Ở tất cả các giai đoạn phát triển của hình thái xã hội có sản xuất hàng hóa, giá cả luôn biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa đã được sản xuất ra và tiêu thụ trên thị trường. Giá trị hàng hóa là giá trị thị trường, giá trị được thừa nhận của người mua. Giá trị luôn quyết định giá cả thị trường và là nội dung, bản chất của giá cả. Ngược lại, giá cả là hình thức, là hiện tượng của giá trị. Mức giá thị trường phụ thuộc rất lớn vào quan hệ cung – cầu về hàng hóa trên thị trường. Giá cả thị trường và quan hệ cung cầu có mối quan hệ mật thiết với nhau.
Giá cả là cầu nối giữa nhà sản xuất, nhà kinh doanh và người tiêu dùng. Họ gặp gỡ và có thể thực hiện được quá trình trao đổi hay không cuối cùng là ở vấn đề giá, hay một cách khác người bán cảm thấy mình có lời và người mua cảm thấy hài lòng.Giá cả có vai trò đặc biệt quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nông nghiệp vì nó tạo ra kết quả và hiệu quả của quá trình sản xuất. Trong từng trường hợp cụ thể, ngoài những đặc điểm chung của giá cả thị trường, các sản phẩm nông nghiệp (nông sản) còn có những đặc điểm riêng chi phối đến sự lựa chọn và ra các quyết định về giá của doanh nghiệp nông nghiệp – sản phẩm nông nghiệp rất đa dạng, phong phú bao gồm sản phẩm chính và sản phẩm phụ, sản phẩm đi kèm, sản phẩm có nhiều phẩm cấp
Trong lĩnh vực nông nghiệp, hoạt động sản xuất luôn gắn liền và phải phụ thuộc nhiều vào các yếu tố tự nhiên. Chính vì thế giá cả trong nông nghiệp luôn biến động và khó được dự đoán trước.
27 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2304 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giá cả và marketing nông nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẨN THƠ
KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH
_________________________
Marketing Nông Nghiệp
Chuyên Đề 4
GIÁ CẢ VÀ MARKETING NÔNG NGHIỆP
Giáo viên hướng dẫn: Nhóm thực hiện:
TS. BÙI VĂN TRỊNH Nhóm 4
Cần Thơ - 2011
MỤC LỤC
Trang
Phần giới thiệu 4
Phần nội dung 5
4.1 GIÁ CẢ TRONG THỊ TRƯỜNG CẠNH TRANH 5
4.1.1 Sự thay đổi ngắn hạn của giá 5
4.1.2 Sự thay đổi giá trong dài hạn 9
4.2 KHOẢN CHÊNH LỆCH MARKETING HAY ĐỘ CẬN BIÊN THỊ TRƯỜNG 12
4.2.1 Khái niệm 12
4.2.2 Những đặc điểm chủ yếu của marketing nông nghiệp 12
4.2.3 Các dạng đường cầu trong marketing nông nghiệp 14
4.2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến cầu nông sản hàng hóa 16
4.2.5 Các dạng đường cung trong marketing nông nghiệp 16
4.2.6 Các yếu tố ảnh hưởng đến cung nông sản hàng hóa 17
Tác động của việc thay đổi khoản chênh lệch marketing đến giá nông trại và giá bán lẻ 18
4.3 MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC HỆ SỐ CO GIÃN CỦA ĐƯỜNG CẦU BAN ĐẦU VÀ ĐƯỜNG CẦU PHÁT SINH 22
4.3.1 Trường hợp khoản chênh lệch marketing không đổi 22
4.3.2 Trường hợp khoản chênh lệch marketing theo tỉ lệ không đổi 22
4.3.3 Khoản chênh lệch marketing hỗn hợp 23
4.4 CHIẾN LƯỢC GIÁ 23
4.4.1 Giá cao 24
4.4.2 Giá thâm nhập 24
4.4.3 Giá tiết kiệm 24
4.4.4 Giá “hớt váng” 24
4.4.5 Giá nhằm vào tâm lý khách hàng 24
4.4.6 Giá thành phần sản phẩm 25
4.4.7 Giá phụ trội 25
4.4.8 Giá “lệ thuộc” 25
4.4.9 Giá “trọn bộ” 25
4.4.10 Giá khuyến mãi 25
4.4.11 Giá theo vùng 25
TÀI LIỆU THAM KHẢO 26
DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 4.1: Giá cả cân bằng trong điều kiện cung cầu không co giản. 6
Hình 4.2: Giá cả cân bằng đối với hàng hóa có khả năng tồn trữ với lượng cung ứng không đổi OB 8
Hình 4.3: Sự thay đổi của mức giá cân bằng khi đường cung dịch chuyển nhiều hơn đường cầu. 9
Hình 4.4: Sự thay đổi giá và sản lượng qua các năm. 11
Hình 4.5: Quan hệ dài hạn của giá và cầu 12
Hình 4.6: Mối quan hệ giữa đường cầu ban đầu và đường cầu phát sinh 16
Hình 4.7: Đường cung phát sinh và đường cầu ban đầu 1
Hình 4.8: Sự hình thành của giá bán lẻ và giá nông trại 19
Hình 4.9: Tác động của việc tăng MM1 đến giá nông trại và giá bán lẻ 21
Hình 4.10: Tác động của việc tăng MM1 đến giá nông trại và giá bán lẻ 22
Hình 4.11: Tác động của giảm MM1 đến giá sản phẩm trong trường hợp cung sản phẩm hoàn toàn không co giãn 23
DANH MỤC BIỂU BẢNG
Trang
Bảng 4.1 Hiệu quả marketing mận 13
PHẦN GIỚI THIỆU
Ở tất cả các giai đoạn phát triển của hình thái xã hội có sản xuất hàng hóa, giá cả luôn biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa đã được sản xuất ra và tiêu thụ trên thị trường. Giá trị hàng hóa là giá trị thị trường, giá trị được thừa nhận của người mua. Giá trị luôn quyết định giá cả thị trường và là nội dung, bản chất của giá cả. Ngược lại, giá cả là hình thức, là hiện tượng của giá trị. Mức giá thị trường phụ thuộc rất lớn vào quan hệ cung – cầu về hàng hóa trên thị trường. Giá cả thị trường và quan hệ cung cầu có mối quan hệ mật thiết với nhau.
Giá cả là cầu nối giữa nhà sản xuất, nhà kinh doanh và người tiêu dùng. Họ gặp gỡ và có thể thực hiện được quá trình trao đổi hay không cuối cùng là ở vấn đề giá, hay một cách khác người bán cảm thấy mình có lời và người mua cảm thấy hài lòng.Giá cả có vai trò đặc biệt quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nông nghiệp vì nó tạo ra kết quả và hiệu quả của quá trình sản xuất. Trong từng trường hợp cụ thể, ngoài những đặc điểm chung của giá cả thị trường, các sản phẩm nông nghiệp (nông sản) còn có những đặc điểm riêng chi phối đến sự lựa chọn và ra các quyết định về giá của doanh nghiệp nông nghiệp – sản phẩm nông nghiệp rất đa dạng, phong phú bao gồm sản phẩm chính và sản phẩm phụ, sản phẩm đi kèm, sản phẩm có nhiều phẩm cấp…
Trong lĩnh vực nông nghiệp, hoạt động sản xuất luôn gắn liền và phải phụ thuộc nhiều vào các yếu tố tự nhiên. Chính vì thế giá cả trong nông nghiệp luôn biến động và khó được dự đoán trước.
PHẦN NỘI DUNG
GIÁ CẢ TRONG THỊ TRƯỜNG CẠNH TRANH
Sự thay đổi ngắn hạn của giá
Trong khoảng thời gian rất ngắn
Trong khoảng thời gian rất ngắn, thì đường cung sản phẩm hoàn toàn không co giãn, đường cầu sẽ có mức độ co giãn kém.
P
P1
P2
D
S2
S1
P
Q
S1
S2
P1
A
P2
B
D
Q
Q2
Q1
Hình 4.1: Giá cả cân bằng trong điều kiện cung cầu không co giãn. [5, tr. 31]
Mức cung sản lượng hàng hóa thấp (Q1) thì giá sản phẩm sẽ tăng cao (P1) trong vụ mùa thu hoạch thấp. Ngược lại nếu mùa vụ bội thu sản lượng nhiều (Q2) từ đó khiến cho giá xuống thấp (P2). Khi xét tại giao điểm của đường cung thẳng đứng và đường cầu co giản kém, xác định mức giá cân bằng. Trong thời gian vài năm gần đây nhiều nông dân đều gặp phải cảnh “trúng mùa rớt giá” trong khi sản lượng và năng suất cao thì giá lại giảm xuống thấp, có khi giá thấp đến mức không đủ bù đắp chi phí thu hoạch và tiêu thụ toàn bộ sản phẩm được thu hoạch và tiêu thụ. Từ đó khiến cho người dân chán nản không còn muốn thu hoạch nữa, một phần sản lượng đã bị bỏ qua. Và có những thời điểm giá thấp đến nổi nông dân đã bỏ khoai trên ruộng mà không thu hoạch.
Ví dụ: trước khi thu hoạch lúa vụ Đông Xuân năm 2011 khoảng 2 tuần thì giá lúa khô hạt dài vẫn còn 6.000 – 6.200đ/kg, nhưng đến khi thu hoạch thì giá lúa chỉ còn khoảng 5.600 – 5.800 đ/kg. Thấy giá lúa giảm người nông dân ráng neo lại thử vài ngày đợi giá lên mới bán, không ngờ cứ liên tục giảm, có khi thương lái trả mua lúa (giống Jasmine – hạt dài tiêu chuẩn xuất khẩu – PV) chỉ 5.600 đồng/kg, giảm 400-500 đồng/kg. Chỉ có mấy ngày nhưng với 20 tấn lúa người nông dân lỗ mất 10 triệu đồng. Năm nào cũng vậy, vào chính vụ thu hoạch rộ, lượng lúa trong dân lớn thì giá cả lại biến động. Nguyên nhân là do vào thời điểm thu hoạch rộ, cung lớn hơn cầu nên dẫn đến tình trạng rớt giá. Bên cạnh đó một số doanh nghiệp được VFA phân bổ chỉ tiêu thu mua tạm trữ lại gặp khó khăn vì đầu ra không thuận lợi nên họ cứ thủng thẳng mà mua, miễn sao là bảo đảm tiến độ và chỉ tiêu được giao. Có doanh nghiệp còn tự hạ giá mua vào thấp hơn một số nơi khác để khỏi phải nhập kho trong thời điểm này. Một số doanh nghiệp khác lại chỉ ưu tiên thu mua tạm trữ cho các hợp đồng bao tiêu đã ký với nông dân trước đó.
Đối với những sản phẩm khó tồn trữ, nếu như không được tiêu thụ sớm sẽ bị thất thoát, chất lượng giảm và chi phí tồn trữ tăng lên. Tuy nhiên đối với một số sản phẩm được tiêu dùng qua trung gian thì giá cả có tính ổn định tương đối và có thể tăng nhờ các yếu tố dịch vụ trong khâu trung gian. Khi sản phẩm được tiêu thụ hết trong một khoảng thời gian rất ngắn và nhu cầu về sản phẩm đó còn cao thì những hàng được tồn trữ sẽ đạt được mức giá cao. Từ đó, cung và cầu trở nên co giãn nhiều hơn nhờ vào khả năng tồn trữ làm cho sản lượng sản xuất hiện tại có thể được tăng thêm khi có tồn kho từ kỳ trước chuyển qua, hoặc sản lượng hiện tại có thể được tồn trữ để chuyển qua kỳ sau. Với mức giá P1 sản lượng hiện tại được tiêu thụ hết còn lượng tồn trữ được duy trì ở mức AB và một phần sản lượng hiện tại của kỳ này được tồn trữ cho kỳ sau căn cứ vào nhu cầu tiêu thụ ứng với mức giá cân bằng là P2. Hơn nữa sản lượng thu hoạch không nhất thiết phải bán hết lúc thu hoạch. Việc tồn trữ sản phẩm vào thời điểm thu hoạch và bán ra vào các giai đoạn sau đó mà có thể giảm bớt được sự biến động về giá.
P
P
S'
D
D
P 2
D'
P1
S
S
O
A
B
Q
O
Hình 4.2: Giá cả cân bằng đối với hàng hóa có khả năng tồn trữ với lượng cung ứng không đổi OB [5, tr. 32]
Trong ngắn hạn
Ngắn hạn là khoảng thời gian mà một hoặc nhiều nhân tố sản xuất là cố định về số lượng và không thể thay đổi được xác định dựa vào các đường cung cầu tĩnh lại. Trong một nền kinh tế động, các nhân tố ảnh hưởng đến cung và cầu cũng thay đổi. Do đó giá cả cân bằng thay đổi theo thời gian. Khi thu nhập thay đổi làm dịch chuyển đường cầu, trong đó giá cả đầu vào làm dịch chuyển đường cung.
P
P1
P2
O
Q
S2
S1
D1
D2
Hình 4.3: Sự thay đổi của mức giá cân bằng khi đường cung dịch chuyển nhiều hơn đường cầu.
[5, tr. 32]
Trong một khoảng thời gian ngắn hạn nào đó sự giảm đi của giá cả của nền kinh tế sẽ có xu hướng làm tăng mức cung sản lượng thì khi đó đường cong cung sẽ dịch chuyển xuống. Và thu nhập giảm làm mức cầu sản lượng lớn hơn dẫn đến đường cầu dịch chuyển lên. Khi một mức giá được nêu ra cao hơn mức giá cân bằng cần có khiến cho lượng cung sẵn sàng nhiều hơn lượng cầu sẵn sàng, thì giá cả sẽ giảm xuống mức cân bằng để thị trường không còn dư cung. Còn khi mức giá nêu ra thấp hơn mức giá cân bằng, thì lượng cầu sẵn sàng cao hơn lượng cung sẵn sàng, thì giá cả sẽ tăng lên. Trong trường hợp đường cung dịch chuyển ít hơn đường cầu và cầu sản phẩm tăng nhanh hơn cung thì mức giá thay đổi không nhiều nếu đường cung và cầu có độ dốc ít và dịch chuyển không nhiều khi ở mức dịch chuyển khác nhau. Nếu mức cung và cầu dịch chuyển bằng nhau và cùng một hướng thì mức giá cân bằng không thay đổi.
Giá gạo tăng chóng mặt, chỉ trong một đêm giá đã chênh lệch từ 4000-5000/kg. Sự biến động của giá cả luôn là “miếng bánh béo bở” cho các nhà đầu cơ, những người kiếm lời từ việc chênh lệch giữa giá mua và giá bán.
Xét trên góc độ cung - cầu thì về mặt dài hạn hoàn toàn không có chuyện thiếu hụt gạo khi mà sản lượng lúa của đồng bằng lớn nhất Việt Nam không hề suy giảm. Việc cấm xuất khẩu gạo của chính phủ sẽ góp phần đảm bảo an ninh lương thực của Việt Nam. Tuy nhiên về mặt ngắn hạn thì đã xảy ra việc cầu tăng vọt trong khi nguồn cung vẫn giữ mức ổn định. Khi cầu lớn hơn cung gấp nhiều lần thì chắc chắn giá buộc phải tăng để cân bằng cung - cầu.
Nguyên nhân cầu gạo tăng vọt bởi vì tin đồn đã tích tụ đủ năng lượng cần thiết: những thông tin về khủng hoảng lương thực trên thế giới được báo chí đăng tải liên tục trong thời gian vừa qua đã khiến cho người dân tin rằng thế giới bị thiếu gạo. Khi mà một lượng không nhỏ các bà nội trở biến nỗi lo sợ thiếu gạo thành hành động tích trữ gạo bằng cách đổ xô đi mua gạo ở các siêu thị khiến cho cầu về gạo tăng vọt buộc các siêu thị phải hạn chế lượng gạo mỗi người được mua. Nếu xét về quy luật cung - cầu của kinh tế học thì không có gì ngạc nhiên khi những người bán gạo liên tục tăng giá. Đơn giản bởi vì việc tăng giá sẽ giúp hạn chế cầu và khuyến khích cung.
Sự thay đổi giá trong dài hạn
Sự thay đổi của giá qua các năm
Tình trạng lúc thừa lúc thiếu theo kiểu quay vòng, lặp lại như thế diễn ra khá phổ biến đối với nhiều loại nông sản của nước ta. Như hình 4.4 cho thấy:
Năm 2
Năm 4
Năm 3
Năm 1
Giá:
Doanh thu:
Hình 4.4: Sự thay đổi giá và sản lượng qua các năm.[2, tr. 25]
Theo sau một mùa giá cao với nguồn cung thấp như năm 1 thì là một mùa với giá thấp và lượng cung cao như năm 2. Điều này là vì các nông dân nhỏ lẻ đều quyết định mở rộng sản xuất sản phẩm vì thấy giá cao trong các năm trước.
Một trong những nguyên nhân chính của tình trạng “cần thì không có, mà khi có thì lại chẳng ai màng” này - nếu để ý thì ai cũng thấy rõ. Đó là sự thiếu thống nhất trong quy hoạch sản xuất. Gạo được chế biến từ giống lúa IR 50404 cả một thời gian dài thế nhưng không xuất khẩu được vì không đáp ứng được yêu cầu của thị trường thế giới đến mức nhà nước phải bỏ vốn thu mua giúp nông dân hàng triệu tấn. Thế mà chỉ ngay vụ sản xuất sau đó, người dân lại tiếp tục đầu tư để gieo trồng chỉ vì ngoài loại đó ra thì khó biết thậm chí có biết cũng không dễ mua được giống lúa khác tốt hơn. Về phía nông dân, chính nông dân cũng không đồng thuận gieo trồng chủng loại giống lúa nên cũng khó tạo ra những vùng lúa nguyên liệu thuần nhất để có thể làm ăn lớn theo quy hoạch, lại tiện cho thu hoạch. Một nguyên nhân quan trọng khác của tình trạng cần hàng thì không có, có hàng lại không cần là phân chia lợi ích của các bên trong dây chuyền sản xuất nông sản lâu nay quá bất hợp lý
Vì thế, yêu cầu đặt ra là phải tính toán hợp lý để cân đối, hài hòa lợi ích của các bên liên quan trong chuỗi sản xuất kinh doanh. Thực tế lâu nay mối quan hệ này ít xử lý để đạt được mục tiêu. Người nông dân thường thiếu chủ động và luôn phải nhận về phần thiệt thòi hơn. Họ sản xuất rồi bán nông sản cho thương lái hay doanh nghiệp với giá cả và tiến độ phụ thuộc vào người mua.
Mối quan hệ dài hạn của giá và cầu trong nông nghiệp
Giá
S
Số lượng
Điểm cân bằng
D
Hình 4.5. Quan hệ dài hạn của giá và cầu [2, tr. 67]
Hình 4.5 cho thấy giá càng thấp, cầu càng cao. Tuy nhiên, khi giá xuống, cuối cùng là nguồn cung sẽ thấp hơn (vì nông dân sản xuất ít hơn). Ngược lại, giá càng cao, nguồn cung sẽ ngày càng nhiều. Mối quan hệ giữa cái mà mọi người dự định mua và cái mà người nông dân dự định trồng ở những mức giá khác nhau cuối cùng sẽ dẫn đến cân bằng giữa cung và cầu. [2, tr. 26]
Bảng 4.2: Cung và cầu thịt heo theo giá trong năm của 1 hộ gia đình
Giá (1.000đ/kg)
Lượng cầu (kg)
Lượng cung (kg)
0
200
0
50
160
0
60
120
40
70
80
80
80
40
120
90
0
160
Theo bảng 4.2 khi những điều kiện khác không đổi mức giá thịt heo càng thấp thì lượng cầu càng cao, điển hình là ở mức giá 50.000đ/kg thì lượng cầu tới 200kg. Ngược lại khi giá thịt heo tăng tới 90.000đ/kg thì lượng cầu là 0. Từ đó cho thấy giá càng cao lượng cầu càng giảm. Tại mức giá cân bằng là 70.000đ/kg thì cung cầu thịt heo là 80kg. Tại mức giá thấp hơn 70.000đ/kg lượng cầu vượt quá lượng cung dẫn đến sự thiếu hụt. Ngược lại, tại mọi mức giá trên 70.000đ/kg lượng cung lại vượt quá lượng cầu. [1, tr. 32]
4.2 KHOẢN CHÊNH LỆCH MARKETING HAY ĐỘ CẬN BIÊN THỊ TRƯỜNG
4.2.1 Khái niệm
Khoản chênh lệch marketing có thể được định nghĩa theo các cách sau:
a. Khoản chênh lệch giữa giá người tiêu thụ phải trả cho sản phẩm và giá người sản xuất nhận được khi bán sản phẩm.
Bảng 4.1: Hiệu quả Marketing Mận
Tác nhân
Chi phí (đ/kg)
Giá bán (đ/kg)
Nông dân
800
2.300
Người thu gom
2.300
3.500
Người bán lẻ
3.500
6.000
Khoản chênh lệch marketing
4.000
Nguồn: Báo tuổi trẻ (20/02/2011)
b. Giá cả của một tổ hợp các dịch vụ marketing được xác định bởi cung và cầu của dịch vụ đó.
Trong chương trình này ta chỉ quan tâm đến định nghĩa (a): Khoản chênh lệch marketing là khoản chênh lệch giữa đường cầu ban đầu và đường cầu phát sinh đối với một số sản phẩm nào đó.
4.2.2 Những đặc điểm chủ yếu của Marketing nông nghiệp
Nông nghiệp là ngành sản xuất có nhiều đặc điểm khác biệt so với nhiều ngánh sản xuất khác. Những nét đặc thù của sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp tạo nên những đặc điểm riêng của Marketing nông nghiệp.
a. Sản phẩm của ngành nông nghiệp phần lớn là lương thực thực phẩm
Đặc điểm này dẫn đến một thực tế là cầu về lương thực thực phẩm là vô cùng đa dạng, phong phú có xu hướng biến động từ số lượng sang chất lượng, từ sản phẩm tiêu dùng trực tiếp sang sản phẩm chế biến, từ sản phẩm vật chất sang đi kèm các yếu tố dịch vụ… Tùy theo trình độ phát triển của đời sống mà nhu cầu tiêu dùng lương thực thực phẩm rất khác nhau, mặt khác, do phần lớn là nhu cầu cơ bản nên ít co giãn theo giá cả. Thị trường cung cầu về lương thực thực phẩm phần lớn là thị trường cạnh tranh hoàn hảo.
Trong điều kiện như vậy, để nâng cao cạnh tranh, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cần hết sức coi trọng nắm bắt xu thế biến động của nhu cầu tìm mọi cách thõa mãn nhu cầu mới, hết sức coi trọng việc tạo ra sự khác biệt về sản phẩm, chất lượng sản phẩm và chất lượng dịch vụ liên quan làm phong phú da dạng sản phẩm và dịch vụ để thỏa mãn nhu cầu của nhiều nhóm khách hàng khác nhau.
b. Sản phẩm nông nghiệp là những sản phẩm tự nhiên hoặc có nguồn gốc tự nhiên, có những tố chất cần cho sự sống và sức khỏe của con người
Mỗi sản phẩm có mùi, vị, màu sắc đặc trưng. Việc tiêu dùng thường hình thành thói quen của con người.
Đặc điểm này đòi hỏi Marketing nông nghiệp phải chú ý:
Dù là sản phẩm tiêu dùng trực tiếp hay sản phẩm qua chế biến phải đảm bảo những yếu tố về dinh dưỡng và độ an toàn cho người sử dụng.
Vì là sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên nên trong quá trình chế biến có thể bổ sung thêm một số đặc điểm khác về mùi, vị, màu sắc nhưng không được làm thay đổi bản chất tự nhiên của sản phẩm.
Để đảm bảo thói quen tiêu dùng của khách hàng đối với một sản phẩm cụ thể, đòi hỏi các nhà cung ứng phải đảm bảo duy trì các chất lượng đặc trưng của sản phẩm. Đây là vấn đề hết sức khó trong thực tế nhưng lại là bí quyết thành công của nhiều nhà kinh doanh về lương thực thực phẩm.
Sản phẩm lương thực thực phẩm, đa phần thường dễ hư hỏng vì vậy cần phải có hệ thống vận tải chuyên dùng, kho tàng bảo quản và công nghệ chế biến phù hợp và cẩn công khai thời hạn sử dụng để đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng.
c. Việc sản xuất và cung ứng các sản phẩm nông nghiệp có tính thời vụ và địa phương khá cao
Đặc điểm này dẫn đến một thực tế cung - cầu sản phẩm nông nghiệp nhiều lúc không gặp nhau gây bất lợi cho cả người sản xuất và người tiêu dùng. Vì vậy, Marketing đòi hỏi:
Các nhà sản xuất phải tìm cách kéo dài mùa vụ bằng cơ cấu giống cây, con hợp lý, bằng sản xuất trái vụ và ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật nhằm khắc phục tính thời vụ.
Các nhà trung gian phải có phương tiện và kế hoạch dự trữ, chế biến và bảo quản sản phẩm.
Các nhà phân phối phải mở rộng thị trường đưa sản phẩm từ nơi thừa đến nơi thiếu thực hiện tốt việc sản xuất và cung ứng các sản phẩm có tính địa phương và đặc sản.
d. Hoạt động sản xuất kinh doanh nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên
Đặc điểm này đòi hỏi Marketing nông nghiệp phải có phương án chống rủi ro bằng cách mở rộng phạm vi kinh doanh, mở rộng thị trường và đặc biệt gắn kết với hoạt động bảo hiểm, trước hết đối với những mặt hàng chủ yếu của doanh nghiệp.
e. Một bộ phận của sản phẩm nông nghiệp được sản xuất và tiêu dùng làm giống cây trồng và giống gia súc, làm tư liệu sản xuất cho công nghiệp chế biến
Đặc điểm này đòi hỏi phải có chiến lược riêng và thường được Nhà nước quản lý giám sát chặt chẽ vì đó là những sản phẩm tư liệu sản xuất đặc biệt của nông nghiệp. Bộ phận sản phẩm nông nghiệp làm tư liệu sản xuất cho công nghiệp chế biến phải phù hợp với yêu cầu kỹ thuật của công nghiệp chế biến và những đòi hỏi khắt khe về số lượng, chất lượng của nguyên liệu đầu vào của công nghiệp chế biến từng loại sản phẩm.
Các dạng đường cầu trong marketing nông nghiệp
Trong marketing nông nghiệp có 2 dạng đường cầu đó là: đường cầu ban đầu và đường cầu phát sinh.
Trong đó:
Đường cầu ban đầu là đường cầu của người tiêu thụ đối với một sản phẩm nào đó.
Thí dụ: Nhu cầu sử dụng đường để ăn hàng ngày của người tiêu dùng tạo ra đường cầu ban đầu về mía.
Đường cầu phát sinh là đường cầu của sản phẩm ở nông trại hoặc của người sản xuất, có nghĩa là đường cầu này bắt nguồn từ nhu cầu của người tiêu thụ.
Thí dụ: Nhu cầu thu mua mía nguyên liệu của các nhà máy đường tạo ra đường cầu phát sinh.
P
A
Pr
Pf
B
Pr’
C
Đường cầu ban đầu
B
Đường cầu phát sinh
Pf’
D
Q1
Q0
Q
Hình 4.6: Mối quan hệ giữa đường cầu ban đầu và đường cầu phát sinh [5, tr. 33]
Trong đó:
Khoản cách thẳng đứng AB là khoản cách chênh lệch giữa giá bán lẻ sản phẩm và giá ở nông trại tại mức sản phẩm tiêu thụ Q0. Khoản cách CD là khoản chênh lệch giữa giá bán lẻ sản phẩm Pr’ và giá ở nông trại Pf’ tại mức sản lượng tiêu thụ Q1.
Pr (retail price): là giá bán lẻ sản phẩm;
Pf (farm price): là giá ở nông trại;
Lưu ý:
Nếu khoản chênh lệch marketing là hằng số thì khoản thẳng đứng giữa hai đường cầu không đổi.
Nếu thay đổi theo sản lượng tiêu thụ thì khoảng cách AB và khoảng cách CD sẽ khác nhau.
4.2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến cầu nông sản hàng hóa
Cầu nông sản hàng hóa phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau.
Trước hết cầu nông sản phụ thuộc nhiều vào giá cả hàng hóa liên quan. Trong thị trường nông sản khi giá sầu riêng tăng thì người tiêu dùng có xu hướng sử dụng sản phẩm thay thế khác như mít. Phần lớn mọi người thường có thói quen uống cà phê sữa, cà phê và sữa là hai hàng hóa bổ sung cho nhau. Khi giá cà phê tăng thì nhu cầu về sữa sẽ giảm và ngược lại.
Cầu nông sản phụ thuộc vào thu nhập của người tiêu dùng, khi các yếu tố khác không đổi, đường cầu được xem là thu nhập của người tiêu dùng. Khi thu nhập tăng, cầu về hầu hết các loại mặt hàng nông sản đều tăng. Thông thường n