Chuyên đề được thiết kế nhằm cung cấp cho học viên những kiến
thức cơ bản:
Những khái niệm cơ bản về phân tầng xã hội.
Kiến thức về các kiểu cấu trúc phân tầng xã hội.
Các cách giải thích về phân tầng xã hội.
Các phương pháp đo lường phân tầng xã hội.
Phân tầng xã hội ở Việt Nam.
Các khái niệm cơ bản về nghèo khổ
Chính sách xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam
Nghèo khổ đô thị ở Việt Nam
130 trang |
Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1575 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Cao học phân tầng xã hội và nghèo khổ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
CHUYÊN ĐỀ CAO HỌC
PHÂN TẦNG XÃ HỘI VÀ NGHÈO KHỔ
Người biên soạn: Nguyễn Hữu Minh
HÀ NỘI 2006
2
GIỚI THIỆU VỀ MÔN HỌC
1. Số đơn vị học trình:
2 đvht = 30 tiết
2. Phân bổ thời gian:
- Trình bày: 25 tiết
- Thảo luận: 5 tiết
3. Mục tiêu môn học:
Chuyên đề được thiết kế nhằm cung cấp cho học viên những kiến
thức cơ bản:
Những khái niệm cơ bản về phân tầng xã hội.
Kiến thức về các kiểu cấu trúc phân tầng xã hội.
Các cách giải thích về phân tầng xã hội.
Các phương pháp đo lường phân tầng xã hội.
Phân tầng xã hội ở Việt Nam.
Các khái niệm cơ bản về nghèo khổ
Chính sách xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam
Nghèo khổ đô thị ở Việt Nam
4. Hình thức đánh giá kết quả:
- Bài đọc và thảo luận trên lớp: 40% tổng điểm
- Tiểu luận: 60% tổng điểm
3
MỤC LỤC
Nội dung Trang
GIỚI THIỆU VỀ MÔN HỌC 2
MỤC LỤC 3
Bài 1
Khái niệm cơ bản về phân tầng xã hội
4
Bài 2
Đo lường phân tầng xã hội
25
Bài 3
Phân tầng xã hội ở Việt Nam
33
Bài 4
Đo lường nghèo khổ và tiêu chí nhận diện nghèo khổ
ở Việt Nam
45
Bài 5
Nghèo khổ đô thị ở Việt Nam
70
Bài 6
Chương trình xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam và
những thách thức trong giai đoạn mới
98
Thảo luận 117
TÀI LIỆU THAM KHẢO 118
4
Bài 1
KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ PHÂN TẦNG XÃ HỘI
Thời lượng: 5 tiết
I. Một số khái niệm cơ bản về phân tầng xã hội
1. Cách tiếp cận của Mác và Weber về phân tầng xã hội
a) Quan niệm Mác Xít:
Giai cấp (class) được quyết định hoàn toàn bởi mối quan hệ của cá
nhân với phương thức sản xuất.
Mối quan hệ với phương thức sản xuất có liên hệ với nghề nghiệp
nhưng không hoàn toàn như nhau.
Yếu tố chủ chốt ở đây không phải là thu nhập hay nghề nghiệp mà
liệu cá nhân có kiểm soát công cụ hay phương thức sản xuất của họ
hay không, có nghĩa là có kiểm soát cơ hội cuộc sống của họ hay
không.
Các giai cấp khác nhau là do địa vị kinh tế của chúng trong xã hội
khác nhau. Địa vị ấy không phải được hiểu một cách giản đơn là
“người tổ chức” và “người chấp hành” mà bao gồm hàng loạt các mối
quan hệ xã hội giữa người và người trong sản xuất.
Điều có ý nghĩa quyết định tạo nên việc phân biệt giai cấp là mối quan
hệ của các tập đoàn người đối với tư liệu sản xuất. Giai cấp nào nắm
các điều kiện vật chất, các phương tiện vật chất, giai cấp ấy sẽ chi
phối toàn bộ quá trình sản xuất dưới hình thức này hay hình thức
khác.
5
Giai cấp không chỉ là một phạm trù kinh tế mà là một phạm trù xã hội
học. Ngoài những sự khác biệt về vật chất, các giai cấp còn khác nhau
về lối sống, về tâm lý và tư tưởng. Những yếu tố tinh thần này là yếu
tố thứ hai, chúng được sinh ra từ cơ sở kinh tế và phụ thuộc vào yếu tố
kinh tế.
b) Quan niệm của Weber (nhà xã hội học Đức):
Không phản đối việc phân chia giai cấp từ góc độ kinh tế. Tuy nhiên,
ông cho rằng việc phân chia nhấn mạnh đến khía cạnh kinh tế là chưa
đầy đủ để nhận diện xã hội.
Mặc dù vị thế (status) hay uy tín (prestige) về mặt xã hội và quyền
lực (power) thường thay đổi theo địa vị kinh tế, chúng cũng có thể có
vị trí riêng và có tác động độc lập đến sự bất bình đẳng xã hội. Đặc
biệt, uy tín xã hội (prestige) thường đối lập với quyền lực kinh tế.
Thay vào hệ thống phân tầng một chiều cạnh của Mác (chỉ chia ra hai
giai cấp) Weber đề xuất 3 chiều cạnh độc lập (mặc dù có liên quan với
nhau) cần phân tích, dựa vào đó con người có thể được xếp loại trong
một hệ thống phân tầng (xem hình vẽ dưới đây).
Hình vẽ: (trích theo hình 9.1, trang 220, Brinkerhoff và đồng nghiệp
1997)
Giai cấp
Mối quan hệ với PTSX
Vị thế
Danh dự XH hay
Giai cấp
xã hội
6
Hệ thống phân tầng có 3 khía cạnh.
Giai cấp (class) nói về vị trí của một người trong hệ thống kinh
tế của xã hội, dẫn đến những khác biệt về công việc, thu nhập,
và tài sản.
Vị thế (status) nói về mối quan hệ của một cá nhân với những
địa vị xã hội được thiết lập trong xã hội mà những địa vị này
thay đổi theo nghĩa uy tín (prestige). Các vị thế thường khác
nhau tùy thuộc vào nghề nghiệp hoặc hoàn cảnh gia đình xuất
thân.
Quyền lực (power) nói về quan hệ của một cá nhân với các
thiết chế chính quyền hoặc các thiết chế chính trị khác. Quyền
lực thường được thể hiện ở khả năng của cá nhân huy động các
nguồn lực và đạt được các mục tiêu.
Giai cấp, vị thế, và quyền lực thường đi cùng với nhau và hỗ trợ
lẫn nhau, nhưng không nhất thiết luôn trùng hợp với nhau.
Như vậy thay vì nói về giai cấp, các nhà nghiên cứu theo quan điểm
Weber nói về giai cấp xã hội. Một giai cấp xã hội là một nhóm người
mà có chung giai cấp, vị thế, và quyền lực, và họ có chung một sự
nhận diện để phân biệt mình với người khác. Khi chúng ta nói về một
Quyền lực
Khả năng ảnh
hưởng hành động
7
giai cấp thượng lưu hay trung lưu chính là chúng ta nói về giai cấp xã
hội theo ý nghĩa này.
Con người giống với người khác trong cùng giai cấp xã hội nhưng
khác biệt về những đặc điểm quan trọng đối với những người thuộc
giai cấp xã hội khác.
Giai cấp xã hội bao gồm sự liên kết lẫn nhau năng động giữa 3 yếu tố
là địa vị chính trị (quyền lực), địa vị xã hội (vị thế), và địa vị kinh tế
(của cải, tài sản).
Mỗi thứ bậc địa vị chính trị, xã hội, và kinh tế có hệ thống đẳng cấp
riêng của nó, song chúng có quan hệ tác động mật thiết với nhau. Tuy
nhiên mỗi loại thứ bậc trật tự đó có một lối phân phối quyền năng
riêng biệt.
Địa vị kinh tế không chỉ dựa trên quyền sở hữu về kinh tế, những điều
kiện sinh hoạt bên ngoài mà còn cả mặt năng lực của họ về kinh tế
trên thị trường. Weber hướng trọng tâm vào năng lực trên thị trường
và cho rằng nguyên nhân đầu tiên của sự bất bình đẳng trong chủ
nghĩa tư bản là khả năng thị trường, bao gồm những kỹ năng mà
người làm thuê mang ra thị trường lao động để bán và những cơ may
mà người ta có thể có được do thị trường mang lại.
Địa vị xã hội dựa trên cơ sở “danh dự về mặt xã hội”, hay nói cách
khác nó dựa vào sự đánh giá được mọi người công nhận trong một tập
thể nhất định. Có thể dễ dàng phân biệt địa vị xã hội theo lối sống của
họ, cụ thể dựa vào tập tục, những thói quen của xã hội, giáo dục, và
uy tín mà nguồn gốc gia đình và nghề nghiệp đem lại. Khi địa vị xã
hội được củng cố người ta có thể đảm bảo cho mình quyền lực về mặt
kinh tế và cũng có thể được biểu hiện bằng cách cư xử về mặt kinh tế
như lối ăn tiêu phung phí, lối sinh hoạt giao tiếp, v.v.
8
Trên lĩnh vực chính trị, quyền lực được thể hiện trong các “chính
đảng” và quyền lực chính trị thường được thể chế hóa. Các chính
đảng có thể đại diện cho những quyền lợi do vị trí của họ trong xã hội.
Tuy nhiên đây là vấn đề không được nhiều nhà nghiên cứu đồng tình
vì những người trong các đảng phái khác nhau không phải ai cũng có
địa vị xã hội tương ứng khác nhau mà chỉ có địa vị xã hội cao thấp
khác nhau trong nội bộ từng đảng là đáng kể.
2. Giai cấp: Nghề nghiệp, thu nhập, và tài sản
a) Nghề nghiệp hay công việc được trả lương là một yếu tố chủ chốt vì
đó là nguồn thu nhập và tài sản quan trọng trong các xã hội hiện đại.
Nhiều cách phân loại khác nhau để nhóm gộp những hình thức
nghề nghiệp đa dạng.
Trong các xã hội phát triển có 3 cách phân loại phổ biến. Các
việc làm được phân loại như là công nhân cổ cồn xanh nếu
chúng được dựa chủ yếu trên cơ sở của lao động chân tay
(chẳng hạn công nhân nhà máy, lái xe tải, công nhân mỏ). Gọi
là cổ cồn trắng nếu các công việc chủ yếu đòi hỏi những kỹ
năng trí tuệ (chẳng hạn các nhà chuyên môn như bác sĩ, luật sư,
hay nhà quản lý). Gần đây hơn, thuật ngữ cổ cồn hồng được sử
dụng để đặc trưng cho những việc làm chủ yếu sử dụng phụ nữ
trong các công việc không phải lao động chân tay bán kỹ năng
(nonmanual semiskilled) (chẳng hạn như thư ký, nhân viên,
đánh máy). (Appelbaum và Chambliss 1995)
b) Thu nhập là tổng số tiền mà một người hoặc một hộ gia đình kiếm
được trong một khoảng thời gian cho trước (thường là năm).
9
c) Tài sản là giá trị của mọi thứ thuộc quyền sở hữu của một người.
Là chỉ báo chủ yếu của sự phân tầng thực sự về mặt kinh tế.
Một cách đo lường tài sản là giá trị tài sản thuần túy (net
financial assets) tức là giá trị của mọi thứ mà một người có (trừ
nhà cửa và xe) trừ đi giá trị của mọi thứ mà người đó nợ. Thông
thường với những người giàu nhất có thu nhập cao, phần lớn tài
sản mà họ có được không phải là từ thu nhập mà từ các tài sản tài
chính như nhà cho thuê, cổ phiếu, trái phiếu, và các hình thức đầu
tư khác.
Những khác biệt về tài sản thường có thể xuất hiện dưới hình thức
những khác biệt về đặc quyền, đặc lợi và tác động đến cơ hội cuộc
sống của cá nhân như thu nhập bằng tiền. Các quan chức chính
phủ, sĩ quan cao cấp không có thu nhập bằng lương cao như các
giám đốc kinh doanh tư nhân nhưng có những đặc quyền có thể
chuyển thành tài sản. Nói chung, sự tăng lên về tài sản phần lớn
được coi là bắt nguồn từ việc đạt được quyền lực, nghề nghiệp, và
học vấn cao hơn.
3. Vị thế xã hội
a) Vị thế xã hội phản ánh mức độ uy tín và sự kính trọng từ người khác.
Cơ sở cho sự kính trọng đó tuỳ thuộc vào phẩm chất cá nhân được
người khác coi là quan trọng trong xã hội.
b) Nghề nghiệp là một trong những chỉ báo quan trọng nhất của vị thế vì
nó thể hiện cách thức chủ yếu để có quyền lực và tài sản. Học vấn
cũng là một chỉ báo quan trọng của vị thế xã hội vì nó thể hiện cách
10
thức chủ yếu để tham gia vào các nghề nghiệp có giá trị nhất và có
được những bậc thang xã hội cao.
c) Các nhà xã hội học Mỹ Blau, Duncan (1967) và Treiman (1977) là
những người đi tiên phong trên lĩnh vực nghiên cứu phân loại nghề
nghiệp theo vị thế hay uy tín xã hội của chúng căn cứ vào dư luận xã
hội. Những nghiên cứu của họ cho thấy rằng những việc làm cổ cồn
trắng thường có uy tín cao hơn các việc làm cổ cồn xanh. Nói chung,
những công việc liên quan đến ý tưởng hay con người thì có uy tín
cao hơn những nghề nghiệp làm việc bằng tay hoặc liên quan đến các
đối tượng vật chất (Treiman 1977).
4. Quyền lực
a) Quyền lực là khả năng ảnh hửơng hay kiểm soát hành vi của người
khác mà không có sự ưng thuận của họ. Để phân tích phân tầng xã
hội, các loại quyền lực quan trọng nhất là quyền lực tự nhiên
(referent) hay là “ảnh hưởng”, và quyền lực hợp pháp hay là “quyền
uy”. Theo Ăngghen, quyền uy là ý chí của người khác buộc ta phải
tiếp thu; quyền uy lấy sự phục tùng làm tiền đề. Những nhân tố này
quyết định bằng cách nào các quyết định được ban hành và ai ban
hành.
b) Việc phân tích về quyền lực cho ta thấy một bức tranh ở dạng hình
tháp như đối với hệ thống phân tầng ở hầu hết các xã hội. Trên đỉnh
tháp là một số ít ỏi các nhân vật chính trị hay quân sự, các nhà kinh
doanh, và những người lãnh đạo khác. Khi chúng ta đi dần xuống đáy
tháp ta sẽ gặp những con người với quyền lực ít hơn.
11
c) Có nhiều tranh luận về bản chất của quyền lực. Một lý thuyết về
quyền lực gọi là phân bố ngang nhau hay là đa quyền (pluralism)
cho rằng quyền lực được phân bố trong các nhóm khác nhau, đấu
tranh với nhau trên cơ sở bình đẳng quan hệ (Dahl 1961). Theo quan
điểm này, quyền lực của một công ty kinh doanh lớn là ngang với
quyền lực của các liên đoàn lao động lớn, các nhóm người tiêu dùng,
hay các tổ chức bảo vệ môi trường. Các cá nhân thể hiện quyền lực
của mình thông qua các tổ chức, và các tổ chức cung cấp một hệ
thống kiểm soát và cân bằng với nhau.
d) Lý thuyết thứ hai, gọi là thuyết giai cấp thống trị (class dominance),
cho rằng quyền lực tập trung trong tay của một số ít cá nhân thuộc
tầng lớp thượng lưu quyền lực (Miills 1956; Domhoff 1990). Những
cá nhân quyền lực này biết rõ nhau, thuộc về cùng tổ chức, và thay
phiên nhau giữ các vị trí cao nhất trong chính quyền, hoạt động kinh
doanh, và quân sự. Trong khi những người bình thường cho rằng họ
có thể tác động đến chính quyền thông qua bầu cử, kiện, viết thư cho
các đại biểu quốc hội, thì những người theo quan điểm này cho rằng
quyền lực thực sự nằm đằng sau hậu trường, trong số những nhân vật
thượng lưu. Nhà xã hội học G. William Domhoff (1993) cho rằng ít
hơn 1% người Mỹ hình thành nên một “giai cấp quyền lực”, sở hữu từ
25 đến 30% các tài sản cá nhân, điều hành các tập đoàn và các quỹ
lớn, và thống trị chính quyền trung ương.
e) Lý thuyết thứ ba, gọi là cấu trúc luận (structuralism), cho rằng
chính các cá nhân phần lớn bị giam cầm bởi những vai trò của họ
trong tổ chức, cho dù họ ở đáy hay ở đỉnh tháp quyền lực của tổ chức.
Chẳng hạn, mặc dù người công nhân nhà máy có thể dường như là
không có quyền lực chống lại những người quản lý có quyền thuê và
12
sa thải họ, bản thân những nhà quản lý cũng có ít sự lựa chọn vì họ sẽ
mất việc nếu họ không đưa lại lợi nhuận.
f) Theo quan niệm Mác xít, quyền lực có quan hệ chặt chẽ với giai cấp.
Trong xã hội có đối kháng giai cấp, giai cấp nào nắm được hầu hết tư
liệu sản xuất trong tay sẽ là giai cấp nắm toàn bộ quyền lực cơ bản
trong xã hội, từ quyền lực chính trị đến quyền lực tư tưởng và tinh
thần.
5. Lối sống
a) Quyền lực, vị thế xã hội, và tài sản là chỉ báo quan trọng của giai cấp
xã hội. Tuy nhiên, việc một cá nhân có được nhìn nhận bởi người
khác là cùng thuộc vào một giai cấp xã hội hay không còn tuỳ thuộc
người đó có thể hiện cùng một lối sống hay không. Cá nhân đó cần
phải thể hiện ở một chừng mực nào đó là anh ta thực hành cùng một
văn hóa: lời ăn tiếng nói, thói quen giải trí, mua sắm. Những đặc trưng
này xét như một tổng thể tác động ở một mức độ đáng kể về việc
chúng ta nhìn nhận mình như thế nào trong cộng đồng và xã hội,
những người mà chúng ta chọn làm bạn là ai, và bằng cách nào chúng
ta liên hệ với người khác.
b) Lối sống đề cập đến định hướng giá trị nói chung, thị hiếu và sự ưa
thích của những người thuộc một nhóm nhất định hay giai cấp xã hội.
II. Các cách giải thích về sự phân tầng xã hội
13
Có hai cách giải thích cơ bản về hiện tượng phân tầng xã hội trên thế
giới. Những nhà lý thuyết theo trường phái chức năng nhấn mạnh đến cách
thức mà sự phân tầng đã tăng cường sức mạnh cho xã hội như một tổng thể
với lập luận rằng tất cả các thành viên rốt cuộc đều sẽ có lợi từ sự bất bình
đẳng ở một mức độ nào đó. Ngược lại, những người theo thuyết xung đột xã
hội cho rằng việc xem xét xã hội như một tổng thể là không chính xác vì sự
phân tầng dẫn đến xung đột giữa những người có được lợi ích từ sự mất mát
của người khác. Ngoài ra có những cách giải thích PTXH dựa trên cơ sở của
việc kết hợp luận điểm của hai cách giải thích trên.
1. Cách giải thích theo thuyết cấu trúc-chức năng
a) Lý thuyết cấu trúc-chức năng về sự phân tầng bắt đầu với câu hỏi:
bằng cách nào cấu trúc xã hội đóng góp vào việc duy trì xã hội? Xuất
phát điểm của thuyết chức năng có thể tìm thấy trong nhiều tác phẩm
của Emile Durkheim (1858-1917) người đã lập luận rằng có thể hiểu
các giai cấp xã hội thông qua những chức năng khác nhau mà chúng
thực hiện trong xã hội như một tổng thể. Theo ý nghĩa này có thể quan
niệm các giai cấp xã hội như là những bộ phận khác nhau trong cơ thể
con người (Durkheim 1964; nguyên bản 1893).
b) Dựa theo lý thuyết của Durkheim, hơn một nửa thế kỷ trước Kingsley
Davis và Wilbert Moore (1945) đề xuất lý thuyết chức năng về sự bất
bình đẳng mà cho đến hôm nay vẫn còn ảnh hưởng lớn trong nhiều
nhà nghiên cứu xã hội học ở phương Tây. Davis và Moore cho rằng
sự bất bình đẳng phục vụ như một cơ chế vô thức (unconscious) giúp
bảo đảm rằng những vị trí quan trọng nhất sẽ do những người đủ tiêu
chuẩn nhất nắm giữ. Chính vì vậy mà phân tầng ở một mức độ nào đó
14
có thể coi là cần thiết để xã hội tồn tại. Davis và Moore đánh giá rằng
trong tất cả các xã hội đều có một số vai trò quan trọng hơn những vai
trò khác, và những vai trò này cần phải do những người hội đủ tiêu
chuẩn nắm giữ để đảm bảo sự vận hành thông suốt của xã hội. Cơ chế
vô thức đó, chẳng hạn như thù lao không bằng nhau cho các công
việc, vì thế phải có để bảo đảm rằng những người thông minh nhất và
tốt nhất chiếm giữ những vai trò quan trọng nhất.
c) Có thể coi đây là một cách lập luận theo kiểu cung-cầu, nhìn bất bình
đẳng như một sự trả lời hợp lý cho vấn đề xã hội. Quan điểm lý thuyết
này đôi khi được gọi là lý thuyết đồng thuận vì nó gợi ý rằng sự bất
bình đẳng là kết quả của sự thoả thuận xã hội về tầm quan trọng của
các địa vị xã hội và sự cần thiết phải trả cho các địa vị xã hội này
(Brinkerhoff và đồng nghiệp 1997).
d) Lý thuyết Davis- Moore có những hàm ý quan trọng cho chính sách
công cộng. Theo lý thuyết này, mọi người trở nên giàu lên hay nghèo
đi chủ yếu là vì tài năng và sự nỗ lực của họ, cho nên có ít lý do để
các chương trình của chính phủ phải nhằm vào việc giảm bớt sự bất
bình đẳng bằng cách phân phối lại thu nhập từ người giàu sang người
nghèo. Thậm chí, những chương trình như vậy có thể coi như là phản
tác dụng, bởi vì chúng không khuyến khích những người đóng góp
nhiều nhất cho xã hội (bằng cách đánh thuế thu nhập của họ) để thù
lao cho những người ít xứng đáng hơn (thông qua phúc lợi xã hội và
chương trình xóa nghèo khổ).
e) Về cơ bản quan điểm này coi phân tầng không chỉ là cần thiết mà còn
làm lợi cho xã hội vì nó sử dụng hệ thống ban thưởng làm động lực
thúc đẩy mọi người đạt được những kỹ năng cần thiết nhằm có được
các vị trí có giá trị nhất trong xã hội. Davis và Moore lập luận rằng vì
15
không phải tất cả mọi người có cùng năng lực, và một số vị trí xã hội
đòi hỏi những kỹ năng nhất định nên bất bình đẳng xã hội là không
tránh khỏi.
f) Các nhà cấu trúc-chức năng cho rằng sự cùng tồn tại người giàu –
người nghèo là bảo đảm cho xã hội vận hành theo chức năng. Xã hội
bị thống trị bởi những người tài năng nhất, vì vậy họ xứng đáng có
được những ban thưởng về mặt xã hội. Trái lại, người nghèo thiếu tài
năng. Tuy nhiên sự tồn tại của họ sẽ làm lợi một số khu vực của xã
hội theo cách “chức năng”. Chẳng hạn, sự tồn tại của nghèo khổ tạo
nên nhu cầu hình thành một số nghề nghiệp nhất định như ngươi làm
công tác xã hội, chăm sóc y tế, v.v. Người nghèo cũng tạo nên các thị
trừơng cho các loại hàng hóa khác nhau và dịch vụ.
g) Một thiếu sót rõ ràng của quan điểm cấu trúc-chức năng là nó lờ đi sự
bất bình đẳng hiện tồn và các cơ hội khác nhau gắn với con người
ngay từ khi họ sinh ra. Những địa vị gán trước từ khi sinh ra sẽ ngăn
cản một cách vô hình khả năng của một số nhóm nhất định. Nhiều
người thường bị trả ít thù lao chỉ bởi vì màu da, giới tính, và những
đặc trưng vốn sinh ra đã có do định kiến xã hội đang tồn tại, không hề
có liên quan gì đến tài năng hay động cơ của họ. Điều này dẫn đến
một sự lãng phí to lớn về tài năng của con người trong xã hội và vì thế
làm rối loạn chức năng của xã hội xét như một tổng thể. Thêm vào đó,
khi con người đạt được những vị trí có vị thế cao, quan trọng về mặt
xã hội do kỹ năng và nỗ lực của họ, họ có thể chuyển sự giàu có và vị
thế cho con cái họ, thậm chí khi con cái họ không hội đủ các tiêu
chuẩn. Vì thế, sự bất bình đẳng trong xã hội sẽ tăng lên, dẫn đến sự
không phù hợp tăng lên giữa tài năng con người và vị trí mà họ chiếm
giữ, tạo nên sự giận dữ và chống đối trong những người mà họ cảm
16
thấy họ không được thù lao tương xứng. Một lần nữa, hậu quả sẽ là sự
rối loạn chức năng đối với toàn xã hội.
h) Lý thuyết Davis-Moore còn bị phê phán từ nhiều khía cạnh khác
(Tumin 1985; Wrong 1959). Mặc dù phần lớn mọi người đều đồng ý
rằng một số vị trí là quan trọng hơn những vị trí khác trong xã hội,
liệu có bảo đảm rằng sự khác biệt thực tế trong thù lao giữa các vị trí
được đo lường chính xác tương ứng với sự đóng góp của họ? Chẳng
hạn, nếu chúng ta lấy sự khác biệt về thu nhập như là một tiêu chuẩn,
các giáo sư ở các trường đại học có thu nhập gấp khoảng