Vốn là điều kiện tiền đề cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung. ở
việt nam hiện nay, vốn đang trở thành một vấn đề cấp thiết cho quá trình tăng
trưởng và phát triển nền kinh tế đất nước. Tuy nhiên để huy động được khối lượng
vốn lớn từ nền kinh tế trong nước là một thách thức lớn đối với nền kinh tế Việt
nam nói chung và đối với hệ thống Ngân hàng thương mại nói riêng. Trong điều
kiện thị trường chứng khoán phát triển chưa tương xứng với nhu cầu rất lớn của
nền kinh tế thì quá trình nhận và điều chuyển vốn trên thị trường chủ yếu được
thực hiện thông qua hệ thống Ngân hàng thương mại_Nơi tích tụ, tập trung, khơi
dậy và động viên các nguồn lực cho sự phát triển nền kinh tế đất nước và trên thực
tế ở nước ta có hơn 80% lượng vốn trong nền kinh tế là do hệ thống Ngân hàng
cung cấp. Điều này cho thấy, việc tăng cường công tác huy động vốn, đảm bảo
chất lượng và số lượng vốn luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu trong quá trình
hoạt động của bất kỳ một NHTM nào.
Là một thành viên của hệ thống Ngân hàng Việt nam, Ngân hàng ĐT&PT
Hà nội phải chung sức thực hiện nhiệm chung của toàn ngành, làm thế nàođể huy
động được vốn đáp ứng cho sự nghiệp Công nghiệp hoá-Hiện đại hoá đất nước,
phát triển kinh tế địa phương là một vấn đề đang được Ngân hàng rất quan tâm.
Trong thời gian học tập tại trường và thực tập tại Ngân hàng ĐT&PT Hà nội,
em nhận thấy công tác huy động vốn luôn giữ vị trí rất quan trọng đối với hệ thống
NHTM trong việc đáp ứng vốn cho đầu tư phát triển kinh tế, góp phần thực hiện
chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước. Hơn nữa trong thời gian gần đây việc
huy động vốn của Ngân hàng đang gặpphải rất nhiều khó khăn do tình trạng khan
hiếm vốn đối với các NHTM nói chung, do vậy đây là một vấn đề đang được các
Ngân hàng rất quan tâm. Vì lý do này em đã chọn đề tài: “Giải pháp tăng cường
công tác huy động vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển thành phố Hà nội”.
Đề tài được hệ thống hóa những vấn đề lý thuyết cơ bản về hoạt động huy
động vốn của Ngân hàng cùng với việc phân tích thực trạng công tác huy động vốn
tại Ngân hàng ĐT&PT Hà nội trong những năm gần đây. Qua đó nhận thấy được
những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân để trên cơ sở đó em mạnh dạn đề xuất
một số giải pháp và đưa ra một số kiến nghị nhằm tăng cường công tác huy động
vốn tại Ngân hàng ĐT&PT Hà nội.
Ngoài phần lời mở đầu và phần kết luận, kết cấu của chuyên đề gồm 3
chương:
Chương 1: Nguồn vốn và các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng huy động vốn
của Ngân hàng thương mại.
Chương 2: Thực trạng công tác huy động vốn của Ngân hàng ĐT&PT Hà
nội.
Chương 3: Giải pháp tăng cường công tác huy động vốn của Ngân hàng
ĐT&PT Hà nội.
93 trang |
Chia sẻ: franklove | Lượt xem: 2184 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp tăng cường công tác huy động vốn tại ngân hàng đầu tư và phát triển thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Gi¶i ph¸p t¨ng cêng c«ng t¸c huy ®éng vèn t¹i Ng©n hµng §T&PT Hµ néi
TrÇn Hoµi Nam- Nh 41b
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
KHOA
TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
Đề tài: Giải pháp tăng cường công tác huy động vốn tại Ngân
hàng Đầu tư và Phát triển thành phố Hà nội
Gi¶i ph¸p t¨ng cêng c«ng t¸c huy ®éng vèn t¹i Ng©n hµng §T&PT Hµ néi
TrÇn Hoµi Nam- Nh 41b
Mục lục
Mục lục.................................................................................................................. 1
Lời mở đầu ............................................................................................................ 4
Chương 1: Nguồn vốn và các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng huy động vốn của
Ngân hàng thương mại ....................................................................................... 6
1.1 Những hoạt động cơ bản của Ngân hàng thương mại ............................... 6
1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của NHTM ..................................... 6
1.1.2 Chức năng và vai trò của ngân hàng thương mại ............................... 9
1.1.3 Các hoạt động cơ bản của Ngân hàng thương mại trong nền kinh tế.14
1.2 Nguồn vốn của Ngân hàng thương mại ...................................................18
1.2.1 Cơ cấu và nguồn hình thành nên nguồn vốn của NHTM ..................18
1.2.2 Tầm quan trọng của nguồn vốn huy động đối với hệ thống NHTM ..29
1.2.3 Nguyên tắc và mục tiêu trong công tác huy động vốn của NHTM ....31
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng huy động vốn của NHTM ..............34
1.3.1 Các nhân tố bên ngoài Ngân hàng ....................................................35
1.3.2 Các nhân tố thuộc về Ngân hàng ......................................................37
Chương 2: Thực trạng công tác huy động vốn của chi nhánh Ngân hàng Đầu tư
và Phát triển thành phố Hà nội ..........................................................................42
2.1 Khái quát chung về chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT Hà nội ......................42
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng ĐT&PT Hà nội ...42
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà nội............44
2.1.3 Các hoạt động cơ bản của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà nội ...45
2.1.4 Kết quả đạt được từ các hoạt động của Ngân hàng Đầu tư và Phát
triển Hà nội trong những năm gần đây ......................................................46
2.2 Thực trạng công tác huy động vốn tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và
Phát triển Hà nội ...........................................................................................52
2.3 Đánh giá thực trạng công tác huy động vốn của Chi nhánh Ngân hàng Đầu
tư và Phát triển Hà nội ..................................................................................62
2.3.1 Thành tựu đạt được trong công tác huy động vốn của Ngân hàng
trong những năm vừa qua ..........................................................................62
Gi¶i ph¸p t¨ng cêng c«ng t¸c huy ®éng vèn t¹i Ng©n hµng §T&PT Hµ néi
TrÇn Hoµi Nam- Nh 41b
2.3.2 Những hạn chế cần khắc phục trong công tác huy động vốn.............64
2.3.3 Những nhân tố tác động tới công tác huy động vốn của Chi nhánh
Ngân hàng ĐT&PT Hà nội trong thời gian qua .........................................66
Chương 3: Giải pháp tăng cường công tác huy động vốn tại Chi nhánh Ngân
Hàng Đầu Tư và Phát Triển Hà nội ...................................................................71
3.1 Mục tiêu và phương hướng tăng cường công tác huy động vốn tại Chi
nhánh Ngân hàng ĐT&PT Hà Nội trong thời gian tới ...................................71
3.1.1 Mục tiêu ...........................................................................................71
3.1.2 Phương hướng chiến lược nguồn vốn trong thời gian tới ..................73
3.2 Các giải pháp tăng cường công tác huy động vốn tại Chi nhánh Ngân hàng
ĐT&PT Hà nội trong thời gian tới.................................................................76
3.2.1 Xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp cho từng thời kỳ..............76
3.2.2 Cải tiến nghiệp vụ, đa dạng hoá các hình thức huy động ..................77
3.2.3 Đa dạng hoá và nâng cao các loại hình dịch vụ Ngân hàng...............78
3.2.4 Sử dụng lãi suất linh hoạt trong từng thời kỳ, đáp ứng sự biến động
của thị trường, đảm bảo hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng....................79
3.2.5 Gắn liền việc huy động vốn với sử dụng vốn ....................................80
3.2.6 Tăng cường công tác Marketing trong tất cả các mảng hoạt động của
Ngân hàng.................................................................................................81
3.2.7 Nâng cao vị thế và tuy tín của Ngân hàng.........................................82
3.2.8 Xây dựng trụ sở và trang bị hệ thống máy móc thiết bị để tạo ra hình
ảnh tốt về Ngân hàng.................................................................................83
3.3 Một số kiến nghị nhằm thực hiện các giải pháp tăng cường công tác huy
động vốn tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà nội....................84
3.3.1 Kiến nghị với Nhà nước ...................................................................84
3.3.2 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước .................................................86
3.3.3 Kiến nghị với Ngân hàng ĐT&PT Việt nam .....................................90
Kết luận ................................................................................................................91
Gi¶i ph¸p t¨ng cêng c«ng t¸c huy ®éng vèn t¹i Ng©n hµng §T&PT Hµ néi
TrÇn Hoµi Nam- Nh 41b
Lời mở đầu
Vốn là điều kiện tiền đề cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung. ở
việt nam hiện nay, vốn đang trở thành một vấn đề cấp thiết cho quá trình tăng
trưởng và phát triển nền kinh tế đất nước. Tuy nhiên để huy động được khối lượng
vốn lớn từ nền kinh tế trong nước là một thách thức lớn đối với nền kinh tế Việt
nam nói chung và đối với hệ thống Ngân hàng thương mại nói riêng. Trong điều
kiện thị trường chứng khoán phát triển chưa tương xứng với nhu cầu rất lớn của
nền kinh tế thì quá trình nhận và điều chuyển vốn trên thị trường chủ yếu được
thực hiện thông qua hệ thống Ngân hàng thương mại_Nơi tích tụ, tập trung, khơi
dậy và động viên các nguồn lực cho sự phát triển nền kinh tế đất nước và trên thực
tế ở nước ta có hơn 80% lượng vốn trong nền kinh tế là do hệ thống Ngân hàng
cung cấp. Điều này cho thấy, việc tăng cường công tác huy động vốn, đảm bảo
chất lượng và số lượng vốn luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu trong quá trình
hoạt động của bất kỳ một NHTM nào.
Là một thành viên của hệ thống Ngân hàng Việt nam, Ngân hàng ĐT&PT
Hà nội phải chung sức thực hiện nhiệm chung của toàn ngành, làm thế nào để huy
động được vốn đáp ứng cho sự nghiệp Công nghiệp hoá-Hiện đại hoá đất nước,
phát triển kinh tế địa phương là một vấn đề đang được Ngân hàng rất quan tâm.
Trong thời gian học tập tại trường và thực tập tại Ngân hàng ĐT&PT Hà nội,
em nhận thấy công tác huy động vốn luôn giữ vị trí rất quan trọng đối với hệ thống
NHTM trong việc đáp ứng vốn cho đầu tư phát triển kinh tế, góp phần thực hiện
chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước. Hơn nữa trong thời gian gần đây việc
huy động vốn của Ngân hàng đang gặp phải rất nhiều khó khăn do tình trạng khan
hiếm vốn đối với các NHTM nói chung, do vậy đây là một vấn đề đang được các
Ngân hàng rất quan tâm. Vì lý do này em đã chọn đề tài: “Giải pháp tăng cường
công tác huy động vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển thành phố Hà nội”.
Gi¶i ph¸p t¨ng cêng c«ng t¸c huy ®éng vèn t¹i Ng©n hµng §T&PT Hµ néi
TrÇn Hoµi Nam- Nh 41b
Đề tài được hệ thống hóa những vấn đề lý thuyết cơ bản về hoạt động huy
động vốn của Ngân hàng cùng với việc phân tích thực trạng công tác huy động vốn
tại Ngân hàng ĐT&PT Hà nội trong những năm gần đây. Qua đó nhận thấy được
những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân để trên cơ sở đó em mạnh dạn đề xuất
một số giải pháp và đưa ra một số kiến nghị nhằm tăng cường công tác huy động
vốn tại Ngân hàng ĐT&PT Hà nội.
Ngoài phần lời mở đầu và phần kết luận, kết cấu của chuyên đề gồm 3
chương:
Chương 1: Nguồn vốn và các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng huy động vốn
của Ngân hàng thương mại.
Chương 2: Thực trạng công tác huy động vốn của Ngân hàng ĐT&PT Hà
nội.
Chương 3: Giải pháp tăng cường công tác huy động vốn của Ngân hàng
ĐT&PT Hà nội.
Đây là một vấn đề phức tạp, đòi hỏi phải có quá trình nghiên cứu ở cả tầm vi
mô và tầm vĩ mô. Nhưng do thời gian nghiên cứu và tìm hiểu cả về lý luận và thực
tiễn, cùng với trình độ hiểu biết còn hạn chế. Do vậy mà bài viết của em còn nhiều
điểm chưa đề cập đến và còn những thiếu sót nhất định. Nên em rất mong nhận
được sự đóng góp và chỉ bảo của các thầy cô và các bạn đọc. Em xin chân thành
cảm ơn Cô giáo Cao Thị ý Nhi đã tận tình chỉ bảo và các cô chú, các anh chị đang
công tác tại phòng Nguồn vốn-Kinh doanh và các phòng ban khác của Ngân hàng
đã giúp đỡ em hoàn thành đề tài tốt nghiệp này.
Em chân thành cảm ơn!
Gi¶i ph¸p t¨ng cêng c«ng t¸c huy ®éng vèn t¹i Ng©n hµng §T&PT Hµ néi
TrÇn Hoµi Nam- Nh 41b
Chương 1
nguồn vốn và các nhân tố ảnh hưởng tới khả
năng huy động vốn của Ngân hàng thương mại
1.1 những hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại
1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của NHTM
1.1.1.1 Định nghĩa ngân hàng thương mại
Để đưa ra một định nghĩa về Ngân hàng thương mại người ta thường phải
dựa vào tính chất và mục đích hoạt động của nó trên thị trường tài chính. Theo luật
Ngân hàng Pháp năm 1941 định nghĩa: ”Được coi là Ngân hàng là những xí
nghiệp hay cơ sở nào hành nghề thường xuyên nhận của công chúng dưới hình
thức ký thác hay hình thức khác số tiền mà họ dùng cho chính họ vào các
nghiệp vụ, chiết khấu hay tài chính”.
ở nước ta trong bước chuyển đổi sang kinh tế thị trường có sự quản lý của
nhà nước, “Thực hiện nhất quán kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội
chủ nghĩa, mọi người được tự do kinh doanh theo pháp luật, được bảo hộ quyền sở
hữu và thu nhập hợp pháp, các hình thức sở hữu có thể hỗn hợp, đan xen với nhau
hình thành các tổ chức kinh doanh đa dạng, các doanh nghiệp không phân biệt
quan hệ sở hữu đều tự chủ kinh doanh, hợp tác và cạnh tranh với nhau, bình đẳng
trước pháp luật”. Theo hướng đó nền kinh tế hàng hoá phát triển tất yếu sẽ tạo
những tiền đề cần thiết cho những hoạt động của ngành Ngân hàng nói chung và sự
ra đời của nhiều loại hình Ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác. Cho nên để
tăng cường quản lý, định hướng hoạt động cho các Ngân hàng và các tổ chức tín
dụng khác, tạo thuận lợi cho sự phát triển của nền kinh tế đồng thời bảo vệ lợi ích
hợp pháp của các tổ chức và cá nhân, pháp lệnh Ngân hàng, Hợp Tác Xã Tín dụng
và Công ty Tài chính đã xác định” Ngân hàng là tổ chức kinh doanh tiền tệ mà
hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi của khách hàng với trách
Gi¶i ph¸p t¨ng cêng c«ng t¸c huy ®éng vèn t¹i Ng©n hµng §T&PT Hµ néi
TrÇn Hoµi Nam- Nh 41b
nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện các nghiệp vụ chiết
khấu và làm phương tiện thanh toán”.
1.1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng thương mại.
a Lịch sử hình thành
Lịch sử đã ghi nhận sự ra đời và phát triển của ngành Ngân hàng được quyết
định bởi quá trình phát triển của các quan hệ hàng hoá-tiền tệ. Nghề Ngân hàng bắt
đầu từ nghiệp vụ đổi tiền hoặc đúc tiền của các thợ vàng, việc lưu hành từng đồng
tiền của mỗi quốc gia và vùng lãnh thổ kết hợp với thương mại và giao lưu quốc tế
đã tạo ra nhu cầu đổi tiền hoặc đúc tiền tại các cửa khẩu hoặc trung tâm thương
mại. Người làm nghề đúc tiền hoặc đổi tiền thực hiện kinh doanh tiền tệ bằng cách
đổi ngoại tệ lấy bản tệ hoặc ngược lại, lợi nhuận thu được là chênh lệch giữa giá
mua và giá bán. Bên cạnh các nghệp vụ trên, người làm nghề đổi tiền, đúc tiền còn
thực hiện cả nghiệp vụ cất trữ hộ. Việc cất trữ hộ người khác là điều kiện để thực
hiện thanh toán hộ và thanh toán không dùng tiền mặt, với ưu điểm của thanh toán
không dùng tiền mặt đã thu hút khách hàng gửi tiền nhiều hơn. Trong điều kiện lưu
thông tiền kim loại các chủ cửa hàng vàng bạc vừa đổi tiền, vừa cất trữ hộ và thanh
toán hộ_Các cửa hàng vàng bạc loại này gọi là Ngân hàng của những thợ vàng.
Ban đầu các Ngân hàng hoạt động bằng vốn tự có để tài trợ cho các hoạt động của
mình nhưng điều đó không kéo dài. Từ thực tiễn, các Ngân hàng nhận thấy thường
xuyên có người gửi tiền và người rút tiền song tất cả các người gửỉ tiền không cùng
đồng thời rút tiền ra cùng một lúc nên luôn có một lượng tồn khoản khá lớn nằm
tại Ngân hàng. Do tính chất vô danh của tiền, chủ Ngân hàng có thể sử dụng tạm
thời một phần tiền gửi của khách hàng để cho vay. Từ đó các hoạt động cơ bản của
Ngân hàng ngày càng hình thành và phát triển
b Lịch sử phát triển
Hình thức Ngân hàng đầu tiên là Ngân hàng của các thợ vàng hoặc của
những kẻ cho vay nặng lãi - Thực hiện cho vay đối với các cá nhân, chủ yếu là
Gi¶i ph¸p t¨ng cêng c«ng t¸c huy ®éng vèn t¹i Ng©n hµng §T&PT Hµ néi
TrÇn Hoµi Nam- Nh 41b
những người giàu nhằm phục vụ cho mục đích tiêu dùng. Nhiều chủ Ngân hàng
lớn còn mở rộng cho vay đối với các vua chúa- hình thức cho vay chủ yếu là thấu
chi. Sau này khi sản xuất phát triển hơn, quan hệ trao đổi, mua bán sản phẩm, hàng
hoá giữa các vùng, các quốc gia diễn ra sôi động hơn thì các nhà buôn nhận thấy
rằng các Ngân hàng thợ vàng này không đáp ứng được nhu cầu của họ. Do vậy một
só nhà buôn đã tự thành lập Ngân hàng và gọi là NHTM. Như vậy NHTM được
thành lập xuất phát từ tư bản thương nghiệp gắn liền với quá trình luân chuyển của
tư bản thương nghiệp. Các NHTM này vừa thực hiện phát hành tiền vừa thực hiện
kinh doanh do vậy mà trong lưu thông đã tồn tại nhiều loại tiền khác nhau gây khó
khăn cho lưu thông. Các ngniệp vụ Ngân hàng thời kỳ này đã bao gồm hầu hết các
nghiệp vụ của Ngân hàng đương đại. Tuy nhiên điểm khác biệt giữa NHTM và
Ngân hàng thợ vàng là NHTM chủ yếu cho các nhà buôn vay dưới hình thức chiết
khấu thương phiếu - Đây là các khoản cho vay ngắn hạn dựa trên quá trình luân
chuyển của hàng hoá với lãi suất thấp hơn so với lợi nhuận được tạo ra do sử dụng
tiền vay. Để đảm bảo an toàn tài sản, ban đầu Ngân hàng không cho vay đối với
người tiêu dùng, không cho vay đối với nhà nước, không cho vay trung và dài hạn.
Đến cuối thế kỷ XVIII lưu thông hàng hoá được mở rộng cả về qui mô và
phạm vi. Trong bối cảnh ấy việc có nhiều Ngân hàng phát hành với nhiều loại giấy
bạc khác nhau đã cản trở quá trình phát triển kinh tế. Mặt khác sự phá sản của
nhiều Ngân hàng đã gây tổn thất lớn cho người gửi tiền nói riêng và nền kinh tế nói
chung. Đặc biệt sau khủng hoảng kinh tế 1929-1933 thì xu hướng chung trên toàn
thế giới là quốc hữu hoá các Ngân hàng phát hành, các Ngân hàng này không được
phép phát hành kỳ phiếu, phát hành giấy bạc Ngân hàng. Chuyển chức năng này về
NHTƯ, NHTƯ không chỉ phát hành giấy bạc Ngân hàng mà còn thực hiện chức
năng quản lý nhà nước về lĩnh vực Tiền tệ-Tín dụng-Ngân hàng, đó là sự ra đời
của NHTƯ. Còn các Ngân hàng khác chỉ thực hiện chức năng nhận tiền gửi, cho
Gi¶i ph¸p t¨ng cêng c«ng t¸c huy ®éng vèn t¹i Ng©n hµng §T&PT Hµ néi
TrÇn Hoµi Nam- Nh 41b
vay, đầu tư và làm dịch vụ thanh toán và goi các Ngân hàng này là các Ngân hàng
chuyên doanh hay Ngân hàng thương mại.
Trong giai đoạn hiện nay cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật và xu
thế chung của nền kinh tế thế giới thì hệ thống NHTM đã phát triển ngày càng đa
dạng về loại hình, phạm vi, về qui mô, về chất lượng hoạt động và có mối liên kết
trên toàn cầu.
1.1.2 Chức năng và vai trò của ngân hàng thương mại
1.1.2.1 Chức năng của Ngân hàng thương mại
Một là: Chức năng là trung gian tín dụng.
Trong nền kinh tế thị trường các giao dịch kinh tế diễn ra rất sôi động đã tạo
ra những khoản thu nhập, chi tiêu và tích luỹ bằng tiền của các tầng lớp trong xã
hội. Quá trình đó làm hình thành nên những người có tiền tích luỹ có khả năng
cung cấp tín dụng và những người có nhu cầu tín dụng để đáp ứng cho nhu cầu đầu
tư phát triển. Nhưng làm thế nào để họ tìm gặp được nhau và làm sao có thể cùng
thoả mãn những nhu cầu vốn đa dạng và to lớn trong khi các nguồn tiền tiết kiệm
đang nằm phân tán trong xã hội mà mỗi khoản tiết kiệm lại theo đuổi một mục đích
riêng.
Nhờ có thị trường tài chính và cơ chế chuyển giao vốn năng động của thi
trường tài chính mà trong đó hệ thống NHTM giữ vai trò chủ đạo, NHTM hoạt
động như một chiếc cầu nối giữa khả năng cung ứng vốn và nhu cầu về vốn tiền tệ
trong xã hội. Là trung gian tín dụng, Ngân hàng đóng vai trò là người môi giới
giữa một bên là người có tiền cho vay và một bên là những người có nhu cầu chi
tiêu cần đi vay vốn. Thông qua cơ chế thị trường, bằng những biện pháp, chính
sách và áp dụng những phương pháp kỹ thuật theo hướng hiện đại Ngân hàng có
khả năng thu hút hầu hết những nguồn tiền tệ nhàn rỗi trong xã hội để phân bổ vốn
cho nhu cầu sản xuất kinh doanh. Như vậy có nghĩa là Ngân hàng đã biến những
đồng tiền tạm thời nhàn rỗi thành những đồng tiền hoạt động, biến những đồng tiền
Gi¶i ph¸p t¨ng cêng c«ng t¸c huy ®éng vèn t¹i Ng©n hµng §T&PT Hµ néi
TrÇn Hoµi Nam- Nh 41b
tệ nằm phân tán thành nguồn tiền tệ tập trung phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh
doanh, qua dó phát triển hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.
Hai là: Chức năng làm trung gian thanh toán
Trong đời sống hàng ngày diễn ra hàng tỷ lượt giao dịch, thanh toán bằng
tiền mặt. Nếu như mọi khoản thanh toán đầu thanh toán bằng tiền mặt trao tay thì
sẽ kéo theo hàng loạt các công việc phức tạp và tốn kém mà nhiều khi còn gặp rủi
ro không lường trước được. Khi NHTM ra đời và phát triển, trong quá trình làm
trung gian tín dụng Ngân hàng đã thu hút được hầu hết các nhà kinh doanh có quan
hệ buôn bán với nhau mở tài khoản tại Ngân hàng tạo cơ sở cho các Ngân hàng
đứng ra làm trung gian thanh toán theo lệnh của chủ tài khoản bằng cách trích số
dư tiền gửi trên tài khoản của người mua chuyển sang tài khoản của người bán, tiến
hành các nghiệp vụ này Ngân hàng trở thành là người thủ quỹ và là bộ máy kế toán
đáng tin cậy của các nhà kinh doanh trong việc làm trung gian nhận và trả tiền theo
yêu cầu của họ, kế toán và kết toán tài khoản cho họ. Do đó, quá trình thực hiện
chức năng này hệ thống NHTM đã góp phần quan trọng làm giảm bớt khối lượng
lưu thông tiền mặt, tiết kiệm chi phí lưu thông thuần tuý, giúp cho việc thanh toán
tiền hàng hoá dịch vụ được thuận lợi, nhanh chóng, an toàn. Đối với Ngân hàng
thực hiện chức năng này tạo cho Ngân hàng có thể duy trì và nâng cao khả năng
thanh toán, quản lý được tình hình thu chi của các đơn vị qua đó có các quyết định
kịp thời nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và an toàn tài sản cho khách hàng và
Ngân hàng.
Ba là: Chức năng tạo phương tiện thanh toán
Quá trình tạo tiền của NHTM bắt nguồn từ quá trình phát triển hoạt động tín
dụng gắn liền với việc mở rộng thanh toán qua Ngân hàng. Qua việc thực hiện hai
chức năng trên Ngân hàng đã thu hút được một lượng khách hàng và số lượng tiền
gửi khá lớn tại Ngân hàng, bằng cách dùng tiền gửi của người này để cho người
khác vay và người này lại tạo nên tiền gửi của người khác nằm trong cùng hệ thống
Gi¶i ph¸p t¨ng cêng c«ng t¸c huy ®éng vèn t¹i Ng©n hµng §T&PT Hµ néi
TrÇn Hoµi Nam- Nh 41b
Ngân hàng. Quá trình đó NHTM đã tự tạo được khối lượng tiền gửi tăng thêm
nhiều lần từ số tiền gửi đầu tiên (Tiền gửi sử dụng Sec), khối lượng tiền đó sẵn
sàng cung ứng cho nhu cầu thanh toán vì người ta có thể viết Sec để rút tiền từ tài
khoản tiền gửi của họ, Sec được sử dụng làm phương tiện thanh toán thay thế cho
tiền trong việc mua bán hàng hoá và chi trả dịch vụ khác.
1.1.2.2 Vai trò của Ngân hàng thương mại đối với nền kinh tế
Cùng với sự phát triển của nhiều ngành nghề