Chuyên đề Hoàn thiện các hình thức trả lương trong công ty cổ phần thương mại và đầu tư Ausun

Trong quá trình đổi mới kinh tế, Việt Nam đã có bước phát triển quan trọng cả về tốc độ và qui mô tăng trưởng. Cải cách kinh tế đã tác động to lớn tới việc hình thành và phát triển kinh tế nhiều thành phần, giải quyết việc làm và hình thành thị trường lao động. Với xu hướng vận động của thị trường lao động đòi hỏi phải có những giải pháp tích cực nhằm điểu chỉnh các quan hệ lao động trong đó có những vấn đề cốt lõi như: việc làm, tiền lương, thời gian làm việc và nghỉ ngơi, các chế độ bảo hiểm, phúc lợi, tuyển chọn và đào tạo. Với điều kiện ngày nay, việc quản lí và xác định quĩ lương cho các đơn vị có vai trò hết sức quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, nhưng bên cạnh đó việc trả lương và các khoản kèm theo cho người lao động lại mang tính sống còn đối với các doanh nghiệp. Tiền lương luôn là vấn đề hàng đầu được người lao động quan tâm nhưng sự công bằng và dân chủ trong cách tính trả của doanh nghiệp cũng không nằm ngoài sự quan tâm đó. Phải làm sao để sức lao động bỏ ra được trả một khoản thù lao xứng đáng, làm sao để các hình thức trả lương trong doanh nghiệp có thể kích thích khả năng sáng tạo trong công việc, làm tăng năng suất lao động luôn là bài toán khó được đặt ra cho các nhà quản trị. Nhận thức được tầm quan trọng của các hình thức trả lương đối với doanh nghiệp cũng như người lao động, sau quá trình nghiên cứu và thực tập tại Công ty cổ phần thương mại và đầu tư Ausun trong bài viết của mình em xin được đề cập tới vấn đề “ Hoàn thiện các hình thức trả lương trong công ty cổ phần thương mại và đầu tư Ausun”

doc61 trang | Chia sẻ: franklove | Lượt xem: 4056 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện các hình thức trả lương trong công ty cổ phần thương mại và đầu tư Ausun, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn Hoàn thiện các hình thức trả lương trong công ty cổ phần thương mại và đầu tư Ausun MỤC LỤC MỤC LỤC i Lời Nói Đầu 1 Phần I: Tổng quan về Công ty cổ phần thương mại và đầu tư Ausun và công tác quản trị nhân lực. 1 Phần II: Chuyên đề chuyên sâu. Đề tài: “ Hoàn thiện các hình thức trả lương trong công ty cổ phần thương mại và đầu tư Ausun” 1 PHẦN I 3 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƯ AUSUN VÀ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÂN LỰC. 3 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƯ AUSUN. 3 1.1. Tổng quan về Công ty thương mại cổ phần đầu tư AUSUN 3 1.1.1. Thông tin chung. 3 1.1.2. Sơ đồ bộ máy tổ chức. 3 Sơ đồ 1.1.Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty 4 1.13. Tóm lược quá trình phát triển. 4 1.1.4. Kết quả hoạt động. 4 1.3. Quá trình triển khai các hoạt động chức năng về Quản trị nhân lực. 8 1.3.1. Tổ chức bộ máy, thiết kế và phân tích công việc. 8 1.3.4. Sử dụng nhân lực. 10 1.3.5. Quan hệ lao động trong tổ chức. 10 1.3.6. An toàn bảo hộ lao động. 11 1.3.7. Quản trị thù lao lao động. 11 1.3.8 .Đào tạo phát triển nhân lực. 13 PHẦN II. 14 CHUYÊN ĐỀ CHUYÊN SÂU 14 ĐỀ TÀI: “HOÀN THIỆN CÁC HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƯ AUSUN” 14 CHƯƠNG I. 14 CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÁC HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƯ AUSUN. 14 1.1. Các khái niệm. 14 1.1.1. Khái niệm tiền lương 14 1.1.2. Hình thức trả lương. 15 1.2. Vai trò của hình thức trả lương trong Doanh nghiệp. 21 1.3. Các hình thức trả lương. 21 1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến hình thức trả lương trong Doanh nghiệp. 26 1.4.1. Các yếu tố thuộc môi trường bên trong. 26 1.4.2. Các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài. 27 1.5. Sự cần thiết phải hoàn thiện hình thức trả lương tại Công ty cổ phần thương mại đầu tư AUSUN. 28 1.5.1. Vai trò của việc hoàn thiện các hình thức trả lương. 28 1.5.2. Sự cần thiết phải hoàn thiện các hình thức trả lương tại công ty cổ phần thương mại đầu tư AUSUN. 29 CHƯƠNG II. 30 THỰC TRẠNG VỀ CÁC HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG TẠI CÔNG TY 30 CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƯ AUSUN 30 2.1. Những nhân tố ảnh hưởng tới các hình thức trả lương tại công ty cổ phần thương mại và đầu tư Ausun. 30 2.1.2. Đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty. 30 2.1.3. Đội ngũ cán bộ làm công tác lao động tiền lương trong công ty. 30 2.1.4. Đội ngũ lao động. 31 2.1.5. Về khả năng tài chính. 31 2.1.6. Đặc điểm cơ cấu lao động và tổ chức. 31 2.1.7. Các nhân tố khác bên ngoài doanh nghiệp. 32 2.2. Thực trạng các hình thức trả lương tại công ty cổ phần thương mại và đầu tư Ausun. 33 2.2.1. Thực trạng hình thức trả lương theo thời gian. 33 2.2.2. Thực trạng hình thức trả lương theo sản phẩm tập thể. 37 2.2.3. Thực trạng phụ cấp, thưởng, tài chính doanh nghiệp. 40 2.2.3.1. Phụ cấp. 40 2.2.3.2. Thưởng. 41 2.3. Đánh giá chung về các hình thức trả lương tại công ty cổ phần thương mại và đầu tư Ausun. 41 2.3.1. Những mặt đã đạt được. 41 2.3.2. Những mặt còn tồn tại. 42 2.3.3. Nguyên nhân của những mặt chưa đạt được. 43 CHƯƠNG III. 44 MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÁC HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƯ AUSUN 44 3.1. Phương hướng phát triển kinh doanh của Công ty trong thời gian tới. 44 3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện các hình thức trả lương tại công ty cổ phần thương mại và đầu tư Ausun. 44 3.2.1. Giải pháp chung. 44 3.2.2. Hoàn thiện hình thức trả lương theo thời gian. 45 3.2.3. Hoàn thiện hình thức trả lương theo sản phẩm tập thể. 49 3.3. Một số khuyến nghị nhằm hoàn thiện hình thức trả lương tại công ty cổ phần thương mại và đầu tư Ausun. 50 3.3.1. Bổ sung biện pháp tiền thưởng. 51 3.3.2. Nâng cao mức tiền lương tối thiểu áp dụng trong công ty. 51 3.3.3.Tổ chức chỉ đạo việc kinh doanh. 51 3.3.4. Đào tạo nâng cao trình độ cho cán bộ công nhân viên. 52 3.3.5. Kỷ luật lao động. 52 KẾT LUẬN 53 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 54 DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU Sơ đồ 1.1.Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty 4 Bảng 1.2: Bảng tổng hợp kết quả kinh doanh. 6 Bảng biểu 1.2. Danh sách nhân viên bộ phận quản lý nhân lực. 7 Bảng 2.1: Bảng phụ cấp chức vụ lãnh đạo 34 Bảng 2.2: Bảng lương của giám đốc,phó giám đốc, trưởng, phó phòng 35 Bảng 2.3: Bảng lương nhân viên chuyên môn nghiệp vụ 36 Bảng 2.4: Bảng điểm theo mức độ phức tạp và tính trách nhiệm của công việc 46 Bảng 2.5: Bảng điểm mức độ tham gia lao động của lao động gián tiếp 48 Bảng 2.6: Bảng xác định điểm hệ số tham gia lao động Hi 49 Lời Nói Đầu Trong quá trình đổi mới kinh tế, Việt Nam đã có bước phát triển quan trọng cả về tốc độ và qui mô tăng trưởng. Cải cách kinh tế đã tác động to lớn tới việc hình thành và phát triển kinh tế nhiều thành phần, giải quyết việc làm và hình thành thị trường lao động. Với xu hướng vận động của thị trường lao động đòi hỏi phải có những giải pháp tích cực nhằm điểu chỉnh các quan hệ lao động trong đó có những vấn đề cốt lõi như: việc làm, tiền lương, thời gian làm việc và nghỉ ngơi, các chế độ bảo hiểm, phúc lợi, tuyển chọn và đào tạo... Với điều kiện ngày nay, việc quản lí và xác định quĩ lương cho các đơn vị có vai trò hết sức quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, nhưng bên cạnh đó việc trả lương và các khoản kèm theo cho người lao động lại mang tính sống còn đối với các doanh nghiệp. Tiền lương luôn là vấn đề hàng đầu được người lao động quan tâm nhưng sự công bằng và dân chủ trong cách tính trả của doanh nghiệp cũng không nằm ngoài sự quan tâm đó. Phải làm sao để sức lao động bỏ ra được trả một khoản thù lao xứng đáng, làm sao để các hình thức trả lương trong doanh nghiệp có thể kích thích khả năng sáng tạo trong công việc, làm tăng năng suất lao động luôn là bài toán khó được đặt ra cho các nhà quản trị. Nhận thức được tầm quan trọng của các hình thức trả lương đối với doanh nghiệp cũng như người lao động, sau quá trình nghiên cứu và thực tập tại Công ty cổ phần thương mại và đầu tư Ausun trong bài viết của mình em xin được đề cập tới vấn đề “ Hoàn thiện các hình thức trả lương trong công ty cổ phần thương mại và đầu tư Ausun” Báo cáo thực tập tốt nghiệp là kết quả nghiêng cứu khảo sát tình hình thực tế tại Công ty cổ phần thương mại và đầu tư Ausun. Nội dung chính của báo cáo được chia làm 02 phần. Phần I: Tổng quan về Công ty cổ phần thương mại và đầu tư Ausun và công tác quản trị nhân lực. Phần II: Chuyên đề chuyên sâu. Đề tài: “ Hoàn thiện các hình thức trả lương trong công ty cổ phần thương mại và đầu tư Ausun” Trong thời gian thực tập tại công ty cổ phần thương mại và đầu tư Ausun, bản thân đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của cán bộ, chuyên viên phòng tổ chức hành chính cũng như các cán bộ, chuyên viên các phòng ban chức năng. Tôi xin cảm ơn lãnh đạo công ty, cán bộ, chuyên viên đã giúp tôi trong quá trình thực tập tại cơ quan. Tôi xin chân thành cám ơn Cô giáo Th.s Đoàn Thị Yến, cùng quý thầy cô giáo đã truyền đạt kiến thức giúp tôi hoàn thành tốt đợt báo cáo này. Do thời gian thực tập có hạn, trình độ kiến thức còn nhiều hạn chế, mặc dù tôi đã có nhiều cố gắng song không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định rất mong được sự nhận xét, ý kiến đóng góp của lãnh đạo công ty, cán bộ chuyên viên trong công ty cùng quý thầy cô giáo để báo cáo được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! PHẦN I TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƯ AUSUN VÀ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÂN LỰC. 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƯ AUSUN. 1.1. Tổng quan về Công ty thương mại cổ phần đầu tư AUSUN 1.1.1. Thông tin chung. - Người đại diện theo pháp luật của công ty là ông Lê Mỹ Chương - cổ đông lớn nhất, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc. - Tên công ty : Công ty thương mại cổ phần đầu tư AUSUN. - Địa chỉ : 355 Kim Ngưu – Quận Hai Bà Trưng - TP.Hà Nội - Điện thoại : 0462780566. - Email : ausun@gmail.com. - Loại hình doanh nghiệp :Công ty cổ phần - Ngành nghề kinh doanh: Buôn bán, thiết bị phụ tùng ôtô. - Mã số thuế : 0104389373 - Số tài khoản : 220320100735 Ngân hàng NN&PTNT- Hà Nội. 1.1.2. Sơ đồ bộ máy tổ chức. Sơ đồ 1.1.Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty (Nguồn: Phòng tổ chức – hành chính) 1.13. Tóm lược quá trình phát triển. Công ty cổ phần thương mại và đầu tư AUSUN được thành lập theo quyết định số:115/QĐ-SKHĐT ngày 08 tháng 01 năm 2009 của Giám đốc Sở Kế Hoạch Đầu Tư thành phố Hà Nội. Công ty cổ phần thương mại và đầu tư AUSUN tiền thân là doanh nghiệp tư nhân Mỹ Chương được thành lập năm 2009 chỉ với 4 người chuyên mua bán các mặt hàng phụ tùng ôtô. Đến 2001 sau 2 năm hoạt động doanh nghiệp mở rộng quy mô kinh doanh và đã đổi tên thành Công ty cổ phần thương mại và đầu tư Ausun với số lượng nhân viên lên đến hàng chục người. Tới năm 2006 Công ty cổ phần thương mại và đầu tư AUSUN chính thức được thành lập với quy mô lên đến 30 nhân viên, kinh doanh nhiều mặt hàng máy móc hiện đại đáp ứng nhu cầu của xã hội. Với đội ngũ cán bộ hành chính trình độ đại học- cao đẳng ,giàu kinh nghiệm và đội ngũ nhân viên được đào tạo bài bản Công ty đang dần khẳng định vị thế của mình trên thị trưòng phụ tùng ôtô miền bắc bằng nhiều sản phẩm được người tiêu dùng lựa chọn. 1.1.4. Kết quả hoạt động. Trong những năm vừa qua, công ty CP thương mại và đầu tư Ausun đã không ngừng trưởng thành và phát triển, phấn đấu hoàn thành tốt các mục tiêu đề ra. Nói chung về thị trường của công ty đã và đang được mở rộng. Tuy nhiên do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới, trong đó có Việt Nam khiến cho tình hình kinh doanh ít nhiều bị ảnh hưởng. Song Công ty biết vượt qua thể hiện trong việc kinh doanh của công ty liên tục tăng, mức độ tăng lợi nhuận của năm sau cao hơn năm trước. Bảng 1.2: Bảng tổng hợp kết quả kinh doanh. Chỉ tiêu  Năm  So sánh giữa các năm     2010/ 2009  2011/ 2010  2012/ 2011    2009  2010  2011  2012  Tuyệt đối  Tương đối (%)  Tuyệt đối  Tương đối (%)  Tuyệt đối  Tương đối (%)   1. Tổng doanh thu (VND)  12.406.355.632  18.759.853.740  21.905.362.105  26.098.566.800  6.353.498.110  51,21  3.145.508.360  16,77  4.193.204.695  19,14   2. Tổng chi phí (VND)  11.444.485.854  17.522.108.179  19.633.098.619  21.886.552.200  6.077.622.325  53,10  2.110.990.440  12,04  2.253.453.590  11,48   2. Lợi nhuận trước thuế (VND)  961.869.778  1.237.745.571  2.272.263.486  4.212.014.600  275.875.793  28,68  1.034.517.915  83,58  1.939.751.114  85,36   3.Thuế TNDN phải nộp (VND)  269.323.538  346.568.760  636.233.776  1.179.364.088  77.245.222  28,68  289.665.016  83,58  543.130.312  85,36   4. Lợi nhuận sau thuế (VND)  692.546.240  891.176.811  1.636.029.710  3.032.650.512  198.630.571  28,68  744.852.899  83,58  1.396.620.802  85,36   5. Vốn kinh doanh (VND)  4.645.120.484  4.883.455.658  8.139.416.887  9.345.689.338  238.335.174  5,13  3.255.961.229  66,67  1.206.272.451  14,82   6. Tổng quỹ lương (VND)  136.269.980  151.244.960  238.492.857  269.357.610  14.974.980  10,99  87.247.897  57,69  30.864.753  12,94   8. Thu nhập BQ đầu người (VND/ người/ tháng)  1.769.740  1.890.562  2.679.695  3.026.490  120.822  6,83  789.133  41,74  346.795  12,94   Nguồn: Trích bảng báo cáo kết quả kinh doanh của công ty năm 2009-2012 ( Phòng tài chính kế toán). 1.2. Bộ máy thực hiện nhiệm vụ chuyên trách công tác quản trị nhân lực. - Tên gọi: Phòng tổ chức – hành chính - Chức năng của phòng: Phòng Tổ chức – hành chính là phòng tham mưu, giúp việc cho Tổng giám đốc về công tác tổ chức, nhân sự, hành chính, truyền thông của Công - Bộ phận này có chức năng quản lý mọi mặt liên quan tới người lao động cũng như các vấn đề phát sinh trong quá trình kinh doanh, cụ thể bao gồm: Tổ chức công tác cán bộ, tuyển mộ tuyển dụng, quản lý hồ sơ ,quản lý tiền lương, các chế độ bảo hiểm, phúc lợi, khen thưởng –kỉ luật. tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, nâng cao trình độ chuyên môn kĩ thuật cho nhân viên, đảm bảo môi trường lao động lành mạnh. - Tổng số cán bộ nhân viên của phòng: 07 nhân viên. Trong đó: +cán bộ chuyên trách về công tác quản trị nhân lực: 3 người Với tổng số lao động trong công ty hiện nay là 30 người, trong khi đó cán bộ chuyên trách về công tác quản trị nhân lực là 3 nhân viên. Điều này cho ta thấy cán bộ chuyên trách đã tương đối đầy đủ để thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của mình. Bảng biểu 1.2. Danh sách nhân viên bộ phận quản lý nhân lực. Số TT  Họ & tên  Ngày sinh  Giới tính  Trình độ chuyên môn  Kinh nghiệm  Công việc đảm nhiệm   1  Lê Minh Huy  29/06/1980  Nam  ĐH Luật  05 năm  Hoạch định, lập phương án và giải quyết các vấn đề tuyển dụng, đào tạo nhân lực, tiền lương, phúc lợi cho người lao động của công ty.   2  Trần Văn Quý  15/07/1987  Nam  ĐH Ngoại Thương.  03 năm  Hổ trợ về công tác tuyển dụng, đào tạo, duy trì nguồn nhân lực.   3  Phạm Thị Thảo  16/12/1985  Nữ  Học Viện H- Chính  02 năm  Tiếp nhận lưu trữ hồ sơ.   ( Nguồn: Phòng tổ chức hành chính. ) Nhân viên trong bộ phận quản lý lao động đảm bảo 100% có trình độ đại học và đều có thâm niên làm công tác quản lý từ 3 năm trở lên, có khả năng kiêm nhiệm các chức danh kế toán, tiền lương, bảo hiểm… 1.3. Quá trình triển khai các hoạt động chức năng về Quản trị nhân lực. 1.3.1. Tổ chức bộ máy, thiết kế và phân tích công việc. Trong việc phân tích công việc được công ty thực hiện rất tốt. Do công ty có bộ phận chuyên trách riêng về quản trị nhân lực nên công tác thu nhập, phân tích và đánh giá các thông tin có liên quan đến công việc để đưa ra được những kết quả của phân tích công việc có tính chính xác và hiệu quả cao. Để có được kết quả như vậy thì công ty giao cho cán bộ kiêm nhiệm chính công việc này, cùng với sự hỗ trợ của các cán bộ về đào tạo, hoạch định nhân lực ... và các phòng ban khác, giúp các cán bộ này có cơ sở cho công tác phân tích công việc. Công tác này được thực hiện theo đúng trình tự. Từ việc thu thập thông tin đến việc xác minh những thông tin đó. Kết quả của quá trình này sẽ cho ra được bản mô tả công việc, bản tiêu chuẩn đối với người thực hiện và bản tiêu chuẩn thực hiện công việc đựơc chính xác và hiệu quả. 1.3.2. Công tác tổ chức định mức lao động. Do đặc thù lĩnh vực hoạt động kinh doanh của công ty chủ yếu là buôn bán phụ tùng ôtô, bởi vậy mà công tác định mức lao động ở công ty nhìn chung chưa được quan tâm chú trọng thích đáng, vì thế mà chưa phát huy được hết hiệu quả của công tác đạnh mực lao động trong việc nâng cao năng xuất lao động và việc trả lương cho ngươi lao động được hiệu quả. Công ty cần có các biện pháp phù hợp để công tác định mức phát huy một cách có hiệu quả . 1.3.3. Kế hoạch nhân lực, hoạch định nhân lực, tuyển mộ, tuyển chọn nhân lực. - Về công tác kế hoạch nguồn nhân lực: Xuất phát từ nhu cầu Công ty củng như nhu cầu của các bộ phận, nên hàng năm công ty đều có bảng kế hoạch nhân lực rõ ràng. Công tác kế hoạch nguồn nhân lực đã phần nào đảm bảo được đầy đủ số lượng và chất lượng theo yêu cầu công việc mà công ty cần. - Về công tác tuyên mộ, tuyển chọn nhân lực: Việc tuyển dụng nhân lực của công ty xuất phát từ nhu cầu kinh doanh thực tế, công tác tuyển dụng do bộ phận quản lý lao động đảm nhiệm. Khi công ty có nhu cầu về lao động, cán bộ làm công tác tuyển dụng sẽ đưa ra các thông tin cần thiết về công ty cũng như vị trí, công việc cần tuyển dụng. Tuyển mộ giúp công ty khai thác được các nguồn lực tuyển mộ, qua đó tuyển dụng được người lao động đáp ứng với các yêu cầu do công ty đặt ra. Chính sách tuyển mộ nhân lực hiện nay mà công ty đang áp dung là: Thứ nhất, ưu tiên tuyển mộ trong nội bộ công ty. Đây thực chất là thuyên chuyển sắp xếp lao động từ vị trí này sang vị trí khác nhằm cân đối nguồn nhân lực cũng như kích thích sự phấn đấu vươn lên của nhân viên. Thứ hai, khi có nhu cầu tuyển mộ nguồn lao động từ bên ngoài tổ chức, cán bộ làm công tâc tuyển mộ phải đưa ra những yêu cầu cho vị trí ứng viên phù hợp với công việc, đáp ứng tốt nhất các yêu cầu mà công ty đặt ra. Những ứng viên tham gia vào quá trình tuyển mộ phải có trình độ chuyên môn từ cao đẳng trở lên. Phương pháp tuyển mộ mà công ty đang áp dụng hiện nay là: tuyển mộ thông qua thông báo ( thông báo qua báo chí, các trang mạng điện tử) ; tuyển mộ thông qua sự giới thiệu của các cán bộ, nhân viên của công ty; tuyển mộ thông qua trung tâm dịch vụ việc làm. Quá trình tuyển dụng bao gồm các bước: + Đề nghị bổ sung nhân lực trình Giám đốc phê duyệt + Lập kế hoạch tuyển dụng + Thực hiện kế hoạch tuyển dụng + Phân loại hồ sơ + Tổng hợp kết quả, lập danh sách hồ sơ trúng tuyển + Tổ chức thử việc + Bố trí người kèm cặp, giám sát + Đánh giá sau thử việc + Đưa ra quyết định tuyển dụng đối với lao động đạt yêu cầu trình giám đốc kí. + Bố trí công việc cụ thể cho lao động, lưu hồ sơ Là doanh kinh doanh thiết bị, phụ tùng ôtô nên hầu hết các lao động tuyển dụng đều là nam và tuổi đời còn trẻ. Tùy vào tính chất,độ phức tạp của công việc và chuyên môn của lao động mới đến để sắp xếp vị trí phù hợp. 1.3.4. Sử dụng nhân lực. - Định hướng, bố trí, luân chuyển, thăng chức, đề bạt: Công ty luôn định hướng dùng người đúng việc, luôn tạo điều kiện để người lao động phát huy được vai trò và sở trường của mình. Nhằm tạo động lực làm việc và tăng cường sự gắn bó của CBCNV Ban lãnh đạo chú trọng công tác đề bạt, bổ nhiệm những cá nhân có năng lực vào vị trí cao hơn. Phòng Hành chính nhân sự căn cứ vào bản yêu cầu đối với người thực hiện, đánh giá năng lực người lao động, nhu cầu nhân sự của các phòng ban xem xét sự phù hợp người - việc để quyết định các công tác bố thuyên chuyển, thăng chức, bổ nhiệm, miễn nhiệm, sa thải… - Đánh giá thực hiện công việc, theo dõi thi đua khen thưởng kỉ luật Đánh giá thực hiện công việc dựa trên 2 nội dung: + Mức độ hoàn thành các nhiệm vụ theo bản mô tả công việc và mục tiêu yêu cầu đặt ra trong kì đánh giá + Mức độ năng lực thể hiện, thái độ và hành vi trong quá trình thực hiện công việc theo chuẩn mực của công ty Công ty sử dụng phương pháp cho điểm các tiêu chí: Khối lượng công việc, chất lượng công việc, Tiến độ thực hiện công việc, chuyên cần làm việc và chấp hành kỉ luật. Các bước công việc để thực hiện đánh giá công việc: Bước 1: Nhân viên tự đánh giá kết quả thực hiện công việc theo mẫu Bước 2: Người quản lí đánh giá chính thức kết quả thực hiện công việc của nhân viên và lập kế hoạch cho kì sau theo mẫu Bước 3: Bộ phận nhân sự tiếp nhận, tổng hợp kết quả đánh giá của các đơn vị, kiểm tra việc tuân thủ quy định về đánh giá thực hiện công việc. Là doanh kinh doanh thiết bị, phụ tùng ôtô nên hầu hết các lao động tuyển dụng đều là nam và tuổi đời còn trẻ. Tùy vào tính chất,độ phức tạp của công việc và chuyên môn của lao động mới đến để sắp xếp vị trí phù hợp.Với đối tượng lao động phổ thông và nhân viên học việc mới đến được sắp xếp vào bộ phận kho và các công việc không đòi hỏi tính chuyên môn cao, trong quá trình làm việc sẽ được đào tạo. 1.3.5. Quan hệ lao động trong tổ chức. Ban lãnh đạo công ty luôn quan tâm đến việc tạo môi trường làm việc thân thiện bình đẳng , dân chủ, khuyến khích cán bộ công nhân viên đề bạt nguyện vọng chính đáng và luôn được ưu tiên giải quyết. Công ty luôn tạo điều kiện cho cán bộ viên chức có cơ hôị học tập nâng cao trình độ. 1.3.6. An toàn bảo hộ lao động. Nơi làm việc của nhân viên trong công ty được sắp xếp một cách có khoa học, hiện đại với đầy đủ trang thiết bị và các vật dụng chuyên dùng đấp ứng được nhu cầu giải quyết công việc nhanh và hiệu quả. Với đặc thù kinh doanh của công ty, thường phải giao hàng ở các tỉnh lân cận công tác an toàn bảo hộ lao động càng phải được chú trọng và đặt lên hàng đầu. 1.3.7. Quản trị thù lao lao động. * Quy chế lương được xây dựng và áp dụng trong toàn công ty dựa
Tài liệu liên quan