1. Sự cần thiết phải lập quy hoạch sử dụng đất ở cấp tỉnh và cấp huyện. Cấp tỉnh bao gồm các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương. Cấp huyện gồm các quận, huyện, thành phố thuộc tỉnh, thị xã. Mục này đề cập đến vị trí, vai trò, sự cần thiết phải lập quy hoạch sử dụng đất ở cấp tỉnh và cấp huyện.
2. Nội dung chủ yếu của quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh và cấp huyện bao gồm 6 vấn đề lớn là :
+ Đánh giá khái quát đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.
+ Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế-xã hội gây áp lực lên đất đai.
+ Đánh giá tình hình quản lý và hiện trạng sử dụng đất.
+ Đánh giá tiềm năng đất đai và xây dựng định hướng sử dụng đất.
+ Xây dựng các phương án quy hoạch sử dụng đất.
+ Xây dựng kế hoạch sử dụng đất.
14 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3321 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chương III. Sự cần thiết và nội dung quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh và cấp huyện, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần thứ hai
QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT CẤP TỈNH VÀ CẤP HUYỆN
CHƯƠNG III. SỰ CẦN THIẾT VÀ NỘI DUNG QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT
CẤP TỈNH VÀ CẤP HUYỆN.
Chương III thuộc phần thứ hai đề cập đến vấn đề quy hoạch sử dụng đất ở cấp tỉnh và cấp huyện là hai cấp quy hoạch rất quan trọng. Nội dung của chương này gồm hai phần chính là :
1. Sự cần thiết phải lập quy hoạch sử dụng đất ở cấp tỉnh và cấp huyện. Cấp tỉnh bao gồm các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương. Cấp huyện gồm các quận, huyện, thành phố thuộc tỉnh, thị xã. Mục này đề cập đến vị trí, vai trò, sự cần thiết phải lập quy hoạch sử dụng đất ở cấp tỉnh và cấp huyện.
2. Nội dung chủ yếu của quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh và cấp huyện bao gồm 6 vấn đề lớn là :
+ Đánh giá khái quát đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.
+ Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế-xã hội gây áp lực lên đất đai.
+ Đánh giá tình hình quản lý và hiện trạng sử dụng đất.
+ Đánh giá tiềm năng đất đai và xây dựng định hướng sử dụng đất.
+ Xây dựng các phương án quy hoạch sử dụng đất.
+ Xây dựng kế hoạch sử dụng đất.
1. SỰ CẦN THIẾT PHẢI LẬP QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT CẤP TỈNH, CẤP HUYỆN.
1.1 Vị trí, vai trò của quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh và cấp huyện.
Trong điều 25 Luật đất đai 2003 quy định tiến hành quy hoạch sử dụng đất theo 4 cấp hành chính: cả nước, tỉnh, huyện, xã. Lập quy hoạch tiến hành theo trình tự từ trên xuống và sau đó lại được bổ sung hoàn chỉnh từ dưới lên.
Đối với quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh :
Quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng và cần thiết trong hệ thống quy hoạch sử dụng đất, nhằm đưa công tác quản lý đất đai có nề nếp, mang lại hiệu quả trên nhiều mặt cho đất nước và xã hội.
Quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh do UBND tỉnh trực tiếp chỉ đạo công tác xây dựng và được Chính phủ trực tiếp phê duyệt. Trong hệ thống 4 cấp lập quy hoạch sử dụng đất, thì cấp tỉnh có vị trí trung tâm và là khung sườn trung gian giữa vĩ mô và vi mô, giữa tổng thể và cụ thể, giữa Trung ương và địa phương.
Quy hoạch sử dụng đất đai cấp tỉnh tác động trực tiếp đến việc sử dụng đất của các Bộ, Ngành, các vùng trọng điểm, các huyện và một số dự án quy hoạch sử dụng đất cấp xã mang tính đặc thù, vừa cụ thể hoá thêm, vừa bổ sung hoàn thiện quy hoạch sử dụng đất cả nước để tăng thêm sự ổn định của hệ thống quy hoạch sử dụng đất.
Quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh còn là một công cụ quan trọng để Nhà nước quản lý thống nhất toàn bộ đất đai của tỉnh, thông qua tổ chức pháp quyền cấp tỉnh. Mặt khác, quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh sẽ tạo ra những cơ sở có tầm quan trọng đặc biệt trong việc tiếp nhận những cơ hội của các đối tượng từ bên ngoài đầu tư vào phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh. Vị trí, vai trò của quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh có thể đưa ra sơ đồ biểu diễn quan hệ trong hệ thống quy hoạch sử dụng đất hiện nay (sơ đồ 3.1).
Sơ đồ 3.1. Quan hệ hệ thống quy hoạch sử dụng đất
QHSDĐ cả nước và QHSDĐ vùng kinh tế
QHSDĐ cấp tỉnh
QHSDĐ cấp huyện
QHSDĐ cấp xã
Quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh là tài liệu mang tính chất khoa học, vừa mang tính pháp lý, nó là hệ thống các biện pháp phân tích tổng hợp để hình thành các phương án và thông qua việc so sánh, lựa chọn để thực thi theo pháp luật và pháp lệnh của Nhà nước.
Quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh được coi là hệ thống các giải pháp phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, cụ thể là đáp ứng nhu cầu sử dụng đất hiện tại và trong tương lai của các ngành trên địa bàn tỉnh, cũng như nhu cầu sinh hoạt của các đối tượng sử dụng đất trong xã hội một cách tiết kiệm, khoa học, hợp lý và có hiệu quả.
Quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh phải tạo ra được những căn cứ mang tính khoa học và pháp lý nhất định để các ngành, các huyện trong tỉnh triển khai quy hoạch sử dụng đất của từng ngành, từng huyện.
Quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh phải thực sự làm cơ sở của kế hoạch sử dụng đất 5 năm và hàng năm của tỉnh, hoặc là trực tiếp, hoặc gián tiếp (thông qua kế hoạch sử dụng đất) quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh là căn cứ để UBND tỉnh thực hiện thẩm quyền cụ thể của mình về giao đất và thu hồi đất, hoặc chuyển mục đích sử dụng của các loại đất.
Đối tượng của quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh là các loại đất trong 3 nhóm đất theo Luật đất đai năm 2003 đã quy định. Đó là, nhóm đất nông nghiệp, nhóm đất phi nông nghiệp và nhóm đất chưa sử dụng.
Tuỳ theo đặc thù của từng tỉnh, mỗi loại đất này chiếm tỷ lệ khác nhau trong tổng diện tích tự nhiên của tỉnh và được chia nhỏ ra thành các nhóm đất khác nhau. Trong khi tiến hành quy hoạch sử dụng đất, cần cụ thể hoá và chi tiết hoá cho phù hợp với yêu cầu của từng giai đoạn và tính phân định các vùng trong tỉnh.
Quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh được nghiên cứu xây dựng theo các thời kỳ phù hợp với yêu cầu và nhiệm vụ phát triển của đất nước, mà cụ thể là của vùng lãnh thổ rộng lớn hơn. Theo đó, tự nó có tính chất riêng như là một biện pháp để không ngừng phát triển sử dụng quỹ đất đai theo nghĩa tạo ra giá trị sử dụng mới ngày càng cao của đất.
Quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh còn có vai trò định hướng sử dụng đất cho cấp huyện và cấp xã. Quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh trong một chừng mực nào đó mang tính chất tổng thể vĩ mô, do đó căn cứ vào quy hoạch sẽ cụ thể hoá một bước nữa trên địa bàn. Quy hoạch tổng thể sử dụng đất cả nước căn cứ vào nhu cầu của nền kinh tế quốc dân, kế hoạch dài hạn phát triển xã hội mà xác định mục tiêu, nhiệm vụ và phương hướng sử dụng đất cả nước, điều hoà quan hệ sử dụng đất giữa các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; đề xuất các chính sách, biện pháp, bước đi để khai thác, sử dụng bảo vệ và nâng cao tỷ lệ sử dụng đất, điều chỉnh cơ cấu sử dụng đất và thực hiện quy hoạch.
Quy hoạch tổng thể sử dụng đất cấp tỉnh coi quy hoạch sử dụng đất của toàn quốc, của vùng làm căn cứ. Quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh là sự cụ thể hoá quy hoạch toàn quốc trong phạm vi của tỉnh mình. Các vấn đề cần giải quyết gồm:
+ Xác định phương hướng, nhiệm vụ và mục tiêu sử dụng đất cho toàn tỉnh;
+ Điều hoà nhu cầu sử dụng đất của các ngành, xử lý mối quan hệ giữa khai thác, sử dụng cải tạo và bảo vệ;
+ Đề xuất cơ cấu, bố cục, phương thức sử dụng đất của tỉnh và các chỉ tiêu sử dụng đất và các biện pháp để thực hiện quy hoạch.
Đối với quy hoạch sử dụng đất cấp huyện :
Như ta đã biết, quy hoạch sử dụng đất là hệ thống quy hoạch nhiều cấp. Do sự phát triển của các vùng kinh tế không đồng đều, hiện nay hệ thống thông tin sử dụng đất chưa hoàn thiện, Nhà nước không thể có sự sắp xếp cụ thể cho từng vùng. Cùng với lợi ích chung của cả nước, mỗi vùng, mỗi địa phương còn có những lợi ích, cần phải do địa phương tự quyết định. Do vậy, xây dựng và triển khai quy hoạch sử dụng đất cần phải phù hợp với các thể chế hành chính hiện hành của Nhà nước.
Quy hoạch của cấp trên là cơ sở, là chỗ dựa cho quy hoạch sử dụng đất cấp dưới, quy hoạch cấp dưới là sự kế tiếp và cụ thể hoá quy hoạch cấp trên.
Quy hoạch sử dụng đất cấp huyện làm cơ sở để quyết định lựa chọn cho việc đầu tư. Như vậy, đất đai thực sự sẽ được khai thác sử dụng vào mục đích cụ thể theo hướng ổn định, vững chắc của quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh.
Quy hoạch sử dụng đất cấp huyện dưới sự chỉ đạo của UBND huyện căn cứ vào đặc tính của nguồn tài nguyên đất và mục tiêu dài hạn phát triển kinh tế xã hội để giải quyết các vấn đề như:
+ Xác định phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp cơ bản sử dụng đất của huyện;
+ Xác định quy mô, cơ cấu và phân bố sử dụng đất của các ngành;
+ Xác định cơ cấu, phạm vi và phân bố đất cho các công trình hạ tầng chủ yếu, đất dùng cho nông - lâm nghiệp, thủy lợi, giao thông, đô thị, khu dân cư nông thôn, xí nghiệp công nghiệp, du lịch và nhu cầu đất đai cho các nhiệm vụ đặc biệt như khu bảo vệ - bảo tồn, khu vực an ninh, quốc phòng. Đề xuất chỉ tiêu có tính khống chế sử dụng các loại đất theo từng khu vực cho các xã trong huyện.
Quy hoạch sử dụng đất cấp huyện là nền tảng, thông qua việc khoanh định cụ thể các khu vực sử dụng với những chức năng khác nhau, trực tiếp khống chế và thực hiện nhu cầu sử dụng đất của các dự án cụ thể, cũng là điểm mấu chốt thực hiện quy hoạch của cấp tỉnh và cả nước.
Quy hoạch sử dụng đất cấp huyện ở nước ta là một cấp cơ bản trong hệ thống quy hoạch sử dụng đất, là cơ sở để cụ thể hoá quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh và cả nước, có tác dụng trực tiếp chỉ đạo và khống chế quy hoạch sử dụng đất của nội bộ các ngành, các xí nghiệp, kế thừa quy hoạch cấp trên và gợi ý cho quy hoạch cấp dưới. Quy hoạch sử dụng đất cấp huyện là căn cứ, là định hướng cho việc xây dựng quy hoạch sử dụng đất cấp xã. Do đó, phải được tổ chức dưới sự lãnh đạo chủ chốt của cấp huyện, có sự tham gia của nhiều ngành, nhiều nhà khoa học, thực hiện một cách thiết thực, làm cho quy hoạch có tính khoa học, tính tiên tiến, tính thực tế, tính khả thi cao.
Quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh, cấp huyện là quy hoạch có tính dài hạn, có tính khống chế vĩ mô đối với đất đai trong một vùng hoặc một địa phương. Nghĩa là dựa vào đặc tính tự nhiên của đất, dự báo dài hạn về yêu cầu của kinh tế xã hội với đất đai nhằm xác định tư tưởng chiến lược, mục tiêu, phương hướng sử dụng đất, phân bố và xác định cơ cấu sử dụng đất, đề xuất các chỉ tiêu khống chế quy mô sử dụng đất cho các yêu cầu sử dụng đất của các ngành và phân rõ ranh giơí, khu vực sử dụng đất, xác định phương châm, chính sách và biện pháp thực thi quy hoạch. Do đó, nó có tính tổng hợp rất mạnh, đề cập đến nhiều ngành, phạm vi khá rộng, tính chính sách cao.
Xây dựng phương án quy hoạch cần có lượng tư liệu, thông tin rất lớn. Để có phương án quy hoạch phù hợp với thực tế, phù hợp với sự phát triển ngày càng mạnh của xã hội và có tính khả thi cao, việc thu thập tư liệu, đánh giá hiện trạng sử dụng đất, phân tích tính thích nghi của đất, đánh giá tiềm năng đất, đề xuất tư tưởng chiến lược sử dụng đất, dự báo các yêu cầu sử dụng đất, phân khu sử dụng đất, thiết kế và tổng hợp phương án quy hoạch ... phải luôn chú ý bảo đảm tính tổng hợp, so sánh. Phải dưới sự lãnh đạo của quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, có sự tham gia của các ngành, các cán bộ chuyên môn, kết hợp chặt chẽ giữa phương pháp truyền thống với kỹ thuật hiện đại, phương pháp định tính với định lượng và đưa cơ chế phản hồi vào công tác quy hoạch làm cho quy hoạch có tính khoa học, thực tế và tính quần chúng.
1. 2. Sự cần thiết phải lập quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh và cấp huyện.
a. Sự cần thiết lập quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh.
Trong hệ thống chính quyền, cấp tỉnh có đầy đủ quyền lực huy động vốn đầu tư, lao động và đất đai để xây dựng kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh một cách mạnh mẽ, vững chắc và ổn định lâu dài. Nếu có quy hoạch sử dụg đất đầy đủ và khoa học sẽ tạo ra bước đi phát triển đúng hướng và đạt được kết quả tốt.
Chính quyền cấp tỉnh có đầy đủ thẩm quyền phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trong địa bàn tỉnh và là cấp trực tiếp được Chính phủ giao quyền quản lý đất đai trên lãnh thổ tỉnh.
Luật đất đai và các văn bản sau luật đều quy định cụ thể quyền hạn quản lý, sử dụng đất đai của chính quyền cấp tỉnh, đó là:
- Chính quyền cấp tỉnh trực tiếp chỉ đạo lập quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh và trình Chính phủ phê duyệt quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh.
- Chính quyền cấp tỉnh trực tiếp chỉ đạo lập và phê duyệt quy hoạch sử dụng đất cấp huyện và một số dự án quy hoạch sử dụng đất cấp xã, quy hoạch sử dụng đất của vùng trọng điểm.
- Chính quyền cấp tỉnh là cấp hành chính được quyền cho chuyển mục đích sử dụng các loại đất theo phân cấp và đồng thời là cấp trình Chính phủ phê duyệt cho phép chuyển mục đích sử dụng các loại đất.
- Cấp tỉnh là cấp điều chỉnh, bổ sung quy hoạch sử dụng đất của cấp huyện.
Để thực hiện các quyền lực như trên về quản lý sử dụng và thống nhất quản lý đất đai theo quy định nhất thiết phải tiến hành quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh.
Quy hoạch sử dụng đất đai cấp tỉnh là sự định hướng sử dụng đất cho toàn bộ lãnh thổ do tỉnh quản lý, là cầu nối liên kết giữa các ngành sử dụng đất trên địa bàn tỉnh, đồng thời là bước định hướng quan trọng tới các quy hoạch cụ thể trên địa bàn huyện, các vùng trọng điểm để xây dựng kế hoạch giao cấp đất, tiếp nhận đầu tư lao động. Thiếu quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh sẽ vừa không phát huy được vai trò quan trọng của chính quyền trong hệ thống quản lý, quy hoạch sử dụng đất, vừa có thể gây ra những quyết định sai lầm về sử dụng đất của các ngành và gây thiệt hại cho lợi ích toàn xã hội.
Căn cứ vào quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh mang tính khoa học và tính pháp lý, các ngành, các huyện trong tỉnh triển khai quy hoạch sử dụng đất cụ thể cho ngành mình, huyện mình.
b. Sự cần thiết quy hoạch sử dụng đất cấp huyện
Huyện là đơn vị hành chính được chia thành xã, thị trấn. Ngoài ra, cấp huyện bao ồm: quận thuộc thành phố trực thuộc trung ương, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh. Trong công tác quản lý đất đai theo các điều khoản Luật đất đai năm 2003, nhiệm vụ của cấp huyện thể hiện, đó là:
- UBND cấp huyện tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn quản lý.
- Xét duyệt quy hoạch sử dụng đất cấp dưới trực tiếp.
- Giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân, giao đất đối với cộng đồng dân cư.
- Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt định cư ở nước ngoài mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở.
Để thực hiện các nhiệm vụ theo hiến pháp và pháp luật, cần phải xây dựng các phương án quy hoạch sử dụng đất với cơ cấu đất hợp lý, khoa học và đạt hiệu quả cao.
Quy hoạch sử dụng đất cấp huyện làm cơ sở cho việc quyết định đầu tư, như vậy, đất đai sẽ thực sự được khai thác sử dụng vào những mục đích cụ thể theo hướng ổn định lâu bền. Do đó quy hoạch sử dụng đất cấp huyện sẽ làm tăng tính ổn định, vững chắc của quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh.
Quy hoạch sử dụng đất cấp huyện xác định các đặc điểm lãnh thổ của các tiểu vùng trong huyện, từ đó định hướng sử dụng đất cụ thể theo hướng chuyên môn hoá đi đôi với phát triển tổng hợp trong việc phát triển kinh tế-xã hội của các xã trong tiểu vùng, đảm bảo mối quan hệ chỉ đạo của quy hoạch sử dụng đất cấp huyện đối với quy hoạch sử dụng đất cấp xã.
1.3. Những căn cứ lập quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh, cấp huyện.
Xác định căn cứ để lập quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh, cấp huyện có ý nghĩa quyết định tới nội dung, phương pháp và tính pháp lý của quy hoạch.
Các căn cứ này được xét theo các góc độ sau:
1. Các văn bản pháp quy :
Căn cứ pháp lý quan trọng nhất của quy hoạch sử dụng đất đai là Hiến pháp năm 1992 đã khẳng định " Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ đất đai theo quy hoạch và theo pháp luật, đảm bảo sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả..." (Điều 18 chương II).
Phân phối và phân phối lại đất đai theo quy hoạch và kế hoạch là biện pháp quan trọng để thực hiện quyền sở hữu đất đai của Nhà nước, đảm bảo cho việc quản lý đất đai được thống nhất, đi vào nền nếp, quy chế chặt chẽ. Ở đây quyền định đoạt đất đai được thể hiện trực tiếp và cụ thể. Chỉ có thực hiện tốt các biện pháp quy hoạch, thì đất đai mới được sử dụng một cách hợp lý và tiết kiệm, đúng mục đích. Vì vậy Nhà nước phải quy hoạch và kế hoạch hoá việc sử dụng đất đai.
Luật đất đai quy định chế độ quản lý và sử dụng, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất. Luật đất đai năm 2003 đã xác định rõ tầm quan trọng của công tác quy hoạch sử dụng đất. Tại Điều 6 quy định quy hoạch sử dụng đất là một trong các nội dung của quản lý Nhà nước về đất đai. Tại các Điều 22, 23, 25, 26 quy định căn cứ nội dung, trách nhiệm và thẩm quyền xét duyệt quy hoạch sử dụng đất.
Quy hoạch và kế hoạch hoá việc sử dụng đất có ý nghĩa rất lớn trong quản lý và sử dụng đất. Ngoài việc đảm bảo cho việc sử dụng đất đai hợp lý và tiết kiệm, đảm bảo các mục tiêu nhất định phù hợp với các quy định của Nhà nước, cần phải đồng thời tạo ra cho Nhà nước theo dõi, giám sát quá trình sử dụng đất.
Để thực hiện Hiến pháp và Luật đất đai, Quốc hội, Chính phủ, các Bộ, Ngành đã ban hành hàng loạt các văn bản dưới luật dưới dạng các nghị định, chỉ thị, thông tư, hướng dẫn của ngành, liên ngành để chỉ đạo công tác quy hoạch sử dụng đất các cấp.
Các nghị quyết, quyết định do Hội đồng nhân dân, UBND cấp tỉnh, huyện ban hành cũng là những văn bản mang tính pháp lý để chỉ đạo việc xây dựng quy hoạch sử dụng đất ở địa phương.
2. Các tài liệu nghiên cứu dự báo và chiến lược phát triển
Để xây dựng quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh, huyện nhất thiết phải thu thập nghiên cứu các tài liệu sau:
Tài liệu về chiến lược phát triển kinh tế xã hội.
Cụ thể đối với cấp tỉnh: Tài liệu về đường lối, chiến lược phát triển kinh tế xã hội, quốc phòng an ninh của cả nước; quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội của vùng, của tỉnh; quy hoạch sử dụng đất của cả nước, của vùng; Nghị quyết đại hội Đảng bộ, Nghị quyết của Hội đồng nhân dân về định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Quy hoạch sử dụng đất đai cấp huyện phải căn cứ vào quy hoạch sử dụng đất đai của tỉnh, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện và Nghị quyết đại hội Đảng bộ, Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp huyện về định hướng phát triển kinh tế xã hội của huyện.
Tài liệu mang tính chất chiến lược dài hạn như: Quy hoạh phát triển đô thị, các dự án quy hoạch phát triển của các Bộ, Ngành Trung ương trên địa bàn của tỉnh, huyện.
Vì quy hoạch đô thị và quy hoạch sử dụng đất có mối quan hệ điểm và diện, cục bộ và toàn bộ, nên sự sắp xếp quy mô dùng đất, các chỉ tiêu chiếm đất xây dựng của hệ thống đô thị cần phải được điều hoà trong quy hoạch sử dụng đất đai, nó sẽ tạo ra điều kiện tốt nhất cho xây dựng và phát triển đô thị
Quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch các ngành là mối quan hệ tương hỗ, vừa phát triển vừa hạn chế nhau, trong một khu vực không thể có sự sai khác về không gian và thời gian, quy hoạch các ngành là bộ phận hợp thành của quy hoạch sử dụng đất, cần phải có sự sắp xếp điều hoà giữa một bên là sự định hướng chiến lược có tính toàn diện, toàn cục và mặt khác là sự cụ thể hướng đầu tư, biện pháp bước đi về nhân tài, vật lực đảm bảo cho từng ngành phát triển.
Tài liệu dự báo tiến bộ khoa học, công nghệ liên quan đến việc sử dụng đất đai
Hiện nay áp dụng trong lĩnh vực quy hoạch đất có thể sử dụng giải đáp của các bài toán về tổ chức lãnh thổ theo 3 dạng: dạng thứ nhất là tìm vị trí của những điểm ranh giới, diện tích nào đó, ví dụ như vị trí của khu dân cư hay trung tâm sản xuất đối với đường xá (ở đây là bài toán vận tải với mô hình lưới). Dạng thứ hai, xác định cơ cấu tài nguyên (các nhóm đất, các nhóm cây trồng nông nghiệp) dùng "bài toán đơn hình" là mô hình tuyến tính. Dạng thứ ba, tính toán các công việc để thực hiện những quyết định đã được thông qua (ví dụ cần thành lập các đơn vị sử dụng đất với kích thước khác nhau với mục đích là tối thiểu hoá các khoảng cách từ các cơ sở trung tâm đến các khoanh đất được sử dụng), có thể ứng dụng mô hình quy hoạch động để tìm giải pháp tối ưu.
Trong công tác quy hoạch sử dụng đất các cấp, ứng dụng kỹ thuật công nghệ tiên tiến của hệ thống thông tin địa lý (GIS) để hệ thống hoá thông tin xây dựng các loại bản đồ, hỗ trợ lập các phương án quy hoạch, hiệu chỉnh quy hoạch, đồng thời lưu trữ, bổ sung, cập nhật, tra cứu dễ dàng phục vụ cho công tác phân tích và quản lý.
3. Các tài liệu khác
Trong chiến lược phát triển bền vững toàn cầu quy hoạch sử dụng đất cần đảm bảo đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường, bảo vệ, tôn tạo di tích lịch sử văn hoá, danh lam thắng cảnh.
Căn cứ vào kết quả điều tra, phân tích đánh giá hiện trạng sử dụng đất, điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, điều kiện kinh tế, xã hội của từng địa phương, từng lãnh thổ và căn cứ vào định mức sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực tiến hành tính toán tổng hợp nhu cầu sử dụng đất vào các mục đích phát triển kinh tế xã hội, quốc phòng, an ninh.
Để phương án có tính khả thi cao cần dựa vào việc đánh giá kết quả thực hiện công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của kỳ trước.
2. NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT CẤP TỈNH VÀ CẤP HUYỆN
2.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của vùng ngh