Ngày nay Việt Nam đang bước vào một giai đoạn phát triển với những
thách thức và cơ hội mới. Đó là thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, đô thị hóa
trong hoàn cảnh lao động nông nghiệp vẫn chiếm phần lớn tổng lao động và
dân cư nông thôn vẫn chiếm đa số dân số, tốc độ chuyển đổi cơ cấu kinh tế
nông thôn chậm. Đây cũng là giai đoạn nước ta chủ động hội nhập kinh tế
quốc tế trong điều kiện khả năng cạnh tranh của các ngành nông nghiệp còn
yếu và năng lực tiếp cận thị trường rất hạn chế. Trong bối cảnh hiện nay, phát
triển nông nghiệp nông thôn và xóa đói giảm nghèo được ưu tiên quan trọng
của Việt Nam và đổi mới chính sách và chiến lược vẫn là giải pháp quyết
định.
Trong khi đó hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ trong lĩnh vực
nông nghiệp nông thôn nước ta còn chưa đáp ứng kịp thời mọi yêu cầu của
thực tế đặt ra. Viện Chính sách & Chiến lược Phát triển nông nghiệp nông
thôn với nguồn nhân lực đăc thù - lao động trí óc đó là các cán bộ nghiên cứu
khoa học về nông nghiệp nông thôn. Vì vậy để cán bộ nghiên cứu cho ra đời
những đề tài nghiên cứu khoa học phục vụ xây dựng chính sách có chất lượng
cao, giá trị sử dụng phục vụ lợi ích của xã hội thì việc tạo động lực làm việc
cho cán bộ nghiên cứu khoa học trong Viện là không thể thiếu. Vì vậy em
chọn đề tài “ Hoàn thiện công tác tạo động lực cho cán bộ nghiên cứu khoa
học tại Viện Chính sách & Chiến lược Phát triển nông nghiệp nông thôn” làm
đề tài nghiên cứu cho chuyên đề thực tập của em.
Mục đích nghiên cứu:
Phân tích thực trạng công tác tạo động lực tại Viện Chính sách & Chiến
lược Phát triển nông nghiệp nông thôn
Đề xuất một số giải pháp tạo động lực lao động cho cán bộ nghiên cứu
ở Viện Chính sách & Chiến lược Phát triển nông nghiệp nông thôn
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu là tạo động lực cho cán bộ nghiên cứu khoa học
tại Viện Chính sách & Chiến lược Phát triển Nông nghiệp nông thôn.
Phạm vi nghiên cứu là tại Viện Chính sách & Chiến lược Phát triển
nông nghiệp nông thôn.
Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp thống kê số liệu: tổng hợp số liệu của Viện có liên quan
đến tạo động lực lao động tại phòng tổ chức hành chính
Phương pháp phân tích: phân tích các báo cáo liên quan đến tình hình
hoạt động của Viện
Phương pháp so sánh: sử dụng so sánh để đối chiếu giữa các kỳ và năm
hoạt động của Viện
Phương pháp khảo sát phỏng vấn bằng bảng hỏi
Kết cấu đề tài:
Chương 1: Cơ sở lý luận chung về vấn đề tạo động lực
Chương 2: Đánh giá thực trạng công tác tạo động lực cho người lao
động tại Viện Chính sách & Chiến lược phát triển nông nghiệp nông
thôn.
Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện công tác tạo động lực lao động
cho người lao động tại Viện Chính sách & Chiến lược Phát triển nông
nghiệp nông thôn
97 trang |
Chia sẻ: franklove | Lượt xem: 2230 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện công tác tạo động lực cho cán bộ nghiên cứu khoa học tại Viện chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
Luận văn
Một số giải pháp hoàn thiện
công tác tạo động lực lao động
cho người lao động tại Viện
Chính sách & Chiến lược Phát
triển nông nghiệp nông thôn
2
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1
Mục đích nghiên cứu: ................................................................................... 9
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: .............................................................. 9
Phương pháp nghiên cứu: ............................................................................ 9
Kết cấu đề tài: ............................................................................................. 10
Chương 1: Cơ sở lý luận chung về vấn đề tạo động lực ........................... 10
Chương1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VẤN ĐỀ TẠO ĐỘNG LỰC 11
I. ĐỘNG LỰC LAO ĐỘNG VÀ CÁC YẾU TỐ TẠO ĐỘNG LỰC .... 11
LAO ĐỘNG ................................................................................................ 11
1.1. Khái niệm.......................................................................................... 11
1.1.1. Động lực lao động.......................................................................... 11
1.1.2. Tạo động lực lao động ................................................................... 13
1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực lao động ................................. 14
1.2.1. Các yếu tố thuộc về bản thân người lao động .............................. 14
1.2.2. Các yếu tố thuộc về công việc ....................................................... 17
1.2.3. Các yếu tố thuộc về tổ chức .......................................................... 17
II. CÁC HỌC THUYẾT TẠO ĐỘNG LỰC TRONG LAO ĐỘNG... 19
2.1. Hệ thống thứ bậc nhu cầu của A.Maslow ....................................... 19
2.2. Học thuyết tăng cường tích cực của Skinner .................................. 20
2.3. Học thuyết kỳ vọng của Victor Vroom ............................................ 21
2.4. Học thuyết công bằng của Adam ..................................................... 21
2.5. Học thuyết hệ thống hai yếu tố của Herberg .................................. 22
III. CÁC CÔNG CỤ TẠO ĐỘNG LỰC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG.. 22
3.1. Khuyến khích tài chính .................................................................... 22
3.1.1. Tiển lương ..................................................................................... 22
3.1.2. Tiền thưởng ................................................................................... 24
3.1.3. Phụ cấp .......................................................................................... 24
3.1.4. Phúc lợi và các dịch vụ ................................................................. 25
3.2. Kuyến khích phi tài chính ................................................................ 26
3.2.1. Đánh giá thực hiện công việc ........................................................ 26
3
3.2.2. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.......................................... 28
3.2.3. Bố trí nhân lực .............................................................................. 28
3.2.4. Mội trường làm việc thuận lợi ...................................................... 29
IV. SỰ CẦN THIẾT PHẢI TẠO ĐỘNG LỰC CHO NGƯỜI LAO
ĐỘNG ......................................................................................................... 30
4.1. Đối với người lao động ..................................................................... 30
4.2. Đối với tổ chức .................................................................................. 30
Chương 2: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TẠO ĐỘNG LỰC
CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI VIỆN CHÍNH SÁCH & CHIẾN LƯỢC
PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN ....................................... 31
I. TỔNG QUAN VỀ VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ CHIẾN LƯỢC PHÁT
TRIỂN NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN ................................................... 31
1.1. Quá trình hình thành và phát triển ................................................. 31
1.2. Chức năng nhiệm vụ của Viện ......................................................... 32
1.3. Một số đặc điểm của Viện ................................................................ 33
1.3.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Viện .................................................. 33
1.3.1.1 . Ban lãnh đạo Viện. ........................................................................ 35
1.3.1.2. Chức năng- nhiệm vụ của các phòng chức ................................... 35
1.3.1.3. Các Bộ môn nghiên cứu ................................................................ 37
1.3.1.4. Các trung tâm ................................................................................. 38
1.3.2. Đặc điểm sản phẩm .......................................................................... 40
1.3.3. Đặc điểm về đối tác và các mối quan hệ của Viện ....................... 43
1.3.4. Đặc điểm nhân lực của Viện ............................................................ 44
II. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TẠO ĐỘNG LỰC CHO
NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI VIỆN CS & CL PTNNT ................................ 47
2.1. Khuyến khích tài chính ....................................................................... 47
2.1.1. Tiền lương ...................................................................................... 47
2.1.2. Tiền thưởng, phần thưởng ............................................................. 53
2.1.3. Phụ cấp .............................................................................................. 55
2.1.4. Phúc lợi và dịch vụ ......................................................................... 57
2.2. Khuyến khích phi tài chính.............................................................. 58
4
2.2.1. Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ............................ 59
2.2.2. Công tác đánh giá thực hiện công việc .......................................... 63
2.2.3. Công tác bố trí nhân lực ................................................................ 64
2.2.4. Môi trường làm việc ....................................................................... 65
2.2.4.1. Quan hệ đồng nghiệp ................................................................. 65
2.2.4.2. Trang thiết bị nơi làm việc .......................................................... 65
Chương 3 : MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TẠO
ĐỘNG LỰC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ
CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN ............. 67
I. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA VIỆN TRONG THỜI
GIAN TỚI ................................................................................................... 67
1.1. Đội ngũ cán bộ .................................................................................. 68
1.2. Cơ cấu tổ chức ..................................................................................... 69
1.3 Trụ sở và thiết bị và quan hệ hợp tác. ................................................. 70
II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TẠO ĐỘNG
LỰC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI VIỆN............................................ 72
2.1. Công tác phân tích công việc ........................................................... 72
2.1.1. Xây dựng bản mô tả công việc...................................................... 72
2.1.2. Xây dựng bản tiêu chuẩn thực hiện công việc................................. 73
2.1.2. Đánh giá thực hiện công việc ........................................................ 74
2.2. Nâng cao hiệu quả các khuyến khích tài chính và phi tài chính .... 77
2.2.1. Nâng cao hiệu quả của khuyến khích tài chính ........................... 77
2.2.2. Nâng cao hiệu quả của khuyến khích phi tài ............................... 80
2.3. Củng cố và phát triển phòng tổ chức hành chính ........................... 83
KẾT LUẬN ................................................................................................. 85
5
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng1: Tình hình nhân lực của Viện qua các năm................................... 45
Bảng 2: Cơ cấu độ tuổi lao động của cán bộ viên chức trong Viện
năm 2008 ..................................................................................................... 46
Bảng3: bảng thanh toán tiền lương tháng 03/2009 của bộ môn chiến lược
và chính sách .............................................................................................. 48
Bảng 5: bảng lương bình quân tháng theo cấp bậc chức vụ .................... 50
Bảng 6: so sánh lương cơ bản với thu nhập ngoài lương ......................... 52
Bảng 7: mức độ tương xứng thu nhập từ các đề tài, dự án với sự đóng
góp và khả năng của cán bộ nghiên cứu.................................................... 52
Bảng 8: Mức độ hài lòng của cán bộ nghiên cứu đối với tiền thưởng và
phần thưởng ............................................................................................... 54
Bảng 9: cước phí sử dụng điện thoại một tháng cho cá nhân .................. 56
Bảng10: mức độ hài lòng của cán bộ nghiên cứu với phụ cấp của Viện. 56
Bảng 11: Các chương trình và hình thức đào tạo trong Viện. ................. 59
Bảng 12 : mức độ hài lòng của cán bộ nghiên cứu với công tác đào tạo và
phát triển .................................................................................................... 61
Bảng 13: mức độ hài lòng của cán bộ nghiên cứu với công tác đánh giá
thực hiện công việc ..................................................................................... 63
6
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ1: mối quan hệ giữa ba yếu tố của hệ thống đánh giá và các mục
tiêu của đánh giá thực hiện công việc ........................................................ 27
Sơ đồ 2:sơ đồ tổ chức bộ máy của Viện CS & CL PTNNNT ............ Error!
Bookmark not defined.
Sơ đồ3: Quy trình đào tạo cán bộ nghiên cứu của Viện ........................... 62
7
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Nội dung đầy đủ
BHXH Bảo hiểm xã hội
BHYT Bảo hiểm y tế
BM Bộ môn
GĐCSPN Giám đốc cơ sở phía Nam
GĐTT Giám đốc trung tâm
HSPCCV Hệ số phụ cấp chức vụ
KHCN Khoa học công nghệ
NCV Nghiên cứu viên
NCVC Nghiên cứu viên chính
P.GĐTT Phó giám đốc trung tâm
P.T. bộ môn Phó trưởng bộ môn
TN Thâm niên
TNVK Thâm niên vượt khung
T. bộ môn Trưởng bộ môn
Viện CS&CL PTNNNT Viện Chính sách & Chiến lược Phát triển nông
nghiệp nông thôn
8
LỜI MỞ ĐẦU
Sochiro Honda đã từng nói: “Nguồn nhân lực luôn là tài sản quý giá
nhất của tổ chức”1. Đúng vậy nguồn nhân lực là nhân tố trung tâm có ý nghĩa
vô cùng quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của tất cả các tổ chức, nhất
là trong môi trường đầy thách thức và nhiều biến động trong xu thế hội nhập
và cạnh tranh quốc tế trong thời đại ngày nay. Nguồn nhân lực với tiềm năng
tri thức chính là nguồn vốn hàng đầu để dành lợi thế cạnh tranh của các tổ
chức. Nguồn vốn cần được đầu tư thì mới có thể sinh lời, nguồn vốn con
người cũng vậy. Đầu tư cho vốn con người hoàn toàn khác đầu tư cho những
nguồn vốn khác vì con người có suy nghĩ, trái tim, tâm lý, tình cảm, yêu
thương, giận hờn….Vì vậy muốn đầu tư cho vốn con người có hiệu quả cao
thì công ty cần quan tâm đến công tác quản trị nhân lực nói chung và công tác
tạo động lực cho người lao động nói riêng. Vì vậy vai trò của nhà quản trị ở
đây vô cùng quan trọng, chỉ có người lãnh đạo với kiến thức và kỹ năng cần
thiết mới biết cách tác động vào người lao động để phát huy được tinh thần,
khả năng và sức sáng tạo của họ.
Ngày nay Việt Nam đang bước vào một giai đoạn phát triển với những
thách thức và cơ hội mới. Đó là thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, đô thị hóa
trong hoàn cảnh lao động nông nghiệp vẫn chiếm phần lớn tổng lao động và
dân cư nông thôn vẫn chiếm đa số dân số, tốc độ chuyển đổi cơ cấu kinh tế
nông thôn chậm. Đây cũng là giai đoạn nước ta chủ động hội nhập kinh tế
quốc tế trong điều kiện khả năng cạnh tranh của các ngành nông nghiệp còn
yếu và năng lực tiếp cận thị trường rất hạn chế. Trong bối cảnh hiện nay, phát
triển nông nghiệp nông thôn và xóa đói giảm nghèo được ưu tiên quan trọng
của Việt Nam và đổi mới chính sách và chiến lược vẫn là giải pháp quyết
định.
1 Nghệ thuật khích lệ nhân viên trang www.saga.vn
9
Trong khi đó hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ trong lĩnh vực
nông nghiệp nông thôn nước ta còn chưa đáp ứng kịp thời mọi yêu cầu của
thực tế đặt ra. Viện Chính sách & Chiến lược Phát triển nông nghiệp nông
thôn với nguồn nhân lực đăc thù - lao động trí óc đó là các cán bộ nghiên cứu
khoa học về nông nghiệp nông thôn. Vì vậy để cán bộ nghiên cứu cho ra đời
những đề tài nghiên cứu khoa học phục vụ xây dựng chính sách có chất lượng
cao, giá trị sử dụng phục vụ lợi ích của xã hội thì việc tạo động lực làm việc
cho cán bộ nghiên cứu khoa học trong Viện là không thể thiếu. Vì vậy em
chọn đề tài “ Hoàn thiện công tác tạo động lực cho cán bộ nghiên cứu khoa
học tại Viện Chính sách & Chiến lược Phát triển nông nghiệp nông thôn” làm
đề tài nghiên cứu cho chuyên đề thực tập của em.
Mục đích nghiên cứu:
Phân tích thực trạng công tác tạo động lực tại Viện Chính sách & Chiến
lược Phát triển nông nghiệp nông thôn
Đề xuất một số giải pháp tạo động lực lao động cho cán bộ nghiên cứu
ở Viện Chính sách & Chiến lược Phát triển nông nghiệp nông thôn
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu là tạo động lực cho cán bộ nghiên cứu khoa học
tại Viện Chính sách & Chiến lược Phát triển Nông nghiệp nông thôn.
Phạm vi nghiên cứu là tại Viện Chính sách & Chiến lược Phát triển
nông nghiệp nông thôn.
Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp thống kê số liệu: tổng hợp số liệu của Viện có liên quan
đến tạo động lực lao động tại phòng tổ chức hành chính
Phương pháp phân tích: phân tích các báo cáo liên quan đến tình hình
hoạt động của Viện
Phương pháp so sánh: sử dụng so sánh để đối chiếu giữa các kỳ và năm
hoạt động của Viện
10
Phương pháp khảo sát phỏng vấn bằng bảng hỏi
Kết cấu đề tài:
Chương 1: Cơ sở lý luận chung về vấn đề tạo động lực
Chương 2: Đánh giá thực trạng công tác tạo động lực cho người lao
động tại Viện Chính sách & Chiến lược phát triển nông nghiệp nông
thôn.
Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện công tác tạo động lực lao động
cho người lao động tại Viện Chính sách & Chiến lược Phát triển nông
nghiệp nông thôn
11
Chương1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VẤN ĐỀ TẠO ĐỘNG LỰC
I. ĐỘNG LỰC LAO ĐỘNG VÀ CÁC YẾU TỐ TẠO ĐỘNG LỰC
LAO ĐỘNG
Khái niệm
Động lực lao động
a) Động cơ lao động:
Theo J. Piaget: “Động cơ lao động là tất cả các yếu tố thúc đẩy cá thể
hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu và định hướng cho hoạt động đó”.
Theo bài giảng của thầy giáo Lương Văn Úc: “ Động cơ là sự phản ánh
thế giới khách quan vào bộ óc của con người, là những mục tiêu thúc đẩy
hành động của con người nhằm thỏa mãn nhu cầu và tình cảm của họ”.
Một số đặc điểm của động cơ lao động:
Động cơ lao động xảy ra bên trong con người, là những cái vô hình khó
có thể nhận biết được. Con người có ý thức nên thường che dấu được động
cơ, che đậy nó dưới dạng động cơ giả. Song trên thực tế hoạt động và làm
việc động cơ luôn được bộc lộ, do vậy để phát hiện động cơ chúng ta cần xem
xét hành động lao động của mỗi người với tinh thần và thái độ làm việc.
Động cơ lao động rất đa dạng và thường biến đổi theo thời gian và và
chịu tác động của ngoại cảnh do mục đích hành động của con người là khác
nhau và luôn biến đổi. Bởi vậy khó có thể xác định được chính xác động cơ
mà phải dựa vào các phán đoán hoặc điều tra.
b) Động lực lao động:
“ Động lực lao động là sự khao khát và tự nguyện của người lao động
để tăng cường nỗ lực nhằm hướng tới việc đạt các mục tiêu của tổ chức”2.
2 Giáo trình quản trị nhân lực : Th.S Nguyễn Vân Điềm và PGS.TS Nguyễn Ngọc Quân NXB Lao động năm
2004 ( trang 134)
12
“ Động lực của người lao động là những nhân tố bên trong kích thích
con người nỗ lực làm việc trong điều kiện cho phép tạo ra năng suất, hiệu quả
cao”3. Biểu hiện của động lực là sự sẵn sàng nỗ lực, say mê làm việc nhằm
đạt được mục tiêu của tổ chức cũng như của bản thân người lao động.
Một số đặc điểm của động lực lao động
Động lực lao động luôn gắn liền với công việc, với tổ chức và với môi
trường làm việc cụ thể, không có động lực chung chung không gắn với công
việc cụ thể nào.
Động lực lao động được thể hiện trong một công việc cụ thể mà họ
đảm nhận, trong thái độ của họ với tổ chức. Để tạo ra động lực lao động, nhà
quản trị cần hiểu rõ công việc, môi trường làm việc, cũng như mối quan hệ
của họ với tổ chức .
Động lực không phải là đặc điểm tính cách cá nhân. Nó không phải là
cố hữu mà nó luôn luôn thay đổi tùy vào từng thời điểm. Chính đặc điểm này
mà nhà quản trị có thể can thiệp vào quá trình tạo động lực lao động cho
người lao động của mình.
Động lực lao động mang tính tự nguyện. Người lao động có động lực
lao động sẽ làm việc hết mình, làm việc một cách hăng say có chủ đích hoàn
toàn tự nguyện mà không hề cảm thấy phải chịu áp lực hay sức ép nào. Động
lực lao động là nguồn gốc dẫn đến tăng năng suất cá nhân và sản xuất kinh
doanh có hiệu quả trong điều kiện các nhân tố khác không đổi. Động lực lao
động tạo nên sức mạnh vô hình bên trong con người thúc đẩy con người nỗ
lực làm việc hơn, hăng say làm việc hơn. Nhưng động lực lao động không
phải là nhân tố quyết định để tăng năng suất lao động và hiệu quả sản xuất
kinh doanh, nâng cao kinh nghiệm và trình độ chuyên môn của người lao
động.
3 Giáo trình hành vi tổ chức – TS Bùi Anh Tuấn NXB Thống kê năm 2003 ( trang 89)
13
Trên thực tế người lao động không có động lực lao động họ vẫn có thể
hoàn thành công việc vì họ có trình độ, tay nghề và nhiệm vụ phải hoàn
thành.…nhưng hiệu quả công việc không phản ánh đúng khả năng của họ.
Nếu người lao động mất động lực hoặc suy giảm động lực thì lúc đó họ có thể
không hoàn thành nhiệm vụ của mình hoặc hoàn thành nhưng kết quả không
cao đến một mức độ nào đó họ có xu hướng ra khỏi tổ chức.
Mối quan hệ động cơ và động lực:
Động cơ lao động và động lực lao động có mối quan hệ chặt chẽ, khăng
khít với nhau. Động cơ đóng vai trò là tiền đề làm cơ sở cho động lực phát
triển, đồng thời động lực đóng vai trò củng cố, bổ sung cho động cơ của
người lao động.
Động cơ là cái dẫn dắt con người trong quá trình tìm việc. Trong quá
trình thực hiện công việc dưới sự tác động của nhiều yếu tố thì động lực lao
động có thể xuất hiện. Như vậy nếu không có động cơ lao động thì cũng
không thể có động lực lao động, đến lượt mình động lực lao động lại có tác
động ngược lại góp phần củng cố, bổ sung động cơ lao động.
Nếu nhà quản lý biết rõ được động cơ lao động của người lao động thì
họ sẽ có thể tìm được biện pháp tạo động lực cho người lao động.
Tạo động lực lao động
“Tạo động lực được hiểu là hệ thống các chính sách, biện pháp, thủ
thuật quản lý tác động đến người lao động nhằm làm cho người lao động có
động lực trong công việc”4.
Mục đích của tạo động lực là làm tăng khả năng làm việc, tăng năng
suất, chất lượng công việc và mang lại hạnh phúc cho người lao động.
Đối với tổ chức, mục tiêu sử dụng lao động là hiệu quả, năng suất và sự
lâu dài. Do vậy các tổ chức luôn đưa ra các biện pháp nhằm động viên khuyến
4 Giáo trình hành vi tổ chức – TS Bùi Anh Tuấn NXB Thống kê năm 2003 ( trang 91)
14
khích người lao động để họ nỗ lực mang hết khả năng của mình ra làm việc
và giữ họ gắn bó lâu dài với tổ chức.
Đối với người lao động, quá trình lao động ở tổ chức luôn có hướng bị
nhàm chán, bị tác động bởi các yếu tố trong quan hệ lao động và quan hệ xã
hội. Do vậy tinh thần thái độ và tính tích cực của họ có xu hướng giảm sút và
tất yếu họ sẽ tìm lối thoát là đi khỏi tổ chức. Để tác động làm