MÔ HÌNH
PHỄU BÁN HÀNG
Quản lý hoạt động bán hàng chủ động Việc chủ động tập trung vào hoạt động
liên hệ, gọi điện cho Khách hàng trong phễu bán hàng sẽ giúp hẹn và gặp được Khách hàng.
=> Từ đó xác định được nhu cầu của Khách hàng và đưa ra giải pháp bán hàng.
109 trang |
Chia sẻ: baothanh01 | Lượt xem: 1047 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chương trình huấn luyện kỹ năng bán hàng trong ngân hàng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG TRÌNH HUẤN LUYỆN
KỸ NĂNG BÁN HÀNG
PHẦN 1: QUY TRÌNH BÁN HÀNG
Bước 1
KHTN &
Lập kế hoạch
Bước 4
Kết thúc BH
Bước 5
Chăm sóc KH
Bước 2
Thiết lập
Cuộc hẹn
Bước 3
Tiếp xúc KH & tư vấn
MÔ HÌNH
PHỄU BÁN HÀNG
Quản lý hoạt động bán hàng chủ động
Việc chủ động tập trung vào hoạt động
liên hệ, gọi điện cho Khách hàng trong
phễu bán hàng sẽ giúp hẹn và gặp được
Khách hàng.
=> Từ đó xác định được nhu cầu của
Khách hàng và đưa ra giải pháp bán hàng.
1-2 sp/ngày
Để xây dựng được phễu bán hàng tốt cần
* Có danh sách khách hàng tiềm năng
Dành 10 phút mỗi ngày tìm KH
* Lập kế hoạch gọi điện chi tiết
* Quản lý thời gian để gặp Khách hàng
* Tìm hiểu nhu cầu khi gặp Khách hàng
*Đưa ra được giải pháp bán hàng
PHẦN 2: KỸ NĂNG BÁN HÀNG
1. KỸ NĂNG LẬP DANH MỤC VÀ TÌM
KIẾM KHÁCH HÀNG
A. XÁC ĐỊNH NHÓM KHÁCH HÀNG MỤC TIÊU
Xác định đối tượng khách hàng cụ thể phù hợp với từng sản
phẩm, chương trình và mục tiêu tiếp thị.
DANH SÁCH
KHÁCH HÀNG
KH
HIỆN TẠI
GIỚI THIỆU
INTERNET
QUAN HỆ
CÁ NHÂN
A. XÁC ĐỊNH NHÓM KHÁCH HÀNG MỤC TIÊU
Danh mục khách hàng bao gồm:
+ Khách hàng hiện hữu
+ Khách hàng tiềm năng
Khách hàng hiện hữu: là khách hàng đã và đang sử
dụng các dịch vụ của Vietbank, bao gồm:
•+ Khách hàng đang có số dư trên TKTG tại VietBank
•+ Khách hàng đang được cấp tín dụng tại VietBank
+ Khách hàng đang sử dụng các dịch vụ của VietBank
như thanh toán quốc tế, chuyển tiền, bảo lãnh....
A. XÁC ĐỊNH NHÓM KHÁCH HÀNG MỤC TIÊU
Khách hàng tiềm năng:
+ Khách hàng là bạn bè, có các mối quan hệ với nhân
viên AO
+ Khách hàng đã từng giao dịch với VIETBANK
nhưng hiện tại chưa giao dịch lại
+ Khách hàng do đối tác, bạn bè hoặc do khách hàng
hiện hữu giới thiệu
+ Khách hàng tự tiếp thị
+ Khách hàng khác
B. LẬP DANH MỤC KHÁCH HÀNG
Muốn tạo lập được Danh mục khách hàng tiềm năng, cần
thực hiện các bước cơ bản sau đây:
Xác định ngành trọng tâm
Xác định nguồn thông tin liên quan
để xây dựng danh mục khách hàng
b1. Xác định ngành trọng tâm:
Phải có định hướng rõ ràng những ngành mục tiêu mà
VIETBANK hướng đến, điển hình như:
Dệt may
Sản xuất và thương mại nhựa (Các sản phẩm công nghiệp)
Sản xuất và chế biến thực phẩm, nước giải khát
Sản xuất thức ăn chăn nuôi
Sản xuất và chế biến đồ gỗ
Cao su
Linh kiện điện, điện tử, dây cáp điện.....
b2. Xác định các thông tin cần tìm kiếm:
Danh mục khách hàng tiềm năng phải đảm bảo đầy đủ thông tin
của doanh nghiệp, tối thiểu phải xác định được các thông tin sau:
Tên
doanh
nghiệp
Ngành
nghề
Địa chỉ Số điện thoại
liên hệ
Người liên
hệ
Ghi chú
Tên đầy
đủ của
doanh
nghiệp.
Ngành
nghề hoạt
động, kinh
doanh
chính của
doanh
nghiệp.
Địa chỉ
trụ sở
chính.
Số điện thoại
bàn, Fax tại trụ
sở chính hoặc
số điện thoại di
động của người
liên hệ.
-CTHĐQT
-TGĐ
-P.TGĐ
-GĐTC
-KTT.
Các thông
tin cần bổ
sung như:
website...
b3. Xác định nguồn thông tin liên quan để xây dựng
danh mục khách hàng:
Từ website:
Nguồn cung cấp thông tin của doanh nghiệp là các website cụ thể sau đây:
Top VNR 500 (www.vnr500.com.vn)
Website của HOSE (www.hsx.vn), HNX (www.hastc.org.vn)
Website của các hiệp hội ngành nghề:
o Dệt may (www.vietnamtextile.org.vn)
o Da giày (www.lefaso.org.vn)
o Sản xuất & chế biến thực phẩm, nước giải khát (thủy sản:
www.vasep.com.vn, LTTP: www.ffa.com.vn,
www.vietfood.org.vn, NGK: www.vba.com.vn,...)
o Sản xuất và thương mại nhựa (Các sản phẩm công nghiệp) (
www.vnplas.com,...)
o Sản xuất và chế biến đồ gỗ (www.vietfores.org)
o Linh kiện điện, điện tử, dây cáp điện(www.veia.org.vn)
o Cao su (www.vra.com.vn)......
b3. Xác định nguồn thông tin liên quan để xây dựng
danh mục khách hàng:
Các trang web tìm kiếm thông tin doanh nghiệp khác như: Trang
vàng, Mạng doanh nghiệp, Danh bạ doanh nghiệp, Mạng thông tin
doanh nghiệp quốc gia, website của VDC,
Các website của đơn vị hành chính sự nghiệp: Sở kế hoạch đầu tư
Tỉnh, TP, Sở công thương
Lưu ý:
Việc kết hợp giữa các website sẽ giúp danh mục xây dựng có được
thông tin đầy đủ, chuẩn xác thỏa các tiêu chí đã được xác định ở
trên.
Đối với những danh mục khách hàng còn thiếu thông tin có thể kết
hợp với tổng đài điện thoại 1080 để bổ sung thêm thông tin về doanh
nghiệp
b3. Xác định nguồn thông tin liên quan để xây dựng
danh mục khách hàng:
Từ các tổ chức có uy tín
Các nhà mạng: VNPT, VIETTEL
Các tổ chức:
o Công ty bảo hiểm
o Công ty kiểm toán
o Các đại lý ô tô
o Chi cục thuế
o Phòng kinh tế Quận, Huyện, Địa phương
Các công ty nghiên cứu thị trường: AC Nielsen
Viet Nam, Asian Fame Development, CTCP Giải pháp
doanh nghiệp...
b4.Thống kê, xếp loại khách hàng trong danh mục:
Sau khi tổng hợp danh mục
từ các nguồn kể trên.
Tiến hành kiểm tra, sàng lọc
để loại bỏ những doanh nghiệp
bị trùng lặp, những doanh
nghiệp đã ngưng hoạt động
(tham chiếu website của sở KH
– ĐT)...
b4.Thống kê, xếp loại khách hàng trong danh mục:
Thống kê danh mục khách hàng
theo thứ tự ưu tiên cao xuống thấp:
Rà soát những doanh nghiệp lớn,
đầu ngành qua Top VNR 500,
Website của HOSE, HNX, Top 20
doanh nghiệp đầu ngành, kết hợp
website của sở KH – ĐT (nắm
được vốn điều lệ), www.cafef.vn
(nắm được doanh thu),....
b5. Ví dụ cụ thể:
Việc chuẩn bị danh mục khách hàng đối với một
nhân viên kinh doanh luôn là điều cần thiết và quan
trọng:
Danh mục khách hàng
Ảnh hưởng trực tiếp đến doanh số bán hàng của
chính bản thân
Ảnh hưởng trực tiếp đến doanh số của đơn vị làm
việc
Ảnh hưởng trực tiếp đến doanh số của toàn hệ thống
Đánh giá quá trình làm việc thông qua kết quả kinh
doanh.
b5. Ví dụ cụ thể:
Xác định được tầm quan
trọng của DMKH, việc lập
DMKH sẽ được cụ thể hóa
qua dẫn chứng sau đây:
Giả sử một trong những
ngành mục tiêu mà
VIETBANK hướng đến
hiện nay là: Cao su.
b5. Ví dụ cụ thể:
Để có được DMKH hoàn chỉnh của ngành, công việc
cần thực hiện:
Truy cập website hiệp hội Cao su (www.vra.com.vn)
Chọn mục Hội viên: Xuất hiện 14 trang bao gồm
toàn bộ danh sách các thành viên thuộc hiệp hội. Mỗi
thành viên đều được cập nhật thông tin tương đối đầy
đủ: Địa chỉ, ĐT, Fax, Email, Web, Chuyên ngành, Sản
phẩm (đáp ứng gần như đầy đủ các tiêu chí nêu trên)
Hoàn chỉnh các thông tin về người liên hệ thông qua
Website của Sở KH – ĐT Tỉnh, TP,)
b5. Ví dụ cụ thể:
Một số thành viên thuộc hiệp hội là những Tập
đoàn(Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam, Tập đoàn
hóa chất Việt Nam), Tổng công ty (Tổng công ty
15), Hội cao su nhựa,
Tiếp tục bổ sung danh mục khách hàng là những công
ty con, công ty thành viên trực thuộc các Tập Đoàn,
Tổng công ty ...vừa nêu trên với đầy đủ các tiêu chí
chuẩn.
Kết hợp các nguồn từ Website khác + Tổng đài 1080
hoàn chỉnh danh mục khách hàng
Rà soát và sàng lọc lại một lần nữa để có được
DMKH tiềm năng.
2. KỸ NĂNG THIẾT LẬP
CUỘC HẸN
QUY TRÌNH BÁN HÀNG QUA ĐIỆN THOẠI
Lên kế hoạch &
chuẩn bị
Kết thúc bán hàng
Trình bày sản
phẩm& xử lý từ
chối
Bắt đầu cuộc
gọi
Thăm dò &
xác nhận
A. LẬP KẾ HOẠCH
VÀ CHUẨN BỊ CHO CUỘC GỌI
LẬP KẾ HOẠCH
Nguyên tắc giờ vàng
Sáng: Từ 9h – 11h30
Chiều: Từ 14h – 16h30
LẬP KẾ HOẠCH
Lý do phải gọi theo giờ vàng:
* Đây là khoảng thời gian tốt
nhất khách hàng chấp nhận
nghe điện thoại gọi đến.
* Đây là khoảng thời gian
thích hợp nhất trong ngày để
khách hàng đồng ý với lời đề
nghị của bạn.
=> Vì vậy cần tập trung công
việc vào giờ vàng.
LẬP KẾ HOẠCH
+ Trước mỗi cuộc điện
thoại, chuẩn bị kỹ về kiến
thức sản phẩm, tìm hiểu
thật kỹ những thông tin về
khách hàng và nếu có thể
hãy thu thập thông tin liên
quan đến cá tính, thói
quen, sở thích của người
sẽ thực hiện cuộc gọi.
LẬP KẾ HOẠCH
+ Vạch ra cuốn sổ bán
hàng về mục đích cuộc
gọi, những thông tin sẽ
trao đổi và những câu trả
lời cho những tình huống
khách hàng có thể “bắt
bí”.
+ Phân loại và sắp xếp
danh sách gọi
CHUẨN BỊ
+ Nếu là người mới vào nghề thì
đây là bước đặc biệt quan trọng.
Khi thực hiện cuộc gọi có nghĩa là
chính bạn đang là người đại diện
cho hình ảnh và thương hiệu của
VIETBANK. Không có quyền
“lấy khách hàng làm đồ nhắm”
cho những sai sót của chính mình.
CHUẨN BỊ
+ Nên nhờ sự giúp đỡ của những
đồng nghiệp trong quá trình luyện
tập: Hãy để họ đóng vai khách hàng
và mình là một nhân viên bán hàng
qua điện thoại thực hiện cuộc gọi. Sự
nhận xét của đồng nghiệp trong quá
trình bạn luyện tập sẽ giúp thêm
những kinh nghiệm quý báu để tránh
những sai sót có thể xảy ra khi thực
hiện cuộc gọi thật.
CHUẨN BỊ
+ Nên dành một vài
phút để “tưởng
tượng” ra cuộc gọi
chuẩn bị thực hiện.
* Giới thiệu là nhân viên của VietBank
và cảm ơn Khách hàng đã ủng hộ
VietBank nếu đó là khách hàng cũ
* Hỏi khách hàng đây có phải là thời
gian tốt để nói chuyện với Khách hàng
hay không
* Đi vào vấn đề chính để khách hàng có
thể trả lời một cách tích cực.
* Hoàn tất cuộc gọi điện bằng việc đặt
hẹn.
4 bước khi gọi điện thoại:
Ví dụ:
“Xin chào chị Hương. Em tên là Huy, nhân viên kinh doanh tại VietBank – Chi
nhánh HCM. Em có thể nói chuyện với chị một chút bây giờ không ạ?”
............
“Ngân hàng em vừa giới thiệu một số sản phẩm tín dụng/tiền gửi mới mà chị
có thể quan tâm ạ. Chị muốn tìm hiểu kỹ xem ngân hàng sẽ đáp ứng nhu cầu
của chị như thế nào không ạ? Sản phẩm của chúng em được đặc biệt thiết kế để
giúp công ty chị quản lý tài chính tốt hơn và tăng trưởng lợi nhuận”
............
=> Nếu khách hàng nói “có”: “Vâng ạ. Em xin đề xuất chị em mình gặp nhau
trực tiếp để thảo luận chi tiết chị nhé. Vậy chị em mình gặp nhau vào 10h sáng
thứ 5 hoặc 3h chiều ngày thứ 6 được không ạ?”
............
“Một lần nữa em xin cảm ơn chị. Rất mong được gặp chị vào hôm tới. Xin chào
chị ạ”
............
=> Nếu khách hàng nói “không”: Xem xử lý phần sau
B.BẮT ĐẦU CUỘC GỌI
VƯỢT QUA THƯ KÝ THÔNG MINH
THĂM DÒ VÀ XÁC NHẬN
+ Để tiếp cận được người
thực sự muốn gặp trong một
công ty đang nhắm đến
không phải là điều dễ dàng.
Thử thách đầu tiên cần phải
vượt qua là “những cô thư
ký thông minh”. Nhiều
người bán hàng thất bại do
không biết cách vượt qua
“cửa” đầu tiên này.
VƯỢT QUA THƯ KÝ THÔNG MINH
THĂM DÒ VÀ XÁC NHẬN
+ Thư ký hoặc lễ tân luôn có nhiệm vụ ngăn chặn các
cuộc điện thoại không cần thiết và chọn lọc ra những
cuộc gọi quan trọng trong số hàng trăm cuộc gọi đến
công ty hàng ngày. Nhiệm vụ của người bán hàng là
làm sao cho những cô thư ký thông minh hiểu vấn đề
bạn đang trình bày rất quan trọng. Bí quyết để “đánh
lừa” sự cảnh giác của thư ký/ tiếp tân là hãy cố gắng
làm cho vấn đề trở nên cấp bách vượt quá tầm giải
quyết của họ.
VƯỢT QUA THƯ KÝ THÔNG MINH
THĂM DÒ VÀ XÁC NHẬN
VD: ... Tôi có một công chuyện
hợp tác muốn bàn với sếp của
chị (Nếu biết tên vị sếp đó hãy
nhắc đến để tăng thêm lòng tin
của các thư ký. Nên nhớ, hãy
nói ngắn gọn với chất giọng
mạnh mẽ và khẩn cấp)
TẠO ẤN TƯỢNG ĐẦU TIÊN
VÀ THU HÚT SỰ CHÚ Ý CỦA KHÁCH HÀNG
+ Khách hàng không có nhiều thời
gian, nhất là giao tiếp qua điện
thoại. Hãy đi thẳng vào vấn đề,
đừng cố dài dòng giải thích. Ngay
lập tức gây ấn tượng với khách
hàng bằng chất giọng chuyên
nghiệp, ấm áp, nghiêm trang nhưng
vẫn thể hiện sự tôn trọng. Hãy nói
để khách hàng rõ, VietBank đang
mang đến những giá trị và lợi ích
cho khách hàng.
TẠO ẤN TƯỢNG ĐẦU TIÊN
VÀ THU HÚT SỰ CHÚ Ý CỦA KHÁCH HÀNG
+ Nếu xin một cuộc gặp 30
phút hay 1 tiếng đồng hồ điều
đó có thể rất khó. Hãy để
khách hàng thấy rằng người
bán hàng không làm mất nhiều
thời gian của họ bằng đề nghị
một cuộc hẹn 5-10 phút.
TRÌNH BÀY SẢN PHẨM VÀ XỬ LÝ TỪ CHỐI
+ Trình bày sản phẩm một
cách ngắn ngọn nhưng xúc
tích. Luôn đặt những câu
hỏi mở để lấy được các
thông tin cần thiết từ
khách hàng.
TRÌNH BÀY SẢN PHẨM VÀ XỬ LÝ TỪ CHỐI
+ Nếu khách hàng tiếp tục
từ chối: không nên cố
gắng thuyết phục khách
hàng. Hãy lái cuộc gặp
sang một vấn đề khác
hoặc lùi cuộc hẹn sang
một cơ hội khác tốt hơn.
TRÌNH BÀY SẢN PHẨM VÀ XỬ LÝ TỪ CHỐI
+ Kết thúc mỗi cuộc
gọi phải mở đường
cho một cuộc gọi
hoặc một cuộc gặp
tiếp theo.
STT TÌNH HUỐNG VÍ DỤ CHIẾN THUẬT
1 Khách hàng đang bận - Anh đang rất bận, em có thể gọi lại sau
được không?
- Lúc khác gọi lại cho anh nhé.
Hẹn giờ gọi lại cụ thể
2 Khách hàng chưa có
nhu cầu
- Anh đang rất hài lòng với dịch vụ của
ngân hàng hiện tại và chưa có ý định
chuyển ngân hàng.
- Anh chưa có nhu cầu gì đâu.
Bám đuổi, xin gặp 15-
20p để trình bày về SP
– DV của VietBank.
3 Khách hàng có nhu cầu
nhưng có định kiến về
VietBank
- Công ty anh có nhu cầu vay vốn lưu
động/bảo lãnh nhưng nghe nói VietBank
lãi và phí dịch vụ cao lắm.
- Lần trước anh đã làm việc với VietBank
nhưng thủ tục rườm rà quá.
Bám đuổi, xin gặp 15-
20p để tìm hiểu về
định kiến.
4 KH không thể quyết
định nhưng không
muốn giới thiệu người
quyết định
- Xin lỗi anh, sếp em hiện tại không có
đây nhưng chắc chắn bên em không có
nhu cầu gì đâu.
- Em không được phép cho số điện thoại
của sếp em chị ạ.
Nhờ đặt lịch hẹn và
gọi lại để confirm hoặc
tiếp cận lại qua người
khác.
5 Yêu cầu bằng chứng để
chứng minh sự nghiêm
túc
Tôi không có thời gian gặp đâu, anh gửi
tài liệu cho tôi được không?
Xin địa chỉ email, gửi
tài liệu và gọi lại sau
đó.
Tình huống 1:
A: “Tôi không có nhu cầu”
B: “Em hiểu điều đó thưa anh/chị và rất nhiều khách
hàng của Vietbank lần đầu tiên cũng phản ứng như
vậy. Tuy nhiên, em tin là VietBank có nhiều sản phẩm
và dịch vụ đa dạng có thể cung cấp cho anh/chị và sẽ
mang lại nhiều lợi ích cho anh/chị về lâu dài”
Tình huống 2:
A: “Tôi không có thời gian, tôi đang rất bận”
B: “E hiểu điều đó thưa anh/chị, em gọi điện cho
anh/chị hôm nay cũng là để có thể được gặp anh/chị
vào một thời gian nào đó thật thích hợp với
Anh/chị”
Tình huống 3:
A: “Tôi không có tiền”
B: “Đó cũng chính là lý do em gọi điện để giới thiệu
với anh/chị là Vietbank có sản phẩm tín dụng rất phù
hợp, mà em rất muốn được gặp để trình bày với
anh/chị ạ”
Tình huống 4:
A: “Tôi khá hài lòng với ngân hàng mà tôi đang giao
dịch”
B: “Chúng em đã từng có vài khách hàng nói giống
như anh/chị rằng họ rất hài lòng về ngân hàng họ
đang giao dịch. Tuy nhiên đến khi họ quen với những
sản phẩm mà VietBank giới thiệu thì họ không giữ ý
kiến đó nữa. Vậy nếu anh/chị cho chúng em cơ hội
gặp trực tiếp anh/chị, e xin được giới thiệu một số lựa
chọn để có thể phục vụ anh/chị một cách hiệu quả”
Tình huống 5:
A: “Hãy để tôi nghĩ về điều đó xem sao nhé”
B: “Em rất hiểu những gì anh/chị đang nói, vì thế
mong anh/chị dành cho chúng em cơ hội gặp anh/chị
để cung cấp thêm thông tin cần thiết giúp anh/chị
quyết định ạ”
Tình huống 6:
A: “Các vị chỉ muốn tiền của tôi thôi”
B: “Dạ, em có thể hiểu rằng, việc sử dụng đồng tiền
một cách hợp lý là điều rất quan trọng đối với
anh/chị, vậy em xin được giới thiệu với anh/chị một
vài sản phẩm tiết kiệm được thiết kế riêng cho phù
hợp với nhu cầu của anh/chị mà chắc chắn sẽ đem lại
thặng dư cho tài sản của anh/chị chứ không như
anh/chị nghĩ đâu ạ”
Tình huống 7:
A: “Hãy gửi cho tôi tài liệu giới thiệu của ngân hàng
cô”
B: “Em hiểu anh/chị muốn có thêm thông tin trước
tiên. VietBank luôn thiết kế các dịch vụ sao cho phù
hợp với nhu cầu của từng khách hàng cụ thể, các tờ
giới thiệu của VietBank cũng được thiết kế riêng như
vậy. Em xin phép được gặp anh/chị trực tiếp để gửi
anh/chị các thông tin phù hợp nhất ạ”
Tình huống 8:
A: “Tôi sẽ gọi cho cô sau nhé”
B: “Thưa anh/chị, e chỉ xin anh/chị một phút thôi ạ.
Sẽ tiện hơn nếu VietBank chúng em có thể gặp
anh/chị trực tiếp càng sớm càng tốt, ngay bây giờ em
xin phép được giới thiệu về một số sản phẩm và dịch
vụ rất hay mà giá cả lại rất ưu đãi ạ”
Tình huống 9:
A: “Tôi phát ngán lên với mấy vị bán hàng rồi”
B: “Em hiểu thưa anh/chị, đúng là rất nhiều công ty
cố gắng bán sản phẩm của họ theo nhiều cách. Ngay
bản thân em cũng được nhiều nhân viên bán hàng
thường xuyên tiếp cận. Tuy vậy, mục đích em gọi điện
cho anh/chị hôm nay là để tìm hiểu về nhu cầu của
anh/chị để tìm ra những giải pháp mang lại lợi ích tài
chính về lâu dài cho anh/chị ạ”
CHÚ Ý
* Nếu Khách hàng nói “Không” thì
nó đơn giản chỉ là “Không phải lúc
này”, “không phải hôm nay” hoặc
“không phải trong tháng này”
chứ không phải “Không bao giờ”.
* Nếu như bạn đang hướng đến thị
trường một cách đúng đắn, thì những
cuộc thăm dò của bạn sẽ trở nên thành
công ở một thời điểm nào đó bởi một vài
khách hàng nào nó. Hãy kiên trì.
CHÚ Ý
* Xây dựng một chu kỳ mang
tính hệ thống trong việc thăm
dò Khách hàng tiềm năng của
bản thân (hàng tuần, hàng
tháng ...)
* Ngoài giờ làm việc, cũng
cần xây dựng một mối
quan hệ thông thường và
đa dạng nhằm phát triển
những cơ hội kinh doanh
mới.
KẾT THÚC BÁN HÀNG
CHỐT CUỘC HẸN
+ Hãy để khách hàng lựa
chọn hai trong một: Là một
người bán hàng chuyên
nghiệp, luôn phải có ý thức
hỗ trợ và tư vấn giúp khách
hàng ra quyết định. Hãy giúp
khách hàng có một quyết
định cuối cùng bằng sự lựa
chọn một trong hai.
“Vậy em có thể gặp anh
Minh vào thứ 3 hay thứ 4
tuần tới? Vào lúc 9h00 sáng
hay 3h30 chiều? Tại văn
phòng hay địa điểm nào
khác?”
KẾT THÚC BÁN HÀNG
CHỐT CUỘC HẸN
+ Thường xuyên đúc kết kinh nghiệm của mình sau mỗi cuộc
gọi. Có thể nhờ đồng nghiệp hỗ trợ hoặc tự bản thân mình rút ra
các bài học để lần sau mình làm tốt hơn.
+ Trong quá trình trao đổi qua điện thoại: dùng tay thuận của
mình ghi lại các thông tin quan trọng của khách hàng vào cuốn
sổ bán hàng. Hãy tổng hợp và lưu giữ lại các thông tin cần thiết.
+ Khách hàng nói “không” không có nghĩa là họ sẽ “không mua
hàng” mà phải hiểu là “chưa phải lúc này” hoặc người bán hàng
đang tiếp cận người “không có đủ thẩm quyền quyết định”. Hãy
suy nghĩ và tiếp cận theo một phương pháp khác hiệu quả hơn.
Đừng đi vào chi tiết trên điện thoại
* ... Bởi vì mục đích không phải là bán được hàng qua
điện thoại mà là bố trí một cuộc gặp trực tiếp.
* ... Bởi vì tình huống lúc này không thích hợp để
thương thảo và cuộc thảo luận rất dễ đi lạc đề.
* ... Bởi vì để thuyết phục được người ta trên điện
thoại là điều khó khăn hơn nhiều, khi mà bản thân
không có sự trợ giúp của hình thức giao tiếp phi ngôn
ngữ.
LƯU Ý
3. KỸ NĂNG TẠO ẤN TƯỢNG TRONG LẦN GẶP
KHÁCH HÀNG ĐẦU TIÊN
A.CHUẨN BỊ
KIẾN THỨC & CÔNG CỤ HỖ TRỢ
+ Kiến thức và các thông tin cần thiết:
* Nắm rõ các thông tin của VIETBANK,
thông tin và đặc điểm sản phẩm hoặc dịch vụ
mà mình sẽ cung cấp cho họ
* Nắm thông tin về khách hàng, đặc điểm của
công ty mà mình sẽ tiếp xúc (qua Internet,
CIC, từ các nguồn khác...)
* Tìm hiểu thông tin (nếu có) về đối tượng mà mình sắp gặp (giám
đốc, kế toán trưởng...)
•Hiểu biết về đối thủ cạnh tranh
•=> Tận dụng các thông tin có sẵn để nắm được tổng quát nhu cầu
của khách hàng và đưa ra một số giải pháp thích hợp
KIẾN THỨC & CÔNG CỤ HỖ TRỢ
+ Công cụ hỗ trợ: Danh thiếp,
tài liệu tư vấn về sản phẩm của
ngân hàng, các công cụ hỗ trợ
khác....
NGOẠI HÌNH
+ Trang phục:
Trang phục lịch sự, gọn
gàng, tránh những gam màu
nổi, phối màu hài hòa...
Trang phục phù hợp với
từng hoàn cảnh. Nếu bạn hẹn
đối tác ở một bữa dạ tiệc,
không nhất thiết cứ phải
đóng bộ đồ văn phòng.
NGOẠI HÌNH
+ Phong thái, cử chỉ:
Dáng thẳng, hành động
chuyên nghiệp, tự tin và
cởi mở. Sử dụng ngôn ngữ
cơ thể một cách tự nhiên
nhưng đúng mực.
CÁCH BẮT TAY
+ Luôn đưa tay phải ra bắt
+ Tay bắt chắc chắn nhưng không
nên quá nồng nhiệt. Không nên
nắm chặt quá và giữ tay lâu quá,
nhất là đối với phụ nữ. Bắt tay quá
lỏng là thể hiện sự thiếu nồng nhiệt
và mất lịch sự.
CÁCH BẮT TAY
+ Người ít tuổi hơn không nên giơ
tay ra trước cho người nhiều tuổi
bắt. Cấp dưới không giơ tay trướ