Chuyên đề Các nội dung yêu cầu về hội nhập kinh tế quốc tế và WTO đối với nông nghiệp

Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) được thành lập ngày 1 tháng 1 năm 1995, kế tục và mở rộng phạm vi điều tiết thương mại quốc tế của tổ chức tiền thân của nó là Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT) . GATT đã tiến hành 8 vòng đàm phán chủ yếu về thuế quan. Tuy nhiên từ thập kỷ 70 và đặc biệt từ vòng đàm phán Urugoay (1986- 1994) do thương mại quốc tế không ngừng phát triển, nên GATT đã mở rộng diện hoạt động, đàm phán không chỉ về thuế quan mà còn tập trung xây dựng các Hiệp định thành các chuẩn mực, luật chơi điều tiết các vấn đề hàng rào phi quan thuế, về thương mại dịch vụ, quyền sở hữu trí tuệ, các biện pháp đầu tư¬ có liên quan đến thương mại, thương mại nông sản, hàng dệt may (dỡ bỏ năm 2005), và cơ chế giải quyết tranh chấp. Với diện điều tiết của Thương mại đa biên được mở rộng, nên Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT) với tư¬ cách là một sự thoả thuận có nhiều nội dung ký kết mang tính chất tuỳ ý tỏ ra không thích hợp. Do đó, ngày 15/4/1994, tại Manakesh (Ma-rốc), kết thúc Vòng đàm phán Urugoay, các thành viên GATT đã cùng nhau ký Hiệp định thành lập Tổ chức Thương mại thế giới nhằm kế tục và phát triển sự nghiệp của GATT. Theo đó WTO chính thức được thành lập độc lập với hệ thống Liên hiệp quốc và đi vào hoạt động từ 01/1/1995. Cho đến nay WTO là một tổ chức quốc tế với 148 thành viên vào thời điểm tháng 10/2004 với khoảng 97% thương mại toàn thế giới.

doc20 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 1844 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Các nội dung yêu cầu về hội nhập kinh tế quốc tế và WTO đối với nông nghiệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH VIỆN NGHIÊN CỨU KINH TẾ PHÁT TRIỂN ----oOo---- Chuyeân ñeà Caùc noäi dung yeâu caàu veà hoäi nhaäp kinh teá quoác te ávaø WTO ñoái vôùi noâng nghieäp Chủ nhiệm đề án : TS. Nguyễn Tấn Khuyên ; Cộng tác viên : Ths. Văn Hữu Huệ . TP. Hồ Chí Minh, tháng 04 năm 2007 MỤC LỤC Trang Chương 1: NỘI DUNG YÊU CẦU HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 1.1. Gíơi thiệu về WTO 3 1.2. Mục tiêu tập trung của WTO 3 1.3. Quá trình gia nhập WTO của Việt Nam 6 Chương 2: CÁC HIỆP ĐỊNH CỦA WTO LIÊN QUAN ĐẾN NÔNG NGHIỆP 7 2.1. Hiệp định nông nghiệp 7 2.2. Các thoả thuận khi gia nhập WTO 8 Chương 3: HIỆP ĐỊNH SPS VÀ CAM KẾT THỰC HIỆN CỦA VIỆT NAM KHI GIA NHẬP WTO 17 3.1.Quá trình đàm phán về nông nghiệp và SPS 17 3.2.Tóm tắt các nội dung yêu cầu của Hiệp định 17 3.3.Triển khai thực hiện Hiệp định và cam kết 18 Tài liệu tham khảo 20 Chương 1: NỘI DUNG YÊU CẦU HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 1.1. Gíơi thiệu về WTO Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) được thành lập ngày 1 tháng 1 năm 1995, kế tục và mở rộng phạm vi điều tiết thương mại quốc tế của tổ chức tiền thân của nó là Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT) . GATT đã tiến hành 8 vòng đàm phán chủ yếu về thuế quan. Tuy nhiên từ thập kỷ 70 và đặc biệt từ vòng đàm phán Urugoay (1986- 1994) do thương mại quốc tế không ngừng phát triển, nên GATT đã mở rộng diện hoạt động, đàm phán không chỉ về thuế quan mà còn tập trung xây dựng các Hiệp định thành các chuẩn mực, luật chơi điều tiết các vấn đề hàng rào phi quan thuế, về thương mại dịch vụ, quyền sở hữu trí tuệ, các biện pháp đầu tư có liên quan đến thương mại, thương mại nông sản, hàng dệt may (dỡ bỏ năm 2005), và cơ chế giải quyết tranh chấp. Với diện điều tiết của Thương mại đa biên được mở rộng, nên Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT) với tư cách là một sự thoả thuận có nhiều nội dung ký kết mang tính chất tuỳ ý tỏ ra không thích hợp. Do đó, ngày 15/4/1994, tại Manakesh (Ma-rốc), kết thúc Vòng đàm phán Urugoay, các thành viên GATT đã cùng nhau ký Hiệp định thành lập Tổ chức Thương mại thế giới nhằm kế tục và phát triển sự nghiệp của GATT. Theo đó WTO chính thức được thành lập độc lập với hệ thống Liên hiệp quốc và đi vào hoạt động từ 01/1/1995. Cho đến nay WTO là một tổ chức quốc tế với 148 thành viên vào thời điểm tháng 10/2004 với khoảng 97% thương mại toàn thế giới. 1.2. Mục tiêu tập trung của WTO - Thúc đẩy tăng trưởng thương mại hàng hoá và dịch vụ thế giới phục vụ cho sự phát triển ổn định, bền vững và bảo vệ môi trường; - Thúc đẩy sự phát triển các thể chế thị trường, giải quyết các bất đồng và tranh chấp thương mại giữa các nước thành viên trong khuôn khổ của hệ thống thương mại đa phương, phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của các Công ước quốc tế bảo đảm cho các nước đang phát triển và đặc biệt là các nước kém phát triển nhất được thụ hưởng những lợi ích thực sự từ sự tăng trưởng của thương mại quốc tế, phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế của các nước này và khuyến khích các nước này ngày càng hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế thế giới; - Nâng cao mức sống, tạo công ăn việc làm cho ngời dân các nước thành viên, bảo đảm các quyền và tiêu chuẩn lao động tối thiểu được tôn trọng; WTO thực hiện các chức năng sau: . - Thống nhất việc quản lý thực hiện các Hiệp định và thoả thuận thương mại đa phương và nhiều bên; giám sát tạo thuận lợi, kể cả trợ giúp kỹ thuật cho các nước thành viên thực hiện nghĩa vụ thương mại quốc tế của họ; - Là khuôn khổ thể chế để tiến hành các vòng đàm phán thương mại đa phương trong khuôn khổ WTO, theo quyết định của Hội nghị Bộ trưởng WTO; - Là cơ chế giải quyết tranh chấp giữa các nước thành viên liên quan đến việc thực hiện và giải thích Hiệp định WTO và các biện pháp thương mại đa phương và nhiều bên; - Là cơ chế kiểm điểm chính sách thương mại của các nước thành viên, bảo đảm thực hiện mục tiêu thúc đẩy tự do hoá thương mại và tuân thủ các quy định của WTO, Hiệp định thành lập WTO đã quy định một cơ chế kiểm điểm chính sách thương mại áp dụng chung đối với tất cả các thành viên; - Thực hiện việc hợp tác với các tổ chức kinh tế quốc tế như Quỹ tiền tệ quốc tế và Ngân hàng thế giới trong việc hoạch định những chính sách và dự báo về những xu hướng phát triển tương lai của kinh tế toàn cầu. Cơ quan quyền lực cao nhất của WTO là Hội nghị Bộ trưởng Thương mại, nhóm họp ít nhất hai năm một lần. Hội nghị Bộ trưởng Thương mại đầu tiên được tổ chức tại Singapore tháng 12/1996; lần thứ hai được tổ chức tại Geneva (Thụy Sỹ) tháng 5/1998; lần thứ ba được tổ chức tại Seattle (Mỹ) và Hội nghị Bộ trưởng lần thứ 4 được tổ chức tại Doha (Qatar) tháng 11/2001. Giữa hai nhiệm kỳ Hội nghị, Đại Hội đồng (Bao gồm Đại diện có thẩm quyền của tất cả các thành viên) có chức năng thường trực và báo cáo lên Hội nghị Bộ trưởng, đồng thời Đại Hội đồng đóng vai trò là một cơ quan giải quyết tranh chấp và cơ quan rà soát chính sách của WTO. Dưới đại hội đồng là Hội đồng thương mại về hàng hoá, Hội đồng thương mại về dịch vụ và Hội đồng về các khía cạnh liên quan đến thương mại về quyền sở hữu trí tuệ Các Hội đồng trên chịu trách nhiệm điều hành việc thực thi Hiệp định WTO về từng lĩnh vực thương mại tương ứng. Tham gia các Hội đồng là đại diện của các thành viên. Phần lớn các quyết định của WTO đều được thông qua trên cơ sở đồng thuận. Trong một số trường hợp nhất định, khi không đạt được sự đồng thuận, các thành viên có thể tiến hành bỏ phiếu. Khác với nhiều tổ chức khác, mỗi thành viên WTO chỉ có quyền bỏ một phiếu và các phiếu bầu của các thành viên có giá trị như nhau. WTO chứa đựng một hệ thống các quy định vô cùng phức tạp và cụ thể cho các lĩnh vực như thương mại hàng hoá, dịch vụ, đầu tư và sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, tất cả những quy định đó đều dựa trên năm nguyên tắc cơ bản. Các nguyên tắc đó bao gồm: Nguyên tắc thương mại không có sự phân biệt đối xử: Nguyên tắc này yêu cầu các nước thành viên phải dành cho nhau Đãi ngộ Tối huệ quốc (MFN) (tức là không phân biệt đối xử giữa hàng hoá và dịch vụ của các nước thành viên khác nhau) và Đãi ngộ Quốc gia (NT) (yêu cầu mỗi nước thành viên không được phân biệt đối xử giữa hàng hoá và dịch vụ trong nước và nhập khẩu); Nguyên tắc thương mại phải ngày càng được tự do hơn thông qua đàm phán: Các hàng rào cản trở thương mại dần dần được loại bỏ, cho phép các nhà sản xuất hoạch định chiến lược kinh doanh dài hạn có thời gian điều chỉnh, nâng cao sức cạnh tranh hoặc chuyển đổi cơ cấu. Mức độ cắt giảm các hàng rào bảo hộ được thoả thuận thông qua các cuộc đàm phán song phương và đa phương; Nguyên tắc dễ dự báo, dự đoán: Các nhà đầu tư cũng như chính phủ nước ngoài tin chắc rằng hàng rào thuế quan và phi thuế quan khác sẽ không bị thay đổi và tăng một cách tuỳ tiện. Cam kết về thuế quan và các biện pháp khác bị ràng buộc về mặt pháp lý; Nguyên tắc tạo ra môi trường cạnh tranh ngày càng bình đẳng: Hạn chế tác động tiêu cực của các biện pháp cạnh tranh không bình đẳng như bán phá giá, trợ cấp hay dành các đặc quyền cho một số doanh nghiệp nhất định; Nguyên tắc dành cho các thành viên đang phát triến một số ưu đãi: Các ưu đãi này được thể hiện thông qua việc cho phép các thành viên đang phát triển có một số quyền và không phải, thực hiện một số nghĩa vụ hay có thời gian quá độ dài hơn để điều chỉnh chính sách cho phù hợp. Luật chơi của WTO (các nguyên tắc và luật lệ) đều mang tính ràng buộc cao mà các nước thành viên có trách nhiệm phải tuân thủ nghiêm chỉnh. Tuy nhiên, WTO cũng tính đến sự khác nhau về trình độ phát triển kinh tế của các nước. Do vậy, tổ chức này cũng đa ra những ngoại lệ và miễn trừ mà mỗi nước có thể vận dụng sao cho có lợi cho mình. Bản lĩnh, nghệ thuật của mỗi nước trong việc tập hợp lực lượng, vận dụng luật chơi chung sao cho có lợi cho mình chính là yếu tố quyết sự thành công hay thất bại của quá trình hội nhập; và thực tế đã cho thấy có nhiều nước đang và chậm phát triển đã tham gia WTO một cách thành công, và vẫn giữ vững độc lập tự chủ của mình. Trong các quy định và yêu cầu của WTO về tự do hoá thương mại, đáng chú ý có những quy định như sau: WTO quy định đến năm 2000 các thành viên phát triển phải giảm 40% thuế quan trung bình đối với hàng công nghiệp so với năm 1974, các nước đang phát triển và các nền kinh tế chuyển đổi thì giảm bằng 2/3 mức này, tức là 24%. Theo đó, năm 2000, thuế quan trung bình của các nước phát triển sẽ còn 3,9% (từ 6,3%), các nền kinh tế chuyển đổi còn 6% (từ 8,6%), các nước đang phát triển còn 12,3 % (từ 15 % ) . Trong nông nghiệp, các nước phát triển cam kết giảm thuế quan trung bình 36% trong vòng 6 năm từ 1995-2000, ít nhất giảm 15% cho mỗi sản phẩm; các nước đang phát triển sẽ giảm 24% trong vòng 10 năm từ 1995 đến 2004, ít nhất là 10% cho mỗi sản phẩm, các nền kinh tế chuyển đổi phải giảm trung bình 36%. Bên cạnh những quy định về cắt giảm thuế quan, WTO cũng đã ra yêu cầu "chỉ bảo hộ bằng thuế quan" trong lĩnh vực thướng mại hàng hoá. Theo nguyên tắc này, các nước thành viên không được phép sử dụng các hạn chế về số lượng, trừ một số ít trường hợp được quy định chặt chẽ. Việc sử dụng các hàng rào phi thuế khác cũng phải dỡ bỏ, nới lỏng và việc áp dụng phải tuân thủ các quy định của WTO. Theo những quy định này, những biện pháp bảo hộ trước đây như cấp phép nhập khẩu, trợ cấp rất khó áp dụng, thay vào đó là những hàng rào vệ sinh, kỹ thuật, các biện pháp tự vệ...đang ngày càng trở nên phổ biến. Các quy định này áp dụng cho các nước đã là thành viên. Đối với các nước chưa phải là thành viên và đang trong quá trình gia nhập thì các yêu cầu cắt giảm thuế quan và phi thuế sẽ được xem xét với từng trường hợp cụ thể và được thoả thuận trong quá trình đàm phán. Nhìn chung, các cam kết sẽ dựa trên điều kiện kinh tế của nước xin gia nhập và các quy định của WTO. 1.3. Quá trình gia nhập WTO của Việt Nam Để gia nhập WTO, Việt Nam vừa phải đàm phán với tổ chức WTO (đàm phán đa phương) vừa phải đàm phán song phương với một số thành viên chủ chốt của tổ chức này, thường là những nước lớn, có quan tâm đến việc Việt Nam mở cửa thị trường như Mỹ, Nhật Bản, EU, Thuỵ Sỹ, Canada, Australia, Trung Quốc, Hàn Quốc , New Zealand... Quá trình gia nhập WTO của Việt Nam - Tháng 6/ 1 994, Việt Nam được công nhận là quan sát viên của GATT; - Ngày 04/1/1995 WTO tiếp nhận đơn xin gia nhập của Việt Nam; - Ngày 30/1/1995, Ban công tác về việc gia nhập WTO của Việt Nam được thành lập; - Ngày 26/8/1996, Việt Nam nộp bản Bị vong lục về Chế độ Ngoại thương. Bản Bị vong lục được trình bày theo mẫu chung do Ban Thư ký WTO hướng dẫn. Ban Công tác về vấn đề gia nhập WTO của Việt Nam được thành lập vào 31/1/1995. Các thành viên Ban Công tác gồm: Argentina, Australia, Brazil, Brunei, Bulgaria, Canada, Chile, Trung Quốc, Colombia, Croatia, Cuba, Cộng hoà Dominica, Ai Cập El Salvador, EU và các quốc gia thành viên, Honduras, Hong Hong (thuộc Trung Quốc), Iceland, India, Indonesia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Cộng hoà Kyrgyz, Maylaysia, Mexico, Morocco, Myanmar, NewZealand, Na Uy, Pakistan, Panama, Paraguay, Philippines, Romania, Singapore., Sri Lanka, Thuỵ S , Đài Loan, Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Mỹ, Uruguay. Chủ tịch Ban Công tác là đại sứ Na Uy Eirik Glenne. Đến nay, Ban Công tác về việc gia nhập WTO của Việt Nam đã tiến hành 9 phiên họp đa phương và tiến hành đàm phán với 28 quốc gia trong đó đã kết thúc với 9 quốc gia thời (điểm tháng 4 năm 2005) và đang tiếp tục đàm phán với các quốc gia còn lại. Việt Nam sẽ tiến hành phiên họp đa phương lần thứ 10 vào tháng 6/2005. Với mục tiêu Việt Nam sẽ trở thành thành viên chính thức của WTO vào tháng 12/2005 tại Hội nghị Bộ trưởng Thương mại của WTO sẽ diễn ra tại Hồng Kông vào tháng 12/2005 . Riêng trong lĩnh vực nông nghiệp Việt Nam cũng đã tiến hành xây dựng Bảng hiện trạng về hỗ trợ trong nước và trợ cấp xuất khẩu đối với nông sản (theo mẫu biểu WTO/ACC/4). Kế hoạch hành động về SPS, báo cáo tiến độ thực hiện Hiệp định SPS và hoàn thành phiên đàm phán đa phương về vệ sinh, kiểm dịch động, thực vật SPS vào tháng 10/2004. Chương 2: CÁC HIỆP ĐỊNH CỦA WTO LIÊN QUAN ĐẾN NÔNG NGHIỆP Trong khuôn khổ của WTO, có một số hiệp định cũng như quy định liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp như Hiệp định Nông nghiệp (AoA), Hiệp định áp dụng các biện pháp vệ sinh kiểm dịch động thực vật hiệp định SPS, Hiệp định về các hàng rào kỹ thuật đối với thương mại (Hiệp định TBT). Ngoài ra có một số Hiệp định khác có liên quan đến nông nghiệp như Hiệp định về các khía cạnh thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS), v.v... Phần này giới thiệu toàn bộ nội dung của các Hiệp định trên. 2.1. Hiệp định nông nghiệp Lĩnh vực nông nghiệp hết sức nhạy cảm và là lĩnh vực khó giải quyết trong quan hệ thương mại giữa các nước thành viên của Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT). Tại vòng đàm phán Urugoay các quy định, luật lệ về thương mại áp dụng đối với nông nghiệp được bổ sung, chủ yếu các lĩnh vực sau: Tiếp cận thị trường (thuế quan, phi thuế quan và tự vệ đặc biệt), hỗ trợ trong nước trong nông nghiệp và trợ cấp xuất khẩu. Hiệp định gồm 13 phấn và 21 điều khoản và 5 phụ lục đính kèm. Toàn bộ nội dung Hiệp định nông nghiệp như sau: Các Thành viên, Quyết định thiết lập cơ sở cho việc tiến hành quá trình cải cách thương mại trong nông nghiệp phù hợp với mục tiêu đàm phán đã được đề ra trong Tuyên bố Punta del Este; Ý thức rằng mục tiêu dài hạn như đã được thống nhất tại Phiên Rà soát Giữa kỳ của vòng Uruguay là "thiết lập một hệ thống thương mại nông nghiệp công bằng và định hướng thị trường và quá trình cải cách cần được tiến hành thông qua việc đàm phán cam kết về trợ cấp và bảo hộ và thông qua việc thiết lập những luật lệ và quy tắc chặt chẽ và thực thi có hiệu quả hơn của GATT " ; Ý thức thêm rằng "mục tiêu dài hạn trên đây là nhằm giảm đáng kể và nhanh chóng trợ cấp và bảo hộ nông nghiệp liên tục trong một khoảng thời gian được thoả thuận, nhằm hiệu chỉnh và ngăn chặn những hạn chế và bóp méo thương mại trên thị trường nông sản thế giới"; Cam kêí đạt được những cam kết ràng buộc cụ thể trong từng lĩnh vực sau đây: tiếp cận thị trường; hỗ trợ trong nước; cạnh tranh xuất khẩu và đạt được một hiệp định về các vấn đề vệ sinh dịch tễ và kiểm dịch động, thực vật; Nhất trí rằng trong khi thực hiện các cam kết tiếp cận thị trường, các Thành viên phát triển sẽ xem xét đầy đủ đến các nhu cầu và điều kiện cụ thể của các Thành viên đang phát triển bằng cách cải thiện hơn nữa các cơ hội và điều kiện tiếp cận thị trường cho những nông sản có lợi ích đác biệt của các Thành viên này, kể cả tự do hoá hoàn toàn thương mại nông sản nhiệt đới, như đã thống nhất tại Phiên Rà soát Giữa kỳ, và cho những sản phẩm có tầm quan trọng đặc biệt trong việc đa dạng hoá sản xuất để tránh việc trồng các cây thuốc gây nghiện không hợp pháp; Ghi nhận rằng các cam kết trong chương trình cải cách cần phải đạt được một cách bình đẳng giữa tất cả các Thành viên, có xem xét đến các yếu tố phi thương mại, kế cả an ninh lương thực và nhu cầu bảo vệ môi trường, có xem xét đến thoả thuận bằng đối xử đặc biệt và khác biệt đối với các nước đang phát triển là yếu tố không tách rời trong đàm phán, và có tính đến các hậu quả tiêu cực có thể có của việc thực hiện chương trình cải cách đối với các nước kém phát triển và các nước đang phát triển chủ yếu nhập lương thực; 2.2. Các thoả thuận khi gia nhập WTO Phần 1 Điều I Định nghĩa các thuật ngữ Trong Hiệp định này, trừ khi phạm vi có yêu cầu khác: (a) "Lượng hỗ trợ tính gộp" và "AMS" có nghĩa là mức hỗ trợ hàng năm tính bằng tiền cho một sản phẩm nông nghiệp dành cho các nhà sản xuất một loại sản phẩm cơ bản, hoặc là mức hỗ trợ không cho một sản phẩm cụ thể dành cho các nhà sản xuất nông nghiệp nói chung, khác với hỗ trợ theo các chương trình có đủ tiêu chuẩn được miễn trừ cắt giảm của Hiệp định này, bao gồm: (i) Hỗ trợ trong giai đoạn cơ sở nêu cụ thể tại các bảng tài liệu hỗ trợ liên quan được hợp thành và dẫn chiếu tại Phần IV Danh mục của một Thành viên; (ii) Hỗ trợ được cung cấp trong bất kỳ năm nào trong giai đoạn thực hiện và các năm sau đó được tính toán phù hợp với quy định của Hiệp định này và có tính đến sổ liệu hợp thành và phương pháp được sử dụng tại các bảng hỗ trợ liên quan được dẫn chiếu tại Phần IV của Danh mục của một Thành viên, (b) "Sản phẩm nông nghiệp cơ bản" có liên quan đến các cam kết về hỗ trợ trong nước được định nghĩa là sản phẩm gần nhất với điểm bán đầu tiên được nêu cụ thể tại Danh mục của một Thành viên và tài liệu hỗ trợ có liên quan; (c) Chi tiêu ngân sách “hoặc chi tiêu” bao gồm các khoản đáng lẽ phải thu ngân sách nhưng lại bỏ qua; (d) "Lượng hỗ trợ tương đương" có nghĩa là mức hỗ trợ hàng năm tính bằng tiền dành cho các nhà sản xuất một sản phẩm nông nghiệp cơ bản thông qua việc áp dụng một hoặc nhiều biện pháp mà mức trợ cấp này không thể tính được theo phương pháp AMS, khác với trợ cấp trong các chương trình có đủ tiêu chuẩn được miễn trừ cắt giảm của Hiệp định này, bao gồm : (i) Hỗ trợ được cung cấp trong giai đoạn cơ sở nêu cụ thể tại các bảng tài liệu hỗ trợ liên quan được hợp thành và dẫn chiếu tại Phần IV của Danh mục của một Thành viên; (ii) Hỗ trợ được cung cấp trong bất kỳ năm nào trong giai đoạn thực hiện và các năm sau đó được tính toán phù hợp với quy định của Hiệp định này và có tính đến số liệu hợp thành và phương pháp được sử dụng tại các bảng hỗ trợ liên quan được dẫn chiếu tại Phần IV của Danh mục của một Thành viên; (e) "Trợ cấp xuất khẩu” là những trợ cấp dựa trên kết quả thực hiện xuất khẩu, kể cả các loại trợ cấp xuất khẩu trong danh mục tại Điều 9 của Hiệp định này; Giai đoạn thực hiện" có nghĩa là giai đoạn 6 năm kể từ năm 1995, ngoại trừ, vì mục đích của Điều 13 , là giai đoạn 9 năm kể từ năm 1995; "Các nhượng bộ tiếp cận thị trường" bao gồm toàn bộ các cam kết tiếp cận thị trường được thực hiện theo Hiệp định này; (h) "Tổng lượng hỗ trợ tính gộp" và "Tổng AMS " có nghĩa là tổng tất cả hỗ trợ trong nước dành cho cát nhà sản xuất nông nghiệp, được tính bằng tổng lượng hỗ trợ tính gộp cho các sản phẩm nông nghiệp cơ bản, tổng lượng hỗ trợ tính gộp không cho các sản phẩm cụ thể và tổng lượng hỗ trợ tương đương cho sản phẩm nông nghiệp, bao gồm: (i) Hỗ trợ được cung cấp trong giai đoạn cơ sở (gọi là Tổng AMS cơ sở) và hỗ trợ tối đa được phép cung cấp tại bất kỳ năm nào trong giai đoạn thực hiện và sau đó gọi là” các mức cam kết cuối cùng và hàng năm"), như quy định tại Phần IV của Danh mục của một Thành viên; (ii) Mức hỗ trợ thực tế tại bất kỳ năm nào trong giai đoạn thực hiện và sau đó (gọi là "Tổng AMS hiện hành"); được tính theo quy định của Hiệp định này, kể cả Điều 6, và với số liệu hợp thành và phương pháp sử dụng tại các bảng hỗ trợ trong tài liệu được dẫn chiếu tại Phần IV trong Danh mục của một Thành viên; (i) “Năm” tại khoản (f) trên đây và có liên quan đến các cam kết cụ thể của một Thành viên là năm dương lịch, tài chính hoặc năm tiếp thị được quy định tại Danh mục liên quan đến Thành viên đó. Điều II Diện sản phẩm Hiệp định này áp dụng đối với các sản phẩm trong danh mục của Hiệp định này, sau đây được gọi là sản phẩm nông nghiệp. Phần II Điều III Xây dựng những nhượng bộ và cam kết 1. Các cam kết về hỗ trợ trong nước và trợ cấp xuất khẩu tại Phần IV trong Danh mục của mỗi Thành viên hợp thành các cam kết giới hạn việc trợ cấp, và trở thành một bộ phận cấu thành của GATT 1994. 2. Theo quy định tại Điều 6, một Thành viên sẽ không hỗ trợ cho các nhà sản xuất trong nước vượt quá mức cam kết được nêu tại Mục I, Phần IV trong Danh mục của Thành viên đó. 3. Theo quy định tại khoản 2(b) và 4 của Điều 9, một Thành viên sẽ không được trợ cấp xuất khẩu nêu trong khoản 1, Điều 9 đối với sản phẩm nông nghiệp hoặc nhóm sản phẩm được nêu tại Mục II, Phần IV trong Danh mục của Thành viên đó vượt quá mức cam kết về số lượng và chi tiêu ngân sách được nêu tại đó và không trợ cấp như thế đối với bất kỳ một sản phẩm nào không được nêu tại mục đó trong danh mục của nước Thành viên đó. Phần III Điều IV Tiếp cận thị trường 1. Nhân nhượng tiếp cận thị trường có trong các danh mục liên quan đến các c
Tài liệu liên quan