Chuyên đề 6 Phương pháp xác định dự toán công trình

Dự toán xây dựng công trình của dự án (sau đây gọi là dự toán công trình) là toàn bộ chi phí cần thiêt dự tính để đầu tư xây dựng được lập cho từng công trình xây dựng cụ thể và là căn cứ để chủ đầu tư quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình. Đối với dự án có nhiều công trình, chủ đầu tư có thẻ xác định Tổng dự toán của dự án để phục vụ cho việc quản lý dự án. Tổng dự toán của dự án được xác định bằng cách cộng các dự toán của các công trình thuộc dự án.

ppt51 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 1651 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề 6 Phương pháp xác định dự toán công trình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHUYÊN ĐỀ 6 PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH DỰ TOÁN CÔNG TRÌNH TS. Nguyễn Bá Vỵ Nội dung 6.1. KHÁI NIỆM DỰ TOÁN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH 6.2 CÁC THÀNH PHẦN CHI PHÍ CỦA DỰ TOÁN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH 6.3. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH DỰ TOÁN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH 6.3.1. XÁC ĐỊNH CHI PHÍ XÂY DỰNG GXD 6.3.2. XÁC ĐỊNH CHI PHÍ THIẾT BỊ 6.3.3. XÁC ĐỊNH CHI PHÍ QUẢN LÝ DỰ ÁN 6.3.4. XÁC ĐỊNH CHI PHÍ TƯ VẤN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG 6.3.5. XÁC ĐỊNH CHI PHÍ KHÁC 6.3.6. XÁC ĐỊNH CHI PHÍ DỰ PHÒNG 6.4. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH DỰ TOÁN CHI PHÍ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH, HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH 6.4.1. CÁC KHOẢN MỤC CHI PHÍ TRONG DỰ TOÁN CHI PHÍ XÂY DỰNG 6.4.2. PHƯƠNG PHÁP LẬP DỰ TOÁN CHI PHÍ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH, HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH 6.5. CÁC BIỂU MẪU DỰ TOÁN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH 6.6. QUẢN LÝ DỰ TOÁN (TỔNG DỰ TOÁN) XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH CÂU HỎI ÔN TẬP 6.1. KHÁI NIỆM DỰ TOÁN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH Dự toán xây dựng công trình của dự án (sau đây gọi là dự toán công trình) là toàn bộ chi phí cần thiêt dự tính để đầu tư xây dựng được lập cho từng công trình xây dựng cụ thể và là căn cứ để chủ đầu tư quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình. Đối với dự án có nhiều công trình, chủ đầu tư có thẻ xác định Tổng dự toán của dự án để phục vụ cho việc quản lý dự án. Tổng dự toán của dự án được xác định bằng cách cộng các dự toán của các công trình thuộc dự án. Thực chất, dự toán công trình (hoặc Tổng dự toán trong trường hợp dự án bao gồm nhiều công trình, hạng mục công trình) là giới hạn tối đa về vốn được sử dụng cho công trình, là cơ sở để lập kế hoạch vốn đầu tư và quản lý sử dụng vốn đầu tư, là căn cứ để xác định giá xét thầu trong trường hợp đấu giá lựa chọn thầu xây dựng. Đối với công trình quy mô nhỏ chỉ lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật thì tổng mức đầu tư đồng thời là dự toán công trình. 6.2 CÁC THÀNH PHẦN CHI PHÍ CỦA DỰ TOÁN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH Dự toán công trình được xác định trên cơ sở thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công. Dự toán công trình bao gồm: Chi phí xây dựng (GXD): Chi phí xây dựng công trình, hạng mục công trình, bộ phận, phần việc, công tác bao gồm: chi phí trực tiếp, chi phí chung, thu nhập chịu thuế tính trước, thuế giá trị gia tăng và chi phí nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công. Chi phí thiết bị (GTB): Chi phí thiết bị trong dự toán công trình bao gồm: chi phí mua sắm thiết bị công nghệ , kể cả chi phí đào tạo và chuyển giao công nghệ (nếu có); chi phí lắp đặt thiết bị và thí nghiệm, hiệu chỉnh và các chi phí khác có liên quan (nếu có). Chi phí quản lý dự án (GQLDA): Chi phí quản lý dự án bao gồm các khoản chi phí cần thiết để chủ đầu tư tổ chức thực hiện quản lý dự án. Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng (GTV): Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng bao gồm chi phí tư vấn lập dự án đầu tư xây dựng khảo sát, thiết kế, giám sát xây dựng, tư vấn thẩm tra và các chi phí tư vấn đầu tư xây dựng khác. Chi phí khác (GK): Chi phí dự phòng (GDP): 6.3. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH DỰ TOÁN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH Cơ sở để lập Dự toán công trình: - Khối lượng xây lắp tính theo khối lượng kỹ thuật căn cứ vào các thông số tiêu chuẩn kết cấu trong hồ sơ thiết kế kỹ thuật và thiết kế bản vẽ thi công, nhiệm vụ công việc phải thực hiện của công trình. - Đơn giá xây dựng công trình. - Định mức tỉ lệ cần thiết để thực hiện khối lượng công việc đó. Dự toán công trình được xác định theo công thức sau : GXDCT = GXD + GTB + GQLDA + GTV + GK + GDP (6.1) 6.3.1. XÁC ĐỊNH CHI PHÍ XÂY DỰNG (GXD) Chi phí xây dựng GXD được cấu thành từ hai thành phần cơ bản: GXD = GXDCPT + GXDLT (6.2) Trong đó: GXDCPT : Chi phí xây dựng công trình chính, công trình phụ trợ, công trình tạm phục vụ thi công các công trình, hạng mục công trình được xác định theo công thức : (6.3) Trong đó: + : Chi phí xây dựng trước thuế của bộ phận, phần việc, công tác thứ i của công trình, hạng mục công trình (i=1-n). + : Mức thuế suất thuế GTGT quy định cho công tác xây dựng. GXDLT : Chi phí xây dựng nhà tạm để ở và điều hành thi công được xác định theo công thức. x tỷ lệ quy định x (6.4) Đối với các công trình phụ trợ, các công trình tạm phục vụ thi công hoặc các công trình đơn giản, thông dụng thì dự toán chi phí xây dựng có thể được xác định bằng suất chi phí xây dựng trong suất vốn đầu tư xây dựng công trình hoặc bằng định mức tỷ lệ. 6.3.2. CHI PHÍ THIẾT BỊ (GTB) Chi phí thiết bị được xác định theo công thức sau: GTB = GMS + GDT + GLD (6.5) Trong đó: + GMS: chi phí mua sắm thiết bị công nghệ. + GDT: chi phí đào tạo và chuyển giao công nghệ. + GLD: chi phí lắp đặt thiết bị và thí nghiệm, hiệu chỉnh. a. Chi phí mua sắm thiết bị công nghệ được tính theo công thức sau: (6.6) Trong đó: + Qi: trọng lượng (tấn) hoặc số lượng (cái) thiết bị (nhóm thiết bị) thứ i (i=1ữn). + Mi: giá tính cho một tấn hoặc một cái thiết bị (nhóm thiết bị) thứ i (i=1ữn), được xác định theo công thức: M = Gg + Cvc + Clk + Cbq + T (6.7) Trong đó: Gg: giá thiết bị ở nơi mua (nơi sản xuất, chế tạo hoặc nơi cung ứng thiết bị tại Việt Nam) hay giá tính đến cảng Việt Nam (đối với thiết bị nhập khẩu) đã gồm cả chi phí thiết kế và giám sát chế tạo. Cvc: chi phí vận chuyển một tấn hoặc một cái thiết bị (nhóm thiết bị) từ nơi mua hay từ cảng Việt Nam đến công trình. Clk: chi phí lưu kho, lưu bãi, lưu Container một tấn hoặc một cái thiết bị (nhóm thiết bị) tại cảng Việt Nam đối với thiết bị nhập khẩu. Cbq: chi phí bảo quản, bảo dưỡng một tấn hoặc một cái thiết bị (nhóm thiết bị) tại hiện trường. T: thuế và phí bảo hiểm thiết bị (nhóm thiết bị). + TiGTGT-TB: mức thuế suất thuế GTGT quy định đối với loại thiết bị (nhóm thiết bị) thứ i Đối với những thiết bị chưa xác định được giá có thể tạm tính theo báo giá của nhà cung cấp, nhà sản xuất hoặc giá những thiết bị tương tự trên thị trường tại thời điểm tính toán hoặc của của công trình có thiết bị tương tự đã thực hiện. Đối với các loại thiết bị công nghệ phi tiêu chuẩn cần sản xuất, gia công thì chi phí cho loại thiết bị này được xác định trên cơ sở khối lượng thiết bị cần sản xuất, gia công và giá sản xuất gia công một tấn (hoặc một đơn vị tính) phù hợp với tính chất, chủng loại thiết bị tiêu chuẩn và các khoản chi phí có liên quan như đã nói ở trên hoặc căn cứ vào hợp đồng sản xuất gia công đã được ký kết hoặc căn cứ vào báo giá gia công sản phẩm của nhà sản xuất hoặc của chủ đầu tư lựa chọn. Trường hợp các loại thiết bị được lựa chọn thông qua đấu thầu thì chi phí thiết bị là giá trúng thầu gồm các chi phí theo những nội dung có như đã nói ở trên và các khảo chi phí khác (nếu có). b. Chi phí đào tạo và chuyển giao công nghệ CCN : Chi phí đào tạo và chuyển giao công nghệ được tính bằng cách lập dự toán tuỳ theo đặc điểm cụ thể của từng dự án. c. Chi phí lắp đặt thiết bị và thí nghiệm, hiệu chỉnh GLD Chi phí lắp đặt thiết bị và thí nghiệm, hiệu chỉnh (nếu có) bao gồm chi phí trực tiếp (Vật liệu, nhân công, máy thi công, chi phí trực tiếp khác), chi phí chung, thu nhập chịu thuế tính trước và thuế giá trị gia tăng. Chi phí này được lập dự toán như đối với chi phí xây dựng. 6.3.3. Xác định chi phí quản lý dự án (GQLDA) Chi phí quản lý dự án được tính theo công thức sau: GQLDA = T x (GXDtt + GTBtt) (6.8) Trong đó : + T: định mức tỷ lệ (%) đối với chi phí quản lý dự án. + GXDtt: chi phí xây dựng trước thuế. + GTBtt: chi phí thiết bị trước thuế. 6.3.4. Xác định chi phí tư vấn đầu tư xây dựng (GTV) Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng được tính theo công thức sau: GTV = Ci x (1 + TiGTGT-TV) + Dj x (1 + TjGTGT-TV) (6.9) Trong đó: + Ci: chi phí tư vấn đầu tư xây dựng thứ i tính theo định mức tỷ lệ + Dj: chi phí tư vấn đầu tư xây dựng thứ j tính bằng lập dự toán + TiGTGT-TV: mức thuế suất thuế GTGT theo quy định hiện hành đối với khoản mục chi phí tư vấn đầu tư xây dựng thứ i tính theo định mức tỷ lệ. + TjGTGT-TV: mức thuế suất thuế GTGT theo quy định hiện hành đối với khoản mục chi phí tư vấn đầu tư xây dựng thứ j tính bằng lập dự toán. 6.3.5. Chi phí khác (GK) Chi phí khác được tính theo công thức sau: GK = Ci x (1 + TiGTGT-K) + Dj x (1 + TjGTGT-K) (6.10) Trong đó : + Ci: chi phí khác thứ i tính theo định mức tỷ lệ + Dj: chi phí khác thứ j tính bằng lập dự toán + TiGTGT-K: mức thuế suất thuế GTGT theo quy định hiện hành đối với khoản mục chi phí khác thứ i tính theo định mức tỷ lệ. + TjGTGT-K: mức thuế suất thuế GTGT theo quy định hiện hành đối với khoản mục chi phí khác thứ j tính bằng lập dự toán. Trường hợp sử dụng vốn ODA thì ngoài các chi phí nêu trên, nếu còn các chi phí khác có liên quan thì được bổ sung những chi phí này. Trường hợp các công trình của dự án thuê tư vấn nước ngoài thực hiện thì chi phí tư vấn được lập dự toán theo thông lệ quốc tế phù hợp với yêu cầu sử dụng tư vấn cho công trình hoặc giá trị hợp đồng tư vấn đã ký kết để ghi vào dự toán. 6.3.6. Chi phí dự phòng (GDP) Tương tự như trong tổng mức đầu tư, chi phí dự phòng trong dự toán công trình cũng được xác định cho 2 trường hợp : a. Trường hợp thời gian xây dựng 2 năm: Chi phí dự phòng được tính bằng tỉ lệ phần trăm trên tổng chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng và chi phí khác được tính theo công thức: GDP = TDP x (GXD + GTB + GQLDA + GTV + GK) (6.11) Trong đó TDP : là định mức tỉ lệ (%) cho chi phí dự phòng. b. Trường hợp thời gian xây dựng > 2 năm: Trong trường hợp này, chi phí dự phòng được xác định bằng 2 yếu tố: dự phòng chi phí cho yếu tố khối lượng công việc phát sinh và dự phòng chi phí cho yếu tố trượt giá. Chi phí dự phòng đối với công trình có thời gian thực hiện trên 2 năm được tính theo công thức sau: GDP = GDP1 + GDP2 (6.12) Trong đó: + GDP1: chi phí dự phòng cho yếu tố khối lượng công việc phát sinh được tính theo công thức: GDP1 = TDP x (GXD + GTB + GQLDA + GTV + GK) (6.13) + GDP2: chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá được tính theo chỉ số giá xây dựng của từng loại công trình xây dựng, khu vực và độ dài thời gian xây dựng. Thông tư 05/2007/TT-BXD ngày 25/7/2007 của Bộ Xây dựng ban hành hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình quy định: Đối với các công trình có thời gian thỰC hiện đến 2 năm: chi phí dự phòng được tính bằng 10% trên tổng chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng và chi phí khác. Đối với các công trình có thời gian thực hiện trên 2 năm, chi phí dự phòng cho yếu tố khối lượng công việc phát sinh được tính bằng 5% tổng chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng và chi phí khác. 6.4. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH DỰ TOÁN CHI PHÍ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH, HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH 6.4.1. Các khoản mục chi phí trong dự toán chi phí xây dựng Dự toán chi phí xây dựng bao gồm chi phí trực tiếp, chi phí chung, thu nhập chịu thuế tính trước, thuế giá trị gia tăng và chi phí nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công. a. Chi phí trực tiếp T: Chi phí trực tiếp bao gồm chi phí vật liệu (kể cả vật liệu do chủ đầu tư cấp), chi phí nhân công, chi phí sử dụng máy thi công và chi phí trực tiếp khác. T = VL +NC +M +TT (6.14) Trong đó : -VL : Chi phí vật liệu - NC : chi phí nhân công - M : chi phí máy thi công - TT : Chi phí trực tiếp khác Chi phí vật liệu, nhân công, máy thi công trong chi phí trực tiếp được xác định bằng một trong các phương pháp sau đây: - Theo khối lượng và đơn giá xây dựng tổng hợp. - Theo khối lượng và đơn giá xây dựng chi tiết. - Kết hợp các phương pháp trên. Chi phí trực tiếp khác: là chi phí cho những công tác cần thiết phục vụ trực tiếp việc thi công xây dựng công trình như di chuyển lực lượng lao động trong nội bộ công trường, an toàn lao động, bảo vệ môi trường cho người lao động và môi trường xung quanh, chi phí bơm nước, vét bùn, thí nghiệm vật liệu,... không xác định được khối lượng từ thiết kế. Chi phí trực tiếp khác được tính bằng tỷ lệ % trên tổng chi phí vật liệu, chi phí nhân công, chi phí máy thi công (theo quy định hiện hành tỉ lệ này là1,5%).Trường hợp nếu chi phí trực tiếp khác tính theo tỷ lệ quy định không phù hợp thì căn cứ vào điều kiện thực tế để xem xét điều chỉnh mức tỷ lệ cho phù hợp. b. Chi phí chung C: Chi phí chung là những khoản chi phí phát sinh chung liên quan đến toàn bộ hoạt động xây dựng chứ không phải một hay một số công tác hay kết cấu xây lắp riêng biệt. Chi phí này cũng không liên quan trực tiếp đến quá trình thi công xây dựng công trình nhưng lại cần thiết để phục vụ cho công tác thi công xây dựng của doanh nghiệp xây dựng. Chi phí chung bao gồm: Chi phí quản lý của doanh nghiệp : Chi phí tiền lương, tiền tàu xe, tiền nghỉ phép, điện nước, văn phòng phẩm, điện thoại, khấu hao tài sản của bộ máy quản lý (Ban giám đốc, các phòng ban), chi phí điều hành sản xuất tại công trường : tiền lương, trang thiết bị cho ban điều hành…  Chi phí phục vụ công nhân : những khoản chi phí phục vụ cho công nhân trực tiếp nhưng không tính vào chi phí nhân công trong đơn giá xây dựng công trình như tiền bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, kinh phí công đoàn, chi phí về dụng cụ thi công, bảo hộ lao động có giá trị tương đối lớn không giao khoán cho người lao động được. b. Chi phí chung C (tiếp) Chi phí phục vụ thi công tại công trường : là những khoản chi phí để phục vụ quá trình thi công xây dựng, cải tiến kỹ thuật, đẩy nhanh tốc độ thi công, nâng cao chất lượng sản phẩm như chi phí thắp sáng công trình, chi phí làm các công trình tạm loại nhỏ, chi phí di chuyển điều động nhân công, chiếu sáng công trường, bảo vệ công trình. Các chi phí khác : là những khoản chi phí có tính chất chung cho toàn doanh nghiệp như chi phí bồi dưỡng nghiệp vụ ngắn hạn, hội họp, phòng chống bão lụt. Chi phí chung được tính bằng tỷ lệ phần trăm (%) trên chi phí trực tiếp hoặc bằng tỷ lệ phần trăm (%) trên chi phí nhân công trong dự toán theo quy định đối với từng loại công trình. Đối với các hạng mục công trình tương ứng với từng loại công trình thì mỗi hạng mục công trình đó được coi như một công trình độc lập và được áp dụng định mức tỷ lệ chi phí chung theo loại hình công trình phù hợp. c. Thu nhập chịu thuế tính trước: Đối tượng chịu thuế thu nhập không phải là dự án mà là doanh nghiệp. Do đó đây là p chịu thuế tính trước được tính bằng tỷ lệ phần trăm (%) trên chi phí trực tiếp và chi phí chung theo quy định đối với từng loại công trình. Định mức chi phí chung và thu nhập chịu thuế tính trước theo hướng dẫn tại Bảng 2.4 Phụ lục số 2 của Thông tư này. Bảng 2.4. định mức chi phí chung, thu nhập chịu thuế tính trước Đơn vị tính: % Ghi chú: - Thu nhập chịu thuế tính trước được tính bằng tỷ lệ phần trằm (%) so với chi phí trực tiếp và chi phí chung trong dự toán chi phí xây dựng. - Đối với các công trình xây dựng tại vùng núi, biên giới, hải đảo thì định mức tỷ lệ chi phí chung sẽ được điều chỉnh với hệ số từ 1,05 đến 1,1 do chủ đầu tư quyết định tuỳ điều kiện cụ thể của công trình. d. Thuế giá trị gia tăng: Thuế giá trị gia tăng là thuế đánh vào phần giá trị tăng thêm sau quá trình sản xuất kinh doanh.Thuế giá trị gia tăng cho công tác xây dựng áp dụng theo quy định hiện hành. (Theo quy định hiện hành thuế giá trị gia tăng cho công tác xây dựng được tính bằng 10% giá trị dự toán xây dựng trước thuế) . e. Chi phí nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công: Chi phí xây dựng nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công được tính bằng tỉ lệ % giá trị dự toán xây dựng sau thuế. Chi phí xây dựng nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công được tính bằng 2% trên tổng chi phí trực tiếp, chi phí chung, thu nhập chịu thuế tính trước đối với các công trình đi theo tuyến ngoài đô thị và vùng dân cư như đường dây tải điện, đường dây thông tin bưu điện, đường giao thông, kênh mương, đường ống, các công trình thi công dạng tuyến khác và bằng 1% đối với các công trình còn lại. Đối với các trường hợp đặc biệt khác (ví dụ như công trình có quy mô lớn, phức tạp, các công trình ngoài hải đảo,...) nếu khoản mục chi phí nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công tính theo tỷ lệ trên không phù hợp thì chủ đầu tư căn cứ điều kiện thực tế, lập dự toán xác định chi phí này cho phù hợp và chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Đối với trường hợp đấu thầu thì khoản mục chi phí này phải tính trong giá gói thầu, giá dự thầu và được thanh toán theo giá hợp đồng đã được ký kết. Nhà thầu thi công xây dựng công trình có thể dùng khoản chi phí này để xây dựng mới, thuê nhà tại hiện trường hoặc thuê xe đưa đón cán bộ công nhân,... tuỳ thuộc điều kiện cụ thể của công trình. 6.4.2. Phương pháp lập dự toán chi phí xây dựng công trình, hạng mục công trình Công tác lập dự toán chi phí xây dựng công trình được tiến hành theo trình tự sau: + Bước 1: Thu thập các căn cứ cần thiết cho công tác lập dự toán. + Bước 2: Đo bóc tiên lượng để xác định khối lượng cho từng loại công tác. Khối lượng các công tác xây dựng được xác định từ bản vẽ thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công, nhiệm vụ công việc phải thực hiện của công trình, hạng mục công trình phù hợp với danh mục và nội dung công tác xây dựng trong đơn giá xây dựng chi tiết. Trường hợp sử dụng đơn giá xây dựng tổng hợp để xác định chi phí trực tiếp thì khối lượng công tác xây dựng được tổng hợp từ một nhóm các công tác xây lắp để tạo thành một đơn vị kết cấu hoặc bộ phận của công trình. Bước 3: Lập bảng các dữ liệu đầu vào: - Bảng tổng hợp khối lương công tác xây dựng. - Bảng giá vật liệu đến hiện trường xây dựng theo: +Báo giá vật liệu do địa phương cung cấp. +Phương pháp xác định giá vật liệu đến hiện trường xây dựng theo hướng dẫn của liên Bộ Tài chính và Bộ Xây dựng về việc thông báo và kiểm soát giá vật liệu xây dựng trong lĩnh vựa đầu tư xây dựng. - Bảng đơn giá tiền lương ngày công của công nhân. - Bảng giá ca máy thi công: lập theo hướng dẫn của Bộ xây dựng hoặc theo bảng giá ca máy tham khảo do địa phương lập. Thông thường các bảng đơn giá tiền lương, đơn giá ca máy có thể được lập trước hoặc lập song song với bảng đơn giá chi tiết. Bước 4: Dựa vào định mức xây dựng và các bẳng dữ liệu đầu vào để lập bảng đơn giá chi tiết hoặc bảng đơn giá tổng hợp xây dựng công trình. Bảng 6.2. Mẫu bảng phân tích đơn giá xây dựng chi tiết Công trình ………. Bảng phân tích đơn giá xây dựng chi tiết Hạng mục ………. Đơn vị tính : ... Bảng 6.3. Mẫu bảng đơn giá xây dựng tổng hợp Công trình ………. Bảng phân tích đơn giá xây dựng tổng hợp Stt. (Tên nhóm danh mục công tác, đơn vị kết cấu, bộ phận của công trình) Đơn vị tính : ... Ghi chú : - Mã hiệu đơn giá và mã hiệu vật liệu, nhân công, máy thi công có thể bằng chữ hoặc bằng số. - Trường hợp đơn giá được tổng hợp đầy đủ thì bao gồm cả chi phí trực tiếp khác, chi phí chung và thu nhập chịu thuế tính trước. Bước 5: Lập bảng dự toán chi tiết (dùng để tính chi phí trực tiếp) Từ bảng phân tích đơn giá chi tiết : Bảng 6.4a. Mẫu bảng dự toán chi tiết (từ đơn giá chi tiết) Công trình ………. Bảng dự toán chi tiết Hạng mục ………. Đơn vị tính : ... Từ bảng phân tích đơn giá tổng hợp: Bảng 6.4b. Mẫu bảng dự toán chi tiết (từ đơn giá tổng hợp) Công trình ………. Bảng dự toán chi tiết Hạng mục ………. Đơn vị tính : ... Bước 6: Lập bảng dự toán chi phí xây dựng. Trường hợp chi phí vật liệu, nhân công, máy thi công được xác định theo khối lượng và đơn giá xây dựng tổng hợp: - Qj là khối lượng một nhóm công tác hoặc một đơn vị kết cấu, bộ phận thứ j của công trình (j=1n). - Djvl, Djnc, Djm là chi phí vật liệu, nhân công, máy thi công trong đơn giá xây dựng tổng hợp một nhóm công tác hoặc một đơn vị kết cấu, bộ phận thứ j của công trình. Trường hợp chi phí vật liệu, nhân công, máy thi công được xác định theo cơ sở khối lượng và đơn giá xây dựng chi tiết: - Qj là khối lượng công tác xây dựng thứ j (j=1n). - Djvl, Djnc, Djm là chi phí vật liệu, nhân công, máy thi công trong đơn giá xây dựng chi tiết của công tác xây dựng thứ j. Bảng 6.5. Mẫu bảng dự toán chi phí xây dựng Công trình ………. Dự toán chi phí xây dựng Đơn vị tính : ... + Knc, Kmtc : hệ số điều chỉnh nhân công, máy thi công (nếu có). + Định mức tỷ lệ chi phí chung và thu nhập chịu thuế tính trước + G: chi phí xây dựng công trình, hạng mục công trình, bộ phận, phần việc, công tác trước thuế. + TGTGT-XD: mức thuế suất thuế GTGT quy định cho công tác xây dựng. + GXD: chi phí xây dựng công trình,
Tài liệu liên quan