1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong công cuộc cải cách và hội nhập với nền kinh tế toàn cầu, năm 2006 chúng
ta đã chính thức trở là thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO một tổ
chức với 150 nền kinh tế thành viên và hiệp định tự do thương mại Việt - Mỹ sắp
được thông qua. Trong xu thế hội nhập chung với nền kinh tế thế giới sẽ tạo ra
nhiều cơ hội cũng như những thách thức rất lớn cho nền kinh tế của Việt Nam nói
chung và các doanh nghiệp của Việt Nam nói riêng. Khi đã là thành viên của tổ
chức thương mại thế giới chúng ta phải mở cửa nền kinh tế khi đó các doanh
nghiệp trong nước sẽ chịu sự cạnh tranh rất gay gắt từ các tập đoàn và các công ty
của nước ngoài với những kinh nghiệm quản lý, tiềm lực tài chính sẵn có.
Đứng trước những khó khăn trong thời gian tới khi các công ty nước ngoài xâm
nhập thị trường trong nước, doanh nghiệp cần phải chủ động nâng cao hiệu quả
sản xuất kinh doanh để làm được điều này bên cạnh việc nâng cao khả năng quản
lý, khai thác các nguồn lực sẵn có chúng ta cần đẩy mạnh quá trình đổi mới công
nghệ phương tiện. Đây là yêu cầu khách quan và mang tính cấp thiết đối với bất
cứ doanh nghiệp nào. Bởi nước ta bước vào nền kinh tế hội nhập chưa được bao
lâu các doanh nghiệp trong nước vẫn còn non trẻ công nghệ sản xuất thì cũ kỹ lạc
hậu đây là một trong những yếu tố kìm hãm hiệu quả sản xuất kinh doanh và khả
năng canh tranh của doanh nghiệp.
Xuất phát từ yêu cầu đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp trên địa bàn cả
nước nói chung và của công ty trách nhiệm hữu hạn tiếp vận VINAFCO nói
riêng, được sự giúp đỡ nhiệt tình của cô Nguyễn Thị Hồng Thuỷ và cán bộ phòng
kinh doanh em đã quyết định chọn đề tài “ Đẩy mạnh quá trình đổi mới phương
tiện vận tải tại công ty TNHH tiếp vận VINAFCO” để làm luận cho khoá tốt
nghiệp của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu các phương tiện tham gia vận chuyển hàng hoá, quá trình vận chuyển
hàng hoá từ đó thấy được ưu nhược điểm của các loại xe tham gia vận chuyển và
rút ra bài học kinh nghiệm.
- Đề xuất với lãnh đạo công ty TNHH tiếp vận VINAFCO một số ý kiến về đổi
mới phương tiện vận tải để nâng cao khả năng vận chuyển các loại hàng hoá.
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:Đẩy mạnh quá trình đổi mới phương tiện vận tải tại công
ty TNHH tiếp vận VINAFCO.
- Phạm vi nghiên cứu : Đề tài chỉ nghiên cứu trong phạm vi đẩy mạnh quá trình
đổi mới tại công ty TNHH tiếp vận VINAFCO tù năm 2001 đến nay.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Trong quá trình nghiên cứu đã vận dụng các phương pháp phân tích, so sánh,
tổng hợp dựa trên lý luận kinh tế học Mác- LêNin và đường lối chính sách của
Đảng và Nhà nước.
5. Kết quả nghiên cứu:
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận chuyên đề gồm có các phần sau
- Phần 1: Cơ sở lý luận về đổi mới vận tải
- Phần 2: Thực trạng của vấn đề đổi mới phương tiện vận tải tại công ty
- Phần 3: Một số giải pháp nhằm góp phần đẩy mạnh quá trình đổi mới phương
tiện vận tải tại công ty.
75 trang |
Chia sẻ: franklove | Lượt xem: 2008 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Đẩy mạnh quá trình đổi mới phương tiện vận tải tại công ty TNHH tiếp vận VINAFCO, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Quản Lý Kinh Tế. K: 35
Sinh Viên: Dương Đức Tuấn ---1 ---
Luận văn
Đẩy mạnh quá trình đổi mới
phương tiện vận tải tại công ty
TNHH tiếp vận VINAFCO
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Quản Lý Kinh Tế. K: 35
Sinh Viên: Dương Đức Tuấn ---2 ---
Nội Dung Trang
Mục lục
Lời nói đầu 1
Chương 1 :Cơ sở lý luận về đổi mới phương tiện vận tải 4
1.Các khái niện cơ bản 4
1.1 Khái niệm về vận tải 4
1.2 Đặc điểm về vận tải 5
1.3 Vai trò, tác dụng của vận tải trong nền kinh tế quốc dân 6
1.4 Vận chuyển 7
1.5 Đầu tư đổi mới 7
1.6 Một số đơn vị đặc thù của ngành 7
1.7 Phương tiện vận tải ô tô 8
1.8 Lý do cần đầu tư đổi mới phương tiện vận tải 9
1.9 Các chỉ tiêu đánh giá 10
1.10 Các hình thức đổi mới 12
Chương II: Thực trạng của vấn đề đổi mới phương tiện vận tải tại công ty
TNHH tiếp vận VINAFCO
13
1. Tổng quan về công ty TNHH tiếp vận VINAFCO 13
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH tiếp vận VINAFCO 14
2. Những đặc điểm kinh tế dịch vụ của công ty TNHH tiếp vận VINAFCO 16
2.1. Đặc điểm về dịch vụ Logistics 16
2.1.1 . Dịch vụ kho bãi 18
2.1.2 . Dịch vụ phân phối hàng hoá 19
2.1.3 . Dịch vụ thông quan xuất nhập khẩu hàng hoá. 19
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Quản Lý Kinh Tế. K: 35
Sinh Viên: Dương Đức Tuấn ---3 ---
2.1.5 Dịch vụ sửa chữa phương tiện vận tải, cho thuê vỏ container. 20
2.1.6 Vận tải đa phương thức nội địa 20
2.1.7 Vận tải quốc tế, vận tải quá cảnh Lào, Trung quốc, Campuchia. 21
2.1.8 Vận tải hàng công trình hàng siêu trường siêu trọng, hàng nguy hiểm. 21
2.2 Đặc điểm quy trình kí nhận hợp đồng và giao nhận của VINAFCO. 21
2.3 Đặc điểm về lao động và tiền lương của công ty VINAFCO. 23
2.4- Đặc điểm về máy móc thiết bị vận tải. 26
2.5- Đặc điểm về nguồn vốn kinh doanh. 30
2.6- Thị trường của công ty. 33
2.7- Đặc điểm cơ cấu dịch vụ vận tải của công ty VINAFCO. 34
2.8- Đặc điểm cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty VINAFCO. 36
3. Thực trạng của vấn đề trước và sau khi đổi mới tại công ty TNHH tiếp vận
VINAFCO
37
3.1. Thực trạng của vấn đề trước đổi mới của công ty TNHH tiếp vận
VINAFCO.
37
3.2 Thực trạng của vấn đề sau đổi mới của công ty TNHH tiếp vận VINAFCO. 38
3.2.1 Những kết quả đạt được khi thực hiện đổi mới ở công ty. 39
3.2.1.1 Những thành tích đạt được. 39
3.2.1.1.1 Thị trường 39
3.2.1.1.2- Uy tín của công ty được nâng cao 41
3.2.1.1.3- Chỉ tiêu SXKD 42
3.2.1.2 Những tồn tại trong quá trình thực hiện đổi mới. 46
3.2.1.2.1. Tiến độ đổi mới chậm. 46
3.2.1.2.2. Vốn để thực hiện quá trình đổi mới 47
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Quản Lý Kinh Tế. K: 35
Sinh Viên: Dương Đức Tuấn ---4 ---
3.2.1.2.3. Chưa tận dụng hết công suất của phương tiên mới. 48
3.2.1.3. Nguyên nhân của những tồn tại trên. 48
3.3- Các Nhân tố ảnh hưởng tới thực hiện đổi mới phương tiện vận tải. 50
3.3.1. Nhân tố bên trong
50
3.3.2. Nhân tố bên ngoài 53
4. Phương hướng và mục tiêu phát triển của công ty trong 5- 10 năm tới. 57
4.1. Đào tạo nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải 57
4.2. Đào tạo nâng cao trình độ của cán bộ công nhân viên trong công ty. 57
4.3. Đẩy nhanh quá trình đổi mới 58
4.4. Duy trì và mở rộng thêm các khách hàng 58
Ch ương III: Giải pháp nâng cao đổi mới phương tiện vận tải 60
1.Tạo nguồn vốn 60
2.Nâng cao năng lực quản lý của cán bộ trong công ty 61
3. Đào tạo đội ngũ lái xe. 62
4.Xây dựng tiêu chuẩn cho cán bộ 63
5.Cơ sở vật chất hạ tầng tốt 65
Lời kết 67
Tài liệu tham khảo 69
Ý kiến giáo viên hướng dẫn 70
Ý kiến công ty TNHH tiếp vận VINAFCO 71
LỜI NÓI ĐẦU
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Quản Lý Kinh Tế. K: 35
Sinh Viên: Dương Đức Tuấn ---5 ---
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong công cuộc cải cách và hội nhập với nền kinh tế toàn cầu, năm 2006 chúng
ta đã chính thức trở là thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO một tổ
chức với 150 nền kinh tế thành viên và hiệp định tự do thương mại Việt - Mỹ sắp
được thông qua. Trong xu thế hội nhập chung với nền kinh tế thế giới sẽ tạo ra
nhiều cơ hội cũng như những thách thức rất lớn cho nền kinh tế của Việt Nam nói
chung và các doanh nghiệp của Việt Nam nói riêng. Khi đã là thành viên của tổ
chức thương mại thế giới chúng ta phải mở cửa nền kinh tế khi đó các doanh
nghiệp trong nước sẽ chịu sự cạnh tranh rất gay gắt từ các tập đoàn và các công ty
của nước ngoài với những kinh nghiệm quản lý, tiềm lực tài chính sẵn có.
Đứng trước những khó khăn trong thời gian tới khi các công ty nước ngoài xâm
nhập thị trường trong nước, doanh nghiệp cần phải chủ động nâng cao hiệu quả
sản xuất kinh doanh để làm được điều này bên cạnh việc nâng cao khả năng quản
lý, khai thác các nguồn lực sẵn có chúng ta cần đẩy mạnh quá trình đổi mới công
nghệ phương tiện. Đây là yêu cầu khách quan và mang tính cấp thiết đối với bất
cứ doanh nghiệp nào. Bởi nước ta bước vào nền kinh tế hội nhập chưa được bao
lâu các doanh nghiệp trong nước vẫn còn non trẻ công nghệ sản xuất thì cũ kỹ lạc
hậu đây là một trong những yếu tố kìm hãm hiệu quả sản xuất kinh doanh và khả
năng canh tranh của doanh nghiệp.
Xuất phát từ yêu cầu đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp trên địa bàn cả
nước nói chung và của công ty trách nhiệm hữu hạn tiếp vận VINAFCO nói
riêng, được sự giúp đỡ nhiệt tình của cô Nguyễn Thị Hồng Thuỷ và cán bộ phòng
kinh doanh em đã quyết định chọn đề tài “ Đẩy mạnh quá trình đổi mới phương
tiện vận tải tại công ty TNHH tiếp vận VINAFCO” để làm luận cho khoá tốt
nghiệp của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Quản Lý Kinh Tế. K: 35
Sinh Viên: Dương Đức Tuấn ---6 ---
-Tìm hiểu các phương tiện tham gia vận chuyển hàng hoá, quá trình vận chuyển
hàng hoá từ đó thấy được ưu nhược điểm của các loại xe tham gia vận chuyển và
rút ra bài học kinh nghiệm.
- Đề xuất với lãnh đạo công ty TNHH tiếp vận VINAFCO một số ý kiến về đổi
mới phương tiện vận tải để nâng cao khả năng vận chuyển các loại hàng hoá.
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:Đẩy mạnh quá trình đổi mới phương tiện vận tải tại công
ty TNHH tiếp vận VINAFCO.
- Phạm vi nghiên cứu : Đề tài chỉ nghiên cứu trong phạm vi đẩy mạnh quá trình
đổi mới tại công ty TNHH tiếp vận VINAFCO tù năm 2001 đến nay.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Trong quá trình nghiên cứu đã vận dụng các phương pháp phân tích, so sánh,
tổng hợp dựa trên lý luận kinh tế học Mác- LêNin và đường lối chính sách của
Đảng và Nhà nước.
5. Kết quả nghiên cứu:
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận chuyên đề gồm có các phần sau
- Phần 1: Cơ sở lý luận về đổi mới vận tải
- Phần 2: Thực trạng của vấn đề đổi mới phương tiện vận tải tại công ty
- Phần 3: Một số giải pháp nhằm góp phần đẩy mạnh quá trình đổi mới phương
tiện vận tải tại công ty.
6. Ý nghĩa
Về mặt lý luận:
Về mặt thực tiễn: Giúp công ty TNHH tiếp vận VINAFCO đưa ra một số giải
pháp nhằm đẩy mạnh quá trình đổi mới phương tiện vận tải tại công ty TNHH
tiếp vận VINAFCO, giúp công ty vượt qua những khó khăn trước mắt.
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Quản Lý Kinh Tế. K: 35
Sinh Viên: Dương Đức Tuấn ---7 ---
Do trình độ bản thân còn hạn chế và do thời gian có hạn chế nên chuyên đề không
tránh khỏi những thiếu sót nhất định em rất mong được sự góp ý và giúp đỡ của
thầy cô và các cấp lãnh đạo của công ty.
Em xin chân thành cám ơn cô Nguyễn Thị Hồng Thuỷ và các cán bộ phòng kinh
doanh của công ty TNHH tiếp vận VINAFCO đã giúp em hoàn thành chuyên đề
này.
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Quản Lý Kinh Tế. K: 35
Sinh Viên: Dương Đức Tuấn ---8 ---
CHƯƠNG I
Cơ sở lý luận về đổi mới phương tiện vận tải
1- Các khái niệm cơ bản
1.1 - Khái niệm về vận tải
Vận tải là một hoạt động kinh tế có mục đích của con người nhằm đáp
ứng nhu cầu dịch chuyển của đối tượng vận chuyển. Đối tượng vận chuyển
gồm con người và vật phẩm (hàng hoá). Tuy sự di chuyển của con người và
hàng hoá trong không gian rất đa dạng và phong phú nhưng không phải mọi
dịch chuyển đều là vận tải. Vận tải chỉ bao gồm những dịch chuyển do con
người tạo ra nhằm mục đích kinh tế (lợi nhuận).
Phân loại: có nhiều cách phân loại vận tải, phụ thuộc vào tiêu chuẩn lựa chọn.
a. Nếu căn cứ vào tính chất của vận tải có thể chia ra thành vận tải nội bộ
doanh nghiệp và vận tải công cộng:
- Vận tải nội bộ doanh nghiệp là việc vận chuyển trong nội bộ doanh
nghiệp nhằm di chuyển nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm, con
người phục vụ quá trình sản xuất của doanh nghiệp bằng chính phương tiện
của doanh nghiệp đó mà không thu cước hay tính chi phí vận tải.
- Vận tải công cộng là việc vận chuyển hành khách, hàng hoá nhằm thu
tiền cước.
b.Căn cứ vào môi trường sản xuất có thể chia thành:
- Vận tải đường biển
- Vận tải thuỷ nội địa
- Vận tải đuờng sắt
- Vận tải hàng không
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Quản Lý Kinh Tế. K: 35
Sinh Viên: Dương Đức Tuấn ---9 ---
- Vận tải ô tô
- Vận tải đường ống
c.Căn cứ vào đối tượng vận chuyển:
- Vận tải hành khách
- Vận tải hàng hoá
d.Căn cứ vào cách tổ chức quá trình vận tải: vận tải đơn phương thức,
vận tải đa phương thức, vận tải đứt đoạn:
- Vận tải đơn phương thức: là việc vận chuyển hành khách hoặc
hàng hoá bằng một phương thức vận tải.
- Vận tải đa phương thức: là vận chuyển từ nơi này đến nơi khác
bằng ít nhất hai phương thức sử dụng một chứng từ và một người chịu trách
nhiệm về hàng hoá.
- Vận tải đứt đoạn: là việc vận chuyển sử dụng từ hai phương thức
vận tải trở lên, dùng hai hay nhiều chứng từ và có từ hai người chịu trách
nhiệm về hàng hoá trong quá trình vận chuyển.
1.2 - Đặc điểm về vận tải
- Vận tải là một ngành sản xuất vật chất vì trong quá trình sản xuất có sự
kết hợp của 3 yếu tố : công cụ lao động, đối tượng lao động và sức lao động.
Sản phẩm của vận tải là sự di chuyển của con người và vật phẩm (hàng hoá)
trong không gian.
Giá trị của sản phẩm vận tải là lượng lao động xã hội cần thiết kết tinh
trong đó. Giá trị sử dụng của sản phẩm vận tải là khả năng đáp ứng nhu cầu di
chuyển.
So với các ngành sản xuất vật chất khác, ngành vận tải có một số đặc điểm
khác biệt về qúa trình sản xuất, sản phẩm và tiêu thụ:
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Quản Lý Kinh Tế. K: 35
Sinh Viên: Dương Đức Tuấn ---10 ---
- Môi truờng sản xuất của vận tải là không gian, luôn di động không
cố định như các ngành khác.
- Sản xuất trong vận tải là quá trình tác động về mặt không gian vào
đối tượng lao động chứ không phải về mặt kỹ thuật, do đó không làm thay đổi
hình dáng, kích thước của đối tượng lao động.
- Sản phẩm vận tải không tồn tại dưới hình thái vật chất và khi sản xuất
ra được tiêu dùng ngay. Do đó, không có khả năng dự trữ sản phẩm vận tải mà
chỉ có khả năng dự trữ năng lực vận tải mà thôi.
1.3 Vai trò, tác dụng của vận tải trong nền kinh tế quốc dân:
1.3.1 - Vận tải giữ vai trò rất quan trọng và có tác dụng to lớn đối với
nền kinh tế quốc dân.
- Hệ thống vận tải được ví như mạch máu của con người, nó phản
ánh trình độ phát triển của một quốc gia. Vận tải phục vụ tất cả các lĩnh vực
trong đời sống xã hội sản xuất, lưu thông, tiêu dùng, quốc phòng. Trong sản
xuất, ngành vận tải vận chuyển nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm,
lao động phục vụ cho quá trình sản xuất. “Vận tải là yếu tố quan trọng của lưu
thông. sản phẩm chỉ sẵn sàng để tiêu dùng khi nó kết thúc quá trình di chuyển”
(C.Mác). Ngành vận tải có nhiệm vụ đưa hàng hoá đến nơi tiêu dùng và tạo
khả năng thực hiện giá trị sử dụng của hàng hóa.
1.3.2 - Tác dụng của ngành vận tải đối với nền kinh tế quốc dân.
- Ngành vận tải sáng tạo ra một phần đáng kể tổng sản phẩm xã hội
và thu nhập quốc dân.
- Vận tải đáp ứng nhu cầu di chuyển ngày càng tăng của hành khách
và hàng hoá trong xã hội.
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Quản Lý Kinh Tế. K: 35
Sinh Viên: Dương Đức Tuấn ---11 ---
- Khắc phục sự phát triển không đồng đều giữa các địa phương, mở
rộng giao lưu, trao đổi hàng hoá trong nước và quốc tế. Mở rộng quan hệ quốc
tế.
- Rút ngắn khoảng cách giữa thành thị và nông thôn, đồng bằng và
miền núi.
- Tăng cường khả năng quốc phòng và bảo vệ đất nước.
1.4 - Vận chuyển:
Vận chuyển trong vận tải là việc đưa nguyên vật liệu, nhiên liệu, bán
thành phẩm, thành phẩm và lao động từ nơi này tới nơi khác để sản xuất hoặc
cung tiêu.
1.5 - Đầu tư đổi mới
Đầu tư đổi mới phương tiện trong công ty bằng mua sắm phương tiện
vận tải mới (xe chuyên dùng) : hiệu quả kinh tế cao, thùng xe lớn hơn, lớn
động cơ diesel; thanh lý các xe cũ, lạc hậu kỹ thuật, hiệu quả kinh tế thấp và
nâng cấp các đầu xe hiện có.
1.6 Một số đơn vị tính đặc thù ngành:
1.6.1- Khối lượng vận chuyển được tính bằng tấn ( T )
Đơn vị tính các loại hàng hoá như than đá, quặng, hàng đóng thùng, bao
cuộn …
1T = 1000kg
1.6.2 - Khối lượng hàng hoá luân chuyển được tính bằng tấn.km ( T/Km )
Đơn vị tính sản lượng vận tải hàng hoá thực tế, bằng tổng Kg hàng hoá
nhân với số Km vận chuyển có hàng.
1.6.3 - Tkm L1:
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Quản Lý Kinh Tế. K: 35
Sinh Viên: Dương Đức Tuấn ---12 ---
Khối lượng hàng hoá thực tế quy về đường loại 1 bằng tổng khối lượng
hàng hoá ( T ) vận chuyển nhân với Km quy đổi về đường loại 1 có hàng.
1.7 - Phương tiện vận tải (ô tô)
1.7.1 - Khái niệm.
Phương tiện vận tải ô tô là tất cả các xe ô tô dùng để vận chuyển hàng hoá
hoặc hành khách, trừ một số loại xe có công dụng đặc biệt như xe cứu hoả, xe
cứu thương...
- Do địa hình và địa bàn hoạt động của công ty chủ yếu ở các tỉnh phía bắc
nhiều đồi núi, không thể sử dụng phương thức vận tải nào khác ngoài ôtô. Ôtô
của công ty là các loại xe chuyên dùng: xe tải nhẹ, xe tải nặng, xe vận tải
chuyển chở các hàng như xe máy, nước giải khát, xe container và xe siêu
trường siêu trong dùng để vận tải các máy móc thiết bị cho các nhà máy xí
nghiệp
1.7.2 - Ưu nhược điểm vận tải ô tô:
- Tính cơ động cao, vận chuyển nhanh.
- Trong phạm vi hẹp thì giá thành vận tải thấp hơn so với các hình thức
vận chuyển khác.
- Vận chuyển trực tiếp từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ.
- Vốn đầu tư cao, năng suất thấp, chi phí nhiên liệu cho 1 đơn vị vận tải
cao, giá thành vận tải trên 1 đơn vị sản phẩm cao.
1.7.3 - Phân loại chất lượng xe:
a-Xe loại A: (Chất lượng xe tốt, mới): các tổng thành chưa thay thế, chưa
sửa chữa, không hỏng hóc, hoạt động trên mọi tuyến đường, đặc biệt đường
đèo dốc, Xe hoạt động dưới 4 năm, tổng KmL1 xe lăn bánh dưới 15 vạn, chất
lượng xe còn trên 70%.
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Quản Lý Kinh Tế. K: 35
Sinh Viên: Dương Đức Tuấn ---13 ---
b-Xe loại B: (Chất lượng xe trung bình): Các tổng thành đã qua sửa chữa
hoặc thay thế, tình trạng kỹ thuật xe đảm bảo, xe đủ điều kiện an toàn để hoạt
động bình thường. Xe hoạt động từ 4-8 năm, tổng KmL1 xe lăn bánh từ 15 -
25 vạn Km L1 chất lượng xe còn từ 40 – 70%.
c-Xe loại C: (Xe cũ, nát) sử dụng lâu (trên 8 năm), tổng thành hoạt đã
thay thế, sửa chữa nhiều lần, xe vẫn hoạt động bình thường, đảm bảo an toàn
nhưg không có khả năng hoạt động ở đường đèo dốc cao. Xe lăn bánh trên 25
vạn KmL1, chất lượng còn từ 20 – 40%.
d-Xe xin thanh lý: Xe cũ nát, tổng thành hư hỏng nhưng không phục hồi,
sửa chữa được. Xe đã hoạt động trên 10 năm hoặc lăn bánh trên 30 vạn Km
L1. Các tổng thành: Cầu, máy, sát si, ca bin hư hỏng không phục hồi được. Xe
bị tai nạn, đâm đổ.
Căn cứ vào các tiêu chuẩn phân loại trên và căn cứ vào chất lượng xe mà các
xe đứng đầu hoặc đứng cuối nhóm chất lượng A, B được xếp vào các loại A1,
A2 và B1, B2.
1.8. Lý do và cần đầu tư đổi mới phương tiện vận tải
Vào cơ chế thị trường, không còn được nhà nước bao cấp, câu hỏi thường
trực đối với các công ty là: Tồn tại hay không tồn tại? và làm thế nào để tồn
tại?. Đó cũng là 2 câu hỏi lớn mà Công ty TNHH tiếp vận VINAFCO đã và
đang tìm câu trả lời. Ban lãnh đạo công ty cho rằng để có chỗ đứng trong
thương trường không có gì hơn là phải đổi mới, hiện tại phần lớn số đầu xe
đang hoạt động của công ty là cũ, công nghệ lạc hậu mà lợi nhuận của công ty
chủ yếu được mang lại từ vận tải nên đầu tư - đổi mới phương tiện là điều cần
thiết và bức xúc nhất. Nhờ đổi mới, năng lực vận chuyển của đoàn xe sẽ tăng
lên, khối lượng hàng hoá một lần luân chuyển sẽ nhiều hơn, phương tiện hoạt
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Quản Lý Kinh Tế. K: 35
Sinh Viên: Dương Đức Tuấn ---14 ---
động tốt hơn và xe an toàn hơn. Từ đó, sẽ giảm được chi phí vận tải, hạ giá
thành vận tải nâng cao vị thế của công ty trên thương trường và trong ngành.
1.9. Các chỉ tiêu đánh giá:
1.9.1. Hệ số ngày xe vận doanh: Trong các doanh nghiệp vận tải ô tô, do
trình độ tổ chức hoặc một số nguyên nhân khách quan mà một số xe tốt vẫn
không hoạt động được nên để đánh giá mức độ sử dụng xe trong trường hợp
này người ta sử dụng hệ số ngày xe vận doanh αvd.
∑ADvd
αvd =
∑ADc
ADvd : là ngày xe làm việc
ADc : là ngày xe có trong kỳ
- Ở mức độ cao hơn còn sử dụng hệ số giờ xe làm việc αv
∑AD × Tv
αv =
∑AD× TH
Tv: giờ xe thực tế làm việc trên đ ường trong ngày.
TH : giờ xe làm việc trong ngày theo kế hoạch.
1.9.2. Hệ số ngày xe tốt:
Phụ thuộc vào việc tổ chức công tác dịch vụ kĩ thuật vào điều kiện khai thác
và vào tình trạng kĩ thuật của phương tiện.
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Quản Lý Kinh Tế. K: 35
Sinh Viên: Dương Đức Tuấn ---15 ---
∑ADT ∑ADC - ∑ADBDSC
α¯ = =
∑ADC ∑ADC
Trong đó ∑ADc: Tổng số ngày xe có của doanh nghiệp.
∑ADT : Tổng số ngày xe tốt của doanh nghiệp.
∑ADBDSC: Tổng số ngày xe nằm bảo dưỡng sửa chữa các cấp.
1.9.3. Năng suất phương tiện: là số lượng sản phẩm vận tải được tạo ra
trong một đơn vị thời gian: đơn vị thời gian đó là giờ, ngày, tháng, quý, năm.
- Năng suất giờ: sau mỗi chuyến đi phương tiện hoàn thành một quá trình sản
xuất vận tải, sản phẩm mà nó làm ra trong chuyến.
Qc = q ×γT ( Tấn ); Pc = q× γT× Lch( TKm )
Trong đó: q : trọng tải của xe
γT : Hệ số sử dụng trọng tải tĩnh
Lch : Quãng đường xe chạy có hàng
- Năng suất ngày: Một phương tiện hoạt động trong thời gian TH giờ thì năng
xuất được tính như sau:
WQng = WQg×TH ( T/ ngày)
WQng = WQg×TH ( TKm/ ngày)
- Năng suất tháng: Năng suất tháng của xe được xác định:
WQth = WQng ×30×αvd ( T/ tháng )
WQth = WQng ×30×αvd ( TKm/ tháng )
- Năng suất năm: Năng suất năm của xe được xác định:
WQn = WQth ×12 ( T / Năm )
WQn = WQth ×12 ( TKm/ Năm )
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Quản Lý Kinh Tế. K: 35
Sinh Viên: Dương Đức Tuấn ---16 ---
1.10. Các hình tức đổi mới
1.10.1. Đổi mới từ từ
Đổi mới từ từ là hình thức đổi mới vừa mua sắm phương tiện mới vừa sửa
chữa các phương tiện vận chuyển đã cũ để đưa và sử dụng.
Khi đổi mới từ từ các nhà quản lý cần xem xét đến hiệu quả kinh tế của việc
đổi mới
- Đổi mới từ từ thì số tiền công ty bỏ ra đẻ mua sắm ít hơn đặc biệt nếu là
nguồn vốn vay để mua sắm vay từ ngân hang ít hơn và lãi suất cũng ít hơn
nhưng khả năng chuyên chở của các phương tiện đã cũ không thể bằng các
phương tiện mới và lượng nhiên liệu tiêu hao trên cùng một quãng đường
cũng nhiều hơn.
1.10. 2. Đổi mới toàn bộ
Đổi mới toàn bộ là hình thức đổi mới loại bỏ tất cả các phương tiện đã cũ thời
gian sử dụng dài không còn đem lại hiệu quả về kinh tế để thay thế bằng các
phương tiện mới có hiệu quả kinh tế hơn.
- Nếu công ty loại bỏ tất cả các phương tiện đã cũ và thay bằng phương tiện
mới thì số tiền công ty bỏ ra để mua phương tiện sẽ lớn hơn nhiều. Khả năng
vận chuyển của các phương tiện mới là tốt hơn các phương tiện cũ và lượng
nhiên liệu cũng ít hơn nhưng nếu là số tiền vay nhiều từ các ngân hang thì lãi
suất sẽ rẩt lớn.
Do vậy các nhà quản lý trong công ty cần phải tính toán hết