Trong xu thế hội nhập ngày càng sâu rộng của nền kinh tế Việt Nam đối với
khu vực và Thế giới. Trong bối cảnh đó đã đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam
không ngừng phấn đấu trong tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh. Một trong
các hoạt động đó là hoạt động tiêu thụ nó có vai trò quy ết định đối với sự thành bại
của mỗi doanh nghiệp bởi vì tiêu thụ sản phẩm là khâu cuối cùng của quá trình tái
sản xuất có vai trò quyết định đến việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường, tiêu thụ sản phẩm không chỉ là khoa
học mà còn là nghệ thuật, kỹ thuật mang tính tổng hợp. Bởi vậy để sản xuất ra sản
phẩm đã khó nhưng tiêu thụ sản phẩm còn khó hơn, đòi hỏi các doanh nghiệp phải
suy nghĩ, trăn trở để hoạch định chiến lược khả thi nhằm tiêu thụ sản phẩm được
nhiều nhất, đạt doanh thu cao nhất và cuối cùng là thu được lợi nhuận cho doanh
nghiệp. Chính vì tầm quan trọng này nên trong quá trình thực tập tại Công ty TNHH
chè Phú Hà em đã lựa chọn đề tài: "Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm tại Công ty TNHH
chè Phú Hà" làm chuyên đề tốt nghiệp của mình và nhằm giúp Công ty đẩy nhanh
hoạt động tiêu thụ hơn nữa.
Kết cấu đề tài gồm 3 phần:
Phần I: Tổng quan về Công t y TNHH chè Phú Hà
Phần II: Phân tích tình hình tiêu thụ và kết quả hoạt động kinh doanh tại công
ty TNHH chè Phú Hà trong những năm gần đây.
Phần III: Giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ tại Công ty TNHH
chè Phú Hà.
71 trang |
Chia sẻ: franklove | Lượt xem: 2118 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm tại công ty TNHH chè Phú Hà, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
Luận văn
Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm tại
Công ty TNHH chè Phú Hà
2
LỜI MỞ ĐẦU
Trong xu thế hội nhập ngày càng sâu rộng của nền kinh tế Việt Nam đối với
khu vực và Thế giới. Trong bối cảnh đó đã đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam
không ngừng phấn đấu trong tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh. Một trong
các hoạt động đó là hoạt động tiêu thụ nó có vai trò quyết định đối với sự thành bại
của mỗi doanh nghiệp bởi vì tiêu thụ sản phẩm là khâu cuối cùng của quá trình tái
sản xuất có vai trò quyết định đến việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường, tiêu thụ sản phẩm không chỉ là khoa
học mà còn là nghệ thuật, kỹ thuật mang tính tổng hợp. Bởi vậy để sản xuất ra sản
phẩm đã khó nhưng tiêu thụ sản phẩm còn khó hơn, đòi hỏi các doanh nghiệp phải
suy nghĩ, trăn trở để hoạch định chiến lược khả thi nhằm tiêu thụ sản phẩm được
nhiều nhất, đạt doanh thu cao nhất và cuối cùng là thu được lợi nhuận cho doanh
nghiệp. Chính vì tầm quan trọng này nên trong quá trình thực tập tại Công ty TNHH
chè Phú Hà em đã lựa chọn đề tài: "Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm tại Công ty TNHH
chè Phú Hà" làm chuyên đề tốt nghiệp của mình và nhằm giúp Công ty đẩy nhanh
hoạt động tiêu thụ hơn nữa.
Kết cấu đề tài gồm 3 phần:
Phần I: Tổng quan về Công ty TNHH chè Phú Hà
Phần II: Phân tích tình hình tiêu thụ và kết quả hoạt động kinh doanh tại công
ty TNHH chè Phú Hà trong những năm gần đây.
Phần III: Giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ tại Công ty TNHH
chè Phú Hà.
Do kiến thức cũng như kinh nghiệm thực tế còn hạn chế cho nên đề tài không
tránh khỏi những sai sót. Bởi vậy em rất mong sự chỉ bảo của thầy cô và các bạn để
cho đề tài được hoàn thiện hơn nữa và có thể ứng dụng vào trong thực tế.
Qua đây em xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Lê Văn Tâm là người đã nhiệt
tình hướng dẫn em trong suốt thời gian thực hiện đề tài này và em cũng xin chân
thành cảm ơn đến bà Hoàng Thị Mai - Giám đốc Công ty TNHH chè Phú Hà đã tạo
mọi điều kiện thuận lợi để cho em hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp của mình.
3
PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH CHÈ PHÚ HÀ
1. Khái quát chung về công ty TNHH chè Phú Hà.
1.1. Giới thiệu chung về Công ty TNHH chè Phú Hà.
Tên gọi :Công ty TNHH chè Phú Hà
Tên giao dịch quốc tế : Phú Hà Tea Company Limited
Trụ sở: Hưng Long ,Yên Lập, Phú Thọ
Điện thoại : 0210.870.082
Tư cách pháp nhân; Là loại hình công ty TNHH 2 thành viên hạch toán
kinh tế độc lập, tự chủ về tài chính.
Ngành nghề kinh doanh:
* Sản xuất và cung ứng các loại sản phẩm chè đen
* Sản xuất ,kinh doanh hàng nông, lâm sản
* Kinh doanh vận tải hàng hoá
Vốn điều lệ: 5.000.000.000đồng VN(Năm tỷ đồng)
Trong đó: Bằng tiền: 5.000.000.000đồng
Công ty TNHH chè Phú Hà với gần 100 cán bộ kỹ thuật và công nhân lành
nghề trong viêc sản xuất ,chế biến chè .Công ty đã có nhà máy sản xuất chè tại xã
Xuân Thuỷ nằm trên vùng nguyên liệu trù phú ở tại 3 huyện : Thanh Sơn, Yên Lập,
Cẩm Khê của tỉnh PhúThọ có chất lượng, sản lượng cao,có dây chuyền công nghệ
sản xuất chè tiên tiến, hiện đại với công suất 30 tấn chè búp tươi/ngày, hàng năm
cung ứng 1500tấn chè đen các loại với chất lượng cao, đáp ứng mọi nhu cầu của
khách hàng.
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh Phương châm mà công ty theo đuổi là
:Chất Lượng- Bền Vững. Công ty TNHH chè Phú Hà sẽ là địa chỉ tin cậy của khách
hàng.
1.2. Quá trình hình thành và phát triển
Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty được chia làm 2 giai đoạn:
4
Giai đoạn 1 (Từ năm 1997 đến năm 2000): Khi đó Công ty mới chỉ là một
xưởng sản xuất có quy mô nhỏ, số lượng lao động ít, công nghệ sản xuất còn mang
tính thủ công; việc tổ chức sản xuất chưa thực sự chuyên nghiệp, việc tiêu thụ chè
búp tươi cho bà con nông dân nhiều khi bị gián đoạn do đầu ra không ổn định.
Giai đoạn 2 (Từ năm 2000 đến nay): Vào tháng 8 năm 2000, nhận thấy nhu
cầu chè ngày được nâng cao, hơn nữa tình hình cuộc khủng hoảng kinh tế ở trong
khu vực và thế giới đã lắng xuống, vì thế mà thị trường tiêu thụ đã dần dần được hồi
phục sau cuộc khủng hoảng này, nhận thấy cơ hội mới đã xuất hiện. Ban giám đốc
doanh nghiệp đã quyết định mở rộng đầu tư sản xuất, nâng cấp doanh nghiệp chè
Phú Hà thành Công ty TNHH Chè Phú Hà như ngày nay.
1.3. Chức năng
Công ty chè Phú Hà là công ty THNN 2 thành viên hạch toán kinh tế độc lập,
tự chủ về tài chính. Công ty cũng có những nhiệm vụ chủ yếu sau:
- Đầu tư thực hiện chiến lược, kế hoạch phát triển ngành chè.
- Đầu tư tạo nguồn vốn.
- Nghiên cứu cải tạo giống chè.
- Trồng trọt chế biến chè, tiêu thu, xuất khẩu chè, nhập khẩu vật tư trang thiết
bị cho ngành chè.
- Tiến hành các hoạt động kinh doanh theo pháp luật.
- Cùng với chính quyền địa phương chăm lo phát triển kinh tế- xã hội tại địa
phương. đặc biệt với đồng bào dân tộc ít người vùng sâu vùng xa, vùng kinh tế mới.
- Xây dựng mối quan hệ hợp tác đầu tư, khuyến nông, khuyến lâm với các
thành phần kinh tế để phát triển trồng chè, góp phần việc thực hiện xoá đói giảm
nghèo, phủ xanh đất trống đội núi trọcvà cải tạo môi trường.
các lĩnh vực hoạt động của công ty hiện nay:
- Trồng trọt, sản xuất, chế biến chè, chăn nuôi gia súc và các loại nông sản
khác.
- Sản xuất vạt liệu xây dựng, phân bón các loại phục vụ vùng nguyên liệu.
5
- Kinh doanh vật tư thiết bị sản xuất chè.
- Sản xuất bao bì các loại.
- Chế tạo các sản phẩm cơ khí, phụ tùng, thiết bị máy móc phục vụ chuyên
ngành chè và đồ gia dụng.
- Dịch vụ kỹ thuật đầu tư phát triển vùng nguyên liệu và công nghiệp chế
biến chè.
- Xây dựng cơ bản và đầu tư, xây lắp phát triển ngành chè.
- Bán buôn bán lẻ, bán các đại lý các sản phẩm của ngành nông nghiệp và
công nghiệp thực phẩm.
- Kinh doanh các loại nghề khác theo pháp luật.
- Xuất nhập khẩu/
- Đào tạo bồi dưỡng cán bộ quản lý và can bộ kỹ thuật
- Liên doanh liên kết với các đơn vị trong và ngoài nước để phát triển sản
xuất và kinh doanh sản xuất chè.
1.4. cơ cấu tổ chức.
Một công ty muốn tồn tại và phát triển, có thể duy trì hoạt đông kinh doanh
của đơn vị mình một cách có hiệu quả thì một trong những yếu tố đòi hỏi là công ty
phải có một bộ máy tổ chức quản lý tối ưu. Công ty TNHH chè Phú Hà cũng không
nằm ngoài quy luật đó.Với đặc trưng của ngành nghề kinh doanh và quy mô hoạt
động của đơn vị công ty TNHH chè Phú Hà đã được quản lý theo kiểu trực tuyến
chức năng và minh hoa theo sơ đồ sau :
6
Sơ đồ 1 : Mô hình tổ chức công ty chè Phú Hà
1.4.1.Tổ chức ban lãnh đạo :
* Ban giám đốc công ty bao gồm : Một giám đốc và một phó giám đốc .
- Giám đốc công ty : Là người đứng đầu bộ máy lãnh đạo của công ty , đại
diện cho công ty tham gia ký kết các hợp đồng kinh tế , quyết định cách thức tổ
chức sản xuất kinh doanh của công ty . Ngoài việc uỷ quyền cho các phó giám đốc ,
giám đốc còn chỉ đạo , điều hành trực tiếp các phòng ban trực thi kế hoạch nhiệm
vụ sản xuất kinh doanh , đồng thời còn là người đề ra và xét duyệt các quyết định
của công ty .
- Phó giám đốc : Là người tham mưu , giúp việc trực tiếp cho giám đốc , chụi
trách nhiệm trực tiếp chỉ đạo về mặt nghiệp vụ các bộ phận hoạt động trong phạm vi
trách nhiệm của mình .
1.4.2.Tổ chức các phòng ban chức năng trong công ty.
Các phòng ban trong công ty bao gồm :
Giám đốc
Phó giám
đốc
Phòng kế
hoạch sản
xuất
Phòng tài
chính kế toán
Phòng tổ
chức lao
động
Phòng kinh
doanh
Phân xưởng
SX III
Phân xưởng
SX II
Phân xưởng
SX I
7
Phòng tổ chức lao động
Phòng tài chính kế toán
Phòng kế hoạch sản xuất
Phòng kinh doanh
- Phòng tổ chức lao động : Có chức năng xây dựng kế hoạch quản lý công
tác tổ chức lao động tiền lương , định mức lao động, bảo hiểm xã hội , đào tạo ,
quản lý hợp đồng lao động , quản lý hồ sơ cán bộ công nhân viên , giải quyết các
thủ tục tuyển dụng , thôi việc và các chế độ liên quan đến người lao động. Do vậy
mà nhiệm vụ đề ra đối với phòng tổ chúc lao động là phải xây dựng kế hoạch và
biên chế lao động phù hợp với kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty. Xác định ,
đánh giá tiền lương , theo dõi quản lý công tác bảo hiểm xã hội, quy chế trả lương .
- Phòng tài chính kế toán : Có chức năng quản lý theo dõi việc biến động
của vốn kinh doanh trong công ty lập kế hoạch tài chính và tổ chức thực hiện tốt kế
hoạch đã được phê chuẩn . Định kỳ thông thường là hàng tháng , hàng quý hoặc
hàng năm , có trách nhiệm lập và cung cấp những chỉ tiêu kinh tế tài chính cần thiết
cho ban giám đốc công ty và các cơ quan hữu quan trên cơ sở đó giúp cho việc
kiểm tra một cách toàn diện và có hệ thống tình hình sản xuất kinh doanh của công
ty . Thực hiện hạch toán kế toán quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh tại công
ty, đồng thời phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của công ty theo yêu cầu của
ban giám đốc và theo điều lệ của tổng công ty .
- Phòng kinh doanh : Có chức năng thực hiện các công việc về thương mại,
nghiên cứu thị trường và đề ra các chiến lược về kinh doanh , marketinh ,thực hiện
các công việc kinh doanh khác để sinh lợi và công việc dịch vụ sau bán hàng ...
Vậy nên phòng kinh doanh có nhiệm vụ lập kế hoạch và triển khai các
phương án tiếp thị, tổ chức mạng lưới tiêu thụ sản phẩm , lập báp cáo đánh giá công
tác hàng tháng .
- Phòng kế hoạch sản xuất :Có chức năng lập kế hoạch sản xuất và kế
hoạch giá thành theo từng tháng , quý, năm .Lập kế hoạch và tổ chức cung cấp các
loại vật tư đầy đủ , kịp thời , đúng khối lượng , chất lượng, chủng loại theo kế hoạch
8
sản xuất của công ty. Đồng thời phòng kế toán sản xuất cũng phải lập kế hoạch đầu
tư xây dựng cơ bản , công tác sửa chữa nhỏ về thiết bị , nhà xưởng , nhà làm việc ...
phân tích đánh giá việc thực hiện các kế hoạch cung cấp nguyên vật liệu làm báo
cáo định kỳ. Bên cạnh việc lập kế hoạch thì phòng kế toán sản xuất cồn phải theo
dõi điều độ thực hiện kế hoạch sản xuất , tổng đánh giá việc thực hiện kế hoạch . Để
từ đó làm cơ sở đánh giá việc thực hiện kế hoạch năm sau sao cho sát thực và hiệu
quả .
- Phân xưởng sản xuất : Được chia làm ba phân xưởng là phân xuởng số
1,2,3. Cả 3 phân xuởng đều có niệm vụ tổ chức sản xuất và phải đảm bảo về mặt
sản lượng cũng như chất lượng của sản phẩm được sản xuất ra . Bên cạnh đó , các
doanh nghiệp sản xuất còn phải chịu trách nhiệm quản lý, bảo quản và sử dụng có
hiệu quả tài sản cố định , nguyên vật liệu , máy móc , thiết bị ,công cụ , dụng cụ lao
động sản xuất , các thành phẩm chứa nhập kho và phải thực hiện giữ bí mật về công
nghệ , số liệu , chủng loại sản phẩm trong quá trình sản xuất . Trong mỗi phân
xưởng sản xuất lại bao gồm các bộ phận , mỗi bộ phận chịu trách nhiệm ở một giai
đoạn của công trình công nghệ sản xuất.
Phụ trách các bộ phận nàylà các đốc công , chuyên kiểm tra giám sát tiến trình thực
hiện của bộ phận thống kê phân xưởng .
Giữa các phòng ban trên có mối quan hệ chức năng với nhau , điều này đã
được thể hiện qua sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty ,Theo đó các phòng
ban ngoài việc thực thi các nhiệm vụ của phòng mình phụ trách còn phải phối kết
hợp với nhau để thực hiện các mục tiêu chung của ban lãnh đaọ công ty đề ra.
2. Các đặc điểm chính về hoạt động tiêu thụ của Công ty.
2.1. Mục tiêu hoạt động tiêu thụ.
Chiến lược tiêu thụ của công ty là tập trung vào xuất khẩu, còn thị trưởng nội
địa chỉ là thứ yếu, việc hoạt động tiêu thụ của công ty chủ yếu được tiến hành nhằm
thúc đẩy xuất khẩu chứ chưa chú trọng vào các thị trưởng tiêu thụ trong nước, đồng
thời nhờ có sự nhận thức đúng đắn về cơ chế thị trường và các quan điểm kinh
9
doanh hiện đại, ban Giám đốc đã đề ra chiến lược tiêu thụ sản phẩm là định hướng
vào khách hàng, đây là một định hướng chiến lược rất mới, thể hiện sự năng động,
khả năng nắm bắt và phản ứng nhanh nhạy với thị trường của Công ty TNHH chè
Phú Hà. Theo chiến lược này công ty sẽ nghiên cứu để nắm chắc nhu cầu thị trường
(chủ yếu là thị trường nước ngoài) và tạo ra, cung cấp các sản phẩm đáp ứng tốt nhu
cầu này dựa trên khả năng của mình. Và đây cũng chính là cơ sở, là định hướng
chiến lược cho hoạt động tiêu thụ cụ thể của công ty.
Trên cơ sở chiến lược tiêu thụ sản phẩm, các hoạt động tiêu thụ của công ty
có những mục tiêu sau:
- Bám chắc và đồng thời phát triển thị trường sản phẩm chè tiêu thụ được tăng
lên cả về lựơng và giá trị. Để thực hiện mục tiêu này, công ty đã thực hiện các mục
tiêu cụ thể theo 2 hướng song song là: Củng cố, giữ vững mối quan hệ với các thị
trường truyền thống như Nga, Irắc, Trung đông: và phát triển các thị trường mới,
khai thác các thị trường tiềm năng như Nhật Bản, Đài Loan, EU, Mỹ…Hiện nay,
trong số 39 nước xuất khẩu chè trên thế giới Việt Nam là nước có diện tích trồng
chè đứng thứ 5 và là nước xuất khẩu chè xuất khẩu thứ 8 trên thế giới về sản lượng.
Như vậy tiềm năng xuất khẩu chè của Việt Nam là rất lớn, tuy nhiên giá trị chè xuất
khẩu lại rất thấp do hình thức xuất khẩu chủ yếu là xuất khẩu chè nguyên liệu, rất ít
sản phẩm hoàn chỉnh và chất lượng chè chưa cao nên giá cả còn thấp. Vì vậy mục
tiêu hướng tới của công ty là không những tăng lượng chè xuất khẩu mà còn tăng cả
về giá trị kim ngạch xuất khẩu chè hay nói cách khác là gia tăng giá trị gia tăng trên
sản phẩm chè truyền thống.
- Nâng cao uy tín bằng cách xây dựng và quảng bá thương hiệu sản phẩm chè
của Công ty TNHH chè Phú Hà trên thị trường Quốc tế. Thực trạng hiện nay là mặc
dù Việt Nam xuất khẩu rất nhiều chè sang các nước vùng Trung cận đông,
Nga…Nhưng người tiêu dùng ở các nước này hay các nước tiêu thụ chè không trực
tiếp của Việt Nam cũng vậy, hầu như không biết đến sản phẩm chè Việt Nam. Bởi
vì các công ty chè Việt Nam chủ yếu là xuất khẩu chè nguyên liệu và tại các nước
nhập khẩu, chè Việt Nam được đóng gói với nhãn mác và thương hiệucủa các nước
10
nhập khẩu sau đó bán lại với giá cao hơn rất nhiều. Như vậy ngành chè Việt Nam
thiệt rất lớn về giá cả. Hơn nữa do chưa chú trọng đến vấn đề này mà bản thân Công
ty TNHH chè Phú Hà nổi tiếng xưa nay trên thị trường nước ngoài.
Trên hết là mục tiêu thu được lợi nhuận thông qua thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm
để củng cố và phát triển hoạt động của Công ty TNHH chè Phú Hà. Đây cũng là
mục tiêu chung mà tất cả công ty kinh doanh trong cơ chế thị trường cần phải đạt
được để đảm bảo tồn tại và phát triển.
Để đạt được các mục tiêu như trên, các hoạt động khác của Công ty TNHH
chè Phú Hà cũng phải được điều chỉnh cho phù hợp bởi vì trong điều kiện hiện nay
tiêu thụ sản phẩm chính là một trong những hoạt động cơ bản, quan trọng, đóng vai
trò điều chỉnh các hoạt động khác trong doanh nghiệp. Đó cũng là một bước trong
quá trình phát triển bền vững của Công ty TNHH chè Phú Hà.
2.2.Mô hình tổ chức thực hiện hoạt động tiêu thụ sản phẩm của Công ty TNHH
chè Phú Hà.
Hoạt động tiêu thụ sản phẩm của Công ty TNHH chè Phú Hà do phòng kinh
doanh đảm nhận. Là một công ty TNHH nên việc tổ chức của công ty cũng có
những tính chất riêng biệt của laọi hình này.
Phòng kinh doanh thực hiện các hoạt động liên quan đến tiêu thụ của công
ty. Phòng có chức năng tham mưu, giúp đỡ cho giám đốc trong quản lý và điều
hành công việc. Phòng kinh doanh tham mưu và qunả lý các hoạt động cụ thể:
- Tiêu thụ sản phẩm do công ty sản xuất trên thị trường trong nước và xuất
khẩu.
- Hoạt động xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường.
- Xây dựng hình ảnh của Công ty TNHH chè Phú Hà trong quan hệ với
khách hàng.
- Trao đổi thông tin về khách hàng và các doanh nghiệp ở trong và ngoài
ngành chè.
11
Ngoài Phòng kinh doanh ra còn có các Đại lý và các cửa hàng của công ty
làm nhiệm vụ thương mại, xuất nhập khẩu. Hoạt động này thúc đẩy tiêu thụ sản
phẩm chính của công ty.
2.3. Chương trình tiêu thụ sản phẩm hiện tại của Công ty TNHH chè Phú Hà.
Các chương trình tiêu thụ là nội dung của hoạt động tiêu thụ. Vì tính chất
quan trọng của tiêu thụ trong doanh nghiệp mà chương trình tiêu thụ cung rất quan
trọng, có xây dựng và thực hiện các chương trình tiêu thụ này thì hoạt động tiêu thụ
mới thành công. Vì vậy đây phải là vấn đề cần được nghiên cứu và hoàn thiện để
đạt được mục tiêu chung do Công ty TNHH chè Phú Hà đề ra.
2.3.1. Căn cứ xây dựng chương trình tiêu thụ của Công ty TNHH chè Phú Hà.
Thứ nhất, là chiến lược và mục tiêu đã xác định của hoạt động tiêu thụ. Đây
là định hướng chung để xây dựng các chương trình tiêu thụ và ngược lại, thực hiện
các chương trình tiêu thụ cụ thể chính là để đạt được các mục tiêu chung do Công ty
TNHH chè Phú Hà đề ra.
Thứ hai, là nhận thức của đội ngũ quản trị viên của Công ty TNHH chè Phú
Hà về tiêu thụ. Đội ngũ nhân sự phụ trách hoạt động tiêu thụ của Công ty TNHH
chè Phú Hà hiện nay ngày càng được đào tạo bài bản và nhận thức rõ hơn về vai trò
của tiêu thụ và những quan điểm marketinh hiện đại áp dụng trong nền kinh tế thị
trường.
Thứ ba, là căn cứ vào các nhận định về thị trường ( chủ yếu là thị trường xuất
khẩu) thông qua các thông tin thu thập được và căn cứ vào vị thế, năng lực hiện có
của Công ty TNHH chè Phú Hà. Đây là căn cứ thực tế không thể thiếu được để xây
dựng các chương trình tiêu thụ. Căn cứ này sẽ giúp Giám đốc công ty xây dựng các
chương trình tiêu thụ.
2.3.2. Phương pháp xây dựng chương trình tiêu thụ của Công ty TNHH chè Phú
Hà.
Tuy nhận thức của quản trị viên về hoạt động tiêu thụ ngày càng tăng cùng
với sự phát triển của nền kinh tế thị trường nhưng phương pháp, cách thức tác
nghiệp tiêu thụ của Công ty TNHH chè Phú Hà còn nhiều bất cập.
12
Công ty TNHH chè Phú Hà chưa áp dụng các phưong pháp khoa học vào
quá trình xây dựng các chương trình tiêu thụ. Các phân tích thị trường và chính sách
tiêu thụ đưa ra còn chịu nhiều ảnh hưởng của những người lãnh đạo, chưa tạo thành
hệ thống phân tích khoa học. Điều này dẫn đến tình trạng hoạt động tiêu thụ chưa
thực sự hiệu quả.
Công ty TNHH chè Phú Hà hiện nay xây dựng chương trình tiêu thụ cẩu
mình chủ yếu dựa trên việc tổng kết kinh nghiệm hoạt động và nhận định chủ quan
của các quản trị viên và lãnh đạo công ty do đó còn nhiều điểm không hợp lý,
không bắt kịp với nề kinh tế thị trường do những hạn chế về nhận thức.
Hơn nữa công tác này chưa có sự phối hợp đồng bộ giữa các bộ phânj chức
năng có liên quan trong Công ty TNHH chè Phú Hà. Quy trình xây dựng chương
trình tiêu thụ của Công ty TNHH chè Phú Hà chủ yếu là một quá trình hoạt động tư
duy bằng nhận thức và kinh nghiệm của các quản trị viên. Do đó chương trình này
rất khó được cụ thể hoá hay văn bản hoá. Như vậy để có được sự đồng bộ và thông
suốt không chỉ trong nội bộ phận chức năng màcòn giữa các bộ phận chức năng
khác của Công ty TNHH chè Phú Hà là rất khó khăn. Nhưng tiêu thụ lại là một
chức năng quản trị chức năng toàn diện, là trung tâm của các hoạt động khác trong
công ty, vì vậy rất cần có sự phối hợp thực hiện giữa các bộ phận trong công ty để
thực hiện có hiệu quả hoạt động này.
2.3.3. Quy trình xây dựng chương trình tiêu thụ của Công ty TNHH chè Phú Hà.
Dựa trên căn cứ và phương pháp xây dựng chương trình tiêu thụ trên của
Công ty TNHH chè Phú Hà, bộ phận chịu trách nhiện về hoạt động tiêu thụ của
Công ty TNHH chè Phú Hà sẽ xây dựng nên các chương trình tiêu thụ cụ thể. Sau
đây là quy trình xây dựng chương trình tiêu thụ điển hình của Công ty TNHH chè
Phú Hà với những khâu mà Công ty TNHH chè Phú Hà đang tập trung thực hiện.
13
Hình 2: Quy trình xây dựng chương trình tiêu thụ của
Công ty TNHH chè Phú Hà.
Nghiên cứu thị trường
1. Xác định nguồn thông tin.
2. Thu thập thông tin thị trường.
3. Xử lý, phân tích thông tin thị
trường.
Lựa chọn thị trường mục tiêu
1. Phân đoạn thị trường.
2. Đánh giá cơ hội, nguy cơ.
3. Đánh giá khă năng của công ty.
4. Chọn các phân đoạn thị trường
mục tiêu.
Xác định mục tiêu của chương
trình tiêu