Chuyên đề 2
Quyền công dân trong Hiến pháp VN
I. Khái niệm:
1. Quyền con người
2. Quyền công dân
II. Mối quan hệ giữa quyền con người và
quyền công dân
III. Thực tiễn nguyên tắc đảm bảo tính hiện
thực trong ghi nhận quyền công dân qua
các bản Hiến pháp Việt Nam
28 trang |
Chia sẻ: hoang16 | Lượt xem: 739 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề 2 Quyền công dân trong Hiến pháp Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên đề 2
Quyền công dân trong Hiến pháp VN
Chuyên đề 2
Quyền công dân trong Hiến pháp VN
I. Khái niệm:
1. Quyền con người
2. Quyền công dân
II. Mối quan hệ giữa quyền con người và
quyền công dân
III. Thực tiễn nguyên tắc đảm bảo tính hiện
thực trong ghi nhận quyền công dân qua
các bản Hiến pháp Việt Nam.
I. Khái niệm:
1. Quyền con người:
“Chúng ta thừa nhận những
chân lý tự nhiên rằng, tất cả
mọi người đều sinh ra bình
đẳng, tạo hoá trao cho họ
những quyền không thể tước
đoạt, đó là quyền sống, quyền
tự do và quyền mưu cầu
hạnh phúc”
(Tuyên ngôn Độc lập Hoa kỳ, 1776)
Tuyên ngôn độc lập của Hoa Kỳ là văn bản chính trị được
tuyên bố vào 4 tháng 7 năm 1776, đánh dấu việc ly khai khỏi
Anh của 13 thuộc địa Bắc Mỹ.
Nội dung chính của bản Tuyên ngôn được dựa trên tư tưởng của
một triết gia người Anh ở thế kỷ 16, John Locke. Theo đó, ba
quyền cơ bản không thể bị tước đoạt của con người là quyền
được sống, được tự do và được sở hữu. Quyền sở hữu được
Jefferson đề cập tới trong bản Tuyên ngôn là "quyền được mưu
cầu hạnh phúc". Những ý tưởng khác của John Locke cũng
được Jefferson đưa vào bản Tuyên ngôn như sự bình đẳng, Nhà
nước hạn chế, quyền được lật đổ Chính quyền khi Chính quyền
không còn phù hợp. Bản Tuyên ngôn cũng vạch tội nhà cầm
quyền Anh, đại diện là vua George III, bởi chính sách thuế khóa
nặng nề và tàn bạo.
Bản Tuyên ngôn đã truyền cảm hứng
cho nhiều bài phát biểu nổi tiếng khác
như phát biểu của Abraham Lincoln,
Tổng thống thứ 16 của Hoa Kỳ (Diễn
văn Gettysburg, tuy dài chưa tới 300
từ, được Ông đọc khoảng 3 phút tại Lễ
Cung hiến Nghĩa trang Chiến sĩ Quốc
gia ở Gettysburg, nhưng là 1 diễn từ nổi
tiếng nhất, được trích dẫn nhiều nhất
trong LS nước Mỹ).
Bản Tuyên ngôn cũng ảnh hưởng đến
nhiều tuyên ngôn độc lập của các nước
khác như Việt Nam và Zimbabwe.
“mọi người đều sinh ra bình đẳng,
tạo hoá trao cho họ những quyền
không thể tước đoạt, đó là quyền
sống, quyền tự do và quyền mưu cầu
hạnh phúc”
“Lời bất hủ ấy trong bản Tuyên ngôn
độc lập năm 1776 của nước Mỹ. Suy
rộng ra, câu ấy có nghĩa là: Tất cả
các dân tộc trên thế giới đều sinh ra
bình đẳng, dân tộc nào cũng có
quyền sống, quyền sung sướng và
quyền tự do “
(Hồ Chí Minh , Tuyên Ngôn Độc lập, 2- 9 năm 1945)
Nhân quyền là gì?
Nhân quyền, hay quyền con người là những
quyền tự nhiên (hiển nhiên) của con người và
không bị tước bỏ bất cứ ai và bất cứ chính thể
nào.
Nhân quyền được xem là một trong mười phát
minh làm thay đổi thế giới, cùng với thuyết
tiến hóa, lực hấp dẫn, thuyết tương đối, vắc
xin, kính hiển vi, công nghệ nano, ngành vũ
trụ, World wide web ...
Ngày 19-12-1966 Đại hội đồng Liên Hiệp
quốc đã thông qua hai Công ước quốc tế về
các quyền con người. Công ước thứ nhất có
hiệu lực từ ngày 23-3-1976 bảo vệ các quyền
dân sự và chính trị. Công ước thứ hai có hiệu
lực từ ngày 3-1-1976 bảo vệ các quyền kinh tế,
văn hóa, xã hội.
Hội đồng Nhân quyền LHQ, trực thuộc Đại
Hội đồng Liên hiệp Quốc, được thành lập ở
Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới 2005 để thay
thế Ủy ban Liên hiệp Quốc về Nhân quyền
(United Nations Commission on Human
Rights). Nó được xếp dưới Hội đồng Bảo an.
47/191 ghế thành viên trong Hội đồng được
bầu thông qua hình thức bỏ phiếu kín theo
nguyên tắc đa số tương đối (trên 50%), họp
thường kỳ một năm ba lần, có nhiệm vụ điều
tra sự vi phạm nhân quyền, có thể yêu cầu Hội
đồng Bảo an đưa các vụ kiện ra Tòa án Tội
phạm Quốc tế (ICC).
2. Quyền công dân:
Quyền công dân là những quyền hạn của một cá
nhân được pháp luật của một nhà nước quy
định hoặc thừa nhận. Tùy thuộc vào mỗi quốc
gia và từng giai đoạn lịch sử cụ thể cũng như
tùy thuộc vào chính thể, vào tính chất và mức
độ dân chủ thật sự của mỗi quốc gia mà quyền
công dân sẽ được ghi nhận khác nhau.
Hiến pháp 1946
Quyền cơ bản của công dân được qui định từ điều 6
– 16. Có nhiều điểm rất tiến bộ:
– Nền sơ học cưỡng bách và không học phí. Ở các trường sơ
học địa phương, quốc dân thiểu số có quyền học bằng tiếng
của mình.
– Trường tư được mở tự do và phải dạy theo chương trình
Nhà nước.
– Quyền tư hữu tài sản của công dân Việt Nam được bảo
đảm.
– Đàn bà ngang quyền với đàn ông về mọi phương diện
Hiến pháp 1992 & sửa đổi 2002
Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được
qui định tại Chương V, từ điều 49 – 82.
– Đ. 50: “Ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam, các quyền con người về chính trị, dân sự,
kinh tế, văn hoá và xã hội được tôn trọng, thể hiện
ở các quyền công dân và được quy định trong Hiến
pháp và luật”
– Quyền của công dân không tách rời nghĩa vụ
II. Mối quan hệ giữa quyền con người
và quyền công dân
Quyền con người – Quyền công dân:
là những khái niệm không đồng nhất (chủ thể,
nội dung và tính chất xã hội).
Quyền con người là quyền tự nhiên (Mọi
người sinh ra đều có quyền )
Quyền công dân: là sự cụ thể hóa quyền con
người bằng pháp luật ở mỗi quốc gia. Một
quốc gia độc lập là điều kiện để có quyền công
dân.
Quyền con người:
– Quyền của CON
NGƯỜI nói chung
– Lịch sử lâu đời
– Nội hàm rộng hơn
– Không gian rộng
lớn hơn: thế giới
loài người
Quyền công dân:
– Chủ thể: Mang tính xác định
hơn, quyền của một công
dân gắn liền mỗi nhà nước
– Gắn liền với lịch sử lập hiến
của từng nước.
– Nội hàm hẹp hơn do gắn với
các điều kiện: kinh tế, chính
trị, văn hóa, truyền thống,
của mỗi quốc gia.
– Phạm vi một quốc gia và
công dân của QG đó.
Hiếp pháp 1787 của Mỹ là HP thành văn đầu
tiên trên thế giới, chỉ có vẻn vẹn 7 điều. Mãi
đến tu chính án thứ 19 (sửa đổi, bổ sung), năm
1920 phụ nữ Mỹ mới có quyền đi bỏ phiếu.
Các quyền qui định trong Hiếp pháp
phải được đảm bảo trong thực tế.
HP 1980:
Điều 60: quy định chế độ học
không phải trả tiền;
HP 1992:
Điều 59 Hiến pháp 1992:
"Học tập là quyền và nghĩa
vụ của công dân. Bậc tiểu
học là bắt buộc, không phải
trả học phí, công dân có
quyền học văn hóa và học
nghề bằng nhiều hình thức.
Học sinh có năng khiếu
được Nhà nước và xã hội
tạo điều kiện học tập để
phát triển tài năng. Nhà
nước có chính sách học phí,
học bổng. Nhà nước và xã
hội tạo điều kiện cho trẻ em
tàn tật được học văn hóa và
học nghề phù hợp".
Điều 61, HP. 80: "Nhà
nước khám bệnh và
chữa bệnh không phải
mất tiền".
Điều 61, HP. 92 Hiến
pháp 1992:
"Công dân có quyền
được hưởng chế độ bảo
vệ sức khỏe, Nhà nước
quy định chế độ viện
phí, chế độ miễn, giảm
viện phí..."
Cụ thể hóa các quyền công dân trong
HP 1992 để đảm bảo nó được thực hiện
Điều 57. Hiến pháp 1992: Công dân có
quyền tự do kinh doanh theo quy định
của pháp luật.
Điều 7. Luật DN 2005: Doanh nghiệp
thuộc mọi thành phần kinh tế có quyền
kinh doanh các ngành, nghề mà pháp
luật không cấm.
NGÀNH NGHỀ CẤM KINH DOANH
Để đảm bảo quốc phòng an ninh; trật
tự an toàn xã hội;
Bảo vệ giá trị văn hoá, truyền thống;
Bảo vệ môi trường.
KINH DOANH CÓ ĐIỀU KIỆN
Yêu cầu DN phải có hoặc phải thực
hiện khi kinh doanh một ngành nghề cụ
thể:
– GPKD
– Giấy CN đủ điều kiện KD
– Chứng chỉ hành nghề
Quyền công dân được đảm bảo thực hiện
trong thực tế, nhưng trong khuôn khổ,
điều kiện nhất định
Đ. 69: Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo
chí; có quyền được thông tin; có quyền hội họp, lập
hội, biểu tình theo quy định của pháp luật.
Đ. 68: Công dân có quyền tự do đi lại và cư trú ở
trong nước, có quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài
về nước theo quy định của pháp luật.
Đ. 70: Công dân có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo,
theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo
đều bình đẳng trước pháp luật.
III. Thực tiễn nguyên tắc đảm bảo tính hiện
thực trong ghi nhận quyền công dân qua
các bản Hiến pháp Việt Nam
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có công đặt vấn đề với thế giới về
quyền tự quyết của các dân tộc được Người suy rộng ra từ
Tuyên Ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Mỹ quốc và Pháp
quốc, đó là những quyền con người mà tạo hóa ban cho họ,
không ai có quyền hạn chế và tước bỏ. Nhưng những suy luận
có tính sáng tạo của Chủ Tịch Hồ Chí Minh không được phát
huy trong các bản hiến pháp sau này. Điều đó thể hiện ở chỗ,
nếu như quyền con người của Chủ Tịch Hồ Chí Minh được
hiểu là những quyền của tạo hóa, thì sang các bản Hiến pháp
Việt Nam sau này lại được ghi nhận là những quyền được
Hiến pháp thừa nhận.
Nguyễn Đăng Dung, Hiếp pháp Việt Nam, tlđd
Điều 60 quy định: "Công dân có quyền nghiên cứu
khoa học, kỹ thuật, phát minh, sáng chế, sáng kiến kỹ
thuật....” Điều này có nghĩa là nhà nước thừa nhận
công dân có quyền nghiên cứu khoa học. Nếu nhà
nước không công nhận thì, người công dân Việt Nam
không có những quyền nghiên cứu khoa học?
Các Điều 53, Điều 54; 56; 57; 58 ... của Hiến pháp
năm 1992 định dưới dạng nhà nước thừa nhận quyền
này, quyền kia cho công dân, một cách chủ quan duy
ý chí, chứ không phải là người dân được hưởng các
quyền đó một cách mặc nhiên.
Nguyễn Đăng Dung, Hiến pháp VN, tlđd
Hiến pháp Mỹ, cách đây hơn 2 thế kỷ, tư duy của họ hoàn toàn
khác, không phải là một sự ban phát từ phía nhà nước, mà
những quyền con người luôn luôn là mặc nhiên, nhà nước phải
có nghĩa vụ ngăn chặn sự vi phạm từ bất kể chủ thể nào. Ví dụ,
về quyền tự do tôn giáo, tự do ngôn luận bản Hiến pháp Hoa
Kỳ quy định:
"Quốc hội sẽ không được ban hành một đạo luật nào nhằm
thiết lập tôn giáo, hoặc ngăn cấm tự do tín ngưỡng, hạn chế tự
do ngôn luận, tự do báo chí và quyền của dân chúng được hội
họp ôn hoà và kiến nghị lên chính phủ các điều thỉnh cầu, để
bày tỏ những nỗi bất bình của họ."
Tu chính án này không ban cho người dân quyền tự do tín
ngưỡng hay quyền tự do báo chí, mà chỉ ngăn cấm việc Quốc
hội thông qua những đạo luật can thiệp vào quyền tự do, ngôn
luận, tự do tín ngưỡng. Cá nhân thì được tự do “làm tất cả
những gì pháp luật không cấm (chứ không phải cần pháp luật
cho phép), còn chính quyền thì chỉ được làm những gì mà
pháp luật cho phép mà thôi.
Tu chính án thứ nhất của Hiến pháp Hoa kỳ.
“Việc ban hành Luật Trách nhiệm bồi thường
nhà nước phản ánh quá trình dân chủ hoá đời
sống xã hội. Luật đã đặt vai trò, địa vị pháp lý
của người dân ngang bằng với Nhà nước, nghĩa
là luật cho phép người dân yêu cầu, khởi kiện và
Nhà nước phải bồi thường khi các công chức,
viên chức của mình có lỗi... Điều này có ý nghĩa
to lớn tới tiến trình cải cách tư pháp, cải cách
hành chính của đất nước”.
(Phạm Quốc Anh - Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam nói
về Luật TNBTNN có hiệu lực từ 1.1.10).
Theo báo cáo của Chính phủ từ năm 1997 đến 2007,
cả nước mới chỉ giải quyết 170 vụ việc đòi bồi
thường thiệt hại do công chức, viên chức nhà nước
gây ra với số tiền bồi thường là trên 16 tỉ đồng. Còn
sau 4 năm thi hành Nghị quyết 388 bồi thường cho
người bị oan trong tố tụng hình sự, thì cũng mới giải
quyết được 200 vụ với tổng số tiền bồi thường là
gần 15 tỉ đồng. Dù vậy, Chính phủ cũng thẳng thắn
nhìn nhận: Số lượng vụ việc được bồi thường không
tương xứng với yêu cầu thực tế.
Duy Thanh, Báo Lao Động, 04-01-10: Nhà nước dễ trở thành con nợ