Chương trình Phát triển nông thôn Quảng Ngãi (RUDEP) bắt đầu thực hiện tại tỉnh Quảng Ngãi từnăm 2002 do AusAID tài trợ đã hỗtrợ; Năm 2005, Quy trình GĐLNCSTG được RUDEP khởi xướng và đưa vào thực hiện tại tỉnh Quảng Ngãi, bước đầuchọn 02 xã thực hiện thí điểm.
Năm 2006, Quy trình được mở rộng thực hiện ở 13 xã thuộc 08 huyện của tỉnh Quảng Ngãi
37 trang |
Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 1978 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Bài học kinh nghiệm về quy trình giao đất lâm nghiệp có sự tham gia tại địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỘI THẢO
BÀI HỌC KINH NGHIỆM
VỀ QUY TRÌNH GIAO ĐẤT LÂM NGHIỆP
CÓ SỰ THAM GIA TẠI ĐỊA BÀN TỈNH
QUẢNG NGÃI
Giới thiệu
Quy trình giao đất lâm nghiệp
có sự tham gia trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
Người trình bày: Phạm Đình Phong
Phó Trưởng Phòng Quản lý đất đai
Sở TN&MT Quảng Ngãi
Mở đầu:
Chương trình Phát triển nông thôn Quảng Ngãi
(RUDEP) bắt đầu thực hiện tại tỉnh Quảng
Ngãi từ năm 2002 do AusAID tài trợ đã hỗ trợ;
Năm 2005, Quy trình GĐLNCSTG được
RUDEP khởi xướng và đưa vào thực hiện tại
tỉnh Quảng Ngãi, bước đầu chọn 02 xã thực
hiện thí điểm.
Năm 2006, Quy trình được mở rộng thực hiện
ở 13 xã thuộc 08 huyện của tỉnh Quảng Ngãi
Năm 2007, thực hiện Nghị quyết của Tỉnh uỷ,
HĐND tỉnh Q.Ngãi về công tác đo đạc và cấp
GCNQSDĐ lâm nghiệp tại 6 huyện miền núi của
tỉnh, Sở TN&MT đã phối hợp với UBND các
huyện lập Báo cáo KTKT đo đạc lập bản đồ địa
chính đất LN tỷ lệ 1/5000, giao đất, ĐKĐĐ, lập
hồ sơ địa chính và cấp GCNQSDĐ lâm nghiệp.
Báo cáo KTKT được xây dựng theo 07 bước của
Quy trình GĐLNCSTG.
(Cụ thể từng bước xem Phụ lục 1)
z Mục tiêu của Quy trình:
+ Sử dụng có hiệu quả và bền vững tài nguyên đất, tài
nguyên rừng trên cơ sở bảo vệ, khôi phục và phát triển
rừng một cách bền vững, thực hiện xã hội hoá nghề rừng
đảm bảo rừng và đất rừng phải có chủ thực sự;
+ Tạo việc làm để có điều kiện ổn định đời sống của người
dân miền núi, từng bước nâng cao thu nhập tạo điều kiện
phát triển kinh tế xã hội, góp phần bảo vệ môi trường sinh
thái, quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng rừng có hiệu
quả.
+ Tạo điều kiện cho việc tối đa hoá sự tham gia của các bên
có liên quan, nhất là các hộ nông dân nghèo người dân
tộc thiểu số trong hoạt động giao đất lâm nghiệp và đảm
bảo rằng họ sẽ được giao đất lâm nghiệp để thực hiện tốt
hai mục nêu trên.
Triển khai và kết quả thực hiện:
Họp thôn, xóm nâng cao nhận thức cộng đồng
(họp thôn lần 1):
- Tại mỗi thôn thuộc các xã thực hiện Quy trình
đều được tổ chức 01 cuộc họp, bình quân mỗi
cuộc họp thôn có từ 60 - 70 hộ dân tham gia.
-Một số nội dung chủ yếu của các cuộc họp thôn
là:
+ Thông báo cho các hộ dân về các chủ trương của
tỉnh và nhà nước liên quan đến việc giao đất và
cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm
nghiệp;
+ Giới thiệu cho các hộ biết về qui trình
GĐLNCSTG, lộ trình thực hiện công việc giao đất
và cấp chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp
tỉnh huyện và cụ thể của xã;
+ Giới thiệu cho các hộ biết về các loại hình phân
loại đất, các quy định về mục đích sử dụng của
chúng và các cơ hội để các hộ sử dụng và quản lý
đất này;
+ Đảm bảo rằng các hộ hiểu được các nguyên tắc,
mục đích và ý nghĩa của các hoạt động quy hoạch
sử dụng đất và giao đất; đồng thời xác định được
vai trò, trách nhiệm tham gia của họ vào quá trình
GĐLNCSTG tại thôn, xóm;
+ Giới thiệu cho các hộ về các khái niệm, ký hiệu,
…cách nhận biết ranh giới, địa danh trên bản đồ
hiện trạng phân ba loại rừng với thực địa của
thôn và các công việc sẽ thực hiện để xác định các
tập quán sử dụng đất hiện thời.
Họp thôn về Quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp
(họp thôn lần 2):
+ Mỗi thôn tổ chức 01 cuộc họp dân để thảo luận
và đề ra một qui hoạch về sử dụng đất lâm
nghiệp. Cuộc họp đã tạo điều kiện thuận lợi cho
sự tham gia của các hộ dân thông qua việc kết
hợp các công cụ PRA để thảo luận về qui hoạch
sử dụng đất và các phương án quản lý sử dụng
đất.
z+ Các tiêu chí về sử dụng đất LN như:
Vùng nào được QH cho phòng hộ, vùng nào được
QH cho sản xuất; … đều được thể hiện trên bản
đồ nền tỷ lệ 1/5000 để giới thiệu cho các hộ dân
biết. Sau đó các hộ dân sẽ bắt đầu tham gia thảo
luận về các chiến lược sử dụng đất lâm nghiệp
trong tương lai.
Tổ công tác huyện làm việc với các hộ tham gia
trong cuộc họp để xác định các hoạt động sử
dụng đất trong tương lai cho nhiều loại đất lâm
nghiệp khác nhau.
- Dự thảo Phương án QHSDĐ LN:
+ Tổ công tác huyện cùng đơn vị tư vấn đưa các QH và địa
giới sử dụng đất trong tương lai vào BĐHT tỉ lệ 1/10000.
Bản đồ này sẽ gồm các chi tiết về QHSDĐLN và các PA
dự kiến về giao đất được thống nhất từ cuộc họp thôn.
+ Diện tích đất lâm nghiệp và diện tích quy hoạch của
nhiều loại đất khác nhau cho mỗi thôn được tính toán và
đưa vào một bảng thống kê. Bản đồ quy hoạch sử dụng
đất lâm nghiệp cấp xã là tổng hợp các bản đồ và số liệu
về quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp cấp thôn.
+ Trên cơ sở đó Tổ công tác huyện giúp UBND các xã dự
thảo phương án QHSDĐ LN
- Hội thảo thông qua PA QHSDĐ LN của xã:
+ Tổ công tác về huyện thông qua dự thảo báo cáo về PA
QHSDĐ LN của xã cho HĐTVĐĐ của xã. Các thành
phần tham gia tại cuộc họp đưa ra ý kiến và kiến nghị
để hoàn chỉnh thuyết minh QHSDĐLN của xã;
+ Từ các ý kiến đóng góp tại cuộc họp, Tổ công tác huyện
giúp xã hoàn thiện lại PA trình UBND huyện duyệt;
Trong quá trình thực hiện Quy trình ở mỗi xã, thôn đã tổ
chức 02 cuộc họp; tổng số có 1.040 cuộc họp xã và thôn,
với 58.539 lượt người tham gia; trong đó:
+ Họp xã (02 lần): 102 cuộc họp, với 4.189 lượt người dự;
+ Họp thôn (02 lần): 938 cuộc họp, với 54.350 lượt người
dự
Kết quả đo đạc, cấp Giấy CNQSDĐ:
Sau 2 năm (2007 – 2008) thực hiện công tác
đo đạc lập bản đồ địa chính, lập hồ sơ địa
chính và cấp GCN trên địa bàn 06 huyện
miền núi, tỉnh Quảng thực hiện theo Quy
trình giao đất lâm nghiệp có sự tham gia, đã
đo đạc được là 121.930ha, đạt 98 % ; cấp
giấy chứng nhận được 111.909 tờ, đạt 117%
so với Kế hoạch.
Để tiếp tục hoàn thiện cấp GCN khối lượng còn lại,
đồng thời giúp người dân trong việc trồng rừng
trên mảnh đất được cấp GCN, Chương trình ISP
Quảng Ngãi hỗ trợ một số bước của Quy trình
giao đất lâm nghiệp có sự tham gia gồm:
+ Tập huấn hướng dẫn công tác xét duyệt cho Hội
đồng tư vấn đất đai xã.
+ Chuẩn bị cho cuộc họp thôn và tổng hợp đề xuất.
+ Tổ chức các cuộc họp thôn.
+ Họp Hội đồng tư vấn đất đai cấp xã.
+ Họp Ban chỉ đạo cấp huyện.
+ Tập huấn hướng dẫn sử dụng phần mềm ViLis.
Sau khi thực hiện hỗ trợ thêm một số bước của
Quy trình giao đất lâm nghiệp có sự tham gia (thực
hiện ISP), đến tháng 6 năm 2009 các địa phương
thực hiện Dự án đã hoàn thành công tác đo đạc và
cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nâng tổng
diện tích đo đạc lập bản đồ địa chính là 122.647ha;
cấp giấy chứng nhận được 117.616 tờ.
Một số hình ảnh tuyên truyền
Triển khai thực hiện tại cấp Huyện
Lớp Tập huấn kỹ thuật cho TCT và HĐTVĐĐ
Hướng dẫn sử dụng máy định vị GPS
Triển khai tại xã Sơn Trung
Họp thôn lần 1
Triển khai GĐLNCSTG tại cấp xã
Hướng dẫn khảo sát lập bản đồ HTSDĐ
Họp thôn lần 2
Trình bày PA QHSDĐLN của xã
Trình bày PA QHSDĐ lâm nghiệp
LỄ TRAO GIẤY CNQSDĐ CHO NHÂN DÂN
Những mặt được:
- Các cấp, ngành có liên quan, TCT huyện, HĐTVĐĐ
các xã đã được trang bịmột số vốn kiến thức cơ bản về
Quy trình QHSDĐLN qua các đợt tập huấn hướng dẫn
chuyên môn nghiệp vụ;
- Công tác xét duyệt, tư vấn của HĐTVĐĐ của xã được
thực hiện chính xác, công bằng, minh bạch, công khai
dân chủ, nâng cao chất lượng hồ sơ giao đất và cấp
GCNQSDĐ;
- Đội ngũ cán bộ kỹ thuật của Phòng TN&MT,
VPĐKQSDĐ huyện đã sử dụng thành thạo phần mềm
FaMis, Vilis áp dụng trong việc lập, biên tập, chỉnh lý
bản đồ số, lập hồ sơ địa chính và viết GCNQSDĐ.
- Phương pháp có sự tham gia được áp dụng
rộng rãi, phổ biến đến các cấp, các ngành và đặc
biệt là đến với từng người dân; thông qua Quy
trình này mọi người dân được hiểu rõ thêm
những chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà
nước đối với rừng đất lâm nghiệp;
- Chính vì có sự tham gia mà người dân miền
núi không những có được một số nhận biết nhất
định mà còn làm cho họ thấy được vai trò trách
nhiệm của mình trong các hoạt động về sử dụng
đất lâm nghiệp;
- Thực hiện Quy trình QHSDĐLN&GĐCSTG, người dân được
tham gia ở tất cả các khâu công việc như: tham gia xác định
ranh giới giữa các chủ sử dụng đất tại thực địa góp phần giảm
thiểu tình trạng tranh chấp, khiếu nại về đất đai;
- Thực hiện Quy trình này đã yêu cầu cán bộ kỹ thuật của Phòng
TN&MT, VPĐKQSDĐ, HĐTVĐĐ các xã nhận thức sâu sắc và
toàn diện tầm quan trọng trong công tác quản lý đất đai, xác
định rõ trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, từng cán bộ
công chức trong việc quản lý sử dụng đất; khắc phục những yếu
kém bất cập trước đây đã từng gặp phải
- Quy trình không những mang lại tính chặt chẽ, logich trong
công việc mà còn mang lại những giá trị thiết thực nhất cho
người dân miền núi đó là sớm được cấp GCN. Từ đây bà con
được thực hiện các quyền trên chính mảnh đất của mình, để giải
quyết những khó khăn mà bà con đang gặp phải, làm cho bà con
sớm thoát ra cảnh nghèo khó để vươn tới cuộc sống khá giả hơn;
Những khó khăn, tồn tại
- Đội ngũ cán bộ Phòng TN&MT, VPĐKQSDĐ
06 huyện miền núi còn thiếu về số lượng, lại
kiêm nhiệm quá nhiều công việc nên thời gian
đầu tư cho công tác này còn nhiều hạn chế;
- Một số địa phương chưa tập trung toàn lực để
thực hiện công việc, đôi lúc còn khoán trắng cho
cán bộ chuyên môn và đơn vị tư vấn nên chưa
kịp thời tháo gỡ những vướng mắc phát sinh
trong quá trình thực hiện;
- Sự phối hợp giữa đơn vị tư vấn với UBND các
xã và Phòng TN&MT đôi lúc chưa được đồng
bộ, chưa thường xuyên nên việc kiểm tra, thẩm
định hồ sơ còn một số nội dung chưa chính xác;
- Đa số bộ phận nhân dân trong vùng còn nhiều
khó khăn, khu dân cư lại phân tán, người dân
phải đi lại rất xa trong quá trình sinh hoạt và
canh tác nên việc tổ chức các cuộc họp dân gặp
nhiều khó khăn, có thôn phải tổ chức nhiều lần
hoặc họp vào ban đêm thì nhân dân mới có điều
kiện tham gia đầy đủ;
Những bài học kinh nghiệm:
- Công tác điều hành, chỉ đạo của BCĐ, TCT và cán bộ
thực thi công việc phải thực sự sâu sát, khách quan,
công khai dân chủ; phải vận dụng linh hoạt trong việc
giải quyết những vướng mắc phát sinh trong quá trình
thực hiện;
- Địa phương nào có sự lãnh đạo, chỉ đạo tập trung và
sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ huyện đến xã,
thôn thì địa phương đó thực hiện tốt kế hoạch đề ra;
- Công tác tuyên truyền vận động để người dân hiểu rõ
chủ trương của Đảng và pháp luật của Nhà nước và
hiệu quả mang lại từ việc được giao đất và được cấp
GCNQSDĐ là khâu hết sức quan trọng quyết định
được sự thành công trong việc thực hiện Quy trình;
- Sự phối hợp giữa đơn vị tư vấn với UBND các
xã, thị trấn và TCT phải được thực hiện thường
xuyên, đồng bộ và phải được thống nhất cao
trong suốt quá trình thực hiện công việc;
- Công tác giao đất và cấp GCNQSDĐ lâm
nghiệp thực hiện tại vùng mà đa số là nhân dân
là người dân tộc thiểu số là một công việc khó
khăn cần đòi hỏi phải kiên trì, không được nóng
vội trong thực hiện; phải lấy hiệu quả làm tiêu
chí cơ bản, phát huy vai trò nòng cốt của các
Hội đoàn thể trong công tác vận động quần
chúng;
- Thực hiện công tác giao đất và cấp GCNQSDĐ
cần lồng ghép với các chương trình, dự án khác
nhằm hỗ trợ cho nhân dân có đủ điều kiện sản
xuất trên mảnh đất được giao có hiệu quả;
- Cần có kế hoạch hỗ trợ lâu dài cho nhân dân,
đặc biệt chú trong trong thời gian rừng trồng
chưa đến tuổi khai thác, để người dân có điều
kiện chăm sóc và bảo vệ thành quả đã đầu tư,
nhằm hạn chế tình trạng chuyển nhượng quyền
sử dụng đất hoặc bán rừng non sau khi được
cấp GCNQSDĐ, không để người dân mất đi tư
liệu sản xuất đặc biệt đó là quyền sử dụng đất;
Kết luận:
GĐLNCSTG đã góp phần đảm bảo quyền lợi của người
gia đình SDĐ LN, đặc biệt là các nông hộ nghèo, đồng
bào dân tộc thiểu số (cả nam lẫn nữ), ở vùng miền núi
của tỉnh Quảng Ngãi. Khi đã có GCN, người dân đã
đóng góp đáng kể trong việc nâng cao năng suất rừng
trồng.
Quy trình GĐLNCSTG không chỉ hỗ trợ các hộ dân
nghèo mà còn góp phần nâng cao năng lực của các đơn
vị tham gia về việc xây dựng cơ chế chính sách cũng
như về mặt kỹ thuật. Vì diện tích đất LN được giao nằm
rải rác, các hộ gia đình sở hữu rừng cần phải quản lý
rừng theo phương thức cộng đồng với sự phát triển về
thị trường nhằm tối đa hóa năng suất và tăng thu nhập.
XIN CẢM ƠN !
ĐỊA CHỈ EMAIL:
pdphong-stnmt@quangngai.gov.vn
CQ: 0553.714.508
DĐ: 0988.813.595