Hoạt động kinh tế tài chính ở các đơn vị rất đa dạng và phong phú, nó được hình thành do các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh
Để hệ thống hóa được thông tin về toàn bộ hoạt động kinh tế tài chính nhằm phục vụ cho lãnh đạo và quản lý kinh tế tài chính, quản lý tài sản ở các đơn vị, hạch toán kế toán phải sử dụng phương pháp tài khoản kế toán.
Phương pháp đối ứng tài khoản là phương pháp phản ánh sự biến động của tài sản, nguồn vốn và các quá trình hoạt động được thể hiện trong mỗi nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
46 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3319 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chương V Phương pháp đối ứng tài khoản, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN ThS. Đường Thị Quỳnh Liên Chương V PHƯƠNG PHÁP ĐỐI ỨNG TÀI KHOẢN 5.1. CƠ SỞ HÌNH THÀNH, Ý NGHĨA VÀ NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP ĐỐI ỨNG TÀI KHOẢN 5.2. TÀI KHOẢN KẾ TOÁN 5.3. QUAN HỆ ĐỐI ỨNG TÀI KHOẢN 5.4. PHƯƠNG PHÁP GHI SỔ KÉP 5.5. BẢNG CÂN ĐỐI TÀI KHOẢN (BẢNG CÂN ĐỐI SỐ PHÁT SINH) 5.1. CƠ SỞ HÌNH THÀNH, Ý NGHĨA VÀ NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP ĐỐI ỨNG TÀI KHOẢN 5.1.1. Cơ sở hình thành 5.1.2. Ý nghĩa 5.1.3. Nội dung phương pháp đối ứng tài khoản 5.1.1. Cơ sở hình thành Hoạt đọng kinh tế tài chính ở các đơn vị rất đa dạng và phong phú, nó được hình thành do các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh Để hệ thống hóa được thông tin về toàn bộ hoạt động kinh tế tài chính nhằm phục vụ cho lãnh đạo và quản lý kinh tế tài chính, quản lý tài sản ở các đơn vị, hạch toán kế toán phải sử dụng phương pháp tài khoản kế toán. Phương pháp đối ứng tài khoản là phương pháp phản ánh sự biến động của tài sản, nguồn vốn và các quá trình hoạt động được thể hiện trong mỗi nghiệp vụ kinh tế phát sinh. 5.1.1. Cơ sở hình thành Hay nói cách khác, phương pháp đối ứng tài khoản là một phương pháp kế toán được sử dụng để phân loại đối tượng kế toán, ghi chép, phản ánh và kiểm tra một cách thường xuyên, liên tục, có hệ thống tình hình hiện có và sự vận động của từng đối tượng kế toán cụ thể. Phương pháp này được cấu thành bởi hai yếu tố: tài khoản kế toán và các quan hệ đối ứng tài khoản. 5.1.2. Ý nghĩa Hệ thống hóa thông tin về tài sản và các hoạt động kinh tế tài chính ở đơn vị một cách thường xuyên, liên tục để cung cấp thông tin kịp thời phục vụ quản lý kinh tế, tài chính. Hệ thống hóa các thông tin cụ thể, chi tiết về tình hình tài sản và sự vận động của tài sản phục vụ yêu cầu quản trị kinh doanh, yêu cầu phân cấp quản lý kinh tế trong đơn vị cũng như yêu cầu quản lý tài sản ở đơn vị. Là phương tiện để hệ thống hóa số liệu theo các chỉ tiêu kinh tế tài chính để lập các báo cáo kế toán. 5.1.3. Nội dung phương pháp đối ứng tài khoản Phương pháp này được cấu thành bởi hai yếu tố: Tài khoản kế toán Các quan hệ đối ứng tài khoản. 5.2. TÀI KHOẢN KẾ TOÁN 5.2.1. Khái niệm và kết cấu cơ bản của tài khoản kế toán 5.2.2. Nguyên tắc thiết kế tài khoản kế toán 5.2.3. Nguyên tắc ghi chép vào tài khoản kế toán chủ yếu 5.2.1. Khái niệm và kết cấu cơ bản của tài khoản kế toán Tài khoản kế toán là hình thức biểu hiện của phương pháp tài khoản kế toán được sử dụng để phản ánh, kiểm tra một cách thường xuyên, liên tục, có hệ thống tình hình hiện có và sự vận động của từng đối tượng kế toán cụ thể. Mỗi đối tượng kế toán cụ thể được xây dựng một tài khoản kế toán hay một số tài khoản kế toán để phản ánh, kiểm tra đối tượng đó. Mỗi tài khoản kế toán có tên gọi riêng. Tên gọi, nội dung ghi chép, phản ánh trên tài khoản kế toán phải phù hợp với nhau và phù hợp với nội dung kinh tế của từng đối tượng kế toán mà tài khoản kế toán đó phản ánh. Tài khoản kế toán là cách thức phân loại và hệ thống các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo từng đối tượng của hạch toán kế toán (tài sản, nguồn vốn, doanh thu, chi phí), mỗi một đối tượng được theo dõi trên một tài khoản. 5.2.1. Khái niệm và kết cấu cơ bản của tài khoản kế toán Kết cấu cơ bản của một tài khoản kế toán: TÊN TÀI KHOẢN Bên Nợ Bên Có Tên tài khoản: là tên của đối tượng kế toán được tài khoản phản ánh Bên trái của tài khoản gọi là bên Nợ Bên phải của tài khoản gọi là bên Có 5.2.1. Khái niệm và kết cấu cơ bản của tài khoản kế toán Tài khoản kế toán phản ánh các đối tượng kế toán theo 3 chỉ tiêu: Số dư đầu kỳ: phản ánh số hiện có của đối tượng kế toán tại thời điểm đầu kỳ. Số phát sinh trong kỳ: phản ánh sự vận động của đối tượng kế toán trong kỳ, bao gồm: + SPS tang: phản ánh sự vận động tăng của các đối tượng kế toán trong kỳ + SPS giảm: phản ánh sự vận động giảm của các đối tượng kế toán trong kỳ Số dư cuối kỳ: phản ánh số hiện có của đối tượng kế toán ở thời điểm cuối kỳ Số dư cuối kỳ = Số dư đầu kỳ + Tổng PS tăng – Tổng PS giảm 5.2.2. Nguyên tắc thiết kế tài khoản kế toán Có nhiều loại tài khoản cơ bản để phản ánh tài sản, nguồn vốn, các tài khoản điều chỉnh cho các tài khoản cơ bản. Kết cấu của tài khoản tài sản ngược với kết cấu tài khoản nguồn vốn, kết cấu tài khoản điều chỉnh ngược với kết cấu tài khoản cơ bản mà nó điều chỉnh. Số phát sinh tăng được phản ánh cùng bên với số dư đầu kỳ, số phát sinh giảm được phản ánh ở bên còn lại của tài khoản kế toán. 5.2.3. Nguyên tắc ghi chép vào tài khoản kế toán chủ yếu TK Tài sản SDĐK PS tăng PS giảm Cộng PS tăng Cộng PS giảm SDCK 5.2.3. Nguyên tắc ghi chép vào tài khoản kế toán chủ yếu TK Nguồn vốn SDĐK PS giảm PS tăng Cộng PS giảm Cộng PS tăng SDCK 5.2.3. Nguyên tắc ghi chép vào tài khoản kế toán chủ yếu TK Chi phí CP phát sinh trong kỳ - Ghi giảm CP - Kết chuyển CP Cộng PS Nợ Cộng PS Có 5.2.3. Nguyên tắc ghi chép vào tài khoản kế toán chủ yếu TK Doanh thu - Ghi giảm doanh thu DT phát sinh trong kỳ - Kết chuyển DT thuần Cộng PS Nợ Cộng PS Có 5.2.3. Nguyên tắc ghi chép vào tài khoản kế toán chủ yếu TK Xác định kết quả - Kết chuyển CP - Kết chuyển DT thuần - Kết chuyển lãi - Kết chuyển lỗ Cộng PS Nợ Cộng PS Có 5.3. QUAN HỆ ĐỐI ỨNG TÀI KHOẢN Quan hệ đối ứng tài khoản là mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn, giữa các loại tài sản với nhau và giữa các loại nguồn vốn với nhau trong các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và có ảnh hưởng đến phương trình kế toán. Các mối quan hệ đối ứng Loại 1: Tăng tài sản này – Giảm tài sản khác Loại 2: Tăng nguồn vốn này – Giảm nguồn vốn khác Loại 3: Tăng tài sản – Tăng nguồn vốn Loại 4: Giảm tài sản – Giảm nguồn vốn 5.3. QUAN HỆ ĐỐI ỨNG TÀI KHOẢN Loại 1: Tăng tài sản này – Giảm tài sản khác Quan hệ này chỉ xảy ra trong nội bộ đơn vị kế toán. Trong quan hệ này, tổng quy mô tài sản không thay đổi, khi quan hệ này phát sinh chỉ làm thay đổi cơ cấu tài sản. Ví dụ: Rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt 70.000.000 Loại 2: Tăng nguồn vốn này – Giảm nguồn vốn khác Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh thuộc quan hệ này không làm thay đổi quy mô nguồn vốn cũng như tài sản mà chỉ làm thay đổi cơ cấu nguồn vốn. Ví dụ: Vay ngắn hạn ngân hàng để trả nợ cho người bán 20.000.000 5.3. QUAN HỆ ĐỐI ỨNG TÀI KHOẢN Loại 3: Tăng tài sản – Tăng nguồn vốn Quy mô tài sản và nguồn vốn tăng cùng một lượng bằng nhau sau nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Ví dụ: Mua nguyên vật liệu nhập kho, chưa thanh toán tiền cho người bán 45.000.000 Loại 4: Giảm tài sản – Giảm nguồn vốn Quy mô tài sản và nguồn vốn giảm cùng một lượng bằng nhau sau nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Ví dụ: Xuất quỹ tiền mặt để trả lương cho người lao động 10.000.000 5.3. QUAN HỆ ĐỐI ỨNG TÀI KHOẢN Nhận xét: Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến sự biến động trong nội bộ tài sản hoặc nội bộ nguồn vốn thì chúng phải có quan hệ ngược chiều và kết quả không làm thay đổi quy mô tài sản của đơn vị kế toán. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến sự biến động trong cả tài sản lẫn nguồn vốn thì chúng phải là quan hệ cùng chiều và kết quả hoặc làm tăng hoặc làm giảm quy mô tài sản của đơn vị kế toán. 5.4. PHƯƠNG PHÁP GHI SỔ KÉP 5.4.1. Khái niệm Phương pháp ghi sổ kép là phương pháp phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh lên tài khoản kế toán theo các quan hệ đối ứng bằng cách ghi ít nhất hai lần với cùng một số tiền phát sinh lên ít nhất hai tài khoản kế toán có quan hệ đối ứng với nhau. Thực chất là ghi Nợ vào tài khoản này và ghi Có vào tài khoản khác có quan hệ đối ứng với nó với cùng một số tiền. 5.4.2. Định khoản kế toán 5.4.2.1. Khái niệm Định khoản kế toán là việc xác định một nghiệp vụ kinh tế phát sinh được ghi Nợ và ghi Có vào những tài khoản kế toán nào với số tiền cụ thể là bao nhiêu. Định khoản kế toán gồm hai loại: Định khoản giản đơn và định khoản phức tạp Định khoản giản đơn: định khoản chỉ liên quan đến hai tài khoản kế toán. Định khoản phức tạp: định khoản liên quan đến ít nhất từ ba tài khoản kế toán trở lên. 5.4.2. Định khoản kế toán 5.4.2.2. Nguyên tắc định khoản (nguyên tắc ghi sổ kép) * Nguyên tắc định khoản: - Xác định tài khoản ghi Nợ trước, tài khoản ghi Có sau - Tổng số tiền ghi vào bên Nợ của các tài khoản phải bằng tổng số tiền ghi vào bên Có của các tài khoản trong cùng một định khoản - Một định khoản phức tạp có thể tách thành các định khoản giản đơn nhưng không được gộp các định khoản giản đơn thành một định khoản phức tạp 5.4.2. Định khoản kế toán * Quy trình định khoản - Xác định tài khoản kế toán - Xác định quan hệ đối ứng tài khoản - Xác định số tiền Ví dụ Ví dụ 1: Mua nguyên vật liệu nhập kho, giá mua theo hóa đơn GTGT chưa có thuế 240.000, thuế GTGT 10%, đã thanh toán cho người bán bằng tiền mặt. Nợ TK Nguyên vật liệu: 240.000 Nợ TK Thuế GTGT được khấu trừ: 24.000 Có TK Tiền mặt: 264.000 Ví dụ 2: Rút tiền gửi ngân hàng nhập quỹ tiền mặt 120.000, thanh toán cho người bán 250.000, trả lương cho công nhân viên 180.000. Nợ TK Tiền mặt: 120.000 Nợ TK Phải trả người bán: 250.000 Nợ TK Phải trả người lao động: 180.000 Cớ TK Tiền gửi ngân hàng: 550.000 Ví dụ Tạm ứng cho nhân viên đi công tác bằng tiền mặt 3.000.000. Nhận vốn góp liên doanh bằng một TSCĐ hữu hình trị giá 120.000.000. Ứng trước cho người bán bằng tiền mặt để mua nguyên vật liệu nhập kho trị giá 45.000.000. Người mua ứng trước cho doanh nghiệp bằng tiền mặt để kỳ sau lấy hàng 30.000.000. Thu nợ người mua bằng chuyển khoản 65.000.000. Rút tiền gửi ngân hàng mua công cụ dụng cụ nhập kho 7.000.000 và nhập quỹ tiền mặt 20.000.000. Yêu cầu: Cho biết các nghiệp vụ trên thuộc quan hệ đối ứng nào? Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh 5.5. BẢNG CÂN ĐỐI TÀI KHOẢN (BẢNG CÂN ĐỐI SỐ PHÁT SINH) Cuối mỗi kỳ kế toán, để tổng hợp số liệu và kiểm tra kết quả ghi sổ kế toán, kế toán tiến hành lập Bảng cân đối tài khoản theo nguyên tắc sau: Tổng số dư Nợ đầu kỳ (cuối kỳ) của các tài khoản = Tổng số dư Có đầu kỳ (cuối kỳ) của các TK Tổng số phát sinh Nợ của các TK = Tổng số phát sinh Có của các TK Bảng cân đối tài khoản Quý… Năm Chương 6: TÀI KHOẢN KẾ TOÁN 6.1. Ý NGHĨA VÀ CƠ SỞ HÌNH THÀNH HỆ THỐNG TÀI KHOẢN KẾ TOÁN 6.2. PHÂN LOẠI TÀI KHOẢN KẾ TOÁN 6.3. HỆ THỐNG TÀI KHOẢN KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP HIỆN HÀNH 6.1. Ý NGHĨA VÀ CƠ SỞ HÌNH THÀNH HỆ THỐNG TÀI KHOẢN KẾ TOÁN 6.1.1. Ý nghĩa Hệ thống tài khoản kế toán là danh mục các tài khoản kế toán phản ánh toàn bộ tài sản và sự vận động của tài sản đó trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, sử dụng kinh phí, để để cung cấp được số liệu để lập các báo cáo tài chính. Hệ thống tài khoản kế toán thống nhất áp dụng cho các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phàn kinh tế ở nước ta hiện nay do Bộ tài chính ban hành bao gồm các tài khoản cấp 1 trong bảng và các tài khoản ngoài bảng. 6.1. Ý NGHĨA VÀ CƠ SỞ HÌNH THÀNH HỆ THỐNG TÀI KHOẢN KẾ TOÁN 6.1.2. Cơ sở hình thành Mỗi tài khoản có tên gọi riêng phù hợp với nội dung kinh tế của đối tượng kế toán phản ánh ở tài khoản và được đánh số hiệu riêng. Số hiệu tài khoản cấp 1 được ký hiệu bằng 3 chữ số, chữ số đầu chỉ loại tài khoản, chữ số thứ 2 chỉ nhóm tài khoản, chữ số thứ 3 chỉ tài khoản trong nhóm. Trong hệ thống tài khoản thống nhất quy định một số tài khoản cấp 2 cần phải mở nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý vĩ mô của nhà nước. TK cấp 2 được ký hiệu bằng 4 chữ số, 3 chữ số đầu chỉ TK cấp 1 phải mở chi tiết, chữ số thứ 4 chỉ tài khoản cấp 2 của TK cấp 1 đó. 6.1. Ý NGHĨA VÀ CƠ SỞ HÌNH THÀNH HỆ THỐNG TÀI KHOẢN KẾ TOÁN 6.1.2. Cơ sở hình thành Hệ thống tài khoản kế toán hiện nay có các đặc trưng sau: - TK kế toán được phân loại và sắp xếp theo một trật tự nhất định: loại 1, 2 phản ánh vốn kinh doanh, loại 3, 4 phản ánh nguồn vốn, loại 5, 7 doanh thu, thu nhập… - Việc sắp xếp trật tự các tài khoản kế toán trong các loại cũng theo trật tự nhất định. Về TK vốn kinh doanh thì phản ánh tài sản ngắn hạn trước, TK phản ánh tài sản dài hạn sau… - Không sử dụng TK kế toán vừa phản ánh vốn, vừa phản ánh nguồn vốn. - Hạn chế tối đa việc sử dụng tài khoản kết hợp, về mặt nội dung kinh tế mà TK phản ánh thì mỗi TK chỉ phản ánh một nội dung nhất định, không kết hợp phản ánh nhiều nội dung. 6.2. PHÂN LOẠI TÀI KHOẢN KẾ TOÁN 6.2.1. Phân loại theo nội dung kinh tế 6.2.2. Phân loại theo công dụng và kết cấu 6.2.3. Phân loại tài khoản theo quan hệ với báo cáo tài chính 6.2.4. Tài khoản tổng hợp và tài khoản phân tích 6.2.1. Phân loại theo nội dung kinh tế TK phản ánh tài sản: Dùng để phản ánh giá trị toàn bộ tài sản của đơn vị, bao gồm: + TK phản ánh tài sản ngắn hạn + TK phản ánh tài sản dài hạn TK phản ánh nguồn hình thành tài sản, bao gồm: + TK phản ánh nguồn vốn chủ sở hữu + TK phản ánh công nợ phải trả TK phản ánh doanh thu từ hoạt động kinh doanh TK phản ánh chi phí hoạt động kinh doanh 6.2.2. Phân loại theo công dụng và kết cấu TK cơ bản TK điều chỉnh TK nghiệp vụ 6.2.2. Phân loại theo công dụng và kết cấu TK cơ bản: dùng để phản ánh trực tiếp tình hình biến động của tài sản theo giá trị tài sản và theo nguồn hình thành tài sản. Bao gồm: TK phản ánh tài sản: tài sản ngắn hạn, tài sản dài hạn (số dư Nợ) TK phản ánh nguồn vốn: vốn chủ sở hữu, công nợ phải trả (số dư Có) TK hỗn hợp: TK phải trả người bán, TK phải thu khách hàng (số dư 2 bên) 6.2.2. Phân loại theo công dụng và kết cấu TK điều chỉnh: là những tài khoản được sử dụng để tính toán lại các chỉ tiêu đã được phản ánh ở các tài khoản cơ bản nhằm cung cấp các số liệu xác thực về tình hình tài sản của đơn vị. TK điều chỉnh luôn có kết cấu ngược với TK cơ bản mà nó điều chỉnh. Bao gồm: + TK điều chỉnh gián tiếp: TK 214, TK 129, 139, 229, 159… Thông qua TK điều chỉnh gián tiếp, xác định được giá trị thực của tài sản. Giá trị thực của tài sản = Giá trị ghi sổ của tài sản - Dự phòng giảm giá tài sản Giá trị còn lại của TSCĐ = Nguyên giá - Giá trị hao mòn + TK điều chỉnh trực tiếp: TK 412, 413… 6.2.2. Phân loại theo công dụng và kết cấu TK nghiệp vụ: là những TK được dùng để tập hợp số liệu cần thiết, sau đó sử dụng các phương pháp mang tính nghiệp vụ kỹ thuật để xử lý. Bao gồm: + TK phân phối: dùng để tập hợp số liệu rồi phân phối cho các đối tượng có liên quan. Bao gồm: TK tập hợp phân phối: TK 621, 622… TK phân phối theo dự toán: TK 142, 242, 335 + TK tính giá thành: dùng để tổng hợp chi phí sản xuất, cung cấp số liệu để tính giá thành sản phẩm. + TK so sánh: dùng để xác định các chỉ tiêu cần thiết về hoạt động kinh doanh bằng cách so sánh tổng số phát sinh bên Nợ và tổng số phát sinh bên Có của từng TK ( TK doanh thu, kết quả). 6.2.3. Phân loại tài khoản theo quan hệ với báo cáo tài chính TK thuộc bảng cân đối kế toán: gồm những TK có số dư cuối kỳ bên Nợ hoặc bên Có, phản ánh toàn bộ tài sản của doanh nghiệp theo giá trị tài sản và nguồn hình thành tài sản. Bao gồm: + Nhóm TK phản ánh giá trị tài sản (ngắn hạn, dài hạn) + Nhóm TK phản ánh nguồn hình thành tài sản (vốn chủ sở hữu, nợ phải trả) TK ngoài Bảng cân đối kế toán: là các TK dùng để phản ánh bổ sung thông tin nhằm làm rõ một số chỉ tiêu đã được phản ánh trong Bảng cân đối kế toán. Đặc điểm TK ngoài bảng là phản ánh các đối tượng dưới hình thức ghi đơn và có kết cấu ghi chép giống TK tài sản. TK thuộc Báo cáo kết quả kinh doanh: là những TK không có số dư thuộc các chỉ tiêu chi phí, doanh thu, thu nhập và kết quả. 6.2.4. Tài khoản tổng hợp và tài khoản phân tích TK tổng hợp: theo dõi và cung cấp các thông tin tổng quát nhất về đối tượng phản ánh. Đối tượng ghi của TK tổng hợp chỉ được giới hạn ở những chỉ tiêu chung, phản ánh tình hình chung của nhiều loại tài sản, nguồn vốn có phạm vi giống nhau. TK phân tích: cung cấp thông tin chi tiết về đối tượng cụ thể, nhằm phục vụ chỉ đạo tác nghiệp. TK phân tích theo dõi chỉ tiêu chi tiết nhằm bổ sung thông tin cho các chỉ tiêu chung đã được phản ánh trên TK tổng hợp. 6.2.4. Tài khoản tổng hợp và tài khoản phân tích Nguyên tắc tổ chức TK phân tích và TK tổng hợp: TK phân tích và TK tổng hợp phải có cung nội dung phản ánh và kết cấu ghi chép Việc ghi chép trên TK phân tích và TK tổng hợp được tiến hành đồng thời Không có quan hệ đối ứng giữa TK tổng hợp và TK phân tích của nó, chỉ có quan hệ đối ứng giữa các TK phân tích của một TK tổng hợp. Tổng số liệu trên TK phân tích phải thống nhất với số liệu trên TK tổng hợp 6.3. HỆ THỐNG TÀI KHOẢN KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP HIỆN HÀNH Hệ thống TK doanh nghiệp hiện hành gồm 10 loại TK TK thuộc Bảng cân đối kế toán + Loại 1, 2: TK tài sản + Loại 3, 4: TK nguồn vốn TK ngoài Bảng cân đối kế toán: TK loại 0 TK thuộc Báo cáo kết quả kinh doanh: + TK loại 5, 7: TK doanh thu, thu nhập + TK loại 6, 8: TK chi phí hoạt động kinh doanh, hoạt động khác 6.3. HỆ THỐNG TÀI KHOẢN KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP HIỆN HÀNH 6.3.1. Cách gọi tên và đánh số tài khoản 0 - 9 là các số đầu tiên của thứ tự các loại TK TK cấp 1 gồm 3 chữ số: + Số thứ nhất: mã số loại TK + Số thứ hai: mã số của nhóm TK trong loại + Số thứ ba: mã số của TK trong nhóm Số hiệu TK phân tích phải bao gồm số hiệu của TK tổng hợp nó. 6.3. HỆ THỐNG TÀI KHOẢN KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP HIỆN HÀNH 6.3.2. Hệ thống TK kế toán doanh nghiệp hiện hành Hệ thống TK kế toán doanh nghiệp hiện hành được ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính. Câu hỏi Đúng/Sai Các TK thuộc Báo cáo kết quả kinh doanh không có số dư cuối kỳ. Các TK phân tích của một TK tổng hợp có thể có quan hệ đối ứng với nhau. TK phản ánh tài sản ngắn hạn phải có kết cấu ngược với tài khoản phản ánh tài sản dài hạn. Các TK điều chỉnh không có số dư cuối kỳ. TK theo dõi doanh thu phải có kết cấu ngược với TK theo dõi tài sản. Các TK phản ánh chi phí hoạt động của đơn vị kế toán là TK cơ bản trong hệ thống TK kế toán. Lập Bảng cân đối tài khoản không phải là công việc bắt buộc trước khi lập Báo cáo tài chính.