Chuyên đề 5: Thị trường vốn trong hệ thống tài chính

1- Giới thiệu về thị trường vốn 2- Sự khác biệt giữa các hình thức tổ chức thị trường chứng khoán 3- Cơ chế giao dịch của thị trường chứng khoán 4- Thất bại của thị trường và quản lý thị trường chứng khoán

pdf27 trang | Chia sẻ: nyanko | Lượt xem: 1243 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề 5: Thị trường vốn trong hệ thống tài chính, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên đề 5: THỊ TRƯỜNG VỐN TRONG HỆ THÔNG TÀI CHÍNH Dr. Nguyễn Thị Lan NỘI DUNG: 1- Giới thiệu về thị trường vốn 2- Sự khác biệt giữa các hình thức tổ chức thị trường chứng khoán 3- Cơ chế giao dịch của thị trường chứng khoán 4- Thất bại của thị trường và quản lý thị trường chứng khoán 1- GIỚI THIỆU VỀ THỊ TRƯỜNG VỐN  Thị trường vốn là nơi diễn ra giao dịch mua bán các loại tài sản tài chính hoặc công cụ nợ trung hoặc dài hạn.  Kết cấu của thị trường vốn: 1) Thị trường chứng khoán (Securities) 2) Thị trường cho vay thế chấp (mortgage market) 3) Thị trường tín dụng thuê mua (leasing market), Đặc điểm của thị trường vốn 1) TT vốn diễn ra quá trình chuyển dịch từ tư bản sở hữu sang tư bản kinh doanh. 2) Đối tượng của TT vốn là quyền SD các nguồn TC dài hạn đầu tư dài hạn vào SXKD. 3) Công cụ của TT vốn là các khoản vay hay các chứng khoán có thời hạn từ một năm tính thanh khoản thấp hơn, nhiều rủi ro. 1.1 Thị trường chứng khoán  Thị trường chứng khoán là nơi diễn ra các giao dịch mua bán, trao đổi các loại chứng khoán.  Chứng khoán được hiểu là các giấy tờ có giá, xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với nhà phát hành. Bao gồm: o Cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ o Quyền mua cổ phần (option), chứng quyền, quyền chọn mua, quyền chọn bán, hợp đồng tương lai (future), đặc quyền mua cổ phiếu/ đảm bảo (warranty), chứng khoán phái sinh (derivatives) Phân loại thị trường chứng khoán Dựa vào cách phát hành:  Thị trường sơ cấp:  Thị trường thứ cấp Dựa vào các hình thức tổ chức thị trường:  Thị trường tập trung: còn gọi là SGDCK  Thị trường phi tập trung: OTC Dựa vào hàng hóa trên thị trường: - Thị trường cổ phiếu - Thị trường trái phiếu - Thị trường chứng khoán phái sinh Nguyên tắc hoạt động của TTCK  Nguyên tắc công khai: – Xây dựng trên hệ thống công bố thông tin tốt và công khai. – Thông tin trên TTCK phải: (1)Chính xác; (2)Kịp thời;(3)Dễ tiếp cận  Nguyên tắc trung gian - Thị trường thứ cấp: Các giao dịch thực hiện thông qua tổ chức trung gian – các công ty CK. - Thị trường sơ cấp: NĐT mua từ các nhà bảo lãnh phát hành, không phải trực tiếp từ công ty niêm yết.  Nguyên tắc đấu giá: - Mọi mua bán đều theo nguyên tắc đấu giá => thể hiện mối quan hệ cung – cầu trên thị trường. - Hình thức đấu giá: (1) Đấu giá trực tiếp; (2) Đấu giá gián tiếp; (3) Đấu giá tự động: - 1.2 Thị trường cho vay thế chấp (mortgage market)  Cho vay thế chấp là gì? Vay thế chấp là khoản vay dài hạn được bảo đảm bằng bất động sản.  Đặc điểm của khoan vay thế chấp:  Lãi suất của khoản vay được quyết định bởi 3 yếu tố: (1) lãi suất dài hạn trên thị trường, (2) kỳ hạn của khoản vay, và (3) số điểm chiết khấu đã trả.  Kỳ hạn vay dài  Yêu cầu tài sản bảo đảm, thường là bất động sản được hình thành từ tiền vay.  Thanh toán trước một phần (down payments) để nhận được một khoản vay thế chấp Thị trường cho vay thế chấp thứ cấp  Sau cuộc Đại suy thoái: chính phủ Mỹ cho thành lập một vài tổ chức để mua các khoản vay thế chấp.  Hiệp hội vay thế chấp liên bang quốc gia (Fannie Mae) được thành lập để mua các khoản vay thế chấp của các quỹ tiết kiệm để các quỹ này không cho vay thêm nữa.  Tổ chức này sẽ tài trợ của các vụ mua bán đó bằng cách bán trái phiếu ra ngoài công chúng thị trường cho vay thế chấp thứ cấp ra đời. Chứng khoán hóa các khoản cho vay thế chấp  Là gì? Đó là việc phát hành các trái phiếu được đảm bảo bằng các khoản vay thế chấp.  Nguyên nhân? - Các khoản vay thế chấp thường quá nhỏ để là công cụ bán buôn. - Việc bán khoản vay thế chấp trên thị trường thứ cấp đó là không chuẩn hóa. - Khoản vay thế chấp thường có dịch vụ tốn kém. - Khoản vay thế chấp không biết về rủi ro thanh toán 2- CÁC HÌNH THỨC TỔ CHỨC CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN 1) Thị trường tập trung (Sở giao dịch chứng khoán) 2) Thị trường chứng khoán phi tập trung (OTC) 3) Thị trường tự do 2.1 Thị trường tập trung (Sở giao dịch chứng khoán)  Khái niệm: Thị trường tập trung hay SGDCK là một địa điểm nhất định để người mua, người bán (hoặc đại lý, người môi giới của họ) tiến hành các giao dịch mua, bán, trao đổi chứng khoán  Đặc điểm: 1) Thị trường tập trung có một địa điểm nhất định 2) Ghép lệnh tập trung để hình thành giá giao dịch 3) SGDCK thường là nơi mua bán các chứng khoán của các công ty lớn, hoạt động có hiệu quả. Hình thức sở hữu của SGDCK  Hình thức sở hữu thành viên SGDCK do các thành viên là các c.ty chứng khoán sở hữu, được tổ chức dưới hình thức công ty TNHH, có Hội đồng quản trị do các c.ty CK thành viên bầu ra theo từng nhiệm kỳ. Ví dụ: SGDCK Hàn Quốc, New York, Tokyo, Thái Lan  Hình thức công ty cổ phần SGDCK được tổ chức dưới hình thức một công ty cổ phần do các c.ty CK, ngân hàng, và các tổ chức tài chính khác tham gia với tư cách là cổ đông. Ví dụ: SGDCK Đức, Anh và Hồng Kông.  Hình thức sở hữu Nhà nước Chính phủ đứng ra thành lập, quản lý và sở hữu một phần hay toàn bộ vốn của SGDCK. Ví dụ: SGDCK Việt nam và một số nước khác. Chức năng của SGDCK  Thị trường giao dịch liên tục SGDCK phải đảm bảo cho thị trường giao dịch liên tục. Đó là thị trường có thời gian giao dịch nhiều trong một ngày, trong một tuần. Số lần khớp giá và doanh số giao dịch lớn trong mỗi phiên giao dịch.  Thị trường công bằng về giá Giá cả không do SGDCK hay thành viên SGDCK áp đặt mà được hình thành trên cơ sở khớp các lệnh mua và bán chứng khoán - đó là giá công bằng nhất.  Thị trường công khai SGDCK có chức năng cung cấp thông tin cho công chúng đầu tư: thông tin về tình hình hoạt động của các công ty niêm yết, tình hình giao dịch trên thị trường, về hoạt động chung của nền kinh tế quốc gia, quốc tế. Thành viên của Sở giao dịch  Khái niệm: Thành viên là các công ty chứng khoán được SGDCK chấp thuận giao dịch CK qua hệ thống giao dịch của SGDCK.  Quyền và nghĩa vụ của thành viên (cty chứng khoán) a. Nghĩa vụ: - Tuân thủ các quy định về hoạt động kinh doanh chứng khoán - Chịu sự kiểm tra, giám sát của TTGDCK. - Nộp phí thành viên, phí giao dịch, phí sử dụng hệ thống giao dịch. - Nộp các khoản đóng góp lập quỹ hỗ trợ thanh toán. - Báo cáo SGDCK về tình hình hoạt động và tình hình tài chính . b. Quyền lợi: - Được giao dịch CK tại SGDCK. - Sử dụng hệ thống giao dịch và các dịch vụ do SGDCK cung cấp. - Thu các loại phí cung cấp dịch vụ cho khách hàng theo quy định. - Đề nghị SGDCK làm trung gian hòa giải khi có tranh chấp. - Được rút khỏi thành viên sau khi được TTGDCK chấp thuận. 2.2 Thị trường CK phi tập trung (thị trường OTC)  Thị trường OTC (Over The Counter) là thị trường không có trung tâm giao dịch tập trung, được diễn ra tại các quầy (sàn giao dịch) của các NHĐT và c.ty chứng khoán.  Đặc điểm  Không có địa điểm giao dịch mang tính tập trung.  Hàng hóa giao dịch trên thị trừờng OTC rất đa dạng.  Cơ chế xác lập giá được thực hiện thông qua phương thức thoả thuận song phương giữa 2 bên mua -bán.  Có sự tham gia và vận hành của các nhà tạo lập thị trường, đó là các công ty môi giới giao dịch.  Sử dụng hệ thống mạng máy tính diện rộng liên kết tất cả các đối tượng tham gia thị trường.  Thường được tổ chức quản lý theo 2 cấp: cấp quản lý Nhà nước và cấp tự quản: SO SÁNH THỊ TRƯỜNG TẬP TRUNG (SGD) VỚI THỊ TRƯỜNG OTC SỞ GIAO DỊCH THỊ TRƯỜNG OTC - Địa điểm giao dịch tập trung - Địa điểm giao dịch phi tập trung - Giao dịch qua mạng hoặc không - Giao dịch qua mạng máy tính điện tử - Cơ chế giao dịch: đấu giá tập trung - Thỏa thuận giá - Hàng hóa giao dịch CK đủ điều kiện niêm yết, rủi ro thấp hơn - Hàng hóa giao dịch: CK loại 2, độ rủi ro cao hơn - Trên thị trường chỉ có 1 mức giá đối với 1 loại CK tại cùng 1 thời điểm - Có thể có nhiều mức giá đối với 1 loại CK trong cùng 1 thời điểm. - Không có các nhà tạo lập thị trường - Có các nhà tạo lập thị trường - Sở giao dịch quản lý -Tổ chức tự quản là hiệp hội hoặc sở giao dịch - Cơ chế thanh toán bù trừ đa phương thống nhất - Cơ chế thanh toán đa dạng, linh hoạt. - Tuân theo các quy định, luật pháp về CK - Tuân theo các quy định, luật pháp về CK 2.3 Thị trường tự do  Thị trường tự do là thị trường giao dịch tất cả các loại cổ phiếu được phát hành thông qua việc thương lượng và thoả thuận trực tiếp giữa bên mua và bên bán tại bất cứ nơi đâu, vào bất kỳ lúc nào.  Đặc điểm: - Thị trường không có tổ chức. - Không có sự quản lý của nhà nước. - Địa điểm giao dịch là phi tập trung. 3. CƠ CHẾ GIAO DỊCH TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN  Cơ chế giao dịch trên thị trường sơ cấp  Cơ chế giao dịch trên thị trường thứ cấp. 3.1.CƠ CHẾ GIAO DỊCH TRÊN THỊ TRƯỜNG SƠ CẤP  Các giao dịch của thị trường sơ cấp là hoạt động theo cơ chế phát hành.  Hai phương thức cơ bản để phát hành chứng khoán: a) Phương thức uỷ thác phát hành: người phát hành CK của mình ra công chúng thông qua người bảo lãnh (thường là một Ngân hàng đầu tư). Người bảo lãnh sẽ đứng ra đảm nhận việc bán CK cho nhà đầu tư theo giá đã công bố. b) Phương thức phát hành theo kiểu đấu giá: các chủ thể phát hành thông báo tiến hành đấu giá. Căn cứ vào bảng tổng hợp xin mua của các tổ chức tham gia đấu giá xếp theo thứ tự giá chào từ cao xuống thấp, chủ thể phát hành đáp ứng mọi lệnh bắt đầu từ giá cao nhất cho tới khi đạt được tổng số tiền mà họ muốn. 3.2. CƠ CHẾ GIAO DỊCH TRÊN THỊ TRƯỜNG THỨ CẤP  Đối với thị trường OTC: chế giao dịch là thương lượng, thỏa thuận  Đối với Sở giao dịch CK: cơ chế giao dịch là khớp lệnh tập trung hoặc thỏa thuận Có 2 phương thức giao dịch: 1) Phương thức khớp lệnh: là phương thức giao dịch đựợc hệ thống giao dịch thực hiện trên cơ sở khớp các lệnh mua và lệnh bán chứng khoán của khách hàng. 2) Phương thức thoả thuận: Phương thức thoả thuận là phương thức giao dịch trong đó các thành viên tự thoả thuận với nhau về các điều kiện giao dịch. Khớp lệnh định kỳ và khớp lệnh liên tục  Có hai phương thức ghép lệnh trên hệ thống khớp lệnh: . (1) Phương thức khớp lệnh liên tục (continuous auction) Đó là phương thức giao dịch được thực hiện liên tục khi có các lệnh đối ứng được nhập vào hệ thống. (2) Phương thức khớp lệnh định kỳ (call auction) Đó là phương thức giao dịch dựa trên cơ sở tập hợp tất cả các lệnh mua và bán trong một khoảng thời gian nhất định, sau đó khi đến giờ chốt giá giao dịch, giá CK được khớp tại mức giá đảm bảo thực hiện được khối lượng giao dịch là lớn nhất (khối lượng mua và bán nhiều nhất). © Ở Việt Nam: SGD Hà nội: khớp lệnh liên tục; SGDCK TP.HCM: khớp định kỳ. Nguyên tắc khớp lệnh  Trong khớp lệnh định kỳ, để xác định những lệnh được khớp phải sử dụng nguyên tắc ưu tiên theo trật tự sau: - Thứ nhất: Ưu tiên về giá (lệnh mua giá cao hơn, lệnh bán giá thấp hơn được ưu tiên trước). - Thứ hai: Ưu tiên về thời gian (Lệnh nhập vào hệ thống trước sẽ được ưu tiên trước) - Thứ ba: Ưu tiên về khách hàng (Lệnh NĐT được ưu tiên trước lệnh tự doanh - lệnh của nhà môi giới). - Thứ tư: Ưu tiên về khối lượng (Lệnh có khối lượng giao dịch lớn hơn sẽ được ưu tiên trước). * Lưu ý: Nếu có nhiều mức giá thỏa mãn thì mức giá trùng hoặc gần với mức giá thực hiện của lần khớp lệnh gần nhất sẽ được chọn. 24 QUY TRÌNH THỰC HIỆN LỆNH GIAO DỊCH MUA BÁN CK 1. Khách hàng gửi lệnh tới Công ty chứng khoán 2. Công ty chứng khoán kiểm tra tính hợp lệ của lệnh 3. Công ty chứng khoán gửi lệnh của khách hàng tới sàn giao dịch 4. Tại sàn giao dịch đấu giá tự động 5. Sàn giao dịch thông báo kết quả đấu giá 6. Công ty chứng khoán thông báo kết quả thực hiện lệnh cho khách hàng (6) (5) (3) (1) Khách hàng (nhà đầu tư) Công ty Chứng khoán (2) Sàn Giao dịch (4) 4- THẤT BẠI CỦA THỊ TRƯỜNG VÀ QUẢN LÝ CỦA NHÀ NƯỚC  THẤT BẠI CỦA THỊ TRƯỜNG: 1) Ảnh hưởng của thông tin bất cân xứng  Lựa chọn đối nghịch của nhà đầu tư  Hiểm hoạ đạo đức của các công ty phát hành chứng khoán 2) Chi phí giao dịch cao 3) Sự bất ổn định mang tính hệ thống 4) Các rủi ro liên quan đến tiến trình tự do hóa tài chính và khủng hoảng tài chính - tiền tệ Quản lý thị trường chứng khoán  Mục tiêu: tạo lập một thị trường công bằng, công khai, minh bạch và hiệu quả:  Vai trò của các cơ quan Nhà nước (Quốc hội, Chính phủ, bộ) (1) Tạo khuôn khổ pháp lý cho sự ra đời, hoạt động và thực hiện giám sát đối với hoạt động của TTCK. (2) Tạo môi trường kinh tế cho sự hình thành và phát triển của TTCK . (3) Đào tạo nguồn nhân lực cung cấp cho TTCK  Sự điều hành thị trường của Uỷ ban Chứng khoán quốc gia (UBCKQG) Sự điều hành thị trường của UBCKQG - Quản lý đối với hoạt động phát hành chứng khoán - Quản lý đối với hoạt động niêm yết và đăng ký giao dịch - Quản lý đối với hoạt động giao dịch chứng khoán - Quản lý đối với hoạt động công bố thông tin - Quản lý đối với hoạt động đăng kí, lưu kí, bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán - Quản lý hoạt động kinh doanh và đầu tư chứng khoán
Tài liệu liên quan