Chuyên đề Công tác quản lý chất thải nguy hại phát sinh từ các hoạt động hóa chất

2.1. Công tác triển khai Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 và các qui định liên quan về quản lý chất thải nguy hại có liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu và sử dụng hóa chất trên địa bàn thành phố ngày càng trở nên chặt chẽ, hiệu quả nhằm đảm bảo các yêu cầu quản lý nhà nước về CTNH. Trong năm 2009, Sở Tài nguyên và Môi trường tiếp nhận 134 hồ sơ đề nghị hướng dẫn phương án xử lý tiêu hủy trong đó có hơn 10 hồ sơ về hóa chất.

doc17 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 1790 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Công tác quản lý chất thải nguy hại phát sinh từ các hoạt động hóa chất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHUYÊN ĐỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI PHÁT SINH TỪ CÁC HOẠT ĐỘNG HÓA CHẤT Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM ( Ths. Ngô Thành Đức - Phòng quản lý chất thải rắn ) (Tháng 12-2010) Nguyên tắc chung , đặc điểm và yêu cầu 1. Nguyên tắc chung - Chất thải nguy hại (CTNH) và công tác quản lý nhà nước về CTNH đến nay đã được thể chế hóa bằng Luật định và các văn bản pháp quy nhà nước. Theo Luật Bảo vệ Môi trường ( Luật số: 52/2005/QH11) : “ Chất thải nguy hại là chất thải chứa yếu tố độc hại, phóng xạ, dễ cháy, dễ nổ, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm, gây ngộ độc hoặc đặc tính nguy hại khác. - Quản lý chất thải là hoạt động phân loại, thu gom, vận chuyển, giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế, xử lý, tiêu hủy, thải loại chất thải.” 2. Đặc điểm - Như vậy yếu tố độc hại đã hàm chứa trong tính nguy hại. Hóa chất đã độc hại thì tất nhiên nguy hại và đã nguy hại thì có liên quan đến độc hại trưc tiếp hay gián tiếp đến người tiếp xúc. - Tính an toàn trong các hoạt động hóa chất ngày nay nên được hiểu dưới khái niệm rộng là an toàn không chỉ cho sức khỏe mà còn môi trường; không chỉ ngưỡng gây hại mà còn ngưỡng tích lũy. - Trong đời sống xã hội hiện đại, CTNH phát sinh từ mọi hoạt động sản xuất công nghiệp, thương mại, dịch vụ, sinh hoạt …Xét về mặt khoa học, tất cả CTNH đều có nguồn gốc là các hóa chất cơ bản như acid, baz, các kim loại nặng (Hg,As,Pb…) hoặc các dẫn xuất hóa học ( dung môi hữu cơ, dầu khoáng, thuốc bảo vệ thực vật …kể cả thuốc tân dược; bao bì, thùng chứa hóa chất, chất thải độc hại ) thải ra sau quá trình sử dụng. 3.. Yêu cầu quản lý nhà nước về CTNH phát sinh từ các hoạt động hóa chất Theo chức năng nhiệm vụ được giao, Sở Tài nguyên và Môi trường hiện đang thực hiện công tác quản lý nhà nước về CTNH dưới 02 dạng: CTNH phát sinh thường xuyên và CTNH phát sinh không thường xuyên. Các loại hóa chất thuộc danh mục CTNH theo Luật định ( hiện nay là Quyết định 23/2006/BTNMT), phát sinh thường xuyên là các hóa chất thải ra sau quá trình sử dụng thường là trong hoạt động sản xuất công nghiệp Các loại hóa chất thuộc danh mục CTNH theo Luật định, phát sinh không thường xuyên là các hóa chất bị chỉ định phải xử lý, tiêu hủy trong các trường hợp sau: + Đã bị hư hỏng, quá hạn sử dụng nên không được cơ quan chức năng cho phép kinh doanh hay sử dụng do có thể gây ảnh hưởng đến người tiêu dùng ( điển hình là trường hợp Công ty Tân Hiệp Phát - tháng 7-2009) + Bị cơ quan kiểm soát xuất nhập khẩu ( Hải quan) lưu giữ không được thông quan do không đáp ứng điều kiện nhập khẩu ( không đảm bảm chất lượng nhập khẩu, thủ tục nhập khẩu hóa chất không đúng qui định,…) Hải quan sẽ yêu cầu chủ hàng phải tái xuất hoặc phải xử lý, tiêu hủy trong nước. + Do bị tịch thu bởi lực lượng quản lý thị trường ( hàng gian, hàng giả…) Trong thực tế, nhiều loại hóa chất công nghiệp (sản xuất trong nước hay nhập khẩu vào Việt Nam) dù chủ hàng xác định là “ không có hiện diện thành phần nguy hại” hoặc đã qua kiểm định có kết quả đạt 1 số chỉ tiêu nguy hại thì cơ quan quản lý nhà nước vẫn phải yêu cầu xử lý, tiêu hủy như CTNH do không thể chứng minh và lường hết được sự biến chất của chúng trong điều kiện khí hậu nhiệt đới; do không thể đảm bảo việc kiểm định là đã đủ các chỉ tiêu. Về mặt qui định nhà nước đối với quản lý CTNH , hai dạng CTNH nêu trên khi phát sinh, chủ nguồn thải đều phải ký hợp đồng chuyển giao trách nhiệm xử lý CTNH cho đơn vị dịch vụ đã được cấp Giấy phép hành nghề vận chuyển hoặc Giấy phép hành nghề xử lý tiêu hủy chất thải nguy hại do Sở Tài nguyên và Môi trường hoặc Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép. Tuy nhiên về mặt thủ tục hành chính trong quá trình thực hiện việc xử lý CTNH thì khác nhau: CTNH phát sinh thường xuyên phải đăng ký Sổ chủ nguồn thải tại Sở TN-MT và xác nhận việc chuyển giao xử lý thông qua “ Chứng từ quản lý CTNH”; CTNH là hóa chất thải phát sinh không thường xuyên thì chủ nguồn thải cần lập phương án xử lý, gửi hồ sơ đề nghị “ hướng dẫn, phê duyệt phương án xử lý CTNH” vào Sở TN-MT và việc xác nhận việc chuyển giao xử lý thông qua “ Biên bản thanh lý lô hàng ”. QUẢN LÝ KỸ THUẬT CTNH PHÁT SINH TỪ HOẠT ĐỘNG HÓA CHẤT Các loại hóa chất thải bỏ do phát sinh từ hoạt động kinh doanh, sản xuất, tiêu dùng hay do yêu cầu pháp lý phải thải bỏ đều có thề là chất thải nguy hại. Việc xem xét, đánh giá chúng phải chăng là CTNH được căn cứ trên các yếu tố : đặc tính nguy hại; Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng chất thải nguy hại- QCVN 07: 2009/BTNMT; 1. Các đặc tính của CTNH + Dễ nổ (N): Các chất thải ở thể rắn hoặc lỏng mà bản thân chúng có thể nổ do kết quả của phản ứng hoá học (khi tiếp xúc với ngọn lửa, bị va đập hoặc ma sát), tạo ra các loại khí ở nhiệt độ, áp suất và tốc độ gây thiệt hại cho môi trường xung quanh. + Dễ cháy(C): Chất thải lỏng có nhiệt độ bắt cháy thấp hơn 60 độ C,chất rắn có khả năng tự bốc cháy hoặc phát lửa do bị ma sát, hấp thu độ ẩm, do thay đổi hóa học tự phát trong các điều kiện bình thường, khí nén có thể cháy. + Oxy hoá (OH): Các chất thải có khả năng nhanh chóng thực hiện phản ứng oxy hoá toả nhiệt mạnh khi tiếp xúc với các chất khác, có thể gây ra hoặc góp phần đốt cháy các chất đó. + Ăn mòn (AM): là các chất hoặc hỗn hợp các chất có tính axit mạnh (pH nhỏ hơn hoặc bằng 2), hoặc kiềm mạnh (pH lớn hơn hoặc bằng 12,5). + Có độc tính ( Đ): - Độc tính cấp: Các chất thải có thể gây tử vong, tổn thương nghiêm trọng hoặc có hại cho sức khoẻ qua đường ăn uống, hô hấp hoặc qua da. - Độc tính từ từ hoặc mãn tính: Các chất thải có thể gây ra các ảnh hưởng từ từ hoặc mãn tính, kể cả gây ung thư, do ăn phải, hít thở phải hoặc ngấm qua da. - Sinh khí độc: Các chất thải chứa các thành phần mà khi tiếp xúc với không khí hoặc với nước sẽ giải phóng ra khí độc, gây nguy hiểm đối với người và sinh vật. - Có độc tính sinh thái (ĐS): Các chất thải có thể gây ra các tác hại nhanh chóng hoặc từ từ đối với môi trường thông qua tích luỹ sinh học và/hoặc gây tác hại đến các hệ sinh vật . + Dễ lây nhiễm (LN): Các chất thải có chứa vi sinh vật hoặc độc tố gây bệnh cho người và động vật. 2. Ảnh hưởng của CTNH CTNH nếu không được quản lý chặt chẽ, không đảm bảo an toàn trong thu gom, lưu giữ, vận chuyển, xử lý thì xãy ra các rủi ro, sự cố sẽ gây hậu quả rất nghiêm trọng, ảnh hưởng đến môi trường sống và sức khỏe cộng đồng. Tùy thuộc vào đặc tính và bản chất của chất thải mà khi thải vào môi trường sẽ gây nên các tác động khác nhau. Bảng 1. Các mối nguy hại theo các đặc tính của chất thải đối với môi trường và con người Nhóm (*) Đặc tính nguy hại Nguy hại đối với người tiếp xúc Nguy hại đối với môi trường 1 Chất dễ cháy nổ Gây tổn thương da , bỏng và có thể dẫn đên tử vong Phá hủy vật liệu, phá hủy công trình. Từ quá trình cháy nổ, các chất dễ cháy nổ hay sản phẩm của chúng cũng có đặc tính nguy hại, phát tán ra môi trường, gây ô nhiễm về nguồn nước, không khí, đất. 2 Khí độc, khí dễ cháy Gây hỏa hoạn, gây bỏng Ảnh hưởng đến không khí 3 Chất lỏng dễ cháy Cháy nổ gây bỏng Ô nhiễm không khí từ nhẹ đến nghiêm trọng Gây ô nhiễm nước nghiêm trọng 4 Chất rắn dễ cháy Hỏa hoạn, gây bỏng Thường hình thành các sản phẩm cháy độc hại 5 Tác nhân ôxy hóa Các phản ứng hóa học gây cháy nổ Ô nhiễm không khí Có khả năng gây nhiễm độc nước 6 Chất độc Gây ảnh hưởng cấp tính và mãn tính đến sức khỏe Ô nhiễm nước nghiêm trọng 7 Chất lây nhiễm Lan truyền bệnh Hình thành những nguy cơ lan truyền bệnh tật 8 Chất ăn mòn Ăn mòn, cháy da, ảnh hưởng đến phổi và mắt Ô nhiễm nước và không khí Gây hư hại vật liệu 3. Các nguồn phát sinh CTNH có thể phát sinh từ các nguồn thải, dòng thải khác nhau, chủ yếu từ các nguồn phát sinh sau đây: + Từ sản xuất công nghiệp Đây là nguồn phát sinh CTNH đa dạng, với số lượng lớn chiếm trên 80% khối lượng CTNH trong tổng khối lượng CTNH phát thải tại thành phố. + Từ hoạt động nông nghiệp Chủ yếu sử dụng các thuốc bảo vệ thực vật như thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, … phục vụ cho hoạt động nông nghiệp. CTNH điển hình phát sinh là các bao bì thải, ở các dạng chai lọ thủy tinh; thùng nhựa; bao nylon ,… còn chứa hoặc nhiễm thuốc bảo vệ thực vật. + Từ Kinh doanh - Thương mại - Dịch vụ Nhập xuất khẩu các hàng hóa có tính chất độc hại không đạt yêu cầu hoặc để tồn lưu hàng hóa đến hết hạn sử dụng, biến đổi chất, dẫn đến phát sinh lượng lớn chất thải cần xử lý. + Từ hoạt động liên quan về y tế Các chất thải nguy hại phát sinh chủ yếu là chất thải chứa các tác nhân lây nhiễm (kim tiêm, bình truyền dịch, bệnh phẩm ,…); hóa chất thải chứa thành phần nguy hại; các loại dược phẩm gây độc tế bào + Từ hoạt động giáo dục- nghiên cứu Do sử dụng hóa chất trong các phòng thí nghiệm để phục vụ cho công tác giảng dạy, nghiên cứu chuyên môn nên có phát sinh CTNH. + Từ sinh hoạt Trong sinh hoạt cũng phát sinh chất thải nguy hại, điển hình có thể kể đến các chất thải như : pin, ac quy, bóng đèn huỳnh quang thải, hóa chất khử khuẩn, diệt côn trùng. 4. Nhận dạng và phân loại CTNH Để nhận dạng chất thải phát sinh có đặc tính nguy hại hay không nguy hại có thể căn cứ theo hướng dẫn tại Quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT ngày 26 tháng 12 năm 2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Danh mục chất thải nguy hại. Trong Danh mục này, các loại CTNH được phân chia theo 19 mục theo nhóm ngành nghề sản xuất và dòng thải, bao gồm 1. Chất thải từ ngành thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản, dầu khí và than 2. Chất thải từ ngành sản xuất hoá chất vô cơ 3. Chất thải từ ngành sản xuất hoá chất hữu cơ 4. Chất thải từ ngành nhiệt điện và các quá trình nhiệt khác 5. Chất thải từ ngành luyện kim 6. Chất thải từ ngành sản xuất vật liệu xây dựng và thuỷ tinh 7. Chất thải từ quá trình xử lý, che phủ bề mặt, tạo hình kim loại và các vật liệu khác 8. Chất thải từ quá trình sản xuất, điều chế, cung ứng, sử dụng các sản phẩm che phủ (sơn, véc ni, men thuỷ tinh), chất kết dính, chất bịt kín và mực in 9. Chất thải từ ngành chế biến gỗ, sản xuất các sản phẩm gỗ, giấy và bột giấy 10. Chất thải từ ngành chế biến da, lông và dệt nhuộm 11. Chất thải xây dựng và phá dỡ (kể cả đất đào từ các khu vực bị ô nhiễm) 12. Chất thải từ các cơ sở tái chế, xử lý, tiêu huỷ chất thải, xử lý nước cấp sinh hoạt và công nghiệp 13. Chất thải từ ngành y tế và thú y (trừ chất thải sinh hoạt từ ngành này) 14 Chất thải từ ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản 15. Thiết bị, phương tiện giao thông vận tải đã hết hạn sử dụng và chất thải từ hoạt động phá dỡ, bảo dưỡng thiết bị, phương tiện giao thông vận tải 16. Chất thải hộ gia đình và chất thải sinh hoạt từ các nguồn khác 17. Dầu thải, chất thải từ nhiên liệu lỏng, chất thải dung môi hữu cơ, môi chất lạnh và chất đẩy (propellant) 18. Các loại chất thải bao bì, chất hấp thụ, giẻ lau, vật liệu lọc và vải bảo vệ 19. Các loại chất thải khác Trong 19 mục phân loại CTNH này được hiểu là : - Từ nhóm 01 đến nhóm 16 bao gồm những nhóm chất thải đặc trưng cho từng loại nguồn hoặc dòng thải khác nhau - Các nhóm 16,17,18 bao gồm những nhóm chất thải chung của mọi nguồn thải đều có thể phát sinh. Cần lưu ý đối với một nguồn thải bất kỳ có thể phát sinh những chất thải nguy hại nằm trong nhiều mục khác nhau. + Phân loại các nhóm chất thải Nhằm đảm bảo CTNH được xử lý riêng biệt, tránh lẫn vào các loại chất thải sinh hoạt và chất thải rắn công nghiệp không nguy hại còn có thể tận dụng tái chế được, nhất thiết phải phân loại CTNH ra khỏi các chất thải khác và lưu chứa riêng biệt. Chất thải phát sinh trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ được phân loại thành 02 nhóm chính: - Nhóm 1. Chất thải nguy hại. - Nhóm 2. Các loại chất thải thông thường, bao gồm: Chất thải rắn công nghiệp không nguy hại có thể được tái chế, tái sử dụng; Chất thải không tận dụng được nhưng không bị nhiễm CTNH và phải xử lý, tiêu hủy hoặc chôn lấp. Việc xác định và phân loại chất thải tiến hành theo các bước sau: Bước 1. Xác định Danh mục chất thải phát simh Liệt kê tất cả các loại chất thải phát sinh tại cơ sở từ hoạt động sản xuất, hoạt động văn phòng, sinh hoạt (bếp ăn), các kho nguyên vật liệu, hóa chất (do hết hạn sử dụng hoặc biến đổi tính chất) để từ đó xây dựng thành Danh mục chất thải phát sinh tại đơn vị. Bước 2. Phân loại chất thải Tiến hành phân loại chất thải từ Danh mục chất thải ra thành 02 nhóm: chất thải nguy hại và chất thải thông thường Bước 2.1. Phân loại chất thải nguy hại - Dựa vào nguồn thải (từ ngành nghề sản xuất) trong Danh mục chất thải nguy hại của Quyết định số số 23/2006/QĐ-BTNMT ngày 26/12/2006, để rà soát, xác định các loại CTNH có trong Danh mục chất thải đã liệt kê tại Bước 1. - Lưu ý phải rà soát trong nhóm nguồn hoặc dòng thải chính nêu trên để xác định nhóm chất thải phân loại theo phân nhóm nguồn hoặc dòng thải liên quan. - Sau khi xác định CTNH trong danh mục chất thải, CTNH được phân loại theo thứ tự các tiêu chí sau: + Theo tính chất nguy hại chính : Tính Nổ (N) - Tính Cháy (C)- Qxy hóa (OH) -Ăn Mòn (AM)- Độc tính (Đ)- Độc Sinh thái (ĐS) – Dễ lây nhiễm (LN) + Khả năng tái chế: chất thải nguy hại có khả năng tái chế ( dầu nhớt thải, phôi kim loại nhiễm dầu nhớt, bao bì thải,..) - chất thải nguy hại không có khả năng tái chế ( giẻ lau dính dầu nhớt thải,…) Bước 2.2. Phân loại chất thải thông thường - Nhóm chất thải có thể dùng tái chế, tái sử dụng; bao gồm các loại chính: phế liệu thải ra từ quá trình sản xuất; bao bì bằng giấy, kim loại, thủy tinh, hoặc chất dẻo khác;… - Nhóm chất thải phải tiêu hủy hoặc chôn lấp, bao gồm các loại chính: các chất thải hữu cơ (các loại là cây, cây, rau, thực phẩm, xác động vật,…); các loại chất thải khác không thể tái sử dụng. + Ý nghĩa của việc phân loại CTNH Phân loại CTNH với các loại chất thải khác là bảo vệ môi trường sống, thực hiện theo quy định của Luật Bảo vệ Môi trường . Phân loại các CTNH theo đặc tính khác nhau để việc tận thu trở lại các chất thải còn nhiều giá trị kinh tế và nhằm đưa các loại chất thải đi theo quy trình xử lý thích hợp, đảm bảo xử lý hiệu quả và an toàn về môi trường. + Không nên để lẫn chất thải nguy hại với nhau CTNH khi không được phân loại, không lưu giữ riêng biệt, khi để lẫn với nhau chúng có nhiều cơ hội tiếp xúc, với điều kiện thích hợp sẽ có tương tác phản ứng với nhau. Hậu quả sẽ rất nghiêm trọng nếu có sự cố cháy nổ xảy ra hoặc tạo thành những chất độc hại tiềm tàng mà chúng ta không kiểm soát được. 5. Lưu giữ an toàn chất thải nguy hại : 5.1 Sự cần thiết của việc lưu giữ tại nguồn đối với CTNH Khi có chất thải nguy hại phát sinh, nhưng chưa được chuyển giao đến đơn vị có chức năng xử lý, phải được lưu giữ tạm tại kho bãi của nơi phát sinh chất thải nguy hại (công ty, nhà máy, cơ sở sản xuất,…) Việc lưu giữ, tồn trữ nhiều loại chất thải nguy hại là một việc làm cần thiết và việc phân khu lưu giữ góp phần làm tăng tính an toàn của kho lưu giữ, tránh các sự cố có thể xãy ra gây bất lợi đối với môi trường và con người. Việc lưu giữ phải đảm bảo về tính an toàn : không bị rò rỉ, không bay hơi, không chảy tràn (kín), bên ngoài có dán nhãn cảnh báo theo đặc tính nguy hại của chất thải, để riêng biệt theo từng loại trong kho bãi. 5.2 Thu gom, đóng gói, dán nhãn Việc thu gom, đóng gói, dán nhãn là khâu có tầm quan trọng đáng kể cho việc chọn lựa phương pháp xử lý phù hợp và đảm bảo an toàn trong lưu giữ, vận chuyển. + Thu gom Đơn vị có phát thải CTNH phải có trách nhiệm thu gom tất cả các loại chất thải nguy hại phát sinh trong các dây chuyền sản xuất để lưu giữ tạm, chờ đơn vị thu gom, vận chuyển, xử lý CTNH tiếp nhận. Sau khi thu gom, cần thiết phải phân loại, sắp xếp và đặt riêng biệt các loại CTNH trong kho, mỗi loại CTNH được lưu giữ đều phải có bao bì lưu chứa và dán nhãn theo quy định. + Đóng gói Chủ nguồn thải sẽ thực hiện việc đóng gói, lưu chứa CTNH có phát sinh trong các bao bì đạt chất lượng theo yêu cầu. Việc lựa chọn bao bì lưu giữ chất thải nguy hại cần chú ý 2 vấn đề quan trọng: sự tương thích hóa học và giá cả của vật liệu. Sự lựa chọn vật liệu phải được thực hiện một cách cẩn thận tùy theo từng ứng dụng cụ thể trong đó lưu ý đến sự thay đổi về hóa học, nhiệt độ lưu giữ và áp suất. Các yếu tố khác cần được cân nhắc như điều kiện áp suất thường, điều kiện khí hậu (đặc biệt chú ý đến khả năng bão, lụt, động đất…). Bao bì chứa CTNH phải có chất lượng tốt, thỏa mãn các yêu cầu sau : - Về tính năng không bị ăn mòn, không tương tác hóa học với CTNH cần lưu giữ, chịu được áp suất, nhiệt độ trong những trường hợp lưu giữ đặc biệt. - Đảm bảo về độ bền do ma sát khi vận chuyển, có nắp đậy kín, không bị rò rỉ - Chất liệu phù hợp theo việc lưu chứa CTNH các dạng lỏng, rắn, có tính chất hóa học khác nhau.(các loại được sử dụng nhựa, thủy tinh, kim loại). Ví dụ : Axit thải, bazơ thải là CTNH có đặc tính ăn mòn, không thể lưu giữ chúng trong bao bì bằng kim loại. Nếu sử dụng bao bì bằng kim loại, theo thời gian kim loại sẽ bị ăn mòn, gây rạn nứt, rò rỉ và các axit, bazơ sẽ phân tán ra ngoài môi trường. - Tuy nhiên cũng tùy theo nồng độ (đặc, loãng) của axit mà sử dụng bao bì bằng các loại nhựa thích hợp. Chú ý rằng các loại nhựa PP, PE chỉ dùng cho axit yếu không dùng để chứa các axit mạnh và đặc như H2SO4, HNO3, HF… - Còn các vật liệu là gang thép, thép không gỉ không nên dùng lưu trữ các axít yếu, loãng.Do các tương tác hoá học, hóa chất ăn mòn dần chất liệu của bao bì dẫn đến lưu giữ sẽ không an toàn. - Đối với các dạng dung môi, dầu nhớt thải có thể sử dụng bao bì lưu chứa đa dạng hơn: thường bằng nhựa, kim loại. Nhưng phải đảm bảo các yếu tố khác đảm bảo an toàn về độ kín, không rò rỉ, phù nề. Ngoài ra có thể tham khảo bảng dữ liệu an toàn (Material Safety Data Sheet - MSDS) của chất thải và Quy phạm An toàn trong sản xuất, sử dụng, bảo quản và vận chuyển hóa chất nguy hiểm TCVN - 5507 (năm 1991) ... để lựa chọn vật liệu chứa cho phù hợp. + Dán nhãn và sử dụng biển báo CTNH - Việc dán nhãn CTNH là trách nhiệm của chủ nguồn thải có phát sinh chất thải nguy hại. - Các thiết bị, bao bì được sử dụng để chứa, lưu giữ, vận chuyển CTNH nhất thiết phải được dán nhãn hiệu cảnh báo có chữ “Chất thải nguy hại”. Chất thải nguy hại phải được làm rõ thuộc loại CTNH nào. Phần quan trọng của việc dán nhãn cảnh báo CTNH là thời gian bắt đầu tích lũy, chứa CTNH. Về nguyên tắc, cơ sở phát sinh CTNH không được phép lưu giữ chất thải quá 06 tháng, nếu chưa được phép (do đó việc ghi ngày bắt đầu lưu giữ CTNH được sử dụng để xác định và kiểm soát quá trình lưu giữ có đúng luật không). - Khi vận chuyển CTNH các thiết bị chứa chuyên dụng, các phương tiện chuyên chở phải bổ sung tên, địa chỉ cơ sở phát sinh chất thải, và số lượng vào nhãn cảnh báo. Thực hiện tốt công tác này sẽ giúp tránh được các sự cố trong quá trình bốc dỡ, phân bố chất thải trong kho lưu giữ, vận chuyển và giúp cho việc lựa chọn biện pháp xử lý thích hợp khi có sự cố xảy ra. Tùy theo tiêu chuẩn quy định của mỗi nước mà dấu hiệu cảnh báo phòng ngừa (nhãn hiệu cảnh báo) có thể có hình dạng, màu sắc và mã số khác nhau. Tại Việt Nam, dấu hiệu cảnh báo phòng ngừa và mã số chất thải được tuân theo TCVN 6707-2000. Dán các biển cảnh báo CTNH trên các bao bì lưu chứa CTNH theo đúng đặc tính nguy hại của chất thải. Kích cỡ các biển báo phải đảm bảo trong khoảng cách thấy được. (a) Thùng nhựa hở; (b) Thùng nhựa kín; (c) Thùng phuy 5.3 Khu vực lưu giữ CTNH Khu vực lưu giữ CTNH cần được xác định rõ vị trí tách biệt với nơi sản xuất và phải gắn bảng ghi rõ là “ Khu vực lưu giữ CTNH” Nơi lưu giữ CTNH cần phải đảm bảo một số nguyên tắc sau - Phải có mái che hoặc có tấm bạt che phủ kín lên trên CTNH đã lưu giữ trong các thùng chứa an toàn để tránh ảnh hưởng do mưa, nắng khi tiếp xúc trực tiếp; (nếu kho lưu giữ CTNH ngoài trời ) - Tường hoặc rào lưới bảo vệ xung quanh - Có đường thoát nước riêng để khi có sự cố sẽ tránh sự rò rỉ của CTNH vào đường thoát nước chung, hạn chế tối đa CTNH xâm nhập vào môi trường xung quanh. - Các CTNH phải đặt trên các pallet đảm bảo không tiếp xúc trực tiếp với mặt đất. - Phải trang bị vật liệu thấm hút để sử dụng nếu có s
Tài liệu liên quan