Chương I Những vấn đề cơ bản của pháp luật về kinh doanh chứng khoán

Pháp luật về kinh doanh chứng khóan là tổng thể các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành hoặc công nhận nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực chứng khóan và TTCK.

pdf300 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 1619 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chương I Những vấn đề cơ bản của pháp luật về kinh doanh chứng khoán, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA PHÁP LUẬT VỀ KINH DOANH CHỨNG KHÓAN TS. Lê Vũ Nam 2NỘI DUNG CHÍNH TỔNG QUAN PHÁP LUẬT VỀ KINH DOANH CHỨNG KHÓAN QUY CHẾ PHÁP LÝ CỦA CHỨNG KHÓAN QUY CHẾ PHÁP LÝ CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHÓAN 3I. TỔNG QUAN PHÁP LUẬT VỀ KINH DOANH CHỨNG KHÓAN 1. Khái niệm Pháp luật về kinh doanh ck Pháp luật về kinh doanh chứng khóan là tổng thể các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành hoặc công nhận nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực chứng khóan và TTCK. 4I. TỔNG QUAN PHÁP LUẬT VỀ KINH DOANH CHỨNG KHÓAN 2. Phạm vi và đối tượng điều chỉnh qPhạm vi điều chỉnh: Pháp luật về kinh doanh chứng khóan điều chỉnh các quan hệ phát sinh từ hoạt động chào bán chứng khoán ra công chúng, niêm yết, giao dịch, kinh doanh, đầu tư chứng khoán, dịch vụ về chứng khoán và thị trường chứng khoán. qĐối tượng điều chỉnh: Ø Tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia đầu tư chứng khoán và hoạt động trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Ø Tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán. 5I. TỔNG QUAN PHÁP LUẬT VỀ KINH DOANH CHỨNG KHÓAN 3. Nguồn của Pháp luật về kinh doanh ck qHiến pháp năm 1992, sửa đổi bổ sung năm 2001. qBộ luật dân sự. qBộ luật thương mại năm 2005. qLuật doanh nghiệp năm 2005. qLuật đầu tư năm 2005. qLuật chứng khóan năm 2006. qNghị định 144 của Chính phủ về chứng khóan và TTCK năm 2003 và các văn bản hướng dẫn thi hành. 6I. TỔNG QUAN PHÁP LUẬT VỀ KINH DOANH CHỨNG KHÓAN 4. Nội dung của Pháp luật về kinh doanh ck qXác định quy chế pháp lý của chứng khóan và TTCK qĐiều chỉnh họat động phát hành và niêm yết chứng khóan qĐiều chỉnh họat động giao dịch chứng khóan qCác định địa vị pháp lý của các chủ thể kinh doanh, dịch vụ chứng khóan qĐiêu chỉnh họat động công bố thông tin, thanh tra, giám sát và giải quyết tranh chấp trên TTCK 7II. QUY CHẾ PHÁP LÝ CỦA CHỨNG KHÓAN qKhaùi nieäm qÑaëc ñieåm qPhaân loaïi 8II. QUY CHẾ PHÁP LÝ CỦA CHỨNG KHÓAN 1. Khái niệm chứng khóan qTheo Luật về TTCK của Mỹ (1934): “Thuật ngữ chứng khoán nghĩa là bất kỳ giấy nợ, cổ phần, chứng khoán tồn tại, trái phiếu, giấy vay nợ không có đảm bảo, chứng chỉ về quyền lợi hoặc dự phần trong bất kỳ thỏa thuận chia lợi nhuận nào, hoặc trong bất kỳ khoản tiền hoặc hợp đồng thuê mỏ dầu, mỏ khí hay các mỏ nào khác; bất kỳ chứng chỉ ủy thác thế chấp, chứng chỉ chi phí tiền tổ chức hoặc chứng chỉ đăng ký mua chứng khoán mới phát hành, cổ phần có thể chuyển nhượng, hợp đồng dầu tư, chứng chỉ ủy thác bỏ phiếu, chứng chỉ ủy thác…”. 9II. QUY CHẾ PHÁP LÝ CỦA CHỨNG KHÓAN 1. Khái niệm chứng khóan qLuật về TTCK của Liên Bang Nga năm 1996: “Chứng khoán phát hành là bất kỳ chứng khoán nào, kể cả chứng khoán phi vật chất mang đồng thời các dấu hiệu sau đây: ØGhi nhận các quyền tài sản và phi tài sản cho phép người sở hữu xác nhận, chuyển nhượng và thực hiện vô điều kiện các quyền trên theo luật định; ØĐược phân phối bằng những đợt phát hành; ØCó số lượng quyền và thời hạn thực hiện quyền như nhau đối với cùng một đợt phát hành”. 10 II. QUY CHẾ PHÁP LÝ CỦA CHỨNG KHÓAN 1. Khái niệm chứng khóan q Theo Nghị định 144/NĐ-CP: “Chứng khoán là chứng chỉ hoặc bút toán ghi sổ xác nhận quyền là lợi ích hợp pháp của người sở hữu chứng khoán đối với tài sản và vốn của tổ chức phát hành. Chứng khoán bao gồm cả cổ phiếu, trái phiếu, quyền mua cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư và các loại chứng khoán khác”. q Theo Luật chứng khóan năm 2006: “Chứng khoán là bằng chứng xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với tài sản hoặc phần vốn của tổ chức phát hành. Chứng khoán được thể hiện dưới hình thức chứng chỉ, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử, bao gồm các loại sau đây: Ø Cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ; Ø Quyền mua cổ phần, chứng quyền, quyền chọn mua, quyền chọn bán, hợp đồng tương lai, nhóm chứng khoán hoặc chỉ số chứng khoán”. 11 II. QUY CHẾ PHÁP LÝ CỦA CHỨNG KHÓAN 1. Khái niệm chứng khóan qTrong khoa học kinh tế- tài chính: ØChứng khoán là phương tiện xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với tài sản hoặc vốn của tổ chức phát hành. ØChứng khoán là mọi sản phẩm tài chính có thể chuyển nhượng được, bao gồm cổ phiếu, trái phiếu, các công cụ của thị trường tiền tệ như tín phiếu kho bạc, kỳ phiếu ngân hàng và các loại thương phiếu. 12 II. QUY CHẾ PHÁP LÝ CỦA CHỨNG KHÓAN 2. Đặc điểm chứng khóan qTính giá trị qTính chuyển nhượng (tính thanh khỏan) qTính sinh lời qTính rủi ro qTính chặt chẽ về mặt hình thức 13 II. QUY CHẾ PHÁP LÝ CỦA CHỨNG KHÓAN 2. Phân loại chứng khoán- cổ phiếu qKhái niệm: Ø Theo Luật chứng khóan năm 2006:Cổ phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần vốn cổ phần của tổ chức phát hành. Ø Trong khoa học kinh tế - ti chính: Cổ phiếu l chứng khoán do công ty cổ phần phát hành xác nhận quyền sở hữu một hoặc một số cổ phần của công ty đó. Cổ phiếu được phát hành khi công ty cổ phần huy động vốn để thành lập công ty hoặc khi công ty huy động thêm vốn để phục vụ sản xuất, kinh doanh. Số vồn đó được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Người sở hữu cổ phiếu gọi là cổ đông. Cổ phiếu có thể ghi danh hoặc không ghi danh. 14 II. QUY CHẾ PHÁP LÝ CỦA CHỨNG KHÓAN 2. Phân loại chứng khoán- cổ phiếu qĐặc điểm: Ø Là bằng chứng cho việc góp vốn vào CTCP. Người nắm giữ (cổ động) có quyền tham gia quản lý, điều hành, chia tài sản còn lại khi công ty bị phá sản sau trái chủ. ØCó thu nhập không ổn định. ØCó độ rủi ro cao. ØGía cả thường biến động mạnh. ØKhông có thời gian đáo hạn và tồn tại song song với CTCP. 15 II. QUY CHẾ PHÁP LÝ CỦA CHỨNG KHÓAN 2. Phân loại chứng khoán- cổ phiếu q Phân loại cổ phiếu: Ø Căn cứ vào đặc điểm: Cổ phiếu thường (cổ phiếu phổ thông): Là loại CP cơ bản của CTCP, cho phép cổ đông được hưởng các quyền lợi thông thường trong CTCP; phát hành ra đầu tiên và thu hồi về cuối cùng. Cổ đông có các quyền: ü Nhận cổ tức và được chuyển nhượng. ü Hưởng chênh lệch giá. ü Hưởng giá trị tài sản tăng lên của công ty cổ phần. ü Được ưu tiên mua cổ phiếu phát hành bổ sung của công ty cổ phần với điều kiện ưu đãi. ü Được chia lại tài sản khi công ty phá sản hoặc giải thể sau khi đã thanh toán các khoản nợ. ü Được tham gia quản lý, điều hành công ty. ü Được cung cấp thông tin. 16 II. QUY CHẾ PHÁP LÝ CỦA CHỨNG KHÓAN 2. Phân loại chứng khoán- cổ phiếu Cổ phiếu ưu đãi: Là loại cổ phiếu phát hành sau cổ phiếu thường, cho phép người nắm giữ được hưởng một số quyền lợi ưu đãi hơn so với cổ đông thường. Có một số loại cổ phiếu ưu đãi sau đây: CP ưu đãi biểu quyết: Là cổ phiếu có số phiếu biểu quyết nhiều hơn số phiếu của cổ phiếu thường và thường do Điều lệ công ty quy định, không được chuyển nhượng. Cổ phiếu ưu đãi cổ tức: Là cổ phiếu được trả cổ tức cao hơn so với mức cổ tức của cổ phiếu thường hoặc mức ổ định hàng năm. Cổ phiếu loại này không cho phép người nắm giữ có quyền biểu quyết hay tham dự ĐHĐ cổ đông. Có CP ưu đãi cổ tức tích lũy và không tích lũy. 17 II. QUY CHẾ PHÁP LÝ CỦA CHỨNG KHÓAN 2. Phân loại chứng khoán - cổ phiếu Cổ phiếu ưu đãi hoàn lại: Là cổ phiếu sẽ được công ty hoàn lại vốn góp bất cứ khi nào theo yêu cầu của người sở hữu hoặc theo các điều kiện ghi trên cổ phiếu, được ưu tiên nhận lại tài sản khi công ty giải thể hoặc phá sản. Cổ đông loại này không có quyền biểu quyết, không có quyền dự họp ĐHĐ cổ đông. Cổ phiếu ưu đãi có thể chuyển thành cổ phiếu thướng: Là loại cổ phiếu ưu đãi cho phép ngưi72i năm giữ được chuyển thành cổ phiếu thường theo những điều kiện nhất định. 18 II. QUY CHẾ PHÁP LÝ CỦA CHỨNG KHÓAN 2. Phân loại chứng khoán- cổ phiếu ØCăn cứ vào hoạt động của CTCP: Cổ phiếu thượng hạng (Blue chpi stocks): là cổ phiếu được phát hành bởi những công ty lâu đời, có uy tính, mức chi trả cổ tức cao. Cổ phiếu tăng trưởng (Growth stocks): Là cổ phiếu do các CTCP đang trên đà tăng trưởng, có tiềm năng và triển vọng tốt, mức cổ tức thường thấp hoặc không có do công ty thường giữ lại lợi nhuận để tái đầu tư. 19 II. QUY CHẾ PHÁP LÝ CỦA CHỨNG KHÓAN 2. Phân loại chứng khoán- cổ phiếu Cổ phiếu thu nhập (Income stock): Là loại cổ phiếu trả cổ tức cao hơn mức trung bình trên thị trường, thích hợp cho các nhà đầu tư hướng tới việc nhận cổ tức, tuy nhiêm tiềm năng phát triển của công ty không lớn. Cổ phiếu chu kỳ (Cyclical stock): là cổ phiếu của những CTCP có thu nhập theo chu ký kinh tế như các ngành thép, xi măng, thiết bị, động cơ, xây dựng… Cổ phiếu theo mùa (Seasonal stock): Là cổ phiếu của những CTCP sản xuất, kinh doanh theo mùa vụ. 20 II. QUY CHẾ PHÁP LÝ CỦA CHỨNG KHÓAN 2. Phân loại chứng khoán- cổ phiếu ØCăn cứ vào nguyên tắc thực hiện quyền: Cổ phiếu vô danh: üKhông ghi tên người sở hữu. üKhông hạn chế chuyển nhượng. üSố lượng phát hành lớn nhất. Cổ phiếu ký danh. üCó ghi tên người sở hữu. üThủ tục chuyển nhượng phức tạp. üGiới hạn đối tượng nắm giữ. 21 II. QUY CHẾ PHÁP LÝ CỦA CHỨNG KHÓAN 2. Phân loại chứng khoán- cổ phiếu Ø Một số loại cổ phiếu khác: Cổ phiếu của cổ đông sáng lập; Là cổ phiếu do cổ đông sáng lập nắm giữ tại thời điểm thành lập CTCP theo quy định (Luật DN 2005 quy định các CĐSL phải cùng nhau mua ít nhất 20% tổng số CP phổ thông và không được chuyển nhượng cho người không phải là CĐSL trong 3 năm). Cổ phiếu thưởng: Là loại cổ phiếu được phát hành bằng nguồn lợi nhuận để lại hoặc các nguồn vốn chủ sở hữu hợp pháp khác của CTCP để phát không cho các cổ đông hiện tại tương ứng với tỷ lệ cổ phần hiện có trong công ty. Cổ phiếu quỹ: Là loại cổ phiếu đã phát hành và được chính CTCP mua lại trên thị trường chứng khoán. 22 II. QUY CHẾ PHÁP LÝ CỦA CHỨNG KHÓAN 2. Phân loại chứng khoán- Trái phiếu qĐịnh nghĩa: ØTheo Luật chứng khóan năm 2006: Trái phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần vốn nợ của tổ chức phát hành. ØTrong khoa học kinh tế - tài chính – pháp luật: Là chứng khoán xác nhận quyền sở hữu của người nắm giữ đối với một phần vốn nợ của tổ chức phát hành, thể hiện nghĩa vụ của tổ chức phát hành phải trả nợ cho người nắm giữ trái phiếu khoản tiền lãi nhất định và phải trả lại khoản tiền gốc khi trái phiếu đáo hạn. 23 II. QUY CHẾ PHÁP LÝ CỦA CHỨNG KHÓAN 2. Phân loại chứng khoán- Trái phiếu qĐặc điểm: ØTrái phiếu là một loại chứng khoán nợ có kỳ hạn và trái chủ được hoàn vốn vào cuối kỳ. ØNgười sở hữu trái phiếu được ưu tiên thanh toán nợ theo một tỷ lệ tương ứng trước người sở hữu cổ phiếu trong trường hợp công ty giải thể hoặc phá sản. ØTrái phiếu có lợi tức ổn định (ngoại trừ trường hợp trái phiếu có lãi suất thả nổi). ØTrái phiếu cũng là một loại hàng hoá trên thị trường chứng khoán và có tính thanh khoản khá cao. ØTrái phiếu có rủi ro thấp. 24 II. QUY CHẾ PHÁP LÝ CỦA CHỨNG KHÓAN 2.Phân loại chứng khoán- Trái phiếu qPhân loại: ØCăn cứ vào chủ thể phát hành, có: Trái phiếu Chính phủ (Goverment bond):Là trái phiếu do Chính phủ phát hành, có thời hạn, có mệnh giá, có lãi, xác nhận nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ đối với người sở hữu, bao gồm: üTín phiếu kho bạc: có thời hạn dưới 1 năm, phát hành nhằm mục đích bù đắp thâm hụt tạm thời của ngân sách và tạo thêm công cụ cho thị trường tiền tệ. üTrái phiếu kho bạc: có thời trên 1 năm phát hành nhằm huy động vốn theo kế hoạch ngân sách Nhà nước đã được Quốc hội phê duyệt. 25 II. QUY CHẾ PHÁP LÝ CỦA CHỨNG KHÓAN 2.Phân loại chứng khoán- Trái phiếu üTrái phiếu đầu tư: có thời hạn trên 1 năm, phát hành để huy động vốn cho những công trình, dự án đầu tư đã được Chính phủ phê duyệt nhưng chưa được bố trí vốn ngân sách hoặc huy động vốn cho Quỹ hỗ trợ phát triển theo kế hoạch tín dụng đầu tư phát triển hàng năm được Chính phủ phê duyệt. Trái phiếu công ty (Corporate bond): üTrái phiếu có thế chấp (Mortgage bonds). üTrái phiếu không thế chấp (Debenture). üTrái phiếu có thể chuyển đổi thành cổ phiếu thường (Convertible bonds). 26 II. QUY CHẾ PHÁP LÝ CỦA CHỨNG KHÓAN 2.Phân loại chứng khoán- Trái phiếu èLưu ý: Các yếu tố của trái phiếu chuyển đổi bao gồm: tỷ lệ chuyển đổi, giá chuyển đổi và thời điểm chuyển đổi. VD cụ thể: Một TPCĐ của công ty A có mệnh giá là 1.000.000 VND có thể được chuyển đổi thành 100 CP thường của công ty A vào thời điểm 1/1/2010. Tức là có: tỷ lệ chuyển đổi là 1/100; giá chuyển đổi là 1.000.000 VNĐ/100 CP = 10.000VNĐ; thời điểm chuyển đổi là 1/1/2010. üTrái phiếu thu nhập (Income bonds): là loại trái phiếu chỉ được thanh toán lãi khi công ty kinh doanh có lãi. 27 II. QUY CHẾ PHÁP LÝ CỦA CHỨNG KHÓAN 2. Phân loại chứng khoán- Trái phiếu ØCăn cứ vào lợi tức: Trái phiếu trả lãi định kỳ (Coupon bonds). Trái phiếu chiết khấu (Zero coupon bonds). Trái phiếu có lãi suất thả nổi (Floating rate bonds). ØCăn cứ vào phạm vi lưu thông: Trái phiếu nội địa. Trái phiếu quốc tế. Trái phiếu Châu Âu, Châu Á. 28 SO SÁNH CỔ PHIẾU, TRÁI PHIẾU Được thanh toán cuối cùngĐược ưu tiên thanh toán trước cổ tức Thứ tự thanh toán khi công ty giải thể hoặc phá sản Không có thời hạnCó thời hạn nhất định, sau thời hạn đó tổ chức phát hành phải thanh toán cho trái chủ Thời hạn Quyền biểu quyết và hưởng cổ tức theo kết quả kinh doanh Quyền đòi hỏi thanh toán cả gốc và lãi Quyền của người sở hữu đối với tổ chức phát hành Cổ tức và lãi từ chênh lệch giá mua và giá bán Lãi trái phiếuThu nhập của người sở hữu Rủi ro caoRủi ro thấpMức độ rủi ro Vốn cổ phầnTài chính qua vay nợĐặc điểm vốn Công ty cổ phầnChính phủ, chính quyền địa phương, doanh nghiệp Tổ chức phát hành Cổ phiếuTrái phiếuĐặc điểm của cổ phiếu và trái phiếu 29 II. QUY CHẾ PHÁP LÝ CỦA CHỨNG KHÓAN 2. Phân loại chứng khoán- Chứng chỉ quỹ đầu tư qKhái niệm: Ø Theo Luật chứng khoán năm 2006: Chứng chỉ quỹ là loại chứng khoán xác nhận quyền sở hữu của nhà đầu tư đối với một phần vốn góp của quỹ đại chúng. Ø Trong khoa học kinh tế-tài chính: Là chứng khoán do công ty quản lý quỹ thay mặt quỹ công chúng phát hành, xác nhận quyền sở hữu hợp pháp của người đầu tư đối với một hoặc một số đơn vị quỹ. 30 CÁC THÀNH PHẦN THAM GIA QĐTCK NHÀ ĐẦU TƯ Quỹ đầu tư đại chúng Ngân hàng giám sát Công ty Quản lý Quỹ Nắm giữ chứng chỉ Thực hiện lưu ký, quản lý tài sản Thực hiện quản lý quỹ, đưa ra các quyết định đầu tư Kiểm tra giám sát việc quản lý quỹ theo hoạt động giám sát 31 II. QUY CHẾ PHÁP LÝ CỦA CHỨNG KHÓAN 2. Phân loại chứng khoán- Chứng chỉ quỹ đầu tư q Nhà đầu tư có các quyền sau đây: Ø Hưởng lợi từ hoạt động đầu tư của quỹ đầu tư chứng khoán tương ứng với tỷ lệ vốn góp; Ø Hưởng các lợi ích và tài sản được chia hợp pháp từ việc thanh lý tài sản quỹ đầu tư chứng khoán; Ø Yêu cầu công ty quản lý quỹ hoặc ngân hàng giám sát mua lại chứng chỉ quỹ mở; Ø Khởi kiện công ty quản lý quỹ, ngân hàng giám sát hoặc tổ chức liên quan nếu tổ chức này vi phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình; Ø Thực hiện quyền của mình thông qua Đại hội nhà đầu tư­; Ø Chuyển nhượng chứng chỉ quỹ theo quy định tại Điều lệ quỹ đầu tư chứng khoán; Ø Các quyền khác quy định tại Điều lệ quỹ đầu tư chứng khoán 32 II. QUY CHẾ PHÁP LÝ CỦA CHỨNG KHÓAN 2. Phân loại chứng khoán- Chứng chỉ quỹ đầu tư qNhà đầu tư có các nghĩa vụ sau đây: ØChấp hành quyết định của Đại hội nhà đầu tư­; ØThanh toán đủ tiền mua chứng chỉ quỹ; ØCác nghĩa vụ khác quy định tại Điều lệ quỹ đầu tư chứng khoán. 33 II. QUY CHẾ PHÁP LÝ CỦA CHỨNG KHÓAN 2. Phân loại chứng khoán- Quyền mua cổ phần (Right) qKhái niệm: ØTheo luật chứng khóan năm 2006: Quyền mua cổ phần là loại chứng khoán do công ty cổ phần phát hành kèm theo đợt phát hành cổ phiếu bổ sung nhằm bảo đảm cho cổ đông hiện hữu quyền mua cổ phiếu mới theo những điều kiện đã được xác định. ØTrong khoa học kinh tế-tài chính: Là quyền ưu tiên mua trước dành cho cổ đông hiện hữu của một công ty cổ phần được mua một số lượng cổ phần trong một đợt phát hành cổ phiếu phổ thông mới tương ứng với tỷ lệ cổ phần hiện có của họ trong công ty, tại một mức giá xác định, thấp hơn mức giá chào mời ra công chúng và trong một thời hạn nhất định, thường là vài tuần. 34 II. QUY CHẾ PHÁP LÝ CỦA CHỨNG KHÓAN 2. Phân loại chứng khoán- Quyền mua cổ phần (Right) qĐặc điểm của Right: ØMục đích phát hành quyền nhằm hạn chế sự pha lõang cổ phiếu khi công ty cổ phần huy động thêm vốn. ØMức giá thực hiện quyền thấp hơn mức giá hiện hành vào thời điểm phát hành hoặc thời điểm thực hiện. ØMỗi một cổ phần đang lưu hành có một quyền. Số lượng quyền cần để mua một cổ phần mới = số lượng cổ phần cũ đang lưu hành/số lượng cổ phần mới. Trong đó, số lượng cổ phần mới=mức vốn cần huy động/giá đăng ký mua. 35 II. QUY CHẾ PHÁP LÝ CỦA CHỨNG KHÓAN 2. Phân loại chứng khoán- Quyền mua cổ phần (Right) ØViệc sử dụng Quyền dưới 2 hình thức: Nộp tiền cho công ty để mua cổ phiếu theo số lượng và mức giá đã ấn định. Chuyển nhượng Quyền cho người khác. Gía của Quyền phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó quan trọng nhất là giá chứng khóan cơ sở và thời hạn thực hiện của quyền. 36 VÍ DỤ VỀ RIGHT Công ty ABC có VĐL 1 tỷ đồng với số cổ phiếu đang lưu hành là 100.000 CP, mệnh giá là 10.000đ/CP. Ông X là người sở hữu 1.000CP ABC (chiếm tỷ lệ 1%, tức quyền kiểm kiểm sóat là 1%). Sau 3 năm, Cty ABC quyết định tăng VĐL thêm 1 tỷ đồng bằng việc phát hành thêm 100.000CP. Cty ABC phát hành Right với mỗi Right cho phép mua một cổ phiếu mới. Biết rằng giá CP ABC thực hiện theo quyền là 12.500đ/CP và giá thị trường hiện hành của cổ phiếu ABC là 17.500đ/CP. Quyền có hiệu lực trong 30 ngày, kể từ ngày phát hành. Tính giá trị của Right hiện tại? 37 II. QUY CHẾ PHÁP LÝ CỦA CHỨNG KHÓAN 2. Phân loại chứng khoán- Chứng quyền (Warrants) qKhái niệm: ØTheo Luật chứng khóan năm 2006: Chứng quyền là loại chứng khoán được phát hành cùng với việc phát hành trái phiếu hoặc cổ phiếu ưu đãi, cho phép người sở hữu chứng khoán được quyền mua một số cổ phiếu phổ thông nhất định theo mức giá đã được xác định trước trong thời kỳ nhất định. ØTrong khoa học kinh tế-tài chính: Chứng quyền là một lọai chứng khóan cho phép người nắm giữ được mua một khối lượng xác định cổ phiếu thường với một mức giá xác định vaàtrong một thời hạn nhất định. 38 II. QUY CHẾ PHÁP LÝ CỦA CHỨNG KHÓAN 2. Phân loại chứng khoán- Chứng quyền (Warrants) qĐặc điểm của Chứng quyền: Ø Thường được phát hành khi tổ chức lại công ty hoặc để khuyến khích nhà đầu tư mua trái phiếu hoặc cổ phiếu ưu đãi có những điều kiện kém thuận lợi. Ø Cho phép người nắm giữ được mua cổ phiếu thường với một mức giá xác định và trong một khỏang thời gian nhất định (thường vài tháng, vài năm hoặc vĩnh viễn). Ø Người nắm giữ chứng quyền hy vọng vào sự tăng giá của cổ phiếu thường trong tương lai. Nếu tăng hơn mức giá thực hiện thì nhà đầu tư có lời và sẽ thực hiện quyền (mua cổ phiếu thường hoặc chuyển nhượng chứng quyền cho người khác). Ngược lại, thì nhà đầu tư sẽ không thực hiện quyền mua cổ phiếu thường. 39 II. QUY CHẾ PHÁP LÝ CỦA CHỨNG KHÓAN 2. Phân loại chứng khoán- Chứng quyền (Warrants) Ø Gía trị của chứng quyền phụ thuộc vào 2 yếu tố: Gía trị đầu tư (giá trị nội tại) = (giá cổ phiếu trên thị trường – giá thực hiện theo chứng quyền) x số cổ phiếu được mua. VD: 1 chứng quyền cho phép mua 10 CP tại mức giá 20.000đ và giá thị trường của cổ phiếu là 30.000đ thì chứng quyền sẽ có giá trị nội tại là 100.000đ = (30.000đ- 20.000đ) x 10. Chứng quyền sẽ được bán thấp nhất ở mức 100.000đ. Gía trị thời gian hay độ dài của chứng quyền (thời gian đáo hạn của chứng quyền càng dài thì giá trị của chứng quyền càng tăng. Ngòai ra, giá của chứng quyền cũng phuụthuộc vào một số yếu tố khác như: tâm lý, mức cổ tức, thông tin về họat động của công ty, lãi suất thị trường, lạm phát… 40 II. QUY CHẾ PHÁP LÝ CỦA CHỨNG KHÓAN 2. Phân loại chứng khoán- Hợp đồng kỳ hạn qĐịnh nghĩa: Là thỏa thuận giữa người mua và người bán thực hiện một giao dịch hàng hóa (
Tài liệu liên quan