Chương trình đào tạo và giáo trình giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài ở Việt Nam hiện nay: Thực trạng và giải pháp

Với quan điểm hội nhập quốc tế không phải chỉ để “nhận” mà còn để “cho”, chúng ta cần phải tích cực, chủ động giới thiệu, quảng bá để bạn bè thế giới hiểu hơn về Việt Nam. Trong vô vàn cách quảng bá thì quảng bá thông qua ngôn ngữ, có thể nói, là một trong những con đường hiệu quả và mang tính “bền vững” hơn cả. Có thể nói, hiện nay, số người nước ngoài đến học tập, nghiên cứu và làm việc ở Việt Nam có nhu cầu học tiếng Việt ngày càng nhiều hơn. Ngôn ngữ chính là công cụ có vai trò như một chiếc cầu nối, là chìa khoá giúp họ- những người nước ngoài đến từ những nền văn hoá khác, đến với Việt Nam, đi sâu nghiên cứu Việt Nam. Trong bài viết này, trước hết tôi muốn trình bày một số nhận xét (có thể phần nào mang tính chủ quan) về thực trạng chương trình đào tạo và một số vấn đề liên quan đến tài liệu giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài ở Việt Nam hiện nay, cũng như đưa ra một số kiến nghị cho vấn đề này. Thực tế cho thấy, trong thời gian qua, các cơ sở đào tạo tiếng Việt đã rất cố gắng trong việc đào tạo theo những thế mạnh riêng của mình. Tuy nhiên, điều chúng ta dễ nhận thấy ngay là chương trình đào tạo không có một sự chuẩn hóa nào đang được thực hiện tràn lan. Đành rằng khi “có cung thì sẽ có cầu”, đành rằng lợi nhuận cũng là yếu tố quan trong trong lĩnh vực đào tạo hiện nay, nhưng việc chuẩn hóa chương trình đào tạo tiếng Việt cho người nước ngoài để có được một chương trình thống nhất cho các cơ sở đào tạo, tiến tới thực hiện một chiến lược đào tạo chuyên nghiệp, lâu dài là vô cùng cần thiết. Để đảm bảo chất lượng đào tạo cho sinh viên thì giáo trình là một yếu tố rất quan trọng quyết định sự thành công hay không của chương trình. Thực trạng về giáo trình và tài liệu giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài ở Việt Nam hiện nay, theo đánh giá của chúng tôi thì vừa thừa, vừa thiếu, vừa không có hệ thống và hầu như chưa có sự kiểm định chất lượng, đánh giá thống nhất. Trên thực tế, ở Việt Nam, chưa hề có bất kì một chương trình tiếng Việt chuẩn nào dành cho người nước ngoài. Và khi cái gốc này đã không có thì tất cả những gì dựa vào nó cũng đều chỉ mang tính “tạm thời”. Theo đó, việc phân chia trình độ (A, B, C hay Sơ cấp, Trung cấp, Cao cấp, nâng cao.) xét cho cùng, cũng là vô căn cứ. Mỗi đơn vị tự định ra một “chuẩn”, người học học hết sách này được coi là hết trình độ A, hết sách kia được coi là hết B hay C; bài thi/kiểm tra đánh giá trình độ cũng mỗi nơi một kiểu. Đối với đối tượng người nước ngoài muốn học tại các trường đại học ở Việt Nam, chúng ta cũng hoàn toàn không có hệ thống đánh giá, cấp chứng chỉ theo một chuẩn nhất định. Thiết nghĩ, đã đến lúc chúng ta không phải chỉ quan tâm đến “bề rộng” mà còn phải chú trọng đến “chiều sâu” của công tác này.

pdf9 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 140 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chương trình đào tạo và giáo trình giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài ở Việt Nam hiện nay: Thực trạng và giải pháp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ti u ban 3: Đào to ting Vit nh mt ngoi ng cho ngi n c ngoài 506 CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO VÀ GIÁO TRÌNH GIẢNG DẠY TIẾNG VIỆT CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Nguyn Th Thanh Xuân Trường Đại học Hà Nội Tóm t t: Với quan điểm hội nhập quốc tế không phải chỉ để “nhận” mà còn để “cho”, chúng ta cần phải tích cực, chủ động giới thiệu, quảng bá để bạn bè thế giới hiểu hơn về Việt Nam. Trong vô vàn cách quảng bá thì quảng bá thông qua ngôn ngữ, có thể nói, là một trong những con đường hiệu quả và mang tính “bền vững” hơn cả. Có thể nói, hiện nay, số người nước ngoài đến học tập, nghiên cứu và làm việc ở Việt Nam có nhu cầu học tiếng Việt ngày càng nhiều hơn. Ngôn ngữ chính là công cụ có vai trò như một chiếc cầu nối, là chìa khoá giúp họ- những người nước ngoài đến từ những nền văn hoá khác, đến với Việt Nam, đi sâu nghiên cứu Việt Nam. Trong bài viết này, trước hết tôi muốn trình bày một số nhận xét (có thể phần nào mang tính chủ quan) về thực trạng chương trình đào tạo và một số vấn đề liên quan đến tài liệu giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài ở Việt Nam hiện nay, cũng như đưa ra một số kiến nghị cho vấn đề này. Thực tế cho thấy, trong thời gian qua, các cơ sở đào tạo tiếng Việt đã rất cố gắng trong việc đào tạo theo những thế mạnh riêng của mình. Tuy nhiên, điều chúng ta dễ nhận thấy ngay là chương trình đào tạo không có một sự chuẩn hóa nào đang được thực hiện tràn lan. Đành rằng khi “có cung thì sẽ có cầu”, đành rằng lợi nhuận cũng là yếu tố quan trong trong lĩnh vực đào tạo hiện nay, nhưng việc chuẩn hóa chương trình đào tạo tiếng Việt cho người nước ngoài để có được một chương trình thống nhất cho các cơ sở đào tạo, tiến tới thực hiện một chiến lược đào tạo chuyên nghiệp, lâu dài là vô cùng cần thiết. Để đảm bảo chất lượng đào tạo cho sinh viên thì giáo trình là một yếu tố rất quan trọng quyết định sự thành công hay không của chương trình. Thực trạng về giáo trình và tài liệu giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài ở Việt Nam hiện nay, theo đánh giá của chúng tôi thì vừa thừa, vừa thiếu, vừa không có hệ thống và hầu như chưa có sự kiểm định chất lượng, đánh giá thống nhất. Trên thực tế, ở Việt Nam, chưa hề có bất kì một chương trình tiếng Việt chuẩn nào dành cho người nước ngoài. Và khi cái gốc này đã không có thì tất cả những gì dựa vào nó cũng đều chỉ mang tính “tạm thời”. Theo đó, việc phân chia trình độ (A, B, C hay Sơ cấp, Trung cấp, Cao cấp, nâng cao...) xét cho cùng, cũng là vô căn cứ. Mỗi đơn vị tự định ra một “chuẩn”, người học học hết sách này được coi là hết trình độ A, hết sách kia được coi là hết B hay C; bài thi/kiểm tra đánh giá trình độ cũng mỗi nơi một kiểu. Đối với đối tượng người nước ngoài muốn học tại các trường đại học ở Việt Nam, chúng ta cũng hoàn toàn không có hệ thống đánh giá, cấp chứng chỉ theo một chuẩn nhất định. Thiết nghĩ, đã đến lúc chúng ta không phải chỉ quan tâm đến “bề rộng” mà còn phải chú trọng đến “chiều sâu” của công tác này. Abstract: As international integration refers to not only “receiving” but also “giving”, we need active introduction and promotion for foreigners to have better understandings about Vietnam. Among various promotions, it can be said that language is one of the most effective and sustainable ways to promote. It can be said that nowadays, more and more foreigners coming to Vietnam for study, research and work demand for learning Vietnamese. Language is a tool which acts as a bridge, a key to help them – foreigners from other cultures to explore Vietnam. In this article, the author would like to provide some comments (which are somehow subjective) on current situation of training programs and some issues relevant to Vietnamese teaching materials for foreigners, as well as to introduce some recommendations. In fact, Vietnamese training institutions have made bold attempt in providing training based on their own strengths. However, it can be easily noticed that non- Chin lc ngoi ng trong xu th hi nhp Tháng 11/2014 507 standardized training programs are used widely. Despite the fact that where this is a demand, there is a supply, and that profit is an important factor in training sector nowadays, it is extremely necessary to standardize Vietnamese training programs for foreigners to design a consistent program for all Vietnamese training institutions, a basic to implement a long-term and professional training strategy. It is assessed that the current Vietnamese teaching materials and curriculum for foreigners in Vietnam are not systemized and evaluated properly. In fact, in Vietnam, there is no standardized Vietnamese training program for foreigners. As a result, everything is “temporary”. The competence division (A, B, C or pre- intermediate, intermediate, upper-intermediate, advanced) seems clueless. Each institution sets up its own standards, the number of books learnt is used to assess learners’ competence; tests/evaluations are different in each area. We do not have any standardized assessment system for Vietnamese- majored foreign students. It is time for us not only to pay attention to the “width” but also the “depth” of this issue. 1. Đặt vấn đề Trong xu thế hội nhập, toàn cầu hóa mạnh mẽ như hiện nay, các trường đại học trên thế giới đang cạnh tranh gay gắt trong việc tuyển sinh sinh viên quốc tế vì hai mục đích giáo dục và lợi ích kinh tế. Theo đó, giáo dục đại học “xuyên biên giới” là hướng đi tất yếu trong bối cảnh giáo dục mới ngày nay.Khi đã là thành viên chính thức của WTO, giáo dục của Việt Nam cũng không thể năm ngoài xu hướng tất yếu đó. Như chúng ta đều biết, sau gần ba mươi năm mở cửa, Việt Nam đã và đang hội nhập mạnh mẽ với thế giới và cũng ngày càng được thế giới biết đến và quan tâm đến nhiều hơn. Điều này thể hiện rất rõ trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, kể cả trong lĩnh vực nghiên cứu học thuật. Số người nước ngoài đến học tập, nghiên cứu và làm việc ở Việt Nam có nhu cầu học tiếng Việt cũng nhiều hơn bao giờ hết. Có thể nói, ngôn ngữ chính là công cụ có vai trò như một chiếc cầu nối, là chìa khoá giúp họ- những người nước ngoài đến từ những nền văn hoá khác, đến với Việt Nam, đi sâu vào nghiên cứu Việt Nam. Với quan niệm “mở cửa”, “hội nhập” không phải chỉ để “nhận” mà còn để “cho”, chúng ta cần phải tích cực, chủ động giới thiệu, quảng bá về đất nước mình để bạn bè thế giới hiểu hơn về Việt Nam. Trong vô vàn cách quảng bá thì quảng bá thông qua ngôn ngữ, có thể nói, là một trong những con đường hiệu quả và mang tính “bền vững” hơn cả. Thế giới, vũ trụ là khách quan, nhưng mỗi dân tộc lại có cách nhìn nhận, chia cắt thế giới theo cách riêng của mình và ngôn ngữ của mỗi dân tộc là nơi định hình cái nhãn quan mang bản sắc của dân tộc đó. Do vậy, học một ngôn ngữ là biết thêm một nền văn hóa, bởi ngôn ngữ chính là tấm gương phản ánh đặc trưng văn hóa dân tộc. Trở lại với nhận định nêu trên, để “hội nhập”, chúng ta cần phát triển, mở rộng hơn nữa việc dạy tiếng Việt cho người nước ngoài. Thực tế cho thấy số lượng các trung tâm dạy tiếng Việt ở trong nước và nước ngoài cũng như số người có nhu cầu học có xu hướng ngày càng tăng; số giáo trình, tài liệu giảng dạy, hỗ trợ giảng dạy và học tiếng Việt cũng tăng lên, nhưng sự “bùng nổ” này có vẻ như theo kiểu “mạnh ai người nấy làm”, mỗi người một kiểu, phục vụ mục đích riêng của mình. Trong bài viết này, trước hết tôi muốn trình bày một số nhận xét, có thể phần nào mang tính chủ quan, về thực trạng chương trình đào tạo và một số vấn đề liên quan đến tài liệu giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài ở Việt Nam hiện nay, cũng như đưa ra một số kiến nghị cho vấn đề này. 2. Nội dung 2.1. Thực trạng về chương trình đào tạo tiếng Việt cho người nước ngoài ở Việt Nam hiện nay Ngay sau khi đất nước bước vào thời kỳ đổi mới, do nhu cầu học tiếng Việt, tìm hiểu về Việt Nam của người nước ngoài ngày càng tăng, ở Việt Nam đã xuất hiện nhiều trung tâm giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài. Mô hình dạy tiếng Việt thời gian đầu là lớp học một thầy, một trò; giáo trình giảng dạy tiếng Việt lúc đó còn rất hiếm, Ti u ban 3: Đào to ting Vit nh mt ngoi ng cho ngi n c ngoài 508 chủ yếu là do các trung tâm tiếng Việt tự biên soạn. Hiện nay, tại nhiều cơ sở đào tạo, chương trình tiếng Việt đã được phân chia thành Tiếng Việt cơ sở trình độ A, Tiếng Việt trung cấp trình độ B, Tiếng Việt nâng cao trình độ C, Tiếng Việt chuyên sâu theo các kỹ năng (nghe, nói, đọc, viết), Tiếng Việt chuyên ngành (ngôn ngữ học, lịch sử, văn hóa, văn học nghệ thuật,...). Ngoài ra, một số cơ sở đào tạo còn giới thiệu các khóa học tiếng Việt cho người nước ngoài (Tiếng Việt sơ cấp, Tiếng Việt trung cấp, Tiếng Việt cao cấp, Tiếng Việt đàm thoại cấp tốc 3 tháng, Tiếng Việt cho người nội trợ, tiếng Việt dự bị đại học cho sinh viên nước ngoài). Trong khoảng mười năm trở lại đây, việc dạy và học tiếng Việt đã bước sang một giai đoạn mới khi các cơ sở đào tạo không dừng lại ở các khóa học ngắn hạn và trung hạn nữa mà còn có cả chương trình cử nhân chính quy dài hạn hệ 0+4, 1+3, 2+2 (sinh viên được đào tạo tại chính đất nước của họ một thời gian theo quy định và thời gian còn lại học tại Việt Nam). Đối tượng sinh viên học hệ cử nhân chính quy là sinh viên ngành Việt Nam học ở nhiều nước trên thế giới, nhưng chủ yếu là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Ba Lan, Nga. Sau khi Bộ Giáo dục và Đào tạo thông qua và cho triển khai thực hiện đào tạo đại học Việt Nam học (1997) và đặc biệt là khi Bộ Giáo dục ban hành văn bản cho phép các trường đại học cao đẳng phát triển ngành đào tạo Khu vực học trong đó có Việt Nam học (2003) thì số trường đại học và cao đẳng ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam mở mã ngành Việt Nam học ngày càng tăng. Dù học hệ đào tạo nào thì việc học tiếng Việt cũng là điểm khởi đầu của những người nước ngoài quan tâm đến Việt Nam và tiếng Việt. Cho đến nay, tại Việt Nam đã có rất nhiều cơ sở đào tạo Việt Nam học và tiếng Việt cho người nước ngoài hệ cử nhân. Tuy nhiên, chương trình đào tạo tại tất cả các cơ sở đào tạo không mấy thống nhất do Việt Nam học là một ngành mới và quan niệm của các cơ sở đào tạo về giảng dạy Việt Nam học và tiếng Việt cho lưu học sinh có sự khác nhau cho nên việc thiết kế chương trình cũng khác nhau. Qua quan sát và tập hợp tư liệu, chúng tôi nhận thấy chương trình giảng dạy cho người nước ngoài tại Việt Nam hiện đang đi theo mấy hướng chính sau: - Chương trình đào tạo thiên về du lịch - Chương trình đào tạo thiên về ngôn ngữ - Chương trình đào tạo thiên về văn hóa-xã hội - Chương trình đào tạo tiếng Việt như một ngoại ngữ theo định hướng nghề nghiệp Có thể nói, trong thời gian qua, các cơ sở đào tạo tiếng Việt đã rất cố gắng trong việc đào tạo theo những thế mạnh riêng của mình. Tuy nhiên, điều chúng ta dễ nhận thấy ngay là chương trình đào tạo không có một sự chuẩn hóa nào đang được thực hiện tràn lan, thực hiện ở bất cứ cơ sở đào tạo nào có học viên nước ngoài muốn học tiếng Việt. Đành rằng khi “có cung thì sẽ có cầu”, đành rằng lợi nhuận cũng là yếu tố quan trong trong lĩnh vực đào tạo hiện nay, nhưng việc chuẩn hóa chương trình đào tạo tiếng Việt cho người nước ngoài để có được một chương trình thống nhất cho các cơ sở đào tạo, tiến tới thực hiện một chiến lược đào tạo chuyên nghiệp, lâu dài là vô cùng cần thiết. 2.2. Thực trạng về giáo trình, tài liệu giảng dạy tiếng Việt cho sinh viên nước ngoài ở Việt Nam hiện nay Để đảm bảo chất lượng đào tạo cho sinh viên thì giáo trình là một yếu tố rất quan trọng quyết định sự thành công hay không của chương trình. Thực trạng về giáo trình và tài liệu giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài ở Việt Nam hiện nay, theo đánh giá của chúng tôi thì vừa thừa, vừa thiếu, vừa không có hệ thống và hầu như chưa có sự kiểm định chất lượng, đánh giá thống nhất. Trong một bài viết đề cập đến vấn đề này tại Hội thảo về nghiên cứu, đào tạo Việt Nam học và tiếng Việt nhân kỷ niệm 45 năm thành lập Khoa Việt Nam học và tiếng Việt của Trường ĐH KHXH và NV, chúng tôi cũng đã từng đề cập đến vấn đề này (7). Cụ thể, chúng tôi tạm chia số lượng giáo trình, tài liệu hiện đang được dùng để giảng dạy tại các cơ sở đào tạo tiếng Việt theo hai loại chính sau đây: Chin lc ngoi ng trong xu th hi nhp Tháng 11/2014 509 Thứ nhất là giáo trình thực hành tiếng Việt. Có thể nói, đây là loại giáo trình đa dạng nhất tại Việt Nam hiện nay. Các giáo trình này được các soạn giả chia theo trình độ A, B, C và nâng cao hay còn gọi là giáo trình tiếng Việt trình độ sơ cấp, trung cấp và cao cấp dành cho sinh viên nước ngoài. Về loại giáo trình này, chúng tôi có thể kể đến hàng trăm giáo trình khác nhau của các soạn giả cả trong và ngoài nước. Với số lượng giáo trình lớn như vậy, các cơ sở đào tạo có thể dễ dàng lựa chọn giáo trình phù hợp với đối tượng sinh viên của mình. Tuy nhiên, sau khi lựa chọn giáo trình và sử dụng một thời gian, nếu cảm thấy không phù hợp hoặc phát hiện ra một số lỗi của giáo trình, cơ sở đào tạo sẽ đưa ngay ra giải pháp là chuyển sang dùng giáo trình khác để thay thế hoặc là tự copy ý tưởng của một số giáo trình và “chế biến” thành giáo trình của riêng mình để tiện sử dụng. Từ thực trạng đó, chúng ta có thể thấy loại giáo trình thực hành tiếng Việt tuy có đa dạng nhưng cũng chưa phải là đã đáp ứng được hoàn toàn nhu cầu giảng dạy và học tập tiếng Việt cơ bản hiện nay. Thứ hai là loại giáo trình tiếng Việt chuyên ngành và một số tài liệu lưu hành nội bộ khác do chính các thầy cô giáo tham gia giảng dạy tại các cơ sở đào tạo tự biên soạn để giảng dạy do những giáo trình thuộc loại này hiện có không đáp ứng được nhu cầu giảng dạy và học tập. Thông qua việc thống kê các giáo trình giảng dạy tiếng Việt hiện nay thuộc hai loại trên, chúng tôi tạm chia số lượng sách giảng dạy tiếng Việt hiện có theo cách thức trình bày gồm 06 nhóm sau: Nhóm thứ nhất: Không phân chia trình độ mà chỉ đặt tên sách Những cuốn giáo trình được trình bày theo cách thức này bao gồm: Tiếng Việt cho người nước ngoài, Tiếng Việt thực hành (Dùng cho người nước ngoài), Thực hành tiếng Việt (Dùng cho người nước ngoài), Chương trình đào tạo tiếng Việt cho người nước ngoài hệ ngắn hạn [Bùi Phụng (chủ biên), Tiếng Việt cho người nước ngoài, Nxb Giáo dục, 1992; Đinh Thanh Huệ (chủ biên), Tiếng Việt thực hành (Dùng cho người nước ngoài), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 1997; Khoa Việt Nam học và tiếng Việt, Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN: Chương trình đào tạo tiếng Việt cho người nước ngoài hệ ngắn hạn; Mai Ngọc Chừ, Tiếng Việt cho người nước ngoài, Nxb Giáo dục, 1995; Nguyễn Anh Quế, Tiếng Việt cho người nước ngoài, Nxb Văn hóa thông tin; Nguyễn Việt Hương, Thực hành tiếng Việt (dùng cho người nước ngoài), Nxb Giáo dục, 1996]. Đặc điểm về trình độ của các sách dạy tiếng Việt loại này là đều đi từ trình độ của người bắt đầu học tiếng Việt, nhưng nếu xếp theo thang trình độ thì mức trình độ tiếng Việt trong mỗi cuốn sách trên cũng khác nhau (dung lượng từ vựng cao thấp khác nhau, dung lượng ngữ pháp cao thấp khác nhau). Nói chung là tên gọi của các cuốn sách trên đều theo cùng một kiểu là “Tiếng Việt cho người nước ngoài” hoặc là “Thực hành tiếng Việt (Dùng cho người nước ngoài)” và trình độ từ đầu sách đều đi từ trình độ cho người bắt đầu học tiếng Việt nhưng mức trình độ tiếng Việt trong các cuốn sách không có sự thống nhất, bởi mỗi tác giả đều viết theo tiêu chí riêng của mình, mỗi cuốn sách dạy tiếng Việt là một công trình độc lập, không liên quan đến nhau và cũng không theo một chuẩn chung nào. Nhóm thứ hai: Không phân chia theo trình độ mà chỉ phân bộ sách theo tập Đây là cách phân chia của nhóm tác giả viết sách dạy tiếng Việt cho người nước ngoài do Nguyễn Văn Huệ chủ biên [Nguyễn Văn Huệ (chủ biên), Giáo trình tiếng Việt cho người nước ngoài, Nxb Giáo dục, 2003 (tập 1, tập 2, tập 3, tập 4, tập 5, tập 6)]. Nhóm thứ ba: Phân chia theo 2 trình độ Những giáo trình thuộc nhóm này bao gồm Tiếng Việt trình độ cơ sở và Tiếng Việt trình độ nâng cao [Nguyễn Văn Phúc (chủ biên), Tiếng Việt cho người nước ngoài (chương trình cơ sở - elementary level), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2004; Vũ Văn Thi, Tiếng Việt cơ sở, Nxb Khoa học xã hội, 1996; Trịnh Đức Hiển (chủ biên), Tiếng Việt cho người nước ngoài (trình độ nâng Ti u ban 3: Đào to ting Vit nh mt ngoi ng cho ngi n c ngoài 510 cao), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2005; Vũ Thị Thanh Hương (chủ biên), Tiếng Việt nâng cao (Dành cho người nước ngoài), Nxb Khoa học xã hội, 2004; Nguyễn Thiện Nam, Tiếng Việt nâng cao (cho người nước ngoài – quyển I), Nxb Giáo dục, 1998]. Trong phần lời nói đầu của các sách Tiếng Việt trình độ nâng cao, các tác giả đều nói rằng cuốn sách dạy tiếng Việt trình độ nâng cao là cuốn sách tiếp theo của cuốn sách tiếng Việt trình độ cơ sở, sau khi người học học xong chương trình tiếng Việt cơ sở thì sẽ có thể tiếp tục học cuốn sách tiếng Việt trình độ nâng cao. Nhưng cách phân chia trình độ này cũng chỉ mang tính tương đối, bởi các tác giả viết các sách dạy tiếng Việt trình độ cơ sở và các sách dạy tiếng Việt trình độ nâng cao đều là các nhóm tác giả khác nhau và tiêu chí cá nhân của các tác giả đều thể hiện rõ trong các cuốn sách. Mức trình độ tiếng Việt của các cuốn sách tiếng Việt trình độ cơ sở đều khác nhau và mức trình độ tiếng Việt của các cuốn sách tiếng Việt trình độ nâng cao cũng khác nhau. Và cách phân chia này cũng chỉ là cách phân chia do các tác giả tự đặt ra một cách tương đối chứ cũng không theo một chuẩn chung nào. Nhóm thứ tư: Phân chia theo 3 trình độ Những giáo trình thuộc nhóm này bao gồm: Tiếng Việt trình độ A (tập 1), Nxb Thế giới, 2003; Đoàn Thiện Thuật (chủ biên), Tiếng Việt trình độ A (tập 2), Nxb Thế giới, Hà Nội, 2000; Đoàn Thiện Thuật (chủ biên), Thực hành tiếng Việt (trình độ B), Nxb Thế giới, 2001; Đoàn Thiện Thuật (chủ biên), Thực hành tiếng Việt (trình độ C), Nxb Thế giới, 2001]. Đây là cách phân chia trình độ của nhóm tác giả viết sách dạy tiếng Việt cho người nước ngoài do G.S Đoàn Thiện Thuật chủ biên. Trong phần Lời nói đầu của cuốn sách Tiếng Việt trình độ A (tập 1) và Tiếng Việt trình độ A (tập 2), tác giả cũng nói rõ rằng hai cuốn Tiếng Việt trình độ A này không phải là hai cuốn sách tiếp theo trong bộ sách của hai cuốn Thực hành tiếng Việt (trình độ B), và Thực hành tiếng Việt (trình độ C) đã viết trước đó mà nằm trong hệ thống mới, nhưng cách phân chia trình độ theo kiểu Tiếng Việt trình độ A, Tiếng Việt trình độ B, Tiếng Việt trình độ C là cách phân chia mà nhóm tác giả này đưa ra đầu tiên trong giới Việt ngữ. Tuy vậy, cách phân chia này cũng chỉ mang tính chất tương đối, có ý nghĩa là các trình độ nằm trong một hệ thống từ thấp đến cao nhưng cũng không theo một chuẩn chung nào. Nhóm thứ năm: Phân chia theo 3 trình độ tương đương với thuật ngữ tiếng Anh tương ứng là Beginner, Intermediate, Contemporary reading, [Nguyễn Bích Thuận, Spoken Vietnamese for beginners, Northern Illinois University – Center for Southeast Asian Studies, 1997; Nguyễn Bích Thuận, Contemporary Vietnamese (An intermediate text), Northern Illinois University – Center for Southeast Asian Studies, 1997; Nguyễn Bích Thuận, Contemporary Vietnamese readings, Northern Illinois University – Center for Southeast Asian Studies, 1997]. Đây là cách phân chia trình độ của tác giả Nguyễn Bích Thuận cho bộ sách dạy tiếng Việt cho người n
Tài liệu liên quan