáo thương mại ở Trung
Quốc bao trùm nhiều lĩnh vực từ nhật báo đến đa môi thể ( năm 2000, ở
Trung Quốc đã có 16,9 triệu người dùng mạng Internet).
Năm 1983, Trung Quốc có 52 đài (station) truyền hình thì cuối thập niên
1990, con số đó đã lên đến 1000. Truyền hình Trung Quốc phủ sóng trên
80% lãnh thổ. Giữa thập niên 1990, gần 90% nóc gia thành phố đã trang
bị máy nhận hình màu, 80% nông thôn có máy màu hay đen trắng. Năm
1993, 800 triệu người Trung Quốc xem được truyền hình. Quảng cáo
được truyền đi ở Trung Quốc vào năm 1979 do đài Truyền Hình Thượng
Hải, 20 năm sau khi tiết mục truyền hình Trung Quốc đầu tiên được
phóng ở Bắc Kinh.
Đồ biểu 20.3: Mười đài truyền hình lớn nhất tính theo doanh thu quảng
cáo, 1995.
Đài Truyền Hình Doanh Số (triệu RMB)
Trung Quốc Trung Ương Điện Thị
Bắc Kinh Điện Thị
Thương Hải Điện Thị
Thượng Hải Đông Phương Điện Thị
Quảng Đông Điện Thị
2000,00
358,99
310,00
243,26
188,00
Quảng cáo truyền hình trong kinh tế thị trường
Sơn Đông Điện Thị
Triết Giang Điện Thị
Quảng Châu Điện Thị
Thiên Tân Điên Thị
Phúc Kiến Điện Thị
150,00
135,90
130,00
115,00
110,00
Từ năm 1995, truyền hình trở thành môi thể quảng cáo số một của Trung
Quốc.Thế nhưng, điều đáng chú ý là sự hưng thịnh của quảng cáo truyền
hình mà Thượng Hải Đông Phương Điện Thị Đài là một bằng chứng.
Thành lập năm 1993, hãng này còn có tên là Shanghai Oriental
Television, có 2 đài: một tập trung vào tin tức, giải trí và phóng sự tài
liệu, một với thể thao, kỹ thuật và chương trình dành cho trẻ em. Hiện
nay đài có 400 nhân viên, tự làm lấy một số chương trình và chỉ sống
nhờ vàoquảng cáo. Ngoài ra, phải kể tới Star TV. Tuy truyền hình ngoại
quốc chưa được phép vào Trung Quốc nhưng hãng này (trụ sở ở Hồng-
Kông và vốn của tập đoàn Tân Tây Lan Ruppert Murdoch) đã được phép
liên doanh để truyền hình bằng Hoa ngữ và nay được coi như là hãng
truyền thông hàng thứ tư, thứ năm của Trung Quốc. Chi nhánh của nó,
Phoenix TV cùng với Hồ Nam Vệ Tinh Điện Thị Đài chỉ đứng sau Trung
Ương Điện Thị Đài. Phoenix TV sản xuất, phân phối và quảng cáo.
Phoenix không nhằm riêng người Trung Hoa lục địa mà cả ở nước ngoài,
Năm 1999 nó đã mở rộng đến Âu Châu và năm 2001, sang tận Mỹ.
Tương lai, Phoenix TV sẽ truyền tin 24 giờ một ngày. Doanh thu quảng
cáo của nó tăng 50%, và theo lời người trách nhiệm, Peggy Lam, có thể
vì các nhà lãnh đạo thường xuất hiện trong chương trình khiến Phoenix
TV ngày càng tăng uy tín.
Về phương diện tổ chức, Trung Quốc đã thành lập năm 1983 Hiệp Hội
Quảng Cáo Trung Quốc (CAA hay China Advertising Association). Hội
này, tính đến giữa thập niên 1990 đã có 10,000 hội viên, bao gồm các cơ
quan nhà nước, chủ nhân quảng cáo, hãng quàng cáo và nhà kinh doanh
môi thể.Ngoài ra, họ còn có Hiệp Hội Quảng Cáo Trung Quốc Phục Vụ
Ngoại Thương và Kinh Tế Đối Ngoại (CFAA= China National
Advertising Association for Fore