Chuyên đề Hoàn thiện công tác lập dự án đầu tư tại công ty cổ phần đầu tư và thương mại Thủ Đô

Đầu tư là một trong những yếu tố thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế đất nước, tăng năng lực sản xuất quốc gia. Đa dạng hóa các lĩnh vực đầu tư đang là mối quan tâm hàng đầu của các nhà quản lý, đầu tư vào các lĩnh vực khác nhau thúc đẩy nền kinh tế ngày một phát triển đa dạng. Nhất là đầu tư trong lĩnh lực xây dựng cơ bản, là tiền đề để các lĩnh vực khác có điều kiện phát triển nhanh chóng. Sự góp phần của các công ty xây dựng vào đầu tư xây dựng cơ bản, xây dựng các công trình cần thiết của quốc gia hiện nay là rất đáng kể. Một trong những Công ty có đóng góp không nhỏ vào đầu tư xây dựng cơ bản đất nước đó là “Công ty Cổ phần Đầu tư và xây dựng HUD3”, đây là một trong những công ty hàng đầu trong những lĩnh vực xây dựng, tình hình đầu tư của công ty ngày càng được mở rộng đáp ứng nhu cầu phát triển, mục tiêu mở rộng sản xuất của Công ty. Hiện nay, tại Công ty công tác lập dự án đang được coi là một trong những hoạt động quan trọng và điển hình. Công tác lập dự án của Công ty trong thời gian qua đ ã đạt được những thành tích đáng kể, các dự án được lập ngày càng tăng cả về số lượng, chất lượng và quy mô đầu tư. Để đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng và đáp ứng nhu cầu phát triển Công ty cần nâng cao năng lực hoạt động, hoàn thiện công tác lập dự án đầu tư. Qua thời gian thực tập tại Công ty cổ phần đầu tư và Thương mại Thủ Đô, dưới sự hướng dẫn của Ths. Hoàng Thị Thu Hà và với sự giúp đỡ của tập thể phòng Phát triển dự án, tôi đã trực tiếp tìm hi ểu tình hình thực tế công tác lập dự án đầu tư tại Công ty và đã hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp với đề tài: “ Hoàn thiện công tác lập dự án đầu tư tại Công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại Thủ Đô”. Chuyên đề thực tập gồm có 2 phần: Chương I: Thực trạng công tác lập dự án tại công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại Thủ Đô Chương II: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác lập dự án tại công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại Thủ Đô

pdf73 trang | Chia sẻ: franklove | Lượt xem: 2426 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện công tác lập dự án đầu tư tại công ty cổ phần đầu tư và thương mại Thủ Đô, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 Luận văn Hoàn thiện công tác lập dự án đầu tư tại Công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại Thủ Đô 2 LỜI MỞ ĐẦU Đầu tư là một trong những yếu tố thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế đất nước, tăng năng lực sản xuất quốc gia. Đa dạng hóa các lĩnh vực đầu tư đang là mối quan tâm hàng đầu của các nhà quản lý, đầu tư vào các lĩnh vực khác nhau thúc đẩy nền kinh tế ngày một phát triển đa dạng. Nhất là đầu tư trong lĩnh lực xây dựng cơ bản, là tiền đề để các lĩnh vực khác có điều kiện phát triển nhanh chóng. Sự góp phần của các công ty xây dựng vào đầu tư xây dựng cơ bản, xâydựng các công trình cần thiết của quốc gia hiện nay là rất đáng kể. Một trong những Công ty có đóng góp không nhỏ vào đầu tư xây dựng cơ bản đất nước đó là “Công ty Cổ phần Đầu tư và xây dựng HUD3”, đây là một trong những công ty hàng đầu trong những lĩnh vực xây dựng, tình hình đầu tư của công ty ngày càng được mở rộng đáp ứng nhu cầu phát triển, mục tiêu mở rộng sản xuất của Công ty. Hiện nay, tại Công ty công tác lập dự án đang được coi là một trong những hoạt động quan trọng và điển hình. Công tác lập dự án của Công ty trong thời gian qua đã đạt được những thành tích đáng kể, các dự án được lập ngày càng tăng cả về số lượng, chất lượng và quy mô đầu tư. Để đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng và đáp ứng nhu cầu phát triển Công ty cần nâng cao năng lực hoạt động, hoàn thiện công tác lập dự án đầu tư. Qua thời gian thực tập tại Công ty cổ phần đầu tư và Thương mại Thủ Đô, dưới sự hướng dẫn của Ths. Hoàng Thị Thu Hà và với sự giúp đỡ của tập thể phòng Phát triển dự án, tôi đã trực tiếp tìm hiểu tình hình thực tế công tác lập dự án đầu tư tại Công ty và đã hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp với đề tài: “ Hoàn thiện công tác lập dự án đầu tư tại Công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại Thủ Đô”. Chuyên đề thực tập gồm có 2 phần: Chương I: Thực trạng công tác lập dự án tại công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại Thủ Đô Chương II: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác lập dự án tại công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại Thủ Đô Mặc dù đã cố gắng nhưng chuyên đề của tôi cũng không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong sự chỉ bảo của cô giáo cũng như ban lãnh đạo của Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại Thủ Đô. Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của các thày cô Khoa Đầu tư và Ban lãnh đạo Công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại Thủ Đô đã giúp đỡ tôi hoàn thành chuyên đề thực tập này! 3 Chương I: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LẬP DỰ ÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ THƯƠNG MẠI THỦ ĐÔ 1 Khái quát chung về công ty 1.1, Quá trình hình thành và phát triển. Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ THƯƠNG MẠI THỦ ĐÔ Tên giao dịch: THU DO INVESTMENT AND TRANDING JOINT STOCK COMPANY Tên viết tắt: TDT.,JSC Địa chỉ trụ sở chính: số 07 Hoàng Quốc Việt, phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội Công ty được thành lập ngày 23 tháng 12 năm 2004 Mã số đăng kí kinh doanh: 0103006289 Đăng kí thay đổi 5 lần: ngày 02 tháng 02 năm 2010 Mã số doanh nghiệp: 0101530595 Năm 2004 Công ty chưa đi vào hoạt động tháng 5 năm 2005 công ty chính thức hoạt động Người đại diện theo pháp luật của công ty: Ông Đỗ Đức Đạt – Giám Đốc công ty. Hình thức góp vốn: công ty được hình thành từ cổ phần của các cổ công sáng lập. Vốn điều lệ ban đầu 30 tỷ đồng. Số tài khoản: 421101001269 tại Ngân Hàng Công Thương, chi nhánh quận Cầu Giấy 1.2, Tổng quan về hoạt động của công ty công ty. 1.2.1, Khái quát về hoạt động kinh doanh và đầu tư của công ty  Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty được thể hiện qua bảng doanh thu qua các năm như sau: Bảng 1: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 4 đ v: triệu đồng STT Năm Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009 1 Doanh thu 0 0 0 4.332,25 4.899,26 2 Chi phí 712,06 602,60 39,34 3.059,13 3.279,88 3 = 1- 2 LN trước thuế - 712,06 - 602,60 - 39,34 1.273,12 1619,38 4 LN từ hoạt động tài chính 0 0 0 0 0 5 LN bất thường 0 0 0 0 0 6 Thuế phải nộp 0 0 0 356,47 453,43 7 LN sau thuế -712,06 - 602,60 - 39.34 916,65 1.165,95 8 LN bình quân/lao động 5,19 1,67 4,92 22,9 23,32 Nguồn: Báo cáo tài chính các năm Công ty từ lúc mới thành lập gặp rất nhiều khó khăn song trong giai đoạn này đã đi vào ổn định và tăng trưởng mạnh mẽ. Ngành nghề kinh doanh được bổ sung thêm nhiều lĩnh v ực. 1.2.2, Tình hình thực hiện vốn đầu tư Nguồn vốn của công ty là do các cổ đông của công ty đóng góp. Việc huy động vốn của công ty dựa trên hai nguồn là vốn cổ đông và vay vốn ngân hang, nhưng chủ yếu là huy động nguồn vốn từ cổ đông. Bảng2 : Nguồn vốn của công ty 5 Đơn vị: triệu đồng STT Năm Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009 1 Tổng vốn đầu tư thực hiện 442.3 163.5 205 379.3 498 2 Vốn tự có 256.2 98.1 105 113.7 144.7 3 Vốn vay 177.1 65.4 100 283.6 353.3 nguồn: Báo cáo tài chính qua các năm Cơ cấu về vốn đầu tư của công ty quan các năm được thể hiện qua bảng sau: Bảng 3:Cơ cấu vốn đầu tư của công ty CP Đầu Tư & Thương Mại Thủ Đô Đơn vị: % STT Năm Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009 1 Vốn tự có 60 60 51.2 30 29.05 2 Vốn vay 40 40 48.78 70 70.95 nguồn: Báo cáo tài chính qua các năm 6 Biểu đồ 1: Cơ cầu nguồn vốn đầu tư của công ty TDT 2005 – 2009 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 2005 2006 2007 2008 2009 vốn vay vèn tù cã Qua các năm công ty đầu tư bằng vốn tự có có xu hướng giảm xuống cả về số lượng lẫn tỷ trọng vốn. Công ty không liên doanh, liên kết với doanh nghiệp nào mà chỉ kinh doanh bằng vốn tự có và vốn vay. Các hoạt động đầu tư chủ yếu của công ty là về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và đầu tư phát triển, do đó công ty đã được hưởng chế độ vay ưu đãi của nhà nước. Vì vậy tỉ trọng vốn vay năm 2008 và 2009 tăng đáng kể. Bảng 4: Quy mô và tốc độ tăng vốn đầu tư thực hiện(Đơn vị: triệu đồng) STT Chỉ tiêu ĐVT 2005 2006 2007 2008 2009 1 Tổng vốn Đầu tư thực hiện triệu đồng 442.3 163.5 205 397.3 498 2 Lượng tăng tuyệt đối liên hoàn triệu đồng -278.8 41.5 192.3 100.7 3 Tốc độ tăng liên hoàn % -63.03 25.38 93.8 25.34 4 Tốc độ tăng định gốc % -63.03 9.38 43.47 22.76 7 Biểu đồ2: Quy mô vốn đầu tư thực hiện giai đoạn 2005– 2009 (triệu đồng) 0 50 100 150 200 250 300 350 400 450 500 2005 2006 2007 2008 2009 Qua đây ta thấy do đa số hoạt động của công ty là hoạt động tư vấn và các dự án đều mới trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư nên vốn đầu tư không nhiều. Sau 5 năm hoạt động thì tổng vốn đầu tư thực hiện của công ty vào năm 2005 đạt cao nhất với 442.3 triệu đồng, do năm nay là năm mà công ty ra đời do đó phải đầu tư nhiều máy móc thiết bị cũng như là cơ sở hạ tầng. Năm 2006 khi đã đi và hoạt động ổn định hơn thì công ty lại gặp khó khăn khi một số cổ đông sang lập rời bỏ công ty, điều này gây ra khó khăn lớn cho công ty. Từ năm 2007 đến nay, vốn đầu tư thực hiện đều tăng, năm 2008 lượng tăng liên hoàn cao nhất đạt 93.8% và tốc độ tăng định gốc đạt 43.47% 2. Thực trạng công tác lập dự án tại công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại Thủ Đô. Các hoạt động kinh doanh của Công ty chủ yếu là tỏng lĩnh vực tư vấn lập dự án, tư vấn thiết kế và tư vấn pháp lý. Để tiến hành thực hiện những công việc chính này, công ty đã áp dụng một số văn bản pháp luật chủ yếu sau: Nghị định 16/CP/2005, Nghhị định 07/CP/2003… Đây là một số nghị dịnh quy định và hướng dẫn việc lập dự án và quản lý dự án được công ty áp dụng trong quá trình thực hiện công việc 2.1, Đặc điểm các dự án của công ty có ảnh hưởng đến công tác lập dự án Sứ mệnh của Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại Thủ Đô là: 8 "MANG ĐẾN ĐỘNG LỰC CHO SỰ PHÁT TRIỂN" Tầm nhìn “… Hoài bão của chúng tôi là trở thành một tập đoàn đầu tư lớn mạnh, phát triển mũi nhọn trong các lĩnh vực: Đầu tư các dự án bất động sản, Giáo dục đào tạo, Thương mại, bằng những nỗ lực không ngừng nghỉ để thực thi sứ mệnh đặt ra, nhằm góp phần mang đến động lực cho sự phát triển của các khách hàng, đối tác, cho con người trong tổ chức cũng như cho toàn xã hội…” Do đó, các dự án của công ty phần lớn là đầu tư bất động sản: xây dựng các văn phòng, cao ốc, các trung tâm văn hoá, thể thao, bãi đỗ xe.. Và các dự án liên quan đến giáo dục đào tạo : xây dựng hệ thống trường học uy tín chất lượng, tiêu chuẩn quốc tế… 2.2, Quy trình lập dự án tại công ty Quy trình lập dự án tại công ty là các bước thưc hiện nhằm có thể hoàn tất một dự án từ khâu tiếp nhận một dự án đến khi kết thúc dựa án  Quy trình lập dự án tại công ty được thể hiện qua sơ đồ sau: BAN GIÁM ĐỐC NGHIÊN CỨU CƠ HỘI ĐẦU TƯ Phòng kế hoạch đầu tư Nhận nhiệm vụ và kế hoạch dự án Phòng phát triển dự án Lập đề cương Phòng phát triển dự án Phê duyệt đề cương CHỦ ĐẦU TƯ Thực hiện lập dự án Phòng phát triển dự án Kiểm tra việc lập dự án Tổ trợ lý giám đôc 9 In, đóng quyển, kí đóng dấu Phòng dự án Thẩm định dự án được lập Chủ đầu tư Bàn giao tài liệu Phòng phát triển dự án Lưu hồ sơ Bộ phận lưu trữ Ban giám đốc đưa ra ý tưởng đầu tư hoặc phòng kế hoạch đầu tư đưa ra chiến lược đầu tư trình ban giám đốc xem xét. Ban giám đốc đưa ra ý tưởng đầu tư, phòng quản lý đầu tư nghiên cứu cơ hội đầu tư rồi giao cho trưởng phòng phát triển dự án thực hiện công tác lập dự án. Sauk hi nhận nhiệm vụ, trưởng phòng phát triển dự án giao nhiệm vụ cho các nhân viên phụ trách tìm hiểu, thu thập và nghiên cứu thông tin, tài liệu có liên quan đến dự án. Dựa trên các thông tin thu thập được, nhân viên phòng phát triển dự án bắt đầu viết đề cương phát thảo cho dự án, tiếp sau đó là đề cương chi tiết. Bộ đề cương đưa ra những phương án đầu tư, thiết kế sơ bộ trình trưởng bộ phận, giám đốc và chủ đầu tư xem xét (đối với các dự án công ty thực hiên tư vấn). Đề cương này là cơ sở cho việc chuẩn bị các nguồn lực cho công tác lập dự án. Sau khi đề cương được thông qua, khinh phí cho công tác lập dự án được phê duyệt và phân bổ thì việc lập dự án đựơc tiến hành. Trong quá trình lập dự án sẽ có bộ phận kiểm tra hoạt dộng lập dự án. Sau khi dự án được lập xong sẽ có bước thẩm định dự án. Hiện tại phòng thẩm định dự án của công ty chưa được thành lập, do đó công việc này tạm thời do tổ trợ lý giám đốc đảm nhiệm. Thực chất đây là bước thẩm dịnh nội bộ, một khâu không thể thiểu trong quá trình lập dự án. Quy trình lập dự án này được công ty xây dựng trên cơ sở xác định các nội dung tư vấn cần phải làm và phân chí công việc thành các bước nhỏ để giao cho các bộ phận chuyên môn thực hiện. Điều này giúp cho việc lập dự án được chuyên môn hoá theo tiêu chuẩn và quy định chung. Thực tế có một số dự án cũng không thực hiện đầy đủ các bước này nhưng nói chung quy trình này được áp dụng một cách khá đầy đủ. 10 Bảng phân công cụ thể về công tác lập dự án đầu tư: Công việc Nội dung thực hiện Người thực hiện 1. Ý tưởng đầu tư. - Ý tưởng đầu tư ban đầu của một dự án kinh doanh - Nghiên cứu cơ hội đầu tư - Phác hoạ quy mô kinh doanh - Chứng minh ban đầu về tính cần thiết của việc đầu tư và nhu cầu của thị trường. Chủ đầu tư, phòng quản lý đầu tư. 2. Phương án đầu tư kỹ thuật. - Xác định về lựa chọn côngnghệ, quy trình sản xuấ - Xác định nhu cầu về cơ sở hạ tầng, phương án thực hiện - Xác định nhu cầu trang thiết bị, công nghệ - Xác định nhu cầu về nguồn nhân lực. - Chuyên viên tư vấn kỹ thuật. - Chuyên viên kỹ thuật của chủ đầu tư. 3. Các thông tin về yếu tố đầu vào, chi phí sản xuất kinh doanh. - Xác định nhà cung cấp - Xác định mức tiêu hao, nhu cầu về nguyên vật liệu. - Chuyên viên tư vấn kinh doanh, kỹ thuật và kinh tế. - Chuyên viên của chủ đầu tư. 4. Thông tin về thị truờng. - Xác định thị phần và khả năng tiêu thụ. - Xác định đơn giá tiêu thụ. - Chuyên viên tư vấn kinh doanh. - Chuyên viên của chủ đầu tư. 5. Phương án tài chính - Xác định tổng vốn đầu tư và cơ cấu vốn đầu tư - Xác định doanh thu, chi phí, lợi nhuận, khẳ năng trả nợ theo vòng đời dự án - Xác định chỉ tiêu hiệu quả của dự án: NPV, IRR - Xác định khả năng hoàn vốn. trả nợ vay, hiệu quả của dự án theo biến động của các thông số quan trọng. - Chuyên viên tư vấn về tài chính - Chuyên viên tài chính của chủ đầu tư 11 2.3, Phương pháp lập dự án tại công ty Quá trình lập dự án luôn luôn phải sử dụng các phương pháp lập dự án để hoàn thành các mục đích đã đề ra của dự án. Tuy nhiên mỗi dự án lại mang lại một đặc tính tiêng, chính vì vậy cần có một hệ thống phương pháp lập dự án phù hợp với từng dự án, bước đầu tiên của dự án như thu thập dữ liệu cho đế xử lý dữ liệu, ra quyết định đầu tư. Các phương pháp đều nhằm mục đích cung cấp những thông tin có độ chính xác cao nhất phục vụ cho dự án. Từ đó nâng cao chất lượng lập dự án, tạo hiệu quả cao nhất cho dự án. Những phương pháp cơ bản thường được sử dụng như: phương pháp thu thập cơ sở dữ liệu, phương pháp dự báo, phương pháp phân tích đánh giá, 2.3.1, Phương pháp phân tích đánh giá. Phương pháp phân tích đánh giá được áp dụng hầu hết trong nội dung cũng như quy trình lập dự án tại công ty. Từ các thông tin mà đối tác cung cấp và số liệu do công ty nghiên cứu có được, qua đó phân tích, đánh giá phục vụ dự án. Một số phương pháp phân tích đánh giá được công ty sử dụng như: 2.3.1.1 Phân tích theo chỉ tiêu. Theo phương pháp này dự án được căn cứ và các chỉ tiêu nhất định qua đó các thành viên trong ban dự án chọn lọc các thông tin cần thiết và đưa ra phương án tốt nhất cho dự án. Trong nội dung phân tích tài chính thì bắt buộc trong các chỉ tiêu xác định hiệu quả phải đạt được những chỉ tiêu nhất định thì dự án mới khả thi. Trong phân tích chỉ tiêu tài chính các chỉ tiêu thường được sử dụng đó là: Giá trị hiện tại thuần NPV, chỉ số hoàn vốn nội bộ IRR, chỉ tiêu lợi ích trên chi phí B/C, Thời gian thu hồi vốn T. Trong phân tích hiệu quả kinh tế xã hội thì các chỉ tiêu mà công ty sử dụng trong quá trình lập dự án đó là: Số lao động thu hút được, Mức đóng góp và ngân sách địa phương, Mức đóng góp thuế, và một số chỉ tiêu về bảo vệ môi trường. 12 Sơ đồ phân tích hiệu quả tài chính Phân tích hiệu quả tài chính Phân tích hiệu quả kinh tế Phân tích tài chính Phương pháp đơn giản (ROI, T) Phương pháp chiết khấu dòng tiền (NPV,IRR) Phân tích khả năng thanh toán Phân tích cơ cấu vốn 2.3.1.2Phân tích rủi ro. Công tác lập dự án tại công ty luôn phải xác định được những rủi ro trong quá trình thực hiện dự án và đề ra được những phương án tốt nhất cho dự án để hạn chế tối đa mà dự án gặp phải. Công việc phân tích rủi ro trong quá trình lập dự án ban dự án của công ty luôn phải phối hợp chặt chẽ với chủ đầu tư để cùng bàn bạc, trao đổi sau đó cùng nhau đưa ra các rủi ro mà dự án có thể gặp phải và các biện pháp đối phó. Có thể nói dự án nào cũng chứa đựng những yếu tố rủi ro nhất định, các rủi ra thường được nêu ra như: Sự biến động của thời tiết, biến động của thị trường , biến động nhân sự trong cơ cấu làm việc, biến động chính sách và môi trường đầu tư… Khi phân tích rủi ro bao giờ ban dự án cũng như chủ đầu tư đều cần phải áp dụng phối hợp với phương pháp dự báo. Mô hình chung để lập dự án đầu tư trên cơ sở phân tích rủi ro được tiến hành như sau: Trước hết chúng ta cần xác định các nhân tố ảnh hưởng đến tính khả thi của dự án (phương án cơ sở). Xây dựng bài toán trong mối quan hệ giữa các nhânn tố trên đến tính khả thi của dự án (phương án cơ sở). 13 Tiến hành việc đưa ra các gỉ định khác nhau bằng cách cho mỗi nhân tố được xác định ở trên được thay đổi từ mức 5% - 10% từ đó xác định được mức ảnh hưởng của từng nhân tố đến phương án cơ sở 2.3.1.3 Phân tích độ nhạy cảm Mục đích của phân tích độ nhạy cảm là xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tính khả thi của dự án, từ đó xác định được nhân tố nào là quan trọng nhất và tập trung phân tích những nhân tố đó. Việc phân tích theo tình huống sẽ được tiến hành theo các bước như phân tích độ nhạy, tuy nhiên do các nhân tố có ảnh hưởng đến nhau nên xây dựng mối quan hệ giữa các nhân tố bằng các phương trình cụ thể. Sau đó xác định tính khả thi của dự án theo từg kịch bản có thể xảy ra. Việc phâ tích rủi ro được tiến hang tương tự như phan tích độ nhạy và phân tích theo kịch bản, tuy nhiên tính ngẫu nhiên được đề cập nhiều hơn để nâng cao sự khách quan của dự án được lập. Có thể thấy được một số bước cơ bản sau: Xác định các nhân tố có tác động mạnh nhất đến tính khả thi cỷa dự án và tiến hành nghiên cứu các nhân tố này về hai tiêu thức chính: phân bố và giá trị tương ứng với phân bố. Đối với các nhân tố liê quan đến dự án thông thường người ta xác định bốn dạng phân bố cơ bản: rời rác, đều, tam giác và phân bố chuẩn, trong đó phân bố rời rác và phân bố chuẩn được coi là phổ biến hơn cả. Tiến hành chọn ngầu nhiên cho từng nhân tố, mỗi nhân tố chọn hai tiêu thức: xác suất và giá trị kèm theo. Sau đó xác định tính khả thi của dự án theo bài toán được lập theo dữ liệu đã chọn. Số lần lựa chọn tuỳ thuộc vào mong muốn của người lập dự án. Lượng chọn càng nhiều thì độ tin cậy của các kết quả phân tích sẽ càng cao. - Tiến hành xác định các tiêu thức của phân tích độ nhạy camt như: giá trị kỳ vọng, độ lệch chuẩn, giá trị lớn nhất có thể đạt được(xác suất kèm theo), giá trị thấp nhất có thể gặp (xác suất kèm theo). Bảng phân tích độ nhạy hoặc phân tích rủi ro chính là cơ sở quan trọng cho việc ra quyết định đầu tư. Thông thường đối với nhiều dự án, người ta thường xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến kết quả cuối cùng của dự án một cách đơn giản bằng cách xác định giá trị cơ sở, giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của từng nhân tố và từ đó xác định các tiêu thức hiệu quả (hoặc các tiêu thức xác định mức độ khả thi của dự án khác) kèm theo. Một trong nhưng tiêu thức quan trọng khi 14 lập dự án đầu tư trên cơ sở phân tích độ nhạy hoặc phân tích rủi ro là chỉ tiêu xác định mức độ an toàn của dự án. Chỉ tiêu này được gọi là biên an toàn. Biên an toàn của dự aáncàng cao thì dự án cang chắc chắn. Biên an toàn xác định phần trăm an toàn từ điểm an toàn. Điểm an toàn được xác định là điểm mà tại đó dự án bằng với công suất nhà máy…  Ngoài các phương pháp phân tích trên chúng ta còn có thể sử dụng các phương pháp khác để lập dự án, ví dụ: - Phương pháp phân tích mang tính chất tĩnh: được sử dụng trong trường hợp coi mọi yếu tố liên quan đến dự án không đổi. Trên cơ sở những yếu tố không đổi đó xác định tính khả thi của dự án. - Phương pháp phân tích mang tính chất động: xác định tính khả thi của dự án trên cơ sở coi các yếu tố liên quan đến dự án đều thay đổi một cách toàn diện khách quan. Phương pháp mang tính chất tĩnh thường đơn giản, ít tốn kém, tuy nhiên mức độ xác định chính xác không cao, thường phù hợp với nghiên cứu tiền khả thi. Phương pháp phân tích động đòi hỏi chi phí cao hơn nhưng kèm theo đó là mức độ chính xác tăng lên, phù hợp với nghiên cứu khả thi. - Phương pháp phân tích trước – sau: Xác định mức độ ảnh hưởng của dự án trên cơ sở so sánh thực trạng trước khi và sau khi (dự toán) có dự án. Trên cơ sở đó xác định hiệu quả của dự án bằng cách so sánh giữa kết quả sau khih có dự án và chi phí chho dự án. - Phương pháp phân tích có – không: Xác định tính khả thi trên cơ sở có hoặc không có dự án. Đây cũng được coi là phương án phân tích theo kịch bản không có dự án. Trường hợp nào có lợi hơn thì chúng ta chọn 2.3.2, Phương pháp dự báo Dự án tại công ty bao giờ cũng có thời gian từ 15 năm trở lên, do vậy phương pháp dự báo là rất quan trọng và nó cũng đã được các thành viên trong quá trình lập dự án áp dụng linh hoạt và triệt để. Phương pháp dự báo đòi hỏi phải căn cứ vào những cơ sở thực tiễn và sự nhạy bén với những biến động của thị trường. Dự báo chính xác sẽ giúp cho việc huy động
Tài liệu liên quan