Thế giới : 8/8/1945 Liên Xô tuyên chiến với phát xít Nhật, sau đó Liên Xô tấn công vào đông bắc Trung Quốc đánh bại 1 triệu quân Quảng Đông của Nhật, đây là lực lượng dự trử chiến lược cuối cùng của Nhật và tsự tan rã của đạo quân này trước sức tiến công của Liên Xô đã báo hiệu cuộc chiến tranh Thái Bình Dương - mặt trận cuối cùng của chiến tranh thế giới thứ hai đã đến hồi kết thúc.
Sự thất bại của Nhật đã dẫn đến chỗ Nhật đầu hàng đông minh không điều kiện. Như vậy, chính quyền của phát xít Nhật ở Đông Dương đan hoan mang tê liệt, thời cơ khởi nghĩa đã chín mùi. Đón đầu được sự diễn biến mau lẹ của tình hình Đảng triệu tập hội nghị toàn quốc từ 13/8 ở Tân Trào quyết định tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước. Đồng thời đề ra chính sách đối ngoại sau khi cách mạng thắng lợi.
23 trang |
Chia sẻ: nhungnt | Lượt xem: 2626 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề đường lối ngoại giao - Một Chuyên đề hoàn chỉnh và có nhiều đánh giá sắc bén!, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
(-ĐƯỜNG LỐI NGOẠI GIAO CỦA ĐẢNG TRONG CÁCH MẠNG
DÂN TỘC DÂN CHỦ NHÂN DÂN (1945-1954)
I. Đường lối ngoại giao của Đảng trong cuộc kháng chiến chống Pháp 1945 -1954
1. Nghị quyết của hội nghị Đảng từ 13-8 đến 15-8/ 1945 xác định đường lối ngoại giao
Thế giới : 8/8/1945 Liên Xô tuyên chiến với phát xít Nhật, sau đó Liên Xô tấn công vào đông bắc Trung Quốc đánh bại 1 triệu quân Quảng Đông của Nhật, đây là lực lượng dự trử chiến lược cuối cùng của Nhật và tsự tan rã của đạo quân này trước sức tiến công của Liên Xô đã báo hiệu cuộc chiến tranh Thái Bình Dương - mặt trận cuối cùng của chiến tranh thế giới thứ hai đã đến hồi kết thúc.
Sự thất bại của Nhật đã dẫn đến chỗ Nhật đầu hàng đông minh không điều kiện. Như vậy, chính quyền của phát xít Nhật ở Đông Dương đan hoan mang tê liệt, thời cơ khởi nghĩa đã chín mùi. Đón đầu được sự diễn biến mau lẹ của tình hình Đảng triệu tập hội nghị toàn quốc từ 13/8 ở Tân Trào quyết định tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước. Đồng thời đề ra chính sách đối ngoại sau khi cách mạng thắng lợi.
Vấn đề ngoại giao được trình bày, trong một mục riêng trong đó đề ra đối sách cơ bản.
“ Về mặt ngoại giao tuy chúng ta đã có cố gắng nhiều nhưng mãi đến giờ. Đối với Trung Hoa vẫn chưa có kết quả tốt, đối với các nước đồng minh tuy việc ngoại giao có tiếng, nhưng cách mạng Việt Nam vẫn chưa giành được địa vị khả quan trên trường quốc tế.
Hiện nay về chính sách ngoại giao chúng ta phải nhận rõ được hai điều :
+ Mâu thuẫn giữa hai phe đồng minh Anh – Pháp và Mỹ – Trung Quốc về ván đề Đông Dương đó là điều chúng ta cần lợi dụng.
+ Sự mâu thuẫn giữa Anh – Mỹ – Pháp với Liên Xô có thể làm cho Anh – Mỹ nhân nhượng với Pháp để cho Pháp trở lại Đông Dương.
Chính sách của ta là phải tránh các trường hợp một mình đối phó với nhiều lực lượng đồng minh như : Trung Quốc, Pháp, Mỹ tràng vào nước ta và đặt chính phủ, mà đặc biệt là Pháp sẽ đưa chính phủ Đờ gôn hoặc chính phủ bù nhìn khác, đi ngược lại với ý nguyện của dân tộc. Vì vậy, chúng ta cần phải tranh thủ lại sự đồng tình của Liên Xô để chống lại mưu mô của Pháp, định khôi phục lại địa vị cũ ở Đông Dương và chống lại mưu mô của bọn Trung Quốc định chiếm nước ta.
Dù sao chỉ có thực lực của ta thì mới quyết định được sự thắng lợi của ta và đồng minh.
Đối với các nước nhược tiểu và nhân dân Trung Quốc, nhân dan Pháp chúng ta phải liên lạc và tranh thủ sự giúp đỡ củ họ. Như vậy, với nghị quyết trên về công tác ngoại giao thì tư tưởng cơ bản đường lối đối ngoại đã được hình thành :
+ Tránh trường hợp một mình đối phó với nhiều kẻ thù cùng một lúc.
+ Lợi dụng mâu thuẫn trong hàng ngủ kẻ thù để cô lập, thêm bạn bớt thù.
+ Có thực lực mới đảm bảo sự thắng lợi về ngoại giao
+ Tranh thủ sự ửng hộ của các nước nhược tiểu, nhân dân các nước thù địch.
+ Nghị quyết trên đã đưa cuộc tổng khởi nghĩa tháng 8/1945 thành công nhanh chóng trong vòng 15 ngày (18 đến 23). Đến 2/9/1945 tại Quảng trường Ba Đình Hà Nội Hồ chủ tịch đọc tuyên ngôn độc lập và trịnh trọng tuyên bố thành lập nước Vịêt Nam Dân Chủ Cộng Hòa trước thế giới và đồng bào quốc dân. Sự kiện trọng đại này đã mở đầu thời kì lịch sử mới về đường lối ngoại giao của Việt Nam của Đảng cộng sản Đông Dương”
Sự ra đời của nước Việt nam dân chủ cộng hòa đầu tiên ở Đông Nam Á đã được các nước trên thế giới thừa nhận và đặt quan hệ ngoại giao. Trái lại nhà nước non trẻ này phải đối phó với nhiều mưu toan của chủ nghĩa đế quốc và tay sai phản động.
Vì vậy, nhiệm vụ cơ bản của đường lối đối ngoại cơ bản của thời kì này phải thực hiện sách lược mềm dẻo linh hoạt nhằm giữ vững chính quyền dân chủ nhân dân. Tranh thủ thời gian để có thể tích cực xây dựng lực lượng chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài với Pháp về sau. Đồng thời cũng mở cuộc vận động đối ngoại để các nước trên thế giới thừa nhận về mặt ngoại giao với nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa.
2. Đường lối ngoại giao trong thời kì đấu tranh để giữ vững và củng cố chính quyền dân chủ nhân dân 3/9/1945 đến 19/2/1946
a. Thế giới
Sau khi mở mặt trận thứ hai ở Châu Âu 6/1944 cùng với phản công của Liên Xô vào hướng Béclin phát xít Đức đứng trước sự thất bại không thể tránh khỏi. Vì thế mặc dù chiến tranh ở Châu Âu chưa kết thúc thì các nước Liên Xô, Anh, Mĩ đã họp hội nghị thượng đỉnh ở Ianta 2/1945 để bàn về việc thanh toán chiến tranh và thỏa thuận việc phân chia khu vực ảnh hưởng tổ chức lại thế giới sau chiến tranh và hội nghị cũng thống nhất về việc thành lập Liên Hiệp Quốc một tổ chức quốc tế dựa trên nền tảng 5 cường quốc Liên Xô-Trung Quốc-Anh-Pháp-Mĩ theo nguyên tắc nhất trí để duy trì hòa bình và an ninh thế giới.
Vì vậy, tại San-Francicô từ 25/4 đến 26/6/1945. Hội nghị đại biểu của năm nước trên thế giới đã họp thông qua hiến chương Liên Hiệp Quốc và thành lập tổ chức Liên Hiệp Quốc. Như vậy với hiệp định Ianta và việc thành lập tổ chức Liên Hiệp Quốc thì một trật tự thế giới mới được hình thành, dưới sự thỏa thuận giữa các cường quốc trên thế giới mà chủ yếu là Liên Xô, Mĩ, Anh.
b. Trong nước
Theo quyết định hội nghị Post Đam (17/7đến 2/8/1945). Ở Việt Nam từ vĩ tuyến 16 trở vào Nam Anh tiến vào giải giáp quân đội Nhật. Từ vĩ tuyến 16 trở ra Bắc sẽ cho quân đội Tưởng đảm nhận và chỉ sau một tuần 20 vạn quân Tưởng đã kéo vào Cao Bằng và một tháng sau chiếm đóng khắp nước ta, theo sau quân tưởng là các đảng phái phản động, Việt quốc, Việt cách và theo sau quân Pháp ở miền Nam có bọn đại Việt quốc xã và các giáo phái và khi quân đội Anh vào giải giáp cho Nhật đã giúp Pháp quay trở lại nổ súng đánh úp Sài Gòn 23/9/1945 và trước tình hình đó sứ ủy Nam Kì quyết định Nam Bộ kháng chiến.
Tóm lại, Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ra đời trong bối cảnh quốc tế bất lợi, trật tự thế giới mới đã được hoạch định, sự đối đầu của Mĩ ngay khi chiến tranh kết thúc đã đẩy Liên Xô có thái độ lôi kéo Pháp trong vấn đề Châu Âu. Sự thay đổi chính sách của Mĩ đối với Đông Dương từ chủ kiến của tổng thống Rudơven đã đặt Đông Dương dưới sự ủy thác của quốc tế đặt Pháp khỏi Đông Dương. Đến thái độ trung lập của tổng thống Truman, điều này đã kết thúc khả năng lợi dụng mâu thuẫn của Pháp-Mĩ để mưu cầu được độc lập cho Đông Đương.
Hơn nữa chiến tranh thế giới vừa kết thúc các nước tham chiến đều lâm vào tình trạng kiệt huệ nên có xu hướg hướng nội. Vì vậy, nền độc lập của Việt Nam không được quốc gia nào thừa nhận về mặt ngoại giao. Thêm vào đó với tính thực dân các nước đế quốc cũng có mưu toan xóa bỏ thành quả cách mạng tháng tám.
Trong điều kiện lịch sử mới Việt Nam phải cùng một lúc phải đương đầu với quá nhiều kẻ thù trên lãnh thổ của mình.
Thái độ gây sức ép và âm mưu lật đổ chính phủ của bọn Tưởng ở miền Bắc.
Cuộc chiến tranh xâm lược trở lại của thực dân Pháp ở Việt Nam. Đứng trước thách thức nặng nề đó Đảng ta đứng đầu là Hồ chủ tịch với cương vị vừa là chủ tịch của chính phủ lâm thời vừa là bộ trưởng ngoại giao đầu tiên của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, đã thực hiện một sách lược đối ngoại trực tiếp với kẻ thù ngay trên đất nước của mình.
Chỉ thị “kháng chiến kiến quốc và đường lối đối ngoại của Đảng” 25/11/1945 ban chấp hành trung ương Đảng ra bản chỉ thị “ kháng chiến kiến quốc trong đó khẳng định cách mạng Đông Dương vẫn là cách mạng dân tộc giải phóng”. Cuộc cách mạng ấy đang tiếp diễn, nó chưa hoàn thành vì nước ta chưa hoàn toàn độc lập… giai cấp vô sản phải hân hái kiên quyết hoàn thành nhiệm vụ thiêng liêng ấy. Khẩu hiệu vẫn là “dân tộc trên hết” “tổ quốc trên hết”.
Đảng ta xác định kẻ thù chính của nhân dân ta là thực dân Pháp xâm lược phải tập trung ngọn lửa đấu tranh vào chúng.
Nhiệm vụ cần thiết của nhân dân ta, bản chỉ thị đã vạch rõ, đối với cách mạng thế giới “phải đấu tranh để thực hiện triệt để hiến chương các nước liên hiệp ủng hộ Liên Xô, xây dựng hòa bình thế giới, mở rộng chế độ dân chủ nhân dân ra các nước giải phóng cho các nước thuộc địa”.
Đối với cách mạng Việt Nam “phải củng cố chính quyền chống thực dân Pháp xâm lược, bài trừ nội phản cãi thiện đời sống nhân dân. Để thực hiện mục tiêu của cách mạng, bản chỉ thị đã đề ra nhiệm vụ cụ thể của công tác ngoại giao”.
Về ngoại giao cố gắng làm cho nước nhà ít kẻ thù nhiều bạn đồng minh. Muốn ngoại giao thắng lợi phải biểu dương thực lưc. Đối với Tưởng chủ trương thân thiện, đối với Pháp chủ trương độc lập về chính trị nhân nhượng về kinh tế.
Như vậy, trước sức ép của Tưởng và trước hành động xâm lược trở lại của Pháp thì đường lối đối ngoại của Đảng là chủ trương nhân nhượng để thực hiện sách lược, khai thác sách lược khai thác Anh-Pháp-Mĩ-Tưởng, giữa các tướng lĩnh trong quân Tưởng. Nhằm khai thác kẻ thù thêm bạn bớt thù, qua đó tranh thủ thời gian hòa bình củng cố chính quyền xây dựng lực lượng vũ trang, tạo được thực lực mới làm hậu thuẫn cho công tác đối ngoại.
Chỉ thị “tình hình và chủ trương của ban thường vụ trung ương Đảng 3/3/1946 và hiệp định sơ bộ 6/3/1946.
Về phía Pháp-Tưởng 28/2/1946 Tưởng Giới Thạch kí với Pháp hiệp ước Hoa Pháp tại Trùng Khánh và theo hiệp ước này Pháp sẽ vào thay Tưởng tước vũ khí của Nhật ở miền Bắc Việt Nam và đầu tháng 3/1946 Pháp đã đưa tàu chiến trở quân ra Bắc và nguy cơ chiến tranh xâm lược lan ra miền Bắc.
Về phía ta trước tình hình đó 3/3/1946 ban thường vụ trung ương Đảng họp và ra bản chỉ thị “tình hình và chủ trương” nhận định “hiệp ước Hoa Pháp không phải là chuyện riêng của Tưởng và Pháp nó là chuyện chung của phe đế quốc và bọn tay sai của chúng ở thuộc địa”, mục đích là nhằm bán đứng Việt Nam cho Pháp.
Từ nhận định trên Đảng đề ra chủ trương “hòa với Pháp” để có thể phá tan âm mưu của chủ nghĩa đế quốc và bọn phản động, bảo toàn lực lượng giành được giây phút nghỉ nghơi để tiến tới giành độc lập hoàn toàn”. Bản chỉ thị cũng viết “nếu Pháp giữ chủ trương cho Đông Dương tự trị theo bản tuyên ngôn 24/3/1945 thì nhất định đánh và nhất có thể đánh lâu dài theo lối du kích. Nhưng Pháp công nhận Đông Dương tự chủ thì có thể hòa, hòa để có thể phá tan âm mưu cửa bọn Tàu Trắng, bọn phản động Việt Nam và bọn phát xít còn sót lại, chúng đặt ta vào tình thế cô lập buộc ta phải đánh với nhiều kẻ thù cùng một lúc để thực lực của ta tiêu hao.
Thực hiện chủ trương trên 5/3/1946 ban chấp hành trung ương Đảng họp ở Hà Đông quyết định tạm hòa hõan với Pháp kí hiệp định sơ bộ 6/3/1946.
Nội dung hiệp định :
+ Chính phủ Pháp công nhận nước VN dân chủ cộng hòa là một quốc gia tự do, có chính phủ riêng, nghị viện riêng, quân đội riêng, tài chính riêng và là thành viên trong liên Ban Đông Dương, nằm trong khối liên hiệp Pháp.
+ Chính phủ Vn dân chủ cộng thỏa thuận để cho 15.000 quân Pháp vào miền Bắc thay thế quan Tưởng làm nhiệm vụ giải giáp quân đội Nhật, số quân này rút dần trong 5 năm.
+ Hai bên ngừng mọi xung đột ở miền Nam và giữ nguyên quân đội của mình tại vị trí cũ, tạo điều kiện cần thiết đi đến cuộc đàm phán thân thiện để bàn các vấn đề về ngoại giao của VN, chế độ tương lai của Đông Dương, quyền lợi kinh tế và văn hóa của Pháp ở VN.
Sau hiệp định sơ bộ Pháp cố tình bội ước gì dã tâm của Pháp là xâm lược nước ta một lần nữa. Vì vậy, để dành thêm thời gian hòa bình chuẩn bị lực lượng Hồ chủ tịch đã kí thêm với Pháp bản tạm ước 14/9/1946. Trong khi đó thực dân Pháp không ngừng kiêu khích lấn chiếm nhằm xóa bỏ thành quả của cách mạng tháng 8, mưu toan áp đặt trở lại bộ máy thống trị như trước chiến tranh. Không thể nhân nhượng được nữa trong hai ngày 18-19/12/1946 hội nghị ban chấp hành trung ương Đảng họp ở Vạn Phúc (Hà Đông) đã quyết định phát động toàn quốc kháng chiến vào 8h tối 19/12/1946. Sự kiện này mở ra thời kì mới, thời kì toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp.
3. Đường lối đối ngoại của Đảng trong thời kì chống thực dân Pháp can thiệp Mĩ (1946-1954)
a. Đường lối đối ngoại của Đảng trong thời kì kháng chiến bị cô lập
Cuộc kháng chiến chống Pháp diễn ra trong hoàn cảnh đất nước gặp rất nhiều khó khăn bị cô lập bao vây (ở phía Bắc lực lượng Trung Hoa quốc dân đảng đang án ngự, ở phía Tây Lào-Campuchia bị Pháp chiếm đóng, còn vùng biển Đông do hạm đội Pháp kiểm soát).
Trên thế giới cuộc kháng chiến của chúng ta cũng bị cô lập, Liên Xô đang đối phó với Mĩ trong vấn đề Châu Âu cho nên ảnh hưởng của Liên Xô chưa có thể vượt qua giới hạn của lục địa này, Mĩ dựa vào tiềm lực quân sự chính trị đứng đầu thế giới, Mĩ bắt đầu cuộc chiến tranh lạnh chống Liên Xô và chủ nghĩa cộng sản nhằm ngăn chặn và đẩy lùi chủ nghĩa cộng sản.
Trong bối cảnh quốc tế bất lợi như vậy, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta diễn ra hết sức khó khăn 22/12/1946 Ban thường vụ trung ương Đảng đề ra bản chỉ thị “toàn dân kháng chiên”, bản chỉ thị đã vạch ra những nét cơ bản của đường lối kháng chiến “toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực, cách sinh”. Đồng thời bản chỉ thị cũng đề ra nhiệm vụ đối ngoại : “Đông Dương hiện nay đang bị hãm trong vòng quay của chủ nghĩa đế quốc nhiệm vụ là phải liên minh với các dân tộc bị áp bức vô sản thế giới đặc biệt là những nước lân cận để củng cố công cuộc cách mạng của mình” “lợi dụng những khả năng mới và mở rộng công việc tuyên truyền quốc tế và vận động phái đại biểu dự hội nghị của Liên Hiệp Quốc”...Thực hiện đường lối đôi ngoại đó liên minh chiến đấu của lực lượng vũ trang ba nước Đông Dương được hình thành (bộ đội Việt Nam chiến đấu ở chiến trường Lào 1947, ở Cmâpuchi 1948).
Để phá thế bao vây cô lập 1947 chủ tịch Hồ Chí Minh đã giử điện đến các nhà lãnh đạo Châu Á kêu gọi sự ủng hộ cuộc kháng chiến Việt Nam, cử đại biểu tham dự liên Á dự lễ tuyên bố độc lập của Miến Điện, dự hội nghị các nước Châu Á ủng hộ Inđô chống lại sự xâm lược của Hà lan.
Đế năm 1948 chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa có đại viện thường trú tại Pari, Bangcoc.....
b. Đại hội đại biểu toàn quốc lần hai của Đảng về cuộc hình thành đường lơi đối ngoại
Đến năm 50 tình hình thế giới có nhiều biến chuyển có lợi cho cách mạng Việt Nam.
+ Phong trào cách mạng thế giới phát triển mạnh sau chiến tranh thế giới thứ hai.
+ Nội chiến ở Trung Quốc bùng nổ.
+ Nhân dân các nước Đông Âu dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản đang đấu tranh quyết liệt để thiết lập chế độ dân chủ nhân dân để tiến lên chủ nghĩa xã hội ở các nước thuộc địa, phụ thuộc.
Phong trào giải phóng dân tộc dâng cao với tình hình trên đã diễn biến vượt ngoài khuôn khổ của trật tự hai cực Ianta và để cứu vản nguy cơ hệ thống chủ nghĩa tư bản tan vở Mĩ vựa vào tiềm lực kinh tế tài chính quân sự, công khai phát động chiến tranh lạnh đề ra học thuyết ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản trên phạm vi toàn cầu và sự tập hợp lực lượng mới của các nước đế quốc dưới lá cờ của Mĩ đã làm nảy sinh nguy cơ chiến tranh thế giới mới đe dọa hòa bình nhân loại đe dọa an ninh Liên Xô.
Trước tình hình đó 9/1947 theo sáng kiến của Đảng cộng sản Liên Xô và một số Đảng cộng sản ở Đông Âu và Tây Âu đã họp hội nghị tại Vac-xa-va, hội nghị đã nêu bật những nét cơ bản nhất của tình hình thế giới sau chiến tranh thế giới thứ hai.
Thế giới sau chiến tranh chia thành hai phe đối lập
Lực lượng cách mạng tăng lên rất nhiều trong khi đó lực lượng đế quốc suy yếu dần.
Trung tâm phản động quốc tế chuyển sang tay Mĩ.
Ngày 1/9/1949 cách mạng Trung Quốc thành công và sự thắng lợi của cuộc cách mạng nhân chủ nhân dân ở các nước Đông Âu đã dẫn đến hệ thống chủ nghĩa xã hội ra đời, đến đây hội nghị cán bộ trung ương đang họp 31/7 đến 1/8/1946 nhận định : “địa vị của Đông Dương hiện nay đang trở nên rất quan trọng trong trường cách mạng là nơi đế quốc Anh, Mĩ, Pháp chủ động dàn xếp chú ý chuyển hướng tấn công và uy hiếp phong trào cách mạng giải phóng của các nước nhược tiểu”.
Từ năm 1950 với cuộc chiến tranh Đông Dương nó được quốc tế hóa trở thành nơi đối đầu quyết liệt giữa hai phe, cùng lúc này đầu năm 50 các nước xã hội chủ nghĩa lần lược công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với Việt Nam.
Cùng lúc ấy Mĩ đã vừa viện trợ ngân sách chiến tranh cho Pháp và cũng vừa công nhận và xây dựng chính phủ bù nhìn để chuẩn bị thay chân Pháp ở Đông Dương, trong điều kiện đó tổng bí thư Đảng Trường Trinh đã nhận định “...là tiền đồ trên phòng tuyến chống đế quốc ở Đông Nam Á của Việt Nam hiện là nơi xung đột giữa hai lực lượng dân chủ và phản dân chủ trên thế giới. Cuộc chiến tranh Việt Pháp không thể bóc trần mâu thuẫn tột bật giữa dân tộc Việt Nam và thực dân Pháp mà nó chính là một bộ phận của cuộc chiến tranh giữa hai phe dân chủ chống đế quốc và đế quốc phản dân chủ sau chiến tranh thế giới thứ hai. Như vậy, việc Liên Xô và các nước dân chủ công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đã chứng tỏ rằng Việt Nam là một vấn đề quốc tế.
Tháng 10/1950 chiến dịch biên giới thắng lợi, căn cứ Việt Bắc được nối liền hệ thống xã hội chủ nghĩa trên thế giới, nhờ đó mà cách mạng Việt Nam, Đảng ta triệu tập đại hội đại biểu toàn quốc lần hai (2/1951) tại Việt Bắc và đại hội cũng đã nêu rõ bản luận cương cũng nhận định tình hình thế giới như sau : thế giới chia thành hai phe đối lập, phe dân chủ chống đế quốc do Liên Xô đứng đầu còn phe đế quốc chống dân chủ do Mĩ đứng đầu riêng đối với cách mạng Việt Nam thì bản luận cương cũng đưa ra nhận định có tính chất tổng kết “cách mạng tháng tám chống phát xít và bọn bù nhìn tay sai của chúng đã lập ra chính quyền nhân dân do giai cấp công nhân lãnh đạo là một cuộc cách mạng có tính chất dân tộc dân chủ đây là thắng lợi đầu tiên ở một nước thuộc địa tại Đông Nam Á....”.
Từ những nhận định trên tình hình thế giới và tình hình cách mạng Việt Nam bản luận cương cũng khẳng định nhiệm vụ cách mạng Việt Nam là phải tiêu diệt Pháp đánh bại bọn can thiệp Mĩ giành độc lập thống nhất hoàn toàn bảo vệ hòa bình ở Đông Nam Á và trên thế giới và cũng từ nhiệm vụ trên Đảng ta đã đề ra đường lối đối ngoại như sau “chính sách đối ngoại của ta là phải thắm nhuần tính dân tộc và tính dân chủ, tinh thần yêu nước và tinh thần quốc tế vô sản. Nguyên tắc cơ bản của chính sách này là bảo vệ độc lập chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của nước Việt Nam ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc ở những nước thuộc địa và nửa thuộc địa, bảo vệ hòa bình dân chủ thế giới chống bọn đế quốc gây chiến và xâm lược, đoàn kết chặt chẽ với Liên Xô và Trung Quốc và các nước dân chủ nhân dân khác, đặt quan hệ hữu nghị với các nước trên cơ sở bình đẳng cùng có lợi”.
Với đường lối đối ngoại nêu trên công cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam đã tranh thủ sức mạnh to lớn của thời đại đó là sự giúp đở của nước Liên Xô và Trung Quốc các nước xã hội chủ nghĩa khác, sự đồng tình ủng hộ của nhân dân tiến bộ trên thế giới.
Kể từ sau chiến thắng biên giới 1950 ta liên tiếp mở nhiều chiến dịch tấn công vào hệ thống phòng tuyến của địch và với chiến thắng lịch sử của Điện Biên Phủ ta đã làm thất bại cuộc chiến tranh xâm lược Pháp có can thiệp Mĩ buộc Pháp phải ngồi vào bàn hội nghị Giơ nevơ và đến đầu 1954 trong cuộc họp ngoại trưởng bốn cường quốc Liên Xô-Anh-Mĩ-Pháp ở Béclin hội nghị Giơ nevơ về Đông Dương chính thức khai mạc 26/4/1954 bàn về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Đông Dương.
Trước đó 27/2/1954 trung ương Đảng cũng nhận định “Hội nghị Giơ nevơ là một bước tiến mới làm cho tình hình thế giới và viễn Đông hết sức căn thẳng việc khôi phục hòa bình ở Việt Nam là ý nguyện của nhân dân ta ...đến 8/1954 sau chiến thắng Điện Biên Phủ một ngày phái đoàn ta do Phạm Văn Đồng đến dự với tư thế là một kẻ chiến thắng”.
Nội dung :
Các nước tham dự hội nghị cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản là độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của ba nước Việt Nam, Lào, campuchia ; cam kết không can thiệp vào công việc nội bộc của ba nước đó.
Hai bên tham chiến cùng ngừng bắn, lập lại hòa bình trên toàn Đông Dương.
Hai bên tham chiến thực hiện cuộc di chuyển, tập kết quân đội ở hai vùng. Ở Việt Nam, quân đội cách mạng Việt Nam và quân đội viễn chinh Pháp tập kết ở hai miền Bắc - Nam, lấy vĩ tuyết 17 (dọc theo sông Bến Hải - Quảng Trị) làm giới tuyến quân sự tạm thời cùng với một khu phi quân sự ở hai bên giới tuyến. Ở Lào lực lượng kháng chiến tập kết ở hai tỉnh Sầm Nưa và Phongxalì. Ở Campuchia lực lượng kháng chiến phục viên tại chỗ, do không có vùng tập kết.
c. Hiệp đinh G