Theo Công ước về Luật Séc năm 1931:
Séc là một lệnh trả tiền vô điều kiện, do khách hàng của ngân hàng ra lệnh
cho ngân hàng trích một số tiền nhất định từ tài khoản của mình mở tại ngân
hàng đó để trả cho người cầm séc hoặc cho người được chỉ định trên séc.
Ở Việt Nam, theo quy định của Luật Các công cụ chuyển nhượng năm
2005:
Séc là giấy tờ có giá do người ký phát lập, ra lệnh cho người bị ký phát là
ngân hàng hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán được phép của Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam trích một số tiền nhất định từ tài khoản của mình để
thanh toán cho người thụ hưởng.
35 trang |
Chia sẻ: nyanko | Lượt xem: 1371 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề 4 Nghiệp vụ thanh toán qua ngân hàng (tiếp), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên đề 4
Nghiệp vụ thanh toán qua ngân hàng
Khái niệm về séc
Theo Công ước về Luật Séc năm 1931:
Séc là một lệnh trả tiền vô điều kiện, do khách hàng của ngân hàng ra lệnh
cho ngân hàng trích một số tiền nhất định từ tài khoản của mình mở tại ngân
hàng đó để trả cho người cầm séc hoặc cho người được chỉ định trên séc.
Ở Việt Nam, theo quy định của Luật Các công cụ chuyển nhượng năm
2005:
Séc là giấy tờ có giá do người ký phát lập, ra lệnh cho người bị ký phát là
ngân hàng hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán được phép của Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam trích một số tiền nhất định từ tài khoản của mình để
thanh toán cho người thụ hưởng.
• Đặc điểm của séc:
- Séc được xác định là một hối phiếu thanh toán ngay (demand
draft) của người ký phát gửi cho người mắc nợ.
- Séc là một công cụ chuyển nhượng, tức là giấy tờ có giá ghi
lệnh thanh toán hoặc cam kết thanh toán không điều kiện một
số tiền xác định vào một thời điểm xác định.
Trong đó, giấy tờ có giá là bằng chứng xác nhận nghĩa vụ trả
nợ giữa tổ chức phát hành giấy tờ có giá với người sở hữu giấy tờ
có giá trong một thời hạn nhất định (ví dụ: séc, chứng chỉ tiền
gửi, tín phiếu, trái phiếu)
• Tính chất của công cụ chuyển nhượng:
- Lệnh chi trả vô điều kiện hoặc là cam kết trả tiền cho người
phát hành hoặc người giữ nó
- Có ghi rõ số tiền nhất định
- Trả theo yêu cầu khi được xuất trình hoặc vào một thời gian
xác định được (ví dụ: sau bao nhiêu ngày từ ngày ký phát
hoặc vào một ngày nhất định)
- Có chữ kí của người phát hành/người ký hậu
- Địa điểm và ngày lập hối phiếu
• Người ký hậu (endorser) là người ký chi trả hối phiếu hoặc chi
trả công cụ chuyển nhượng để chuyển giao quyền thụ hưởng
cho người khác bằng cách chứng thực hay ký hậu
(endorsement).
• Người ký hậu phải thanh toán chi phiếu nếu chi phiếu đó bị từ
chối thanh toán vì bất kỳ lí do nào.
• Người kí phát séc được goi là người phát lệnh (drawer)
• Người phải trả tiền hối phiếu được gọi là người thụ lệnh hay
còn gọi là người bị ký phát (drawee)
• Người thụ hưởng còn gọi là người được trả tiền (beneficiary or
payee)
• Người ký hậu (endorser) là người ký chi trả séc, để chuyển
giao quyền thụ hưởng cho người khác bằng cách ký hậu
(endorsement).
• Ví dụ: Hiền ký séc trả tiền cho Thắng. Thắng ký hậu chuyển
séc này cho Toàn.
Người ký phát là người lập và ký tên trên séc để ra lệnh cho
người thực hiện thanh toán thay mặt mình trả số tiền ghi trên séc.
• Người bị ký phát là ngân hàng, nơi người ký phát được sử
dụng tài khoản thanh toán với số tiền để ký phát séc theo thoả
thuận giữa người ký phát với ngân hàng.
• Người thụ hưởng là người cầm tờ séc đó mà tờ séc đó có ghi
tên người được trả tiền là chính mình hoặc mình được chuyển
nhượng hợp pháp.
• Một người có thể:
• vừa là người phát hành séc, vừa là người thụ hưởng?
• vừa là người thụ hưởng vừa là người bị ký phát?
• vừa là người phát séc vừa là người bị ký phát?
Sơ đồ lưu thông séc qua một ngân hàng
• Có hai trường hợp
- Người thụ hưởng đồng thời là người phát lệnh
- Người thụ hưởng là người thứ ba do người phát lệnh chỉ định được ghi tên trong séc.
Người bán
NGÂN HÀNG
Người mua
(3)
(2)
(1)
(4)
Sơ đồ vận hành séc qua hai ngân hàng
Ngân hàng
bên bán
Ngân hàng bên
mua
Người bán
(5)
(7)(3)
Người mua
(4)
(6
)
(1)
(2
)
Ví dụ về séc
Trách nhiệm pháp lý của các bên liên quan
• Người kí phát séc có trách nhiệm về việc trả số nợ kể cả trong
trường hợp séc bị từ chối thanh toán toàn bộ hoặc một phần.
• Người bị ký phát (tổ chức thực hiện thanh toán) có nghĩa vụ
thanh toán tờ séc nếu séc có đủ điều kiện để thanh toán. Trong
trường hợp người ký phát séc trên tài khoản tiền gửi thanh
toán tại ngân hàng thì ngân hàng sẽ thanh toán séc thông qua
chuyển tiền vào tài khoản hoặc trả tiền mặt cho người thụ
hưởng.
• Trong trường hợp, ngân hàng từ chối thanh toán séc, ngân
hàng gửi xác nhận từ chối thanh toán bằng văn bản cho người
thụ hưởng.
Trách nhiệm 2
• Pháp luật đảm bảo quyền lợi cho người thụ hưởng bằng việc quy
định quyền truy đòi trong trường hợp séc bị từ chối thanh toán toàn
bộ hoặc một phần.
• Người ký phát séc phải chịu trách nhiệm về việc trả số tiền truy đòi
trên tờ séc do mình ký phát cho người thụ hưởng hoặc cho người đã
thực hiện việc chi trả số tiền truy đòi khi nhận được thông báo truy
đòi.
• Người ký hậu, chuyển nhượng séc phải đảm bảo rằng: séc không bị
mất, không bị thay đổi, không bao gồm các nội dung giả mạo,
không thuộc quyền sở hữu của người khác và người ký hậu không
hay biết về việc mất khả năng thanh toán của người phát hành vào
thời điểm đề nghị thanh toán séc.
• Ví dụ: Ai đó giả mạo chữ kí của Hiền và ký hậu trả tiền cho
Thục. Thục cầm séc đến ngân hàng. Ngân hàng từ chối trả tiền
cho Thục và đưa trả lại cho Thục tờ séc đó. Bạn có nhận xét gì
về sự việc này. Trong những trường hợp nào, Thục sẽ không
nhận được thanh toán của ngân hàng?
Các hình thức ký hậu/chứng thực
(Chữ ký phía sau công cụ chuyển nhượng)
• Chứng thực trống (blank endorsement) là hình thức mà người
được trả tiền chỉ việc ký tên vào séc và có thể chuyển nhượng
được tờ séc đó.
Phương Xuân nợ tiền của Mạnh Hiệp và Ngọc Quang kí phát
séc cho Phương Xuân số tiền trên. Phương Xuân chỉ cần kí tên
vào tờ séc và đưa cho Mạnh Hiệp tờ séc trên để trả nợ.
• Chứng thực đặc biệt (special endorsement), ví dụ “thanh
toán theo lệnh của Mạnh Hiệp”, tức là chỉ có Mạnh Hiệp
có thể chuyển nhượng được tấm séc này.
• Chứng thực giới hạn (restrictive endorsement) viết
chuyển nhượng giới hạn tiếp theo như “chỉ ký gửi”: tức là
khoản tiền phải gửi vào tài khoản tiền gửi, không được trả
bằng tiền mặt hay chuyển khoản vào tài khoản của người
khác.
Phân loại séc 1
• Nếu phân loại theo người thụ hưởng
- Séc ký danh
- Séc vô danh – “trả cho người cầm séc” (bearer check)
- Séc trả theo lệnh – “trả theo lệnh của người thụ hưởng” (order check)
- Séc gạch chéo (crossed cheque) là loại séc mà trên mặt trước có gạch chéo,
trong đó có thể ghi hoặc không ghi dòng chữ “account payee” hoặc “not
negotiable”. Mục đích của gạch chéo này là để nhấn mạnh séc này không
cho phép người thụ hưởng rút tiền mặt hoặc không được chuyển nhượng.
Ngân hàng sẽ chi trả cho người hưởng lợi số tiền bằng cách chuyển khoản.
Phân loại séc 2
• Nếu phân loại theo tính bảo đảm thanh toán của tờ séc
- Séc bảo chi là loại séc được ngân hàng xác nhận việc trả tiền.
Bằng việc xác nhận của mình, ngân hàng có chịu hoàn toàn
trách nhiệm, trong trường hợp séc không được chi trả
(certified check).
- Séc không bảo chi
Phân loại séc 3
• Nếu phân loại theo phương thức thanh toán séc
- Séc chuyển khoản
- Séc trả tiền mặt (open cheque)
• Nếu phân loại theo không gian thanh toán
- Séc trong nước
- Séc thanh toán quốc tế
Phân loại séc 4
• Séc du lịch là loại séc có thể dùng để thay thế tiền mặt. Nó
được phát hành bởi một ngân hàng hoặc có thể được thanh
toán tại bất cứ chi nhánh hay đại lí của ngân hàng tham gia
thanh toán trên toàn thế giới. Nó được thanh toán theo yêu cầu
của người giữ séc.
Holder in due course
Người nắm giữ hợp pháp
• Người nắm giữ hợp pháp công cụ chuyển nhượng là người nắm giữ trung thành
một công cụ chuyển nhượng nào đó (như séc, hối phiếu, lệnh phiếu) với giá trị
sẽ nhận, không bị ai khiếu nại, có giá trị khi thanh toán.
• Theo đó, người cầm séc do người khác ký hậu là người chủ sở hữu hợp pháp;
người chấp nhận chi trả hối phiếu (chi phiếu) từ bên thứ ba sẽ nắm giữ quyền
sở hữu pháp lý đối với công cụ đó, nếu những người này bảo đảm đủ các điều
kiện sau:
- Đó là người nắm giữ công cụ chuyển nhượng, chấp nhận giá trị sẽ nhận, có
thể dưới dạng tiền và mua lại công cụ này với một thiện ý (good faith).
Ví dụ: người mua xe bị đánh cắp không bao giờ là người sở hữu chiếc xe đó.
Holder in due course 2
- Người nắm giữ không biết rằng công cụ đã bị quá hạn hoặc
bị từ chối thanh toán.
- Người nắm giữ không biết rằng công cụ đó bị làm giả chữ kí
hoặc bị thay đổi nội dung.
- Người nắm giữ không biết về các vụ tranh chấp về việc
thanh toán công cụ chuyển nhượng đó.
Paying vs. cashing a check
• Ngân hàng có nghĩa vụ phải trả tiền cho khách hàng ký phát
séc trên tài khoản tiền gửi đặt tại ngân hàng đó nếu séc được
viết mang đầy đủ nội dung theo yêu cầu và nó thoả mãn các
điều kiện thanh toán theo qui định. Giao dịch viên sẽ trả tiền
mặt (pay a check) cho khách hàng nắm giữ tờ séc mà người bị
ký phát là chính ngân hàng đó (an-on-us check).
• Tuy nhiên, ngân hàng không có nghĩa vụ phải thanh toán các
séc được ký phát cho các ngân hàng khác. (check drawn on
another bank). Teller is cashing a check when he or she gives
cash to the person presenting a check drawn on another bank.
Paying check
• Sau khi thanh toán séc, ngân hàng không được phép rút lại quyết
định và trả lại séc cho khách hàng. Vì vậy, các giao dịch viên cần
phải kiểm tra kỹ lưỡng các thông tin trên tờ séc.
Séc có đúng theo mẫu
Kiểm tra mẫu chữ kí người có trách nhiệm, giấy tờ của người
Séc có bị gạch xoá
Séc còn hiệu lực về thời gian
Tài khoản của khách hiện có đang bị phong toả
Séc có được ký hậu đúng qui định
Tài khoản còn đủ tiền thanh toán hay không?
• Ngược lại, nếu ngân hàng không thanh toán séc hợp lệ, ngân
hàng phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người
phát hành séc vì đa không thực thi lệnh trả tiền, ảnh hưởng đến
uy tín của khách hàng đối với người thụ séc và có thể bị kết
vào tội “không trả nợ”.
• Ngoài tội danh nói trên, ở các nước việc từ chối trả tiền một
séc hợp lệ, ngân hàng còn bị kết tội “làm suy giảm niềm tin
đối với hệ thống thanh toán tiền tệ của Nhà nước”.
Séc hợp lệ
Tờ séc có hiệu lực phải đầy đủ các yếu tố sau:
- Chữ Séc được in phía trên tờ séc
- Số séc
- Số tiền xác định, được ghi cả bằng số và bằng chứ và hai nội
dung này phải khớp với nhau
- Tên, địa chỉ người thực hiện thanh toán
- Ngày ký phát
- Chữ ký của người ký phát
Điều kiện thanh toán séc
Tờ séc được chấp nhận thanh toán khi có đủ điều kiện sau
đây:
- Tờ séc được nộp trong thời hạn xuất trình là 30 ngày. Nếu
nộp chậm chưa quá 60 ngày vẫn có thể được thanh toán nếu
không có lệnh đình chỉ của người ký phát và tài khoản vẫn đủ
khả năng thanh toán.
- Tờ séc được lập trên mẫu và đủ yếu tố, không tẩy xoá, sửa
chữa hoặc bị rách hoặc có nội dung có mâu thuẫn.
Điều kiện thanh toán séc 2
- Số tiền trên séc không vượt quá số dư trên tài khoản của người
trả tiền. Nếu không, tờ séc vẫn có thể thanh toán trong trường
hợp
1) Cho vay thấu chi
2) Thanh toán một phần
Trường hợp khách hàng bị chết hoặc mất
năng lực hành vi dân sự
• Việc khách hàng ký phát séc bị chết hoặc mất năng lực hành vi
dân sự không làm ảnh hưởng đến nghĩa vị phải thanh toán séc
của ngân hàng, trừ phi ngân hàng biết về vụ việc trên.
1. Ngân hàng vẫn có thể thanh toán séc trên tài khoản của người
đã mất.
2. Trong trường hợp khách hàng mất năng lực hành vi dân sự,
ngân hàng phải có kết luận của toà án xác nhận về việc mất
năng lực hành vi dân sự của khách hàng thì mới được phép
dừng việc thanh toán séc.
Cashing checks
• Nghiệp vụ này đem lại nhiều rủi ro cho ngân hàng hơn là việc
thanh toán séc ký phát trên tài khoản tiền gửi của chính mình.
Tuy nhiên ngân hàng có thể vẫn thanh toán trong trường hợp:
1. Khách hàng nắm giữ tờ séc là khách hàng uy tín của ngân
hàng.
2. Người ký phát séc là một khách hàng của ngân hàng.
Nếu ngân hàng thanh toán séc, nhưng người bị ký phát không
chịu trả tiền, vậy ngân hàng sẽ phải làm gì?