Nhân loại đã bước sang một thế kỷ mới, thế kỷ mà tri thức và tiến bộ
khoa học, kỹ thuật được coi là nền tảng của sự phát triển kinh tế, xã hội, thế
kỷ mà nền giáo dục phải đào tạo ra được những con người năng động, sáng
tạo, có trí tuệ và giàu tính nhân văn, nền kinh tế phải là động lực thúc đẩy
quá trình đổi mới toàn diện đất nước trên tất cả các lĩnh vực nhằm mục tiêu
đẩy mạnh quá trình toàn cầu hoá, quốc tế hoá khu vực kinh tế, tài chính thế
giới đã và đang được diễn ra một cách mạnh mẽ, sâu sắc, nhất là trong giai
đoạn hiện nay. Điều này buộc các quốc gia trong đó có Việt Nam phải cơ
cấu lại nền kinh tế trên cơ sở phát huy những thế mạnh, lợi thế so sánh của
đất nước đáp ứng tối đa nhu cầu của thị trường trong nước và nước ngoài.
Với chức năng chủ yếu là huy động vốn và cung ứng vốn phục vụ
cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước, hoạt động của ngân hàng có
mối quan hệ chặt chẽ với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế bởi vì hầu
hết các nhu cầu giao lưu vốn trong nền kinh tế đều được thực hện chủ yếu
thông qua hệ thống các ngân hàng thương mại. Điều đó đòi hỏi các ngân
hàng thương mại Việt Nam phải có những chuyển biến căn bản về nhận
thức, phải thực sự được kiện toàn, đổi mới để đáp ứng yêu cầu của sự phát
triển kinh tế.
Bảo lãnh ngân hàng là một trong những nghiệp vụ ngân hàng hiện
đại đã ra đời từ khá lâu và đã được các ngân hàng thương mại Việt Nam
ứng dụng và phát triển trong những năm qua. Việc áp dụng nghiệp vụ bảo
lãnh trong hoạt động của các Ngân hàng thương mại đã giúp cho các Ngân
hàng mở rộng hoạt động của mình, tăng cường mối quan hệ với khách
hàng. Tuy nhiên, cho đến nay các loại hình b ảo lãnh vẫn còn đơn điệu, rủi
ro từ bảo lãnh vẫn còn ở mức độ khá lớn và mức độ phát triển của nó chưa
đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế. Chính vì vậy, việc phát triển hoạt
động bảo lãnh trong các Ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung và chi
nhánh Ngân hàng công thương Đông Anh nói riêng là một đòi hỏi hết sức
cấp bách trong giai đoạn hiện nay.
Xuất phát từ thực trạng kinh tế Việt Nam, thực trạng hoạt động của
các ngân hàng thương mại Việt Nam trong hội nhập, phát triển kinh tế và
qua quá trình thực tập tại chi nhánh Ngân hàng công thương Đông Anh em
chọn đề tài “Giải pháp phát triển hoạt động bảo lãnh ngân hàng tại chi
nhánh Ngân hàng công thương Đông Anh” làm chuyên đề tốt nghiệp.
Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lý luận về hoạt động bảo lãnh tại các ngân
hàng thương mại
7
Dựa trên cơ sở lý luận về hoạt động bảo lãnh ngân hàng của
các ngân hàng thương mại, đề tài tập trung phân tích thực trạng hoạt động
bảo lãnh tại chi nhánh ngân hàng công thương Đông Anh trong thời gian
vừa qua để có được những đánh giá chính xác về hoạt động bảo lãnh tại chi
nhánh.
Thông qua việc nghiên cứu, đánh giá về lý luận cũng như
thực trạng hoạt động bảo lãnh của chi nhánh ngân hàng công thương Đông
Anh, đề tài sẽ đề ra các giải pháp nhằm phát triển hoạt động bảo lãnh tại chi
nhánh trong thời gian tới.
Chuyên đề sử dụng phương pháp nghiên cứu của chủ nghĩa duy vật
biện chứng, phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh, thống kê, luận giải.
để làm sáng tỏ lý luận về bảo lãnh ngân hàng và thực trạng hoạt động bảo
lãnh qua đó đề ra giải pháp phát triển hoạt động bảo lãnh tại chi nhánh ngân
hàng công thương Đông Anh.
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, chuyên đề được trình bày trong
3 chương:
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về hoạt động bảo lãnh của Ngân
hàng thương mại
Chương 2: Th ực trạng hoạt động bảo lãnh tại chi nhánh Ngân hàng
công thương Đông Anh
Chương 3: Giải pháp phát triển hoạt động bảo lãnh tại chi nhánh
Ngân hàng công thương Đông Anh
87 trang |
Chia sẻ: franklove | Lượt xem: 2214 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp phát triển hoạt động bảo lãnh ngân hàng tại chi nhánh ngân hàng công thương Đông Anh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
Luận văn
Giải pháp phát triển hoạt
động bảo lãnh ngân hàng tại
chi nhánh Ngân hàng công
thương Đông Anh
2
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH CỦA
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ................................................................................... 3
1.1) Tổng quan về Ngân hàng thương mại ................................................................. 3
1.1.1. Ngân hàng thương mại và vai trò của ngân hàng thương mại trong nền kinh tế .. 3
1.1.2. Những hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại ................................ 5
1.1.2.1.Huy động vốn................................................................................ 5
1.1.2.2 Sử dụng vốn .................................................................................. 5
1.1.2.3. Cung ứng các loại hình dịch vụ..................................................... 6
1.2) Hoạt động bảo lãnh của Ngân hàng .................................................................. 7
1.2.1. Sự ra đời và phát triển của bảo lãnh ngân hàng ........................................ 7
1.2.2. Khái niệm và đặc điểm của bảo lãnh ngân hàng ........................................ 9
1.2.2.1. Khái niệm bảo lãnh ngân hàng ..................................................... 9
1.2.2.2. Đặc điểm của bảo lãnh ngân hàng .............................................. 11
1.2.3. Phân loại bảo lãnh ngân hàng ................................................................. 13
1.2.3.1. Căn cứ vào bản chất của bảo lãnh .............................................. 13
1.2.3.2. Căn cứ vào phương thức phát hành bảo lãnh…………………………14
1.2.3.3. Căn cứ vào mục đích của bảo lãnh .............................................. 16
1.2.3.4. Căn cứ vào điều kiện thanh toán của bảo lãnh ............................. 20
1.2.3.5. Căn cứ vào phạm vi bảo lãnh...................................................... 20
1.2.4. Vai trò của bảo lãnh ngân hàng ............................................................... 22
1.2.4.1. Đối với nền kinh tế ..................................................................... 22
1.2.4.2. Đối với ngân hàng...................................................................... 23
1.2.4.3. Đối với các doanh nghiệp ........................................................... 24
1.2.5. Những quy định chung về bảo lãnh Ngân hàng........................................ 24
1.2.5.1. Phạm vi bảo lãnh ....................................................................... 24
1.2.5.2. Điều kiện của bảo lãnh ngân hàng .............................................. 25
1.2.5.3. Hồ sơ đề nghị bảo lãnh .............................................................. 26
1.2.5.4. Hợp đồng bảo lãnh..................................................................... 25
1.2.5.5. Cam kết bảo lãnh ....................................................................... 26
1.2.5.6. Thẩm quyền ký bảo lãnh ............................................................. 26
1.2.5.7. Bảo đảm cho bảo lãnh ................................................................ 27
1.2.5.8. Phí bảo lãnh .............................................................................. 27
3
1.2.6. Rủi ro khi thực hiện bảo lãnh ngân hàng ................................................. 28
1.2.6.1. Rủi ro từ ngân hàng phát hành bảo lãnh ..................................... 28
1.2.6.2. Rủi ro đối với bên được bảo lãnh ................................................ 29
1.2.6.3. Rủi ro đối với bên nhận bảo lãnh ................................................ 30
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của hoạt động bảo lãnh ngân
hàng .......................................................................................................... 30
1.3.1. Các nhân tố khách quan ..................................................................... 32
1.3.2. Các nhân tố chủ quan ................................................................... 34
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH TẠI CHI NHÁNH
NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG ĐÔNG ANH ....................................................... 35
2.1) Khái quát về chi nhánh ngân hàng công thương Đông Anh .............................. 35
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của chi nhánh ngân hàng công thương
Đông Anh ........................................................................................................... 35
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của chi nhánh ngân hàng công thương Đông Anh .......... 36
2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh ngân hàng công thương
Đông Anh ........................................................................................................... 37
2.1.3.1. Về huy động vốn......................................................................... 38
2.1.3.2. Về khoản mục cho vay…………………………………………….....39
2.1.3.3. Về hoạt động kinh doanh ngoại tệ .............................................. 41
2.1.3.4. Kết quả tài chính ........................................................................ 42
2.2) Thực trạng hoạt động bảo lãnh tại chi nhánh ngân hàng công thương Đông
Anh……………….. ................................................................................................... 43
2.2.1. Quy trình bảo lãnh tại chi nhánh ngân hàng công thương Đông Anh ...... 43
2.2.1.1. Tiếp nhận và hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ đề nghị bảo lãnh .. 44
2.2.1.2. Thẩm định các điều kiện bảo lãnh ............................................... 44
2.2.1.3. Lập tờ trình thẩm định bảo lãnh.................................................. 45
2.2.1.4. Trình duyệt khoản bảo lãnh………………………………………….46
2.2.1.5. Ký kết hợp đồng bảo lãnh, hợp đồng bảo đảm, giao nhận tài sản
đảm bảo và giấy tờ liên quan đến tài sản đảm bảo ................................... 47
2.2.1.6. Phát hành cam kết bảo lãnh ........................................................ 48
2.2.1.7. Theo dõi thực hiện hợp đồng bảo lãnh ........................................ 48
2.2.1.8. Định kỳ đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh và tài chính của
khách hàng ............................................................................................ 48
2.2.1.9. Gia hạn bảo lãnh ....................................................................... 49
4
2.2.1.10. Xử lý khi phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh ................................ 49
2.2.1.11. Giải toả bảo lãnh và thanh lý hợp đồng bảo lãnh, hợp đồng
bảo đảm ................................................................................................. 50
2.2.2. Tình hình hoạt động bảo lãnh tại chi nhánh ngân hàng công thương
Đông Anh trong những năm qua ........................................................................ 51
2.2.2.1. Về doanh số bảo lãnh ................................................................. 52
2.2.2.2. Các loại hình bảo lãnh. .............................................................. 53
2.2.2.3. Thời hạn bảo lãnh. ..................................................................... 56
2.2.2.4. Về đối tượng khách hàng bảo lãnh .............................................. 58
2.2.2.5. Về các hình thức đảm bảo cho bảo lãnh ...................................... 60
2.2.2.6. Về phí thu từ bảo lãnh ................................................................ 61
2.2.2.7.Về chất lượng hoạt động bảo lãnh…………………………………….62
2.3. Đánh giá chung về tình hình hoạt động bảo lãnh tại chi nhánh ngân hàng
công thương Đông Anh ........................................................................................... 62
2.3.1. Những kết quả đạt được ........................................................................... 62
2.3.2. Những hạn chế cần khắc phục ................................................................. 65
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH TẠI CHI
NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG ĐÔNG ANH ........................................ 69
3.1. Định hướng phát triển hoạt động bảo lãnh tại chi nhánh ngân hàng công thương
Đông Anh……………….. ......................................................................................... 69
3.2. Giải pháp phát triển hoạt động bảo lãnh tại chi nhánh ngân hàng công thương
Đông Anh…………… .............................................................................................. 71
3.2.1. Các giải pháp chung ................................................................................ 72
3.2.1.1. Tăng cường công tác thanh tra, giám sát, kiểm tra, kiểm toán trong
nội bộ ngân hàng ................................................................................... 72
3.2.1.2. Đa dạng hoá dịch vụ ngân hàng trên nền tảng ứng dụng công nghệ
thông tin ................................................................................................ 72
3.2.1.3. Phát triển nguồn nhân lực .......................................................... 73
3.2.1.4. Hiện đại hoá công nghệ ngân hàng ............................................. 74
3.2.2. Các giải pháp về mặt nghiệp vụ ............................................................... 74
3.2.2.1 Thu hút khách hàng nhằm mở rộng đối tượng khách hàng bảo lãnh
tại chi nhánh. ......................................................................................... 72
3.2.2.2. Nâng cao chất lượng công tác thẩm định khách hàng, dự án trước
khi ra quyết định bảo lãnh ...................................................................... 73
5
3.2.2.3. Linh hoạt trong thu phí bảo lãnh và xác định mức ký quỹ bảo lãnh hợp lý 74
3.2.2.4. Có kế hoạch phát triển hoạt động bảo lãnh phù hợp với xu thế phát
triển của chi nhánh trong từng giai đoạn phát triển ................................. 74
3.3. Một số kiến nghị ............................................................................................... 75
3.3.1. Kiến nghị với chính phủ và các cơ quan quản lý nhà nước ...................... 75
3.3.1.1. Về môi trường pháp lý ................................................................ 75
3.3.1.2. Về môi trường kinh doanh .......................................................... 76
3.3.2. Kiến nghị với ngân hàng nhà nước Việt Nam .......................................... 77
3.3.3. Kiến nghị với ngân hàng công thương Việt Nam ..................................... 77
KẾT LUẬN ................................................................................................................ 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 79
LỜI MỞ ĐẦU
Nhân loại đã bước sang một thế kỷ mới, thế kỷ mà tri thức và tiến bộ
khoa học, kỹ thuật được coi là nền tảng của sự phát triển kinh tế, xã hội, thế
kỷ mà nền giáo dục phải đào tạo ra được những con người năng động, sáng
tạo, có trí tuệ và giàu tính nhân văn, nền kinh tế phải là động lực thúc đẩy
quá trình đổi mới toàn diện đất nước trên tất cả các lĩnh vực nhằm mục tiêu
đẩy mạnh quá trình toàn cầu hoá, quốc tế hoá khu vực kinh tế, tài chính thế
giới đã và đang được diễn ra một cách mạnh mẽ, sâu sắc, nhất là trong giai
đoạn hiện nay. Điều này buộc các quốc gia trong đó có Việt Nam phải cơ
6
cấu lại nền kinh tế trên cơ sở phát huy những thế mạnh, lợi thế so sánh của
đất nước đáp ứng tối đa nhu cầu của thị trường trong nước và nước ngoài.
Với chức năng chủ yếu là huy động vốn và cung ứng vốn phục vụ
cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước, hoạt động của ngân hàng có
mối quan hệ chặt chẽ với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế bởi vì hầu
hết các nhu cầu giao lưu vốn trong nền kinh tế đều được thực hện chủ yếu
thông qua hệ thống các ngân hàng thương mại. Điều đó đòi hỏi các ngân
hàng thương mại Việt Nam phải có những chuyển biến căn bản về nhận
thức, phải thực sự được kiện toàn, đổi mới để đáp ứng yêu cầu của sự phát
triển kinh tế.
Bảo lãnh ngân hàng là một trong những nghiệp vụ ngân hàng hiện
đại đã ra đời từ khá lâu và đã được các ngân hàng thương mại Việt Nam
ứng dụng và phát triển trong những năm qua. Việc áp dụng nghiệp vụ bảo
lãnh trong hoạt động của các Ngân hàng thương mại đã giúp cho các Ngân
hàng mở rộng hoạt động của mình, tăng cường mối quan hệ với khách
hàng. Tuy nhiên, cho đến nay các loại hình bảo lãnh vẫn còn đơn điệu, rủi
ro từ bảo lãnh vẫn còn ở mức độ khá lớn và mức độ phát triển của nó chưa
đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế. Chính vì vậy, việc phát triển hoạt
động bảo lãnh trong các Ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung và chi
nhánh Ngân hàng công thương Đông Anh nói riêng là một đòi hỏi hết sức
cấp bách trong giai đoạn hiện nay.
Xuất phát từ thực trạng kinh tế Việt Nam, thực trạng hoạt động của
các ngân hàng thương mại Việt Nam trong hội nhập, phát triển kinh tế và
qua quá trình thực tập tại chi nhánh Ngân hàng công thương Đông Anh em
chọn đề tài “Giải pháp phát triển hoạt động bảo lãnh ngân hàng tại chi
nhánh Ngân hàng công thương Đông Anh” làm chuyên đề tốt nghiệp.
Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lý luận về hoạt động bảo lãnh tại các ngân
hàng thương mại
7
Dựa trên cơ sở lý luận về hoạt động bảo lãnh ngân hàng của
các ngân hàng thương mại, đề tài tập trung phân tích thực trạng hoạt động
bảo lãnh tại chi nhánh ngân hàng công thương Đông Anh trong thời gian
vừa qua để có được những đánh giá chính xác về hoạt động bảo lãnh tại chi
nhánh.
Thông qua việc nghiên cứu, đánh giá về lý luận cũng như
thực trạng hoạt động bảo lãnh của chi nhánh ngân hàng công thương Đông
Anh, đề tài sẽ đề ra các giải pháp nhằm phát triển hoạt động bảo lãnh tại chi
nhánh trong thời gian tới.
Chuyên đề sử dụng phương pháp nghiên cứu của chủ nghĩa duy vật
biện chứng, phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh, thống kê, luận giải...
để làm sáng tỏ lý luận về bảo lãnh ngân hàng và thực trạng hoạt động bảo
lãnh qua đó đề ra giải pháp phát triển hoạt động bảo lãnh tại chi nhánh ngân
hàng công thương Đông Anh.
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, chuyên đề được trình bày trong
3 chương:
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về hoạt động bảo lãnh của Ngân
hàng thương mại
Chương 2: Thực trạng hoạt động bảo lãnh tại chi nhánh Ngân hàng
công thương Đông Anh
Chương 3: Giải pháp phát triển hoạt động bảo lãnh tại chi nhánh
Ngân hàng công thương Đông Anh
CHƯƠNG 1:
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH CỦA
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1) TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
8
1.1.1. Ngân hàng thương mại và vai trò của ngân hàng thương mại
trong nền kinh tế
Ngân hàng bao gồm nhiều loại tuỳ thuộc vào sự phát triển nền kinh
tế và hệ thống tài chính, trong đó ngân hàng thương mại thường chiếm tỷ
trọng lớn nhất về quy mô tài sản, thị phần và số lượng các ngân hàng. Ngân
hàng thương mại là một đơn vị kinh tế hoạt động kinh doanh trên lĩnh vực
tiền tệ với những nghiệp vụ chủ yếu là nhận tiền gửi, sử dụng số tiền đó để
cho vay, làm phương tiện thanh toán và cung ứng các loại hình dịch vụ cho
khách hàng.
Hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại có ảnh hưởng
quan trọng đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, các tổ chức, cá
nhân trong nền kinh tế, trong quá trình hoạt động đó ngân hàng thực hiện
vai trò của mình là tham gia điều tiết vĩ mô đối với nền kinh tế bằng cách
đảm bảo hoạt động ngân hàng và nền kinh tế được bình thường. Các cá
nhân, hộ gia đình và các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế- xã hội đều gửi
tiền tại ngân hàng. Bằng các chính sách tín dụng, ngân hàng thương mại
đáp ứng nhu cầu vốn kịp thời cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
thuộc các lĩnh vực sản xuất, lưu thông và dịch vụ. Như vậy, việc sử dụng
vốn vay ngân hàng vừa giúp doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu vốn bị thiếu
hụt trong nền kinh tế, vừa buộc doanh nghiệp phải có trách nhiệm về việc
phải làm thế nào để sử dụng một cách hiệu quả nguồn vốn ngân hàng cung
ứng từ đó giúp cho doanh nghiệp có những lựa chọn, những quyết sách
đúng đắn nhằm sử dụng nguồn vốn vay ngân hàng một cách hợp lý và có
lợi nhất.
Vai trò điều tiết kinh tế vĩ mô của ngân hàng thương mại còn được
thể hiện qua việc tiếp nhận, thu hút một khối lượng tiền mặt từ nền kinh tế
vào ngân hàng thương mại đồng thời ngân hàng thương mại cung ứng tiền
mặt theo yêu cầu, khi các doanh nghiệp rút tiền của mình để trả lương cho
công nhân viên, trả tiền mua nguyên, vật liệu… cá nhân rút tiền gửi để chi
9
dùng cho những nhu cầu của mình như mua sắm hàng hoá, đồ dùng, mua sắm
tài sản, trả nợ…
1.1.2. Những hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại
1.1.2.1. Huy động vốn
Ngân hàng kinh doanh tiền tệ dưới hình thức huy động, cho vay, đầu
tư và cung ứng dịch vụ cho khách hàng. Cho vay được coi là hoạt động
sinh lời cao do đó các ngân hàng đã tìm mọi cách để huy động vốn. Huy
động vốn là hoạt động đóng vai trò quan trọng tạo nguồn vốn cho ngân
hàng thương mại, đảm bảo cho nhu cầu kinh doanh của ngân hàng đồng
thời đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế. Một ngân hàng thương mại có
thể có được nhiều nguồn vốn khác nhau thông qua việc huy động vốn từ
các doanh nghiệp, các tổ chức chính trị, xã hội, huy động vốn tạm thời
nhàn rỗi trong dân cư và trong những trường hợp nhất định ngân hàng có
thể bổ sung vốn bằng cách đi vay các ngân hàng khác trên thị trường liên
ngân hàng, vay ngân hàng Trung ương và vay trên thị trường vốn với việc
phát hành các giấy nợ như kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu…
1.1.2.2. Sử dụng vốn
Ngân hàng muốn tồn tại và phát triển thì phải sử dụng hiệu quả
nguồn vốn mà mình huy động được để cho vay, đầu tư kinh doanh khác,
mua chứng khoán… Ngân hàng cho vay đối với tất cả những ai có nhu cầu
và đáp ứng đủ yêu cầu của ngân hàng đề ra bao gồm các cá nhân, các đơn
vị kinh doanh, chính phủ… nhằm mục đích sử dụng hiệu quả vốn của ngân
hàng phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội của đất nước và nhờ
đó ngân hàng có thể thu hồi được vốn.
1.1.2.3. Cung ứng các loại hình dịch vụ
Ngân hàng là tổ chức cung cấp dịch vụ cho công chúng và doanh
nghiệp. Các dịch vụ của ngân hàng bao gồm:
10
Kinh doanh ngoại tệ là một trong những dịch vụ đầu tiên được
ngân hàng thực hiện, ngân hàng tiến hành mua bán một loại tiền này lấy
một loại tiền khác và hưởng phí dịch vụ. Ở Việt Nam song hành nhiều loại
phương tiện thanh toán khác nhau, do đó ngân hàng tiến hành mua ngoại tệ
vào để dự trữ ngoại tệ và bán ngoại tệ ra trong điều kiện lưu thông tiền tệ
quốc gia.
Thanh toán hộ khách hàng: Khi khách hàng gửi tiền vào ngân
hàng, ngân hàng không chỉ bảo quản mà còn thực hiện các lệnh chi trả cho
khách hàng.
Bảo lãnh: Do ngân hàng là một tổ chức nắm giữ một khối lượng
tiền lớn trong nền kinh tế và do khả năng thanh toán của ngân hàng cho
một khách hàng rất lớn nên ngân hàng có uy tín trong bảo lãnh cho khách
hàng. Trong những năm gần đây, ngân hàng thường bảo lãnh cho khách
hàng của mình mua chịu hàng hoá và trang thiết bị, phát hành chứng khoán,
vay vốn của tổ chức tín dụng khác…
Bảo quản tài sản và các giấy tờ có giá: Các ngân hàng thực hiện
việc lưu giữ vàng, các giấy tờ có giá và các tài sản khác cho khách hàng
trong két với nguyên tắc an toàn, bí mật, thuận tiện.
Ngoài ra ngân hàng còn cung cấp các dịch vụ uỷ thác cho khách
hàng trong các giao dịch trên thị trường chứng khoán như mua hộ, bán hộ
chứng khoán…, thực hiện tư vấn cho khách hàng về đầu tư, về quản lý tài
chính, về thành lập, sát nhập doanh nghiệp…, cung cấp các dịch vụ bảo
hiểm…
1.2) HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH CỦA NGÂN HÀNG
1.2.1. Sự ra đời và phát triển của hoạt động bảo lãnh ngân hàng
Con người sống, lao động và học tập trong một cộng đồng xã hội loài
người mà trong đó các thành viên luôn có mối quan hệ tác động qua lại lẫn
nhau làm phát sinh những mối quan hệ, nh