Ở Việt nam, Luật công ty ra đời vào năm 1990. Kể từ thời điểm này, các công ty cổ phần bắt đầu được thành lập và hoạt động. Nhưng sau đó 10 năm, trung tâm giao dịch chứng khoán đầu tiên ở Việt nam mới đi vào hoạt động. Sau 5 năm khai trương, tính đến thời điểm tháng 6 năm 2005, mới có 26 công ty chính thức niêm yết tại trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh. Hay nói cách khác, thị trường chứng khoán Việt Nam ở thời điểm này chỉ phục vụ cho 26 công ty.
10 trang |
Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 1896 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chương trình giảng dạy kinh tế fulbright: Thị trường phi tập trung (otc) ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT
THỊ TRƯỜNG PHI TẬP TRUNG (OTC) Ở VIỆT NAM
Nghiên cứu tình huống
Huỳnh Thế Du
Vũ Thành Tự Anh
Tháng 7 năm 2005
Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Thị trường OTC ở Việt Nam
Huỳnh Thế Du, Vũ Thành Tự Anh 2
THỊ TRƯỜNG PHI TẬP TRUNG (OTC) Ở VIỆT NAM
Ở Việt nam, Luật công ty ra đời vào năm 1990. Kể từ thời điểm này, các công ty cổ phần
bắt đầu được thành lập và hoạt động. Nhưng sau đó 10 năm, trung tâm giao dịch chứng
khoán đầu tiên ở Việt nam mới đi vào hoạt động. Sau 5 năm khai trương, tính đến thời
điểm tháng 6 năm 2005, mới có 26 công ty chính thức niêm yết tại trung tâm giao dịch
chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh. Hay nói cách khác, thị trường chứng khoán Việt
Nam ở thời điểm này chỉ phục vụ cho 26 công ty.
Nhưng ngoài, 26 công ty nêu trên, còn hàng nghìn cổ phiếu của các công ty khác được
giao dịch trên thị trường phi tập trung (Over The Counter - OTC). Việc tồn tại thị trường
OTC ở Việt Nam là một thực thể khách quan. Nhưng câu hỏi đặt ra là quy mô, phương
thức hoạt động của thị trường OTC ở Việt Nam như thế nào? Đây cũng chính là câu hỏi
mà nhóm của ông Reform – nhóm chuyên gia nghiên cứu về hệ thống tài chính Việt Nam
đang tìm cách trả lời.
Sau một thời gian tìm hiểu, nhóm của ông Reform đã đưa ra một phác thảo sơ bộ về thị
trường OTC ở Việt Nam như sau:
Quy mô thị trường
Theo kết quả điều tra của Tổng cục Thống kê về thực trạng doanh nghiệp năm 2001-
2003, tính đến cuối năm 2002, cả nước có 2.829 công ty cổ phần. Trong đó 557 công ty
nhà nước được cổ phần hoá, 2.272 công ty cổ phần không có vốn nhà nước. Tổng vốn tự
có của các doanh nghiệp này là 20.937 tỷ đồng, gấp 20 lần tổng vốn điều lệ và 10 lần vốn
hoá của các công ty niên yết tại thời điểm đó. Tính đến thời điểm tháng 6 năm 2005, cả
nước có gần 2000 doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá và trên 3000 công ty cổ phần.
Tổng vốn điều lệ của các công ty này hơn hơn rất nhiều lần khối lượng vốn hoá trên thị
trường chính thức1. Đây chính là nguồn cung của thị trường OTC. Hay nói theo cách của
một số người thường nói là thị trường OTC ở Việt Nam rất nhiều tiềm năng.
Không phải cổ phiếu của tất cả các công ty cổ phần đều được mua bán, trao đổi thường
xuyên mà chỉ có một ít trong số đó được giao dịch. Có những loại cổ phiếu gần như
không bao giờ được giao dịch, nhưng có những loại cổ phiếu tuy chưa được niêm yết trên
thị trường chính thức trên sàn, nhưng chúng được giao dịch rất sôi động như cổ phiếu của
các ngân hàng cổ thương mại cổ phần Á Châu, Sài Gòn Thương Tín, Bánh kẹo Kinh đô,
Vinamilk. Đây chính là những cổ phiếu mà các nhà đầu tư có tổ chức, nhất là các quỹ đầu
tư rất quan tâm.
Thị trường phi tập trung ở Việt Nam đang tồn tại là một thực thể khách quan. Chỉ có thể
nói rằng hoạt động của thị trường này còn manh mún, rời rạc, tổ chức của thị trường này
chưa được chặt chẽ, chưa có người tạo lập và dẫn dắt thị trường chứ không thể nói là Việt
1 Tổng hợp từ Internet và các báo
Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Thị trường OTC ở Việt Nam
Huỳnh Thế Du, Vũ Thành Tự Anh 3
nam chưa có thị trường OTC và Việt nam đang đặt mục tiêu xây dựng đến năm 2010 sẽ
có thị trường này như một số người thường nói.
Quy định về mua bán, chuyển nhượng cổ phiếu của các công ty cổ phần
Theo Luật công ty năm 1990 và Luật doanh nghiệp năm 1999, cổ phiếu của các công ty
cổ phần được quyền chuyển nhượng tự do2. Như vậy, cổ phiếu của các công ty cổ phần
được giao dịch tự do và không bị hạn chế bởi bất kỳ một quy định nào. Vấn đề đặt ra là
khi một người nào đó muốn bán hoặc mua cổ phiếu của một công ty cổ phần nào đó thì
họ phải làm như thế nào?
Nhà đầu tư và tổ chức của các nhà đầu tư
Việc tham gia thị trường OTC rất đơn giản, tất cả mọi người đều có thể tham gia mua bán
chứng khoán. Tuy nhiên, hoạt động của các nhà đầu tư trên thị trường không phải là độc
lập mà họ thường lập thành các nhóm, hội, diễn đàn để trao đổi thông tin với nhau. Hiện
nay, phương thức trao đổi được các nhà đầu tư tự do ưa thích là trao đổi qua diễn đàn trên
mạng Internet hoặc trao đổi tại các điểm “café chứng khoán”.
Việc một nhà đầu tư tham gia đầu tư vào tất cả các lình vực, các nơi là rất hiếm. Các nhà
đầu tư, nhóm các nhà đầu tư tập trung vào một số ngành, lĩnh vực trong một khu vực địa
lý (TP.HCM, Hà Nội ...) là chủ yếu.
Ngoài ra, với lợi thế của của mình, các công ty chứng khoán còn tham gia trên trên thị
trường này với tư cách là các nhà môi giới.
Hàng hoá của thị trường
Hàng hoá của thị trường OTC chính là các loại cổ phiếu của cách doanh nghiệp hoạt động
kinh doanh hiệu quả, có triển vọng phát triển trong tương lai hoặc có những lợi thế
thương mại riêng biệt (có một vị trí mặt bằng thuận lợi…). Có hai loại cổ phiếu chính
được các nhà đầu tư quan tâm gồm:
- Cổ phiếu của các doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hoá. Đối với các doanh
nghiệp loại này, các loại cổ phiếu được mua bán bán gồm:
o Cổ phiếu lần đầu tiên phát hành khi cổ phần hoá: Việc mua được, được
mua cổ phiếu của một số doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hoá là vấn
đề mà các nhà đầu rất quan tâm. Vì rất nhiều công ty sau khi cổ phần hoá,
giá của cổ phiếu gia tăng rất cao.
o Cổ phiếu sau khi cổ phần hoá (cổ phiếu này được mua bán thông thường
như cổ phiếu của các công ty cỏ phần khác).
- Cổ phiếu của các công ty cổ phần thông thường: Đối với loại này, cổ phiếu của
các công ty hoạt động kinh doanh hiệu quả, dẫn đầu một lĩnh vực kinh doanh nào
2 Luật công ty năm 1990 quy định, chỉ cổ phần không ghi danh mới được chuyển nhượng tự do, cổ phần ghi
danh muốn chuyển nhượng phải có một số điều kiện kèm theo như được sự cho phép của đại hội cổ đông
Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Thị trường OTC ở Việt Nam
Huỳnh Thế Du, Vũ Thành Tự Anh 4
đó là mối quan tâm hàng đầu của các nhà đầu tư. Cổ phiếu của Kinh đô, ACB,
Sacombank thuộc loại này.
Cơ chế mua bán
Việc mua bán các loại cổ phiếu trên thị trường OTC được thực hiện theo phương thức
“thuận mua, vừa bán” mà không bị bất cứ một lực bên ngoài (giới hạn giá, lượng cổ
phiếu…) nào tác động. Tuy nhiên, nhiều khi cũng xảy ra vấn đề bất cân xứng về thông tin
trong quá trình mua bán, giao dịch các loại chứng khoán trên thị trường này. Nói chung,
cơ chế mua bán các loại chứng khoán trên thị trường OTC theo đúng cơ chế thị trường.
Mặc dù thực hiện theo cơ chế thuận mua vừa bán, nhưng thực tế, việc giao dịch mua bán,
nhất là mua bán các laọi cổ phiếu của các công ty cổ phàn hoá lần đầu không phải lúc nào
cũng tuôn theo cơ chế này.
Phương thức mua bán, giao dịch
Để có thể mua bán cổ phiếu trên thị trường OTC, nhà đầu tư có thể thực hiện theo một
trong hai phương thức sau
- Bên mua và bên bán trực tiếp gặp nhau để thương lượng, quyết định việc mua bán
chứng khoán. Đây là phương thức phổ biến hiện nay.
- Bên mua và bên bán có thể giao dịch thông qua các nhà môi giới chứng khoán.
Hiện nay, phương thức này ít phổ biến hơn, nhưng xu hướng phát triển của thị
trường thì phương thức này sẽ chiếm ưu thế hơn so với phương thức trực tiếp mua
bán nêu trên trong tương lai.
Thu thập thông tin của các loại cổ phiếu
Để có thể mua một loại chúng khoán nào đó trên thị trường, các nhà đầu tư cần phải có
thông tin về loại cổ phiếu đó. Để có thông tin này, nhà đầu tư có thể tìm kiếm từ các
nguồn sau:
Thông tin từ các báo cáo tài chính
Theo quy định của Nghị định về kiểm toán độc lập, trừ một số loại hình doanh nghiệp
phải thực hiện kiểm toán như bảo hiểm, ngân hàng, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài, doanh nghiệp nhà nước, số còn lại (chủ yếu là các doanh nghiệp hoạt động theo
luật doanh nghiệp), nhà nước chỉ khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện kiểm toán các
báo cáo tài chính. Như vậy, nhìn chung các công ty cổ phần chưa niêm yết không có báo
cáo tài chính được kiểm toán.
Do những mục đích khác nhau mà nhiều doanh nghiệp có nhiều hệ thống sổ sách kế toán,
báo cáo tài chính (báo cáo thuế, vay vốn ngân hàng, điều hành nội bộ...).
Mặt khác, việc có được một bản báo cáo tài chính của doanh nghiệp đối với một người
bình thường là điều không hề đơn giản, nhất là trong điều kiện mà ngay bản thân các
doanh nghiệp không biết thông tin nào nên công bố, thông tin nào không nên công bố. Do
Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Thị trường OTC ở Việt Nam
Huỳnh Thế Du, Vũ Thành Tự Anh 5
đó, việc thu thập thông tin từ bản thân doanh nghiệp qua còn đường chính thức là điều
không hề đơn giản nếu nhà đầu tư, nhất là những người không có những mối liên hệ nhất
định với công ty đó.
Thu thập thông tin qua các cơ quan chức năng
Theo quy định, doanh nghiệp phải báo cáo tình hình hoạt động cho cơ quan đăng ký kinh
doanh (Sở Kế hoạch Đầu tư). Tuy nhiên việc tuân thủ quy định này của các doanh nghiệp
không thực sự nghiêm túc. Mặt khác, nếu có nộp báo cáo cho cơ quan chức năng thì các
thông tin cũng rất chung chung. Nhưng các cơ quan chức năng không có tránh nhiệm và
nghĩa vụ công bố các thông tin của doanh nghiệp. Vì vậy, việc có được thông tin từ các
cơ quan này gần như là nhiệm vụ là bất khả thi đối với các nhà đầu tư.
Ngoài ra, còn có một tổ chức lưu trữ thông tin về các doanh nghiệp đó là trung tâm thông
tin tín dụng (CIC) thuộc Ngân hàng Nhà nước. Trung tâm này lưu trữ các thông tin cơ
bản của các doanh nghiệp có quan hệ tín dụng với các tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, tính
cập nhật của các thông tin này không cao.
Thu thập thông tin từ các phương tiện thông tin đại chúng
Khi không thể thu thập thông tin về doanh nghiệp từ các đầu mối thông tin nêu trên, nhà
đầu tư có thể thu thập thông tin từ các phương tiện thông tin đại chúng. Tuy nhiên, nhược
điểm của nguồn dữ liệu này là rời rạc, tính tin cậy không cao.
Hiện nay, có những nguồn thông tin đề cập nhiều đến các doanh nghiệp là tạp chí chứng
khoán (trang 13), mà một số trang web như www.vietstock.com, www.vnn.vn các công
ty chứng khoán ….
Thu thập thông tin từ các nguồn khác
Nhìn chung, các nguồn thông tin nêu trên không đủ để các nhà đầu tư ra quyết định của
mình. Nhưng trong thực tế, các chứng khoán vẫn được mua bán, chuyển nhượng, thậm
chí có nhiều loại chứng khoán được mua bán, chuyển nhượng rất sôi động. Như vậy câu
hỏi đặt ra là các nhà đầu tư lấy thông từ đâu?
Có hai nguồn thông tin quan trọng nhất làm cơ sở cho việc ra quyết định của các nhà đầu
tư. Loại thứ nhất là thông tin từ những hội, nhóm kinh doanh chứng khoán. Trên thực tế,
có những địa điểm (café chứng khoán) mà ở đó các nhà đầu tư tự do gặp gỡ, trao đổi
thông tin về các loại chứng khoán, tình hình doanh nghiệp. Loại thứ hai là thông tin được
lấy không chính thức từ bên trong doanh nghiệp. Đối với thông tin này, nhà đầu tư bằng
sự quen biết, hay bằng những kỹ thuật, chiến thuật riêng mà họ có thể lấy được từ những
đầu mối quan trọng, phản ánh một cách chính xác tình hình, những biến cố xảy ra bên
trong doanh nghiệp. Đây là những thông tin hết sức quan trọng để nhà đầu tư đưa ra quyết
định của mình.
Với những thông tin như trên, không phải là căn cứ thật sự vững chắc, để đưa ra quyết
định đầu tư. Thực tế, nhiều quyết định mua bán được dựa trên cảm giác của nhà đầu tư.
Chính điều này, nhiều loại chứng khoán được mua bán trên cơ sở tin đồn (tâm lý bầy đàn
“herd behavior”) xuất hiện trong trường hợp này. Với những trường hợp như vậy, rủi ro
Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Thị trường OTC ở Việt Nam
Huỳnh Thế Du, Vũ Thành Tự Anh 6
đối với các nhà đầu tư là rất lớn. Khả năng thao túng của một nhóm nào đó là rất có thể
xảy ra, nhất là khi các giao dịch trên thị trường OTC tương đối sôi động.
Những khó khăn và rủi ro của các nhà đầu tư trên thị trường OTC
Với cơ chế mua bán nêu trên, nhất là vấn đề thu thập và tiếp cận thông tin, độ tin cậy và
căn cứ khi đưa ra các quyết định đầu tư là rất thấp. Do đó, rủi ro đối với các nhà đầu tư
trên thị trường OTC là rất lớn. Việc mua phải các loại cổ phiếu dỏm của những doanh
nghiệp làm ăn thua lỗ vì một lý do gì đó được đánh bóng lên là điều hoàn toàn có thể xảy
ra. Trường hợp mua phải như vậy, các nhà đầu tư chỉ có một cách duy nhất là chịu mất
tiền mà chẳng có một cơ chế nào bảo vệ họ
Chính những vấn đề nêu trên đã hạn chế sự tham gia của các nhà đầu tư tự do, hạn chế
hoạt động của thị trường phi tập trung. Các nhà đầu tư tự do thường chỉ tham gia đầu tư
vào các công ty hoạt động trong lĩnh vực mà họ có sở trường. Với con số hơn 5.000 công
ty cổ phần mà chỉ có 26 công ty niêm yết chính thức, và một số lượng tương tự thường
xuyên được đưa tin trên các thị trường OTC quả là con số vô cùng khiêm tốn - 0,1% số
công ty cổ phần hiện nay.
Mặt khác, trên thị trường OTC Việt Nam, các giao dịch diễn ra rời rạc, không có sự liên
kết. Không có bất cứ ai giám sát hay chịu trách nhiệm. Hay nói một cách khác là hiện tại
chưa có những nhà tổ chức thị trường.
Nói chung việc mua bán, gao dịch chứng khoán trên thị trường phi chính thức thường
diễn ra xung quanh những người biết rõ về doanh nghiệp đó. Trường hợp những nhà đầu
tư mới tham gia vào là rất hạn chế. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân
chính làm cho thị trường OTC ở Việt Nam kém sôi động. Tỷ lệ đầu tư vào cổ phiếu
chiếm một phần rất nhỏ so với tỷ lệ tiền gửi tại các tổ chức tài chính.
Điều kiện để phát triển thị trường OTC ở Việt Nam
Thị trường OTC hay ở bất kỳ nền kinh tế thị trường nào luôn tồn tại một cách khách
quan. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra đối với thị trường OTC ở Việt Nam là với những nền tảng
như trên, việc phát triển thị trường OTC cùng với thị trường chính thức trở thành một
kênh giao dịch chính cho nền kinh tế là điều hết sức. Để thị trường này phát triển, những
vấn đề sau cần được xem xét để tạo ra một nền tảng cho thị trường phát triển.
Các nhà tổ chức và tạo lập thị trường
Để thị trường phát triển lành mạnh, cần phải có các nhà tổ chức thị trường. Có như vậy,
mới tạo ra tính thống nhất và những nguyên tắc chung các nhà đầu tư tham gia. Sở nhiều
nước, các nhà tổ chức thị trường thường là hiệp hội của các nhà đầu tư chứng khoá lập
nên, tổ chức hoạt động vì lợi ích của các nhà đầu tư này (trường hợp của Hoa Kỳ, Đài
Loan). Đối với Việt Nam, nhà nước đang triển khai kế haọch xây dựng thị trường phí tập
trung. Chúng ta cùng xem xét hộp dưới đây và trung tâm giao dịch chứng kháon Hà Nội
và thị trường phi tập trung ở Việt Nam.
Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Thị trường OTC ở Việt Nam
Huỳnh Thế Du, Vũ Thành Tự Anh 7
HỘP 1
TRUNG TÂM GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN HÀ NỘI VÀ
THỊ TRƯỜNG OTC VIỆT NAM3
Việc xây dựng mô hình hoạt động cụ thể cho Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội
có ý nghĩa rất quan trọng, vừa phải đáp ứng những nhu cầu cấp thiết của nền kinh kế,
vừa phải phù hợp với quy mô và lộ trình phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam.
Ngày 05/8/2003 Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt chiến lược phát triển TTCK Việt
Nam đến 2010. Theo đó, xây dựng thị trường giao dịch cổ phiếu của các doanh nghiệp
vừa và nhỏ tại Hà Nội, chuẩn bị điều kiện để sau 2010 chuyển thành Thị trường giao
dịch chứng khoán phi tập trung (OTC).
Tháng 6/2004, Bộ tài chính ra Thông báo số 136/TB/BTC nêu kết luận của Lãnh đạo
Bộ về mô hình tổ chức và xây dựng thị trường giao dịch chứng khoán Việt Nam. Trong
đó, định hướng xây dựng Trung tâm GDCK Hà Nội thành một thị trường giao dịch
phi tập trung (OTC) đơn giản, gọn nhẹ, theo đó, Trung tâm GDCK Hà Nội sẽ phát
triển theo hai giai đoạn:
Giai đoạn đầu, từ 2005 đến 2007 - thực hiện đấu giá cổ phiếu doanh nghiệp nhà nước
cổ phần hoá và đấu thầu trái phiếu chính phủ đồng thời tổ chức giao dịch chứng khoán
chưa niêm yết theo cơ chế đăng ký giao dịch.
Giai đoạn sau 2007 - Phát triển TTGDCKHN thành thị trường phi tập trung phù hợp
với quy mô phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam.
Mô hình hoạt động của TTGDCK Hà Nội đã từng bước được cụ thể hoá. Gần đây, Bộ
Tài chính đã ra Quyết định số 244/2004/QÐ-BTC ban hành Quy chế tạm thời tổ chức
giao dịch chứng khoán tại TTGDCK Hà Nội. Như vậy, có thể nói cơ sở pháp lý ban
đầu cho hoạt động của TTGDCK Hà Nội đã được thiết lập. Theo đó, có thể khái quát
các nội dung hoạt động chính trong giai đoạn đầu của TTGDCK Hà Nội như sau:
1. Tổ chức đấu giá cổ phần cho các doanh nghiệp : TTGDCKHN cung cấp các
phương tiện để thực hiện đấu giá cổ phần, đặc biệt là cổ phần của các doanh nghiệp nhà
nước cổ phần hoá, theo tinh thần Nghị định số 187/2004/NĐ-CP về việc chuyển công
ty nhà nước thành công ty cổ phần vừa được Chính phủ ban hành và thông tư số
126/2004/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định 187/2004/NÐ-CP.
Trong đó quy định các doanh nghiệp khi cổ phần hoá phải bán đấu giá công khai ra bên
ngoài tối thiểu 20% vốn điều lệ. Trường hợp doanh nghiệp cổ phần hóa có khối lượng
cổ phần bán ra trên 10 tỷ đồng phải tổ chức đấu giá cổ phần tại TTGDCK để thu hút
người đầu tư, các trường hợp khác cũng được khuyến khích đấu giá qua TTGDCK.
2. Tổ chức đấu thầu trái phiếu : TTGDCKHN tổ chức đấu thầu trái phiếu, bao gồm
3
Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Thị trường OTC ở Việt Nam
Huỳnh Thế Du, Vũ Thành Tự Anh 8
các loại trái phiếu chính phủ, trái phiếu được chính phủ bảo lãnh, trái phiếu chính
quyền địa phương, trái phiếu công trình …
3. Tổ chức giao dịch chứng khoán theo cơ chế đăng ký giao dịch:
Hàng hoá giao dịch trên TTGDCK Hà Nội:
- Các loại chứng khoán của các công ty cổ phần có vốn điều lệ từ 5 tỷ đồng trở lên,
chưa thực hiện niêm yết tại TTGDCKTP. HCM, hoạt động kinh doanh của năm liền
trước năm đăng ký giao dịch phải có lãi, số cổ đông tối thiểu là 50 người (kể cả trong
và ngoài doanh nghiệp).
- Các loại trái phiếu chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phương
Phương thức giao dịch áp dụng tại TTGDCKHN:
+ Phương thức giao dịch thoả thuận.
+ Phương thức giao dịch báo giá trung tâm.
Ngày 8.3.2005 TTGDCK Hà Nội chính thức khai trương hoạt động
Như vậy, cũng như thị trường chính thức, Nhà nước đã đứng ra làm nhà tạo lập và tổ
chức thị trường OTC. Tuy nhiên, giải pháp này có tạo động lực cho sự phát triển của
thỉtường OTC hay không cần phải có thời gian để trả lời.
Hệ thống kế toán và những yêu cầu kiểm toán thể hiện đúng sức khoẻ của doanh
nghiệp
Đối với các công ty niêm yết chính thức, việc công bố thông phải tuân theo các quy định
hết sức chặt chẽ. Tuy nhiên, đối với các công ty không niêm yết, điều này là không bắt
buộc mà chỉ được khuyên khích. Chính điều này, cộng với nhựng vấn về mập mờ trong
công tác thuế, đã khuyến khích cac doanh nghiệp làm cho hệ thống sổ sách, báo cáo kế
toán của mình trở nên không minh bạch là rào cản để việc phát triển thị trường. Có mộthệ
thống kế toán và các yêu cầu kiểm toán nhằm thể hiện đúng thực trạng của doanh nghiệp
là điều hết sức cần thiết trong việc phát triển thị trường OTC. Khi các thông minh bạch,
rõ ràng, các nhà đầu tư sẽ cso khả năng đáinh giá thực trạng công ty một cách tốt nhất.
Tổ chức đánh giá và xếp loại mức độ tín nhiệm của doanh nghiệp
Có một khác biệt rất lớn giữa các công ty niêm yết trên thị trường chính thức và các công
ty mua bán trên thị trường phi chính thức là yêu cầu công khai thông tin. Tất cả các thông
tin liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp niêm yết đều phải được công bố kịp thời,
trong khi đối với các ông ty không niêm yết, điều này là không bắt buộc. Do đó, để có thể
đánh giá các công ty không niêm yết (cũng như niêm yết) cần phải có một tổ chức đánh
giá xếp loại độc lập đảm bảo các điều kiện sau:
Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Thị trường OTC ở Việt Nam
Huỳnh Thế Du, Vũ Thành Tự Anh 9
- Tính khách quan: Phương pháp đánh giá tín dụng cần phải chặt chẽ, có hệ thống và
phải căn cứ vào các số liệu quá khứ theo một phương pháp đánh giá nào đó. Ngoài
ra, các kết quả đánh giá cần phải liên tục được rà soát và điều chỉnh kịp thời theo
những thay đổi về tình hình tài chính. Để được các cơ quan