Chương II Mô hình phát triển đô thị

 Cuộc sống người dân trog thời kỳ này chủ yếu để phục vụ cho các vì vua.  Người dân (nô lệ và các thợ thủ công ) phải xây dựng những kim tự tháp vĩ đại, những doanh trại khổng lồ, đại lộ hoành tráng, những quảng trường đền đài to lớn, các đường phố được lát đá khu vực hoàng gia với những sân trống rộng được lát gạch sáng bóng, những bức tường bao che được dựng lên quanh các thị trấn.

pdf46 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 1538 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chương II Mô hình phát triển đô thị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương II Mô hình phát triển đô thị I. Lịch sử phát triển không gian đô thị Nền văn minh Ai Cập – 2000 – 3000 BC  Cuộc sống người dân trog thời kỳ này chủ yếu để phục vụ cho các vì vua.  Người dân (nô lệ và các thợ thủ công …) phải xây dựng những kim tự tháp vĩ đại, những doanh trại khổng lồ, đại lộ hoành tráng, những quảng trường đền đài to lớn, các đường phố được lát đá … khu vực hoàng gia với những sân trống rộng được lát gạch sáng bóng, những bức tường bao che được dựng lên quanh các thị trấn.  Các con đường nhỏ thoát nước, tường thành còn để chống lũ lụt  Không còn dấu tích của khu vực dân cư, thời gian đã cuốn trôi đi những ngôi làng lợp lá của người dân. Đô thị Hy lạp (5-8 BC)  Thành phố như một mê cung gồm những con đường ngoằn ngoèo không được lát đá,  Nước sinh hoạt được lấy từ giếng nước địa phương,  Nước thải được đổ trực tiếp ra đường.  Có rất ít các công trình công cộng.  Giữa thế kỷ 8BC, Hippodamus xây dựng lại đô thị theo những hình chữ nhật đều đặn.  Mạng ô cờ tạo những con đường quá dốc cho xe cộ đi lại  Hệ thống nước thải được cải thiện bằng các hố xí công cộng và tư nhân.  Có sự lựa chọn hướng nhà với cách bố trí cho lượng ánh nắng tốt đa rọi vào trong những tháng mùa đông.  Những căn phòng quan trọng được bố trí quay về hướng nam với một sân trong riêng biệt và các cột đủ cao để các tia nắng có thể vào trong mùa đông và che những tia nắng gắt vào mùa hè. Bắc kinh (Beijing 8BC)  Gồm cấm thành, hoàng thành, thành nội và thành ngoại.  Khu dân cư gồm các đường phố chính đan chéo nhau.  Chung quanh khu dân cư là vùng nông nghiệp với những nông trại rộng lớn và những nhà máy nhỏ. Đô thị La mã (4 BC)  Nhấn mạnh việc cai trị lên hàng đầu  Người La mã có đầu óc tổ chức kinh tế, có năng khiếu kỹ thuật.  Với lượng dân cư tập trung đông trong đô thị, người Lamã đã giải quyết được các vấn đề kỹ thuật trong cung cấp và phân phối nước, và mạng lưới thoát nước.  Những đường ống nước vĩ đại dẫn nước đi với khoảng cách rất xa và hệ thống cống ngầm.  Những xa lộ rộng lớn được lát đá tiêu biểu cho những nỗ lực không mệt mỏi của các nhà xây dựng.  Các đế vương thay nhau lên ngôi và xây dựng cho mình những dinh thự khổng lồ hơn các triều đại trước.  Đất đai được đầu cơ và xây dựng những dinh thự khổng lồ cho riêng mình.  Đất đai thành phố trở nên hạn hẹp dần.  Thành phố xuất hiện nhiều khu nhà ổ chuột với những vật liệu dễ cháy, chiều cao của các công trình đạt đến 6- 8 tầng.  Đô thị Lamã rơi vào sự suy tàn. Sau thời đại Lamã (thế kỷ 5)  Tôn giáo phát triển, nổi bật là Cơ Đốc giáo  Quyền lực của nhà thờ trong giai đoạn này chiếm ưu thế.  Thoát khỏi những giới hạn của hình thức cổ, những bức tường nặng nề của các vòm cuốn kiểu La Mã  các hình khối được biến thể thành những cửa vòm có chóp nhọn đâm thẳng lên trời.  Trong không gian mở, các hình khối đồ sộ của nhà thờ áp đảo cả đô thị, phản ánh một dân tộc muốn vươn lên để thoát khỏi thời kỳ tăm tối.  Sự khác biệt giữa đô thị và nông thôn thật rõ nét,  Những con đường dài trống trải được mở ra để nối liền vùng ngoại ô.  Để phòng vệ, các đô thị thường được đặc trên những địa hình nhấp nhô, chiếm lĩnh các đỉnh đồi hoặc các quần đảo.  Những con đường được tỏa ra từ quảng trường nhà thờ với các cổng thành và có các con đường nhánh rẽ phụ trợ (hình 27).  Nhà ở được xây dựng thành từng dãy liền nhau dọc theo những đường phố hẹp do diện tích đô thị hạn hẹp và một phần để giữ nhiệt vào mùa lạnh. Vào thế kỷ 14:  Xuất hiện du lịch và giao thương trên thế giới  tập trung đông dân cư ở các khu trung tâm và trên các ngã giao lưu chính.  Những ngôi nhà đã được tăng lên 3-4 tầng, tầng trên nhô ra khỏi tầng trệt và mái thường được nhô ra ngoài lề đường.  Các không gian mở được bố trí bên trong khối nhà.  Dân số tăng nhưng hệ thống cấp thoát nước không hề được cải thiện.  Phương tiện giao thông bánh xe tăng lên, đường phố trở nên nhỏ hẹp.  Rác rưởi được ném qua cửa sổ các ngôi nhà.  Người ta bắt đầu làm quen với các hố ga chứa chất thải được đặt dưới sàn nhà.  Mùi hôi thối từ rác rưởi trên đường phố được ngăn không vào nhà qua các cửa sổ và cửa chớp.  Ống khói sẽ giúp cho sự thông thoáng trong nhà. Cuối thế kỷ 14, xuất hiện các loại bệnh dịch lan nhanh chóng (thần chết Đen, - dịch hạch) đã cướp đi gần nửa số dân đô thị. Vào thế kỷ 15:  Các vị vua, lãnh chúa, thương gia (Pháp) đạt được quyền thống trị  Sự tập trung quyền bính thể hiện qua các trục đối xứng của công trình  Không gian cũng có trục đối xứng.  Các cỗ pháo tầm xa đã loại bỏ những bức tường thành cổ, đô thị được mở rộng ra.  Vị trí của các tường thành là những con đường đi bộ. Vào thế kỷ 18:  Xuất phát từ nền dân chủ tự do thời Hylạp, chủ nghĩa hình thức ra đời  Xuất hiện các nhà đầu cơ (nhà quy hoạch) phân lô xây nhà cho giới thượng lưu.  Các quảng trường không còn là kiểu kiến trúc trung tâm.  Số phận của dân nghèo với những phương tiện kém cỏi vẫn không thay đổi đáng kể.  Đằng sau những công trình đẹp đẽ là những khu ở chật chội thiếu những điều kiện vệ sinh, cống rãnh, hệ thống cấp thoát nước.  Các dịch bệnh và dịch hạch tiếp tục phổ biến tràn lan… Sự xuất hiện của châu Mỹ vào thế kỷ 18:  Chủ nghĩa tự do xuất hiện  Sự phân biệt giai cấp tuy có nhưng không được rõ nét ở đây.  Các đô thị được xây dựng với những trục chính và các đại lộ chính nối liền các khu trung tâm là tòa thị chính.  Những thảm xanh được phân bố ở trung tâm và các công viên dọc theo các đại lộ.  Thành phố được phân nhỏ thành các lô với mạng lưới đường ô cờ.  Kiến trúc của đô thị chủ yếu dành cho những người dân sinh sống hơn là cho những nhà cầm quyền đang cai trị.  Sau mô hình đô thị dạng ô cờ, châu Mỹ xuất hiện dạng đường chéo và dạng tròn trong mạng lưới đường.  Giai đoạn này, 30% đất đai đô thị được giành cho mạng lưới giao thông và cây xanh đô thị.  Mặt tiền các ngôi nhà được tiếp cận nhiều hơn.  Các ngôi nhà nằm trọn trong mạng lưới đường, bên trong ngôi nhà là những con đường nhỏ băng xuyên qua. Tóm lại 1. Các hình thức thể hiện quyền lực của chính quyền đương thời qua các thời kỳ như thế nào? 2. Sự khác biệt giữa khu vực cầm quyền và khu vực dân cư? Hình thức thể hiện quyền bính, sức mạnh:  Các bức tường thành kiên cố  Các đường chính dẫn đến các dinh thự, quảng trường, đền đài  Các công trình lớn với các trục cố định, đối xứng  Mạng lưới ô cờ được hệ thống đường lớn đan chéo nhau hướng về khu trung tâm.  Khu vực quyền bính: - Kim tự tháp - Doanh trại khổng lồ - Đền tài to lớn - Kiến trúc mái vòm cong thời Lamã - Kiến trúc mái vòm có chóp nhọn đâm thẳng lên trời - Đường lớn trải dài được lát đá - Hệ thống thoát nước nổi và ngầm dưới lòng đất  Khu vực dân cư: - Ngôi nhà lợp lá xơ xài - Thiếu hệ thống cấp, thoát nước - Dân cư đông đúc trong những chung cư cao tầng - Những khu nhà lụp xụp - Rác rưởi, dịch bệnh lan tràn … Tóm lại (tt)  Quy hoạch đô thị cũng xuất hiện lâu đời như quá trình định cư của đô thị.  Các thành phố và thị trấn trong qúa trình phát triển luôn được quy hoạch theo hướng mở rộng và không tự nó trưởng thành.  Các đô thị vùng Aán-Aâu và Trung Quốc luôn được quy hoạch theo trục cố định chạy dọc theo các hướng chính. Các biểu tượng và quyền lực thống trị hình dạng của đô thị.  Hình dáng đô thị của người Hy lạp rất phong phú và sáng tạo gồm các đền thờ, cung điện và những con đường được lát đá.  Người Roma đã thừa kế lại thiết kế đô thị của người Hy lạp. Họ giữ lại vóc dáng của đô thị.  Các thành phố thời Trung cổ nổi lên như những trung tâm quyền lực của chính trị (với các lâu đài hay dinh thự ở khu trung tâm), của sự thịnh vượng (với các khu thương mại, dịch vụ trong khu trung tâm), và của tôn giáo (với các nhà thờ ở trung tâm).  Các thành phố thuộc địa Mỹ được hình thành với những dạng đô thị mới theo hình mạng lưới và hình lục giác. III. Đô thị thế kỷ 19  Cuộc cách mạng công nghiệp  Thời đại máy móc với những phát minh quan trọng  Những máy móc được vận hành thay thế cho sản xuất thủ công.  Các động cơ máy móc được chạy bằng nguồn năng lượng độc lập.  Tốc độ sản xuất gia tăng thu hút nguồn công nhân làm việc tại các nhà máy.  Nhà máy = thỏi nam châm tập hợp chung quanh mình những một vành đai gồm các khu nhà ở công nhân, trường học, cửa hiệu … Đô thị biến đổi Điện năng phát triển  Hệ thống đường chiếu sáng … Động cơ hơi nước  Tàu thủy, xà lan …  Tàu hỏa hơi nước thay thế xe ngựa … Công nghiệp khai thác, máy móc, thiết bị phát triển  Mạng lưới giao thông mở rộng  vận chuyển hàng hóa  Đường bộ chật hẹp  Đường sắt phát triển (rút ngắn khoảng cách đô thị – nông thôn)  Hệ thống cáp treo  Máy bay Ngành in ấn ra đời  Ngành báo chí, bưu chính xuất hiện  thông tin liên lạc phát triển Những phát minh ra đời  Nhu cầu sức khỏe được quan tâm  Máy bơm nước  Hệ thống xử lý nước thải, khí thải… Hệ quả của đô thị thế kỷ 19  Dân cư tập trung ngày càng nhiều trong khu vực đô thị.  Những khu nhà lụp xụp của công nhân đã bắt đầu xuất hiện.  Các nhà nhiều tầng (2-5 tầng) bắt đầu xuất hiện thành từng dãy dài với những sân sau nhỏ hẹp.  Bầu không khí đô thị bắt đầu bị ô nhiễm, khói và bụi được phun ra từ các ống khói nhà máy.  Các chất thải được đổ thẳng ra sông, suối và chạy dọc ra biển. Đô thị của sự tương phản Ñoâ thò thôøi coå ñieån Ñoâ thò hieän ñaïi Caùc quoác vöông, laõnh chuùa theå hieän quyeàn löïc cuûa mình qua hình thöùc vaø quy moâ cuûa caùc ñeàn ñaøi, dinh thöï … Söùc maïnh cuûa chính quyeàn hieän ñaïi coù theå nhìn thaáy qua caùc trung taâm haønh chính, … Ñoâ thò vôùi daân cö thöa thôùt, ít oûi Daân cö ñoâng ñuùc soáng vaø laøm vieäc taïi ñoâ thò Laâu ñaøi, ñeàn ñaøi, dinh thöï, chuøa chieàn … Toøa nhaø cao taàng ña chöùc naêng, caùc khoái nhaø cao taàng, … Vöôøn töôïc, khuoân vieân saên baén rieâng Coâng vieân, khoâng gian môû, khu vui chôi giaûi trí … Caùc quaûng tröôøng nôi tuï hoïp cho caùc hoaït ñoäng coäng ñoàng Caùc khu thöông maïi, dòch vuï… vôùi nhieàu chöùc naêng khaùc nhau (trung taâm giao dòch, trung taâm thöông maïi …) Khoâng gian môû ñöôïc boá trí ngay sau nhöõng khu ôû rieâng bieät Væa heø, saân vöôøn, coâng vieân, Ñoâ thò tónh laëng vôùi nhöõng dinh thöï cuûa giôùi thöôïng löu Ñoâ thò vôùi nhöõng hoaït ñoäng saûn xuaát, thöông maïi Caùc vua chuùa, laõnh chuùa quaûn lyù phaàn ñaát rieâng cuûa mình Moät thieát cheá chung ñöôïc ñaët ra cho moïi ngöôøi daân ñoâ thò phaûi tuaân theo. Khu nhaø ôû vôùi heä thoáng thoaùt nöôùc thoâ sô (ñoå thaûi treân ñöôøng phoá), caùc haàm phaân trong nhaø, … Khu daân cö vôùi heä thoáng caáp, thoaùt nöôùc, nhaø veä sinh … Những vấn đề cần đặt ra 1. Đô thị thời hiện đại có còn phù hợp với thiết kế thời cổ điển? 2. Mặt bằng đô thị nhỏ còn phù hợp / có đủ sức chứa một khối lượng lớn dân cư? 3. Mạng lưới giao thông chật hẹp có đủ để chuyên chở hành khách đông đúc, vật liệu sản xuất và khối lượng sản phẩm được sản xuất hàng loạt? 4. Khói, mồ hóng và bụi bẩn của các nhà máy công nghiệp có được làm sạch trong một khuôn viên đô thị chen chút nhà cửa mà không có cây xanh và không gian mở? 5. Cấu trúc đơn điệu, gò bó thời cổ điển có tạo cuộc sống thoải mái cho dân cư hiện đại? Những vấn đề cần đặt ra (tt) 6. Những đền đài, cung điện còn phù hợp với vị trí trung tâm đô thị? Thay vì các khu vực hành chính, tòa thị chính, công trình công cộng …? 7. Các tòa nhà to lớn có tạo môi trường thân thiện, gần gũi với dân cư đô thị? 8. Có dễ dàng thay đổi bộ mặt đô thị cho phù hợp trên nền cấu trúc cổ điển? 9. Có dễ dàng thay đổi quy hoạch cho phù hợp với lối sống hiện đại (với nguồn kinh phí giới hạn và đất đai đắt đỏ?) 10. Có dễ dàng xây dựng mới cơ sở hạ tầng hiện đại trên nền đô thị cổ? 11. Có nên gìn giữ bảo tồn tất cả các kiến trúc cổ trong mặt bằng đô thị nhỏ bé? Ví dụ về sự tương phản: Washington DC  Thành phố thương nghiệp và cổ điển hoàn toàn đối lập nhau. Tuy nhiên chính quyền liên bang đã cố gắng duy trì mặt bằng nguyên thủy (L’Enfant).  Khu nhà ở vẫn còn giữ lại mặt tiền cổ điển, phía sau được xây dựng lên khu vực hiện đại như các đô thị hiện đại khác.  Các khu vực cổ điển được cô lập khỏi các khu khác, và chiều cao hiện đại phải được hài hòa với khu vực cổ điển.  Những sân trong cổ điển được lát đá nhỏ hoặc trồng cây nay trở thành những bãi đậu xe  Các công trình cổ điển hoành tráng được bảo tồn trống rỗng, gượng ép trong một đô thị thương nghiệp. Ví dụ về sự tương phản IV. Hướng tới sự tốt đẹp Hệ quả của đô thị:  Dân số bùng nổ  Làn sóng đô thị hóa vượt ra ngoài trung tâm đô thị và nhận chìm khu vực ngoại vi.  Đô thị trở nên chật chội  Sự bành trướng bừa bãi của đô thị  Thông tin liên lạc bị tắt nghẽn  Nghèo đói gia tăng …  Tệ nạn xã hội … Mơ ước một đô thị tốt đẹp:  Cố thoát khỏi sự chen chút chật chội (xu hướng di chuyển ra vùng ngoại ô để tìm một không gian, bản sắc riêng)  ngoại vi bị đẩy lùi Các mô hình đô thị được đề xuất:  Đô thị tuyến tính với các khu nhà ở và khu công nghiệp trải dọc đường lộ  ý tưởng về đô thị vệ tinh xuất hiện, - Giao thông cơ giới đủ nhỏ để duy trì sự cân bằng giữa khu vực đô thị và không gian mở chung quanh  Thành phố công nghiệp với trung tâm hành chánh và khu ở tách khỏi khu sản xuất bằng vùng đệm, vành đai xanh được kết nối xuyên qua giao thông đường bộ và đường sắt. - Sự tắt nghẽn trong đô thị  giải pháp giao thông nhiều tầng, khu ở nhiều tầng để giảm giá thành.  Đô thị vườn: như là một công viên khổng lồ với những tòa nhà trọc trời, chung quanh là những không gian mở rộng thoáng. - Khu trung tâm chỉ chiếm 5% diện tích gồm các cao ốc văn phòng 60 tầng, - Khu ở gồm các chung cư nhiều tầng (>8). - Khu thành phố vườn sẽ là những căn nhà đơn lập.  Tóm lại, các đô thị có xu hướng được tổ chức, sắp xếp lại các khu chức năng của nó cho phù hợp và đảm bảo môi trường sống và duy trì phát triển của đô thị. Mô hình đô thị theo hướng cải thiện Đề xuất mô hình cải thiện điều kiện sống: Sự suy tàn của các đô thị trước và sau thế kỷ 19:  Sự quá tải dân cư xây nhà ở dày đặc cho thuê để kinh doanh,  Dẫn đến tình trạng cơ sở hạ tầng yếu kém: - Nhà ở không đạt tiêu chuẩn, - Khu ở thiếu ánh sáng, - Không gian trống và không gian mở bị thu hẹp lại, - 90% diện tích đất giành cho xây dựng … Robert Owen - 1816  một quy hoạch khu dân cư có sự liên kết công nghiệp và nông nghiệp theo dạng đô thị tự cung tự cấp  Những công trình công cộng được bố trí ở trung tâm, xung quanh là các dãy nhà ở. Các phân xưởng, nhà máy được bố trí dọc theo bên ngoài đường ngoại vi.  Mỗi khu ở được bao quanh bởi một vùng nông nghiệp.  Nhờ vậy sẽ làm giảm gánh nặng cho các chi phí an sinh xã hội. Buckingham – 1849  Các ngành công nghiệp có sử dụng động cơ hơi nước phải được bố trí cách xa điểm dân cư ít nhất ½ dặm,  Phải chừa các khu vực cho các vườn ngoại ô thuộc vùng đất nông nghiệp chung quanh điểm dân cư  Các đề xuất trên được xem là những kế hoạch không tưởng nhưng cũng thu hút sự chú ý của mọi người.  Vào giữa thế kỷ 19, những trận dịch lan rộng châu âu đã đánh thức các nhà lãnh đạo ở đây để xúc tiến nghiên cứu xây dựng các mô hình khu ở. Các quy hoạch đô thị mới này thể hiện rõ 2 thái cực: khu chung cư nhiều tầng và khu nhà đơn lập ở vùng ngoại vi.  Những khu dân cư gồm các chung cư 6 – 7 tầng với chất lượng không khác gì so với trước đây. Các khu này sẽ bị xuống cấp theo thời gian thành các khu nhà lụp xụp.  Khu vực ngoại ô gồm các ngôi nhà đơn lập với giá cao. Đề xuất mô hình cải thiện nhà ở Các quốc gia Châu Âu (tiên phong: Anh)  Đã có quỹ vay vốn hỗ trợ xây nhà.  Năm 1890: Anh đã ra đạo luật trưng thu đất đai để xây nhà cho công nhân thuê.  Năm 1889 luật cho phép các tổ chức xã hội được sử dụng vốn hợp tác xây dựng nhà ở. Các biện pháp này mở đầu cho thời kỳ tươi sáng hơn về nhu cầu nhà ở.  Ở Mỹ: xây dựng các khu nhà điển hình cho công nhân thuê. - Hành lang bên trong thu hẹp lại để các sân rộng hơn cho ánh sáng nhiều. - Nhiều cuộc thi thiết kế được tổ chức nhằm tìm kiếm những đồ án nhà ở tốt hơn.  Ban đầu chương trình này nhằm mục đích giảm thiểu những khu nhà ổ chuột và những khu nhà lụp xụp.  Do cư dân này không có khả năng thuê với mức giá nhà, người ta đã xây nhà trên những khu đất trống.  Điều này đã gây phật ý đến những cư dân khác dẫn tới quy hoạch không được thực hiện. Chút suy nghĩ … V. Mô hình đô thị hiện đại 1. Đô thị xanh – Green city 2 Đô thị nén – Compact city Đô thị xanh – Green City Năm 1898, một khái niệm về thành phố vườn được ra đời của ông Ebenezer Howard:  Dân cư phân bố chung quanh một khu trung tâm rộng lớn được bố trí công trình công cộng.  Trung tâm thương nghiệp được bố trí ở vành ngoài đô thị, và  Khu công nghiệp được đặt ở ngoại vi. Với quy định của thành phố vườn:  Các nhà máy phân xưởng chỉ được phép xây dựng trong các khu công nghiệp,  Các cửa hàng chỉ được xây dựng trong các khu thương mại.  Ngược lại ở các đô thị khác, người ta nhận thấy có các khu nhà ở trong các khu thương nghiệp và thương mại. Những công năng hỗn hợp này thường là nguyên nhân của các vấn đề môi trường đô thị.  Trong thành phố vườn, không có trường hợp xây dựng quá mức ở khu vực trung tâm và thưa thớt ở vùng ngoại vi.  Không gian dự trù cho việc xây dựng khi nhu cầu tăng và không gian mở cũng được tính toán trong mặt bằng đô thị. Đô thị vệ tinh:  Được xây dựng trên ý tưởng của thành phố vườn.  Tuy nhiên, thành phố vườn là thành phố tự cung tự cấp, nó có những ngành công nghiệp riêng.  Trong khi thành phố vệ tinh phụ thuộc vào những thành phố công nghiệp lớn hơn mà chúng được gắn kết để cung cấp lao động cho các ngành công nghiệp. Đô thị nén – Compact City  Với sự gia tăng dân cư đô thị: - Nhu cầu nhà ở tăng, - Đất trở nên khan hiếm, - Giá đất, giá nhà đã được tăng liên tục ở mức cao.  Các nhà đầu tư do đó thường muốn được phép xây nhà với mật độ cao và được ban hành thành đạo luật trong quy hoạch tổng thể và quy hoạch vùng.  Hầu hết các đô thị có dân cư đông đúc thường xuất hiện các tòa nhà cao tầng với rất ít hoặc không có không gian mở hiện diện trong các đô thị này, cũng như các đường phố đông đúc đầy những người qua lại và đủ các loại xe cộ ngược xuôi.  Nhà cao tầng được hàm ý là cao hơn 3 tầng nhưng thường từ 5 tầng trở lên. Đối với nhà cao tầng có thang máy thì thường từ 10 tầng trở lên.