Chương I Một số khái niệm cơ bản trong sáng tác kiến trúc

-Trước hết kiến trúc bao gồm một không gian hữu hạn. -Trong không gian kiến trúc đó chứa đựng một chức năng cụ thể; gọi là công năng (chương trình: function).

pdf12 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 1378 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chương I Một số khái niệm cơ bản trong sáng tác kiến trúc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
G i á o t r ì n h m ô n L ý t h u y ế t K i ế n T r ú c - 1 - Giảng viên: V ũ T h ị T h u ý H ả i CHƯƠNG I MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN TRONG SÁNG TÁC KIẾN TRÚC I. KHÁI NIỆM VỀ KIẾN TRÚC -Trước hết kiến trúc bao gồm một không gian hữu hạn. -Trong không gian kiến trúc đó chứa đựng một chức năng cụ thể; gọi là công năng (chương trình: function). Kiến trúc là nghệ thuật tổ chức không gian - một trong những hoạt động sáng tạo quan trọng nhất - để nhằm thoả mãn những yêu cầu sinh hoạt vật chất và văn hoá tinh thần của con người, để đáp ứng những yêu cầu kinh tế, xã hội, chính trị. Kiến trúc còn là biểu tượng mang tính tượng trưng. 1. Các đặc điểm của kiến trúc 1.1.Kiến trúc mang tính lịch sử -Việc tổ chức không gian vốn là hiện tượng lịch sử, là kết quả của một chuỗi dài những hoạt động của con người trải qua nhiều niên kỷ để đến một thời kỳ cách đây 5000 năm hoạt động đó bắt đầu trở thành hoạt động nghệ thuật G i á o t r ì n h m ô n L ý t h u y ế t K i ế n T r ú c - 2 - Giảng viên: V ũ T h ị T h u ý H ả i Ví dụ: Thời kỳ nguyên thủy, kiến trúc nhà ở là những hang động trong các vách núi, kế đến là các lều trại, và sang thời kỳ chiếm hữu nô lệ, kiến trúc nhà ở được hoàn thiện hơn nhờ việc tích lũy kinh nghiệm trong tổ chức xây dựng, và dần dần kiến trúc ngày càng phát triển ở các thời kỳ sau… - Kiến trúc biểu hiện khả năng tích tụ kinh nghiệm và trải qua những khó khăn để có những biện pháp cải tạo thiên nhiên qua các thời kỳ tương ứng với các hình thái quan hệ sản xuất của xã hội. Từ đó có những nhận định chủ yếu về nguyên tắc thiết kế từ phương pháp xây dựng thủ công đến phương pháp xây dựng công nghiệp và rút ra những bài học quan trọng trong sáng tác thiết kế kiến trúc. Do vậy mà con người đã sáng tạo ra kiến trúc bằng cả trí tuệ và bàn tay của mình G i á o t r ì n h m ô n L ý t h u y ế t K i ế n T r ú c - 3 - Giảng viên: V ũ T h ị T h u ý H ả i G i á o t r ì n h m ô n L ý t h u y ế t K i ế n T r ú c - 4 - Giảng viên: V ũ T h ị T h u ý H ả i G i á o t r ì n h m ô n L ý t h u y ế t K i ế n T r ú c - 5 - Giảng viên: V ũ T h ị T h u ý H ả i 1.2. Kiến trúc là kết quả của sự tổng hợp giữa khoa học – kỹ thuật và nghệ thuật. Để có một tác phẩm kiến trúc cần phải có những biện pháp và cơ sở vật chất đề hình thành công trình. Bất cứ một công trình kiến trúc nào cũng phải được thiết kế đúng kỹ thuật, nghĩa là hoàn toàn phù hợp với các quy luật của cơ, lý và hóa học. Yếu tố khoa học – kỹ thuật bao gồm quá trình tư duy sáng tác khoa học, kỹ thuật xây dựng, kỹ thuật vật chất; kết cấu và các loại vật liệu xây dựng là những điều cần thiết và quan trọng để xây dựng nên công trình. + Ứng với mỗi thời kỳ lịch sử và mỗi thể loại công trình khác nhau có nhiều hình thức xây dựng khác nhau; từ phương pháp xây dựng thủ công đến phương pháp xây dựng công nghiệp. + Kết cấu công trình là bộ phận khung làm cho kiến trúc bền vững trước mọi tác động của thiên nhiên và con người. + Kỹ thuật vật chất trong công trình kiến trúc còn có trang thiết bị nội thất, ngoại thất, ảnh hưởng đến hình thức và công năng của công trình. + Với sự phát triển của công nghiệp vật liệu, cho phép ra đời nhiều loại vật liệu với các tính năng ngày càng ưu việt, đáp ứng nhu sáng tác kiến trúc ngày càng phong phú, đa dạng. Kiến trúc mang tính chất khoa học – kỹ thuật, kiến trúc phản ảnh trình độ khoa học kỹ thuật của từng giai đoạn phát triển của xã hội, đồng thời cũng phản ánh cơ sở sản xuất của xã hội. Do vậy, người làm công tác thiết kế kiến trúc phải nắm được khoa học – kĩ thuật tiên tiến của thời đại để áp dụng vào công việc sáng tác kiến trúc của mình. Như vậy, kiến trúc không chỉ là ý tưởng sáng tác mà là việc biến tác phẩm đó thành hiện thực. Muốn thế, ngoài biện pháp tư duy sáng tạo nghệ thuật mà cần phải sử dụng những kiến thức của kĩ thuật xây dựng, kĩ thuật vật chất – sử dụng nguồn lực kinh tế. G i á o t r ì n h m ô n L ý t h u y ế t K i ế n T r ú c - 6 - Giảng viên: V ũ T h ị T h u ý H ả i G i á o t r ì n h m ô n L ý t h u y ế t K i ế n T r ú c - 7 - Giảng viên: V ũ T h ị T h u ý H ả i 1.3. Kiến trúc phản ánh xã hội, mang tính tư tưởng. Tác phẩm kiến trúc tạo nên một hình tượng khái quát, súc tích về một xã hội nhất định qua từng giai đoạn lịch sử. Một công trình kiến trúc được nhận thức ở các khía cạnh: - Mức độ kinh tế - khoa học của xã hội; - Trình độ văn minh, văn hóa của xã hội; - Cơ cấu tổ chức, pháp luật của đất nước; - Nếp sống, phong tục tập quán của dân tộc; - Phương thức sản xuất của xã hội; Tương ứng với lịch sử xã hội, mỗi chế độ đều ảnh hưởng đến nội dung và hình thức của kiến trúc: Kiến trúc của chế độ nô lệ khác với kiến trúc chế độ phong kiến, kiến trúc của chế độ tư bản có những cái khác với kiến trúc của chế độ xã hội chủ nghĩa. Trong xã hội có giai cấp thì do điều kiện kinh tế, quyền lực của từng đẳng cấp mà các giai cấp có hệ tư tưởng riêng. Tư tưởng đó ảnh hưởng đến suy nghĩ, ý tưởng sáng tác của kiến trúc sư. Cho nên kiến trúc cũng mang tính tư tưởng và tính giai cấp. 1.4. Kiến trúc chịu ảnh hưởng rõ rệt của điều kiện tự nhiên và khí hậu. Kiến trúc phải có bố cục mặt bằng, tổ chức không gian phù hợp với các nhu cầu hoạt động, mặt khác thỏa mãn về vật lý môi trường; môi trường địa lý tự nhiên, khí hậu, thời tiết – những cái ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của con người. Vì thế mà tùy thuộc vào điều kiện thiên nhiên, địa hình, khí hậu của từng nơi, từng vùng mà kiến trúc có những giải pháp phù hợp về hướng mặt bằng, bố cục không gian, vật liệu, trang bị kĩ thuật và trang trí màu sắc phù hợp. Do vậy, mà người sáng tác kiến trúc phải nghiên cứu các điều kiện tự nhiên, địa hình, điều kiện khoa học – kĩ thuật của từng vùng từng nơi, xây dựng để tạo công trình kiến trúc tốt, không những đáp ứng cho nhu cầu sử dụng, mà còn hài hòa với khung cảnh thiên nhiên, tô điểm cho phong cảnh càng thêm tươi đẹp. G i á o t r ì n h m ô n L ý t h u y ế t K i ế n T r ú c - 8 - Giảng viên: V ũ T h ị T h u ý H ả i G i á o t r ì n h m ô n L ý t h u y ế t K i ế n T r ú c - 9 - Giảng viên: V ũ T h ị T h u ý H ả i 1.5. Kiến trúc mang tính dân tộc Tính cách dân tộc thường được phản ánh rõ nét qua công trình kiến trúc về nội dung và hình thức: * Về nội dung: Bố cục mặt bằng phù hợp với phong tục tập quán, tâm lý dân tộc; đồ dùng trang thiết bị sinh hoạt hằng ngày cho con người để ăn ở, làm việc trong nhà tỷ lệ với con người; tận dụng được các yếu tố thiên nhiên, khí hậu, địa hình và lựa chọn vật liệu… * Về hình thức: Tổ hợp hình khối, mặt đứng, tỷ lệ, chi tiết trang trí, màu sắc, vật liệu được phối hợp để thỏa mãn nhu cầu thẩm mỹ của dân tộc. Kiến trúc là một hệ thống các hệ thống. Việc tổ chức không gian hài hòa - có nghĩa là tạo thành kiến trúc – phải được coi là hệ thống tuần tự những công việc sau đây: - Thiết kế, trang trí nội thất. - Kiến trúc đơn thể và quần thể công trình. - Hoạt động xây dựng đô thị. - Quy hoạch vùng và tổ chức môi trường. Kiến trúc gắn liền với không gian, cấu trúc và vỏ bọc bên ngoài, nên nó gắn bó chặc chẽ với quy luật tổ hợp không gian, với chất lượng hình thức, tỷ lệ, tỷ xích, với diện tích, hình dáng hình học, góc mở để thụ cảm công trình, với ánh sáng, tầm nhìn và âm thanh. Kiến trúc được nhận thức qua sự chuyển động của không gian và thời gian. Kiến trúc được thực hiện bởi những biện pháp kỹ thuật và đem đặt vào trong một chương trình. Kiến trúc là loại hình nghệ thuật biểu hiện, song chưa đủ vì như vậy chưa phân biệt rõ sự khác nhau giữa kiến trúc và các ngành nghệ thuật khác. Một mặt, kiến trúc là không gian ma trong đó con người sản xuất, ăn ở, giao tiếp, đi lại, học tập, triển khai mọi hoạt động đáp ứng yêu cầu thể chất, văn hóa tinh thần và thẩm mỹ. Nhưng còn mặt thứ hai rất quan trọng: kiến trúc chính là biện pháp tổ chức quá trình sống đó. Thiết lập trật tự xã hội cần thiết thông qua bốn nội dung của công tác kiến trúc hiện đại như trên G i á o t r ì n h m ô n L ý t h u y ế t K i ế n T r ú c - 10 - Giảng viên: V ũ T h ị T h u ý H ả i Khái niệm: Như vậy: Kiến trúc là nghệ thuật tổ chức không gian, tổ chức môi trường sống nhằm thoả mãn không những các nhu cầu căn bản của con người mà còn là phương tiện biểu hiện những chủ định xã hội, chính trị, kinh tế của người thiết kế, một nhóm người hoặc của một xã hội. Nghệ thuật đó được thực hiện nhờ việc áp dụng các tiến bộ của khoa học kỹ thuật (kỹ thuật xây dựng) và dựa trên một cơ sở kinh tế nhất định. G i á o t r ì n h m ô n L ý t h u y ế t K i ế n T r ú c - 11 - Giảng viên: V ũ T h ị T h u ý H ả i G i á o t r ì n h m ô n L ý t h u y ế t K i ế n T r ú c - 12 - Giảng viên: V ũ T h ị T h u ý H ả i III. CÁC YẾU TỐ TẠO THÀNH KIẾN TRÚC. Để hiểu sâu hơn bản chất của nghệ thuật kiến trúc, chúng ta cần hiểu được những yếu tố tạo thành kiến trúc. Ba yếu tố cơ bản tạo thành kiến trúc: - Yếu tố công năng. - Các điều kiện kỹ thuật vật chất.(Vật liệu, kết cấu và các điều kiện kỹ thuật khác) - Hình tượng kiến trúc. 1. Yếu tố công năng: Mục đích đầu tiên và quan trọng nhất đối với công trình kiến trúc là phải đảm bảo yêu cầu sử dụng của con người như làm việc, nghiên cứu, học tập, ăn, ở, thể dục thể thao, vui chơi, giải trí, chữa bệnh,v.v…. Ví dụ: Nhà ở gia đình là nơi tạo điều kiện tốt cho con người ăn, ở, nghỉ ngơi sau giờ làm việc, thỏa mãn yêu cầu sinh hoạt riêng tư của mỗi thành viên trong gia đình… Các công trình công cộng như nhà hát, rạp chiếu bóng, bảo tàng, thư viện, sân vận động, v.v… phải đảm bảo điều kiện tốt cho người xem, người nghe, người đọc và tạo điều kiện tốt cho người phục vụ và bảo quản công trình. Các công trình công nghiệp như nhà máy, công xưởng phải thuận tiện cho sản xuất, với dây chuyền công nghệ hợp lý, vệ sinh thông thoáng, đủ ánh sáng và an toàn, tạo điều kiện cho công nhân làm việc tốt để không ngừng tăng năng suất lao động. a. Định nghĩa: Công năng là những yêu cầu cơ bản hoặc phức tạp trong hoạt động của con người về các mặt sinh hoạt xã hội và văn hoá mà kiến trúc cần đáp ứng được. - Công năng là thành phần quan trọng không thể thiếu trong việc cấu thành kiến trúc. Nếu yếu tố này bị tách rời sẽ không có kiến trúc. - Chức năng sử dụng của công trình kiến trúc có thể thay đổi tùy thuộc vào sự phát triển kinh tế - xã hội, sự phát triển của khoa học - kĩ thuật, trình độ sản xuất, trình độ văn minh của xã hội và phong tục tập quán của dân tộc.
Tài liệu liên quan