Chuyên đề Hoạch định chính sách nông nghiệp

Chuyên đề này đề cập tới những vấn đề lý luận cơ bản về hoạch định chính sách. Hoạch định chính sách là khâu thứ hai trong một chu trình chính sách, là cầu nối trung gian đưa ra những giải pháp để thực thi chính sách.

ppt31 trang | Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1394 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoạch định chính sách nông nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHUYÊN ĐỀ 2HOẠCH ĐỊNH CHÍNH SÁCH NÔNG NGHIỆP1Phần I: GiỚI THIỆU Chuyên đề này đề cập tới những vấn đề lý luận cơ bản về hoạch định chính sách. Hoạch định chính sách là khâu thứ hai trong một chu trình chính sách, là cầu nối trung gian đưa ra những giải pháp để thực thi chính sách.2CHU TRÌNH CHÍNH SÁCHHoạch định chính sáchThực thi chính sáchDuy trì chính sáchPhân tích chính sách Xác định vấn đề chính sáchĐánh giá chính sáchPhát hiện mâu thuẫn3 Phần 2 NỘI DUNG Ở phần này có 7 nội dung chính cần nghiên cứu2.1 Khái niệm về hoạch định chính sách nông nghiệp Hoạch định chính sách có thể hiểu là quá trình hình thành và cho ban hànhmột chính sách.4Các hoạt động trong hoạch định chính sách chia thành các nhóm sau: - Nhóm hoạt động để hình thành những ý tưởng cho ra đời một chính sách.- Nhóm hoạt động về soạn thảo những nội dung cụ thể của chính sách (những quy định trong văn bản chính sách).- Nhóm hoạt động tổ chức ban hành chính sách.5Những ý tưởng của một chính sách được hình thành rõ nét dần, đầy đủ và hoàn chỉnh dần. Để đạt được điều đó cần trả lời một loạt câu hỏi sau: Cần đưa ra chính sách gì? Tại sao lại phải đưa ra chính sách đó trong lúc này? Đối tượng chịu tác động của chính sách? - Ý nghĩa và tác dụng của chính sách đó? Vị trí của chính sách đó trong hệ thống chính sách chung như thế nào? Đó là chính sách mục tiêu hay hỗ trợ? 6Thực chất mọi câu hỏi trên đều tập trung vào việc giải thích về tính cần thiết của chính sách đó. Trên cơ sở hình thành thực tế phát triển nông nghiệp, cần đưa ra được các chính sách nhằm cải thiện tình hình, thúc đẩy sự phát triển của nông nghiệp. 7Nội dung cụ thể của một chính sách Những mục tiêu cần đạt được của Chính sách (bao gồm cả mục tiêu dài hạn và mục tiêu ngắn hạn) Các điều khoản quy định trong văn bản. 8Sau khi đã có văn bản chính sách Việc làm tiếp theo không kém phần quan trọng là tổ chức ban hành và chỉ đạo thực hiện chính sách đó như thế nào. Hoạt động này sẽ đưa chính sách vào cuộc sống.92.2 Căn cứ để hoạch định chính sách nông nghiệp Có 6 căn cứ chính sau:2.2.1 Định hướng phát triển lâu dài của nông nghiệp Nông nghiệp cần được phát triển theo những mục tiêu dài hạn.Những mục tiêu này tùy thuộc vào quan điểm phát triển kinh tế của từng quốc gia mà ban hành các chính sách đối với nông nghiệp.10Ví dụ ở Việt Nam Chính sách khuyến nông có từ rất sớm trong lịch sử phát triển nông nghiệp. Từ khi có Chỉ thị 100/CT (1981) và đặc biệt là sau Nghị quyết 10-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa VI về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp, hàng loạt các chủ trương và chính sách của Đảng và Nhà nước về lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn đã được ban hành. Và gần đây nhất, Trung ương đã ban hành Nghị quyết số 26-NQ/TW về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, tiếp tục xác định nông nghiệp, nông dân và nông thôn là chiến lược lâu dài của quốc gia.112.2 Căn cứ để hoạch định chính sách nông nghiệp (tt)2.2.2 Thực trạng về những vấn đề cần tháo gỡ đối với sản xuất nông nghiệp Chính sách phải thường xuyên tháo gỡ những khó khăn cản trở sự phát triển bình thường của nền kinh tế, nhất là đối với nông nghiệp. Chính sách nông nghiệp vừa giải quyết các vấn đề về kinh tế, vừa đụng đến các ngóc ngách trì trệ của đời sống kinh tế - xã hội nông thôn như: phong tục, tập quán sản xuất lạc hậu, tâm lý tư hữu của người tiểu nông122.2 Căn cứ để hoạch định chính sách nông nghiệp (tt)2.2.3 Ảnh hưởng của các tác động khách quan Nông nghiệp chịu tác động lớn của các điều kiện ngoại cảnh như: Điều kiện tự nhiên; Chiến tranh; Ngoại thương. Do đó, khi hoạch định Csách tính nên đến các yếu tố này để đảm bảo tính hiệu quả.2.2.4 Sức mạnh kinh tế của đất nước Chính phủ sử dụng sức mạnh kinh tế như một công cụ hữu hiệu trong việc cải biến nền kinh tế và thực hiện những nhiệm vụ chiến lược nhằm hỗ trợ cho sản xuất, đặc biệt đối với nông nghiệp. 132.2 Căn cứ để hoạch định chính sách nông nghiệp (tt) 2.2.5 Khả năng tiếp nhận chính sách của các đối tượng chịu tác độngCần tính đến khả năng tiếp nhận chính sách của các đối tượng chịu tác động để đưa ra các chính sách với nội dung và mức độ quy định phù hợp.2.2.6 Trình độ phát triển của kỹ thuật và công nghệYếu tố cơ bản ảnh hưởng đến sản xuất trong nông nghiệp là kỹ thuật. Vì vậy, hệ thống chính sách đương thời phải tiếp cận được trình độ kỹ thuật và công nghệ.142.3 Yêu cầu của chính sách nông nghiệpCó 6 yêu cầu cơ bản sau:2.3.1 Tính khoa học - Tính khoa học của chính sách thể hiện ở quan điểm tiến bộ trong văn bản chính sách.- Tính khoa học yêu cầu chính sách phải đáp ứng xu hướng phát triển tiến bộ của nông nghiệp, phải hướng nền nông nghiệp vào “quỹ đạo” phát triển theo quy luật khách quan của nó, tránh áp đặt của các ý tưởng chủ quan duy ý chí không dựa trên cơ sở khoa học đúng đắn. 152.3 Yêu cầu của chính sách nông nghiệp (tt) 2.3.2 Tính thực tiễn Chính sách phải phù hợp với tình hình thực tiễn là một yêu cầu bảo đảm cho tính khả thi của nó. Ví dụ: Xuất phát từ thực tiễn một số địa phương đầu nguồn vùng đồng bằng sông Cửu Long hàng năm đều bị ngập lũ, Thủ tướng Chính phủ đã chủ trương triển khai Chương trình cụm tuyến dân cư và nhà ở vùng ngập lũ, trong đó đã ban hành Quyết định 105/2002/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ các hộ dân mua nền nhà trong các cụm, tuyến dân cư. 162.3 Yêu cầu của chính sách nông nghiệp (tt)2.3.3 Tính quần chúng“Dân biết, dân đề xuất, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và dân hưởng” phải trở thành phương châm hành động trong việc xây dựng và chỉ đạo thực hiện chính sách.2.3.4 Tính đồng bộCần nhìn nhận một cách toàn diện để có hệ thống chính sách phù hợp và cần có sự nhất quán trong chỉ đạo của các Bộ/Ngành.172.3 Yêu cầu của chính sách nông nghiệp (tt)2.3.5 Tính thời điểmMỗi chính sách dù tiến bộ đến đâu cũng chỉ thích hợp cho những thời kỳ nhất định và nó sẽ mất đi tác dụng vào những thời gian không thích hợp2.3.6 Tính hoàn thiệnĐiều chỉnh các văn bản chính sách đã ban hành; Bãi bỏ một số văn bản hoặc một số quy định đã ban hành khi thấy chúng không cần thiết; Ban hành chính sách mới.182.4 Điều kiện để hoạch định chính sách nông nghiệp Có 3 điều kiện sau: 2.4.1 Trình độ hoạch định chính sách Để hoạch định chính sách, Chính phủ cần có sự tư vấn của đội ngũ chuyên gia có năng lực và dày dạn kinh nghiệm. 2.4.2 Sức mạnh vật chất của nền kinh tế Chính sách chỉ có thể trở thành hành động của quần chúng khi có các điều kiện vật chất để thực hiện nó. 192.4 Điều kiện để hoạch định chính sách nông nghiệp2.4.3 Trình độ dân tríChính sách đặt ra dựa trên cơ sở trình độ dân trí vì nó quyết định mức độ nhận thức của mỗi người dân đối với chính sách, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp. 202.5 Căn cứ phân loại chính sách nông nghiệpCó 5 căn cứ để phân loại như sau:2.5.1 Căn cứ vào tính chất: Chính sách mục tiêu.Chính sách hỗ trợ.2.5.2 Căn cứ vào thời gian:Các chính sách dài hạn.Các chính sách ngắn hạn.212.5 Căn cứ phân loại chính sách nông nghiệp (tt)2.5.3 Căn cứ vào nội dung:- Nhóm chính sách về đầu tư cho sản xuất nông nghiệp; về quan hệ sử dụng các yếu tố sản xuất trong nông nghiệp. Về cung ứng các yếu tố đầu vào cho sản xuất nông nghiệp; bảo hiểm giống cây trồng vật nuôi, mùa màng. Nhóm chính sách marketing và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; hỗ trợ cho sản xuất nông nghiệp.222.5 Căn cứ phân loại chính sách nông nghiệp (tt)2.5.4 Căn cứ đối tượng tác động:Chính sách tác động vào từng tác nhân trong nền kinh tế như nông hộ, chủ trang trại, chủ doanh nghiệp, người nghèo,2.5.5 Căn cứ vào phạm vi tác động:- Phạm vi vùng không gian: vùng, miền, quốc gia. Phạm vi xét cho các lĩnh vực thuộc các khâu của quá trình sản xuất (trồng trọt, chế biến hoặc tiêu thụ nông sản,)232.6 Công cụ để hoạch định chính sách nông nghiệp Đội ngũ chuyên gia: là bộ phận tư vấn quan trọng của Chính phủ trong quá trình hoạch định chính sách. Phương tiện, trang thiết bị thông tin: làm tăng hiệu quả làm việc của đội ngũ chuyên gia. Hệ thống văn bản định hướng, giúp cho các chính sách mang tính thực tiễn hơn 242.7 Trình tự hoạch định chính sách nông nghiệpBước 2Hình thành nhận thứcBước 1Thu thập và xử lí thông tinBước 3Đưa ra quyết địnhBước 5Phát hiện các vấn đềBước 4Chỉ đạo thực hiệnCác bước hoạch định chính sách nông nghiệp252.7 Trình tự hoạch định chính sách nông nghiệp (tt) 2.7.1. Thu thập và xử lý thông tin Khi hoạch định chính sách, các nhà hoạch định cần thông tin sau: - Lý do và hoàn cảnh ra đời; Quá trình hình thành và phát triển của chính sách.- Kinh nghiệm hoạch định chính sách trên thế giới và Việt Nam.- Thực trạng thực hiện chính sách; Những vấn đề phát sinh cần giải quyết.- Những dự báo cần thiết có liên quan262.7 Trình tự hoạch định chính sách nông nghiệp (tt) 2.7.2 Hình thành nhận thức Đây là bước quyết định thể hiện quan điểm của Chính phủ về sự can thiệp đối với nông nghiệp. Yêu cầu đặt ra là phải hình thành nên những nhận thức mới tiến bộ, phù hợp với quy luật phát triển và xu thế phát triển của thời đại.272.7 Trình tự hoạch định chính sách nông nghiệp (tt) 2.7.3 Đưa ra qui định Đây là bước cân nhắc trong việc lựa chọn các điều khoản thích hợp cấu thành nên chính sách. Những quy định này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của các đối tượng chịu tác động của chính sách.Ví dụ: Đối với việc cấm xe ba – bốn bánh tự chế, các nhà hoạch định chính sách gần như không cân nhắc, hỏi ý kiến người dân và doanh nghiệp, những người chịu tác động trực tiếp của các chính sách này và không tính toán khả năng thực thi chính sách của bộ máy công quyền. 282.7 Trình tự hoạch định chính sách nông nghiệp (tt) 2.7.4 Chỉ đạo trong thực tế Khi đưa chính sách vào thực tế cần đảm bảo các yêu cầu sau:- Làm cho đối tượng thực hiện chính sách hiểu đúng tinh thần của chính sách.Động viên được sức người, sức của để hoàn thành tốt chính sách.- Tổ chức kiểm tra, giám sát, theo dõi việc thực hiện chính sách.292.7 Trình tự hoạch định chính sách nông nghiệp (tt) 2.7.5 Phát hiện các vấn đề nảy sinh cần giải quyết Căn cứ vào kết quả của các bước trước, sự phát triển của sự vật để phát hiện và giải quyết các vấn đề nảy sinh trong quy luật phát triển của nông nghiệp. Điều lưu ý là cần phát hiện ra các vấn đề phát sinh từ chính đòi hỏi của nông nghiệp và quy luật của nó.30PHẦN 3: KẾT LUẬN Sự hỗ trợ của Đảng và Nhà nước thông qua các chính sách cho Nông nghiệp Nông thôn là cấp thiết và là sự lựa chọn tối ưu. Song đưa ra những giải pháp nào, thời điểm nào, mức định tính, định lượng, phạm vi, đối tượng và việc ban hành và tổ chức thực hiện ra sao để đạt được kết quả mong muốn mới là điều quan trọng - điều đó sẽ phụ thuộc rất lớn từ công tác hoạch định chính sách nông nghiệp của chúng ta./.31