Tiêu thụ là một trong những hoạt động quan trọng của doanh nghiệp khi tiến hành sản xuất kinh doanh, đặc biệt khi các doanh nghiệp đó hoạt động trong nền kinh tế thị trường, nó đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. Tiêu thụ sản phẩm là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng, là khâu cuối cùng trong hoạt động sản xuất và cũng là khâu đầu tiên trong quá trình tái tạo sản xuất của doanh nghiệp, theo đó các doanh nghiệp sau mỗi quá trình sản xuất phải tiến hành việc bán sản phẩm để thu lại những gì đã bỏ ra và có lãi. Thông qua hoạt động này, doanh nghiệp mới có điều kiện mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Ta thấy rằng không có tiêu dùng thì không có sản xuất. Quá trình sản xuất trong nền kinh tế thị trường thì phải căn cứ vào việc tiêu thụ sản phẩm hay không. Hoạt động tiêu thụ sản phẩm là quá trình chuyển hóa từ hàng sang tiền, nhằm thực hiện đánh giá giá trị hàng hóa sản phẩm trong kinh doanh của doanh nghiệp. Hoạt động tiêu thụ bao gồm nhiều hoạt động khác nhau có liên quan chặt chẽ với nhau: như hoạt động nghiên cứu và dự báo thị trường, xây dựng mạng lưới tiêu thụ, tổ chức và quản lý hệ thống kho tàng, xây dựng chương trình bán Muốn cho các hoạt động này có hiệu quả thì phải có những biện pháp và chính sách phù hợp để đấy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm, đảm bảo cho hàng hóa của doanh nghiệp có thể tiếp xúc một cách tối đa với các khách hàng mục tiêu của mình, để đứng vững trên thị trường, chiến thắng trong cạnh tranh và đưa doanh nghiệp ngày càng phát triển lớn mạnh.
Trong thực tế hiện nay, công tác tiêu thụ chưa được các doanh nghiệp chú ý một cách đúng mức, đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước. Các doanh nghiệp nhà nước vẫn chưa hoàn toàn xóa bỏ được các ý niệm về tiêu thụ trước đây, việc tiêu thụ hoàn toàn do Nhà nước thực hiện thông qua các doanh nghiệp thương nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp không thể dựa vào Nhà nước giúp đỡ cho việc thực hiện hoạt động tiêu thụ, các doanh nghiệp phải tự mình xây dựng cho mình chương trình thích hợp nhằm đảm bảo cho tiêu thụ được tối đa sản phẩm mà mình sản xuất. Một trong các chương trình đó là công tác hoàn thiện và nâng cao công tác tiêu thụ sản phẩm.
Do đó, trong quá trình thực tập tại công ty cổ phần xích líp Đông Anh, được sự chỉ bảo tận tình của giáo viên hướng dẫn: Thạc sĩ Phạm Hồng Hải và sự giúp đỡ nhiệt tình của ban lãnh đạo, các anh chị các phòng ban của Công ty, cùng với kiến thực tích lũy được trong quá trình học, em xin mạnh dạn chọn đề tài:
“ Hoàn thiện và nâng cao công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty Cổ phần xích líp Đông Anh”
Trong chuyên đề thực tập em xin trình bày ba nội dung chính sau:
Chương 1: Khái quát chung về công ty cổ phần xích líp Đông Anh.
Chương 2: Thực trạng công tác tiêu thụ của công ty cổ phần xích líp Đông Anh.
Chương 3: Giải pháp nâng cao công tác tiêu thụ của Công ty cổ phần xích líp Đông Anh.
Kiến thức về tiêu thụ rộng lớn nên chắc chắn trong quá trình thực tập và viết chuyên đề thực tập, em có nhiều thiếu sót và hạn chế. Do vậy, em rất mong được cô đóng góp đề bài chuyên đề thực tập của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn!
59 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1942 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện và nâng cao công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty Cổ phần xích líp Đông Anh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU
Tiêu thụ là một trong những hoạt động quan trọng của doanh nghiệp khi tiến hành sản xuất kinh doanh, đặc biệt khi các doanh nghiệp đó hoạt động trong nền kinh tế thị trường, nó đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. Tiêu thụ sản phẩm là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng, là khâu cuối cùng trong hoạt động sản xuất và cũng là khâu đầu tiên trong quá trình tái tạo sản xuất của doanh nghiệp, theo đó các doanh nghiệp sau mỗi quá trình sản xuất phải tiến hành việc bán sản phẩm để thu lại những gì đã bỏ ra và có lãi. Thông qua hoạt động này, doanh nghiệp mới có điều kiện mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Ta thấy rằng không có tiêu dùng thì không có sản xuất. Quá trình sản xuất trong nền kinh tế thị trường thì phải căn cứ vào việc tiêu thụ sản phẩm hay không. Hoạt động tiêu thụ sản phẩm là quá trình chuyển hóa từ hàng sang tiền, nhằm thực hiện đánh giá giá trị hàng hóa sản phẩm trong kinh doanh của doanh nghiệp. Hoạt động tiêu thụ bao gồm nhiều hoạt động khác nhau có liên quan chặt chẽ với nhau: như hoạt động nghiên cứu và dự báo thị trường, xây dựng mạng lưới tiêu thụ, tổ chức và quản lý hệ thống kho tàng, xây dựng chương trình bán… Muốn cho các hoạt động này có hiệu quả thì phải có những biện pháp và chính sách phù hợp để đấy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm, đảm bảo cho hàng hóa của doanh nghiệp có thể tiếp xúc một cách tối đa với các khách hàng mục tiêu của mình, để đứng vững trên thị trường, chiến thắng trong cạnh tranh và đưa doanh nghiệp ngày càng phát triển lớn mạnh.
Trong thực tế hiện nay, công tác tiêu thụ chưa được các doanh nghiệp chú ý một cách đúng mức, đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước. Các doanh nghiệp nhà nước vẫn chưa hoàn toàn xóa bỏ được các ý niệm về tiêu thụ trước đây, việc tiêu thụ hoàn toàn do Nhà nước thực hiện thông qua các doanh nghiệp thương nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp không thể dựa vào Nhà nước giúp đỡ cho việc thực hiện hoạt động tiêu thụ, các doanh nghiệp phải tự mình xây dựng cho mình chương trình thích hợp nhằm đảm bảo cho tiêu thụ được tối đa sản phẩm mà mình sản xuất. Một trong các chương trình đó là công tác hoàn thiện và nâng cao công tác tiêu thụ sản phẩm.
Do đó, trong quá trình thực tập tại công ty cổ phần xích líp Đông Anh, được sự chỉ bảo tận tình của giáo viên hướng dẫn: Thạc sĩ Phạm Hồng Hải và sự giúp đỡ nhiệt tình của ban lãnh đạo, các anh chị các phòng ban của Công ty, cùng với kiến thực tích lũy được trong quá trình học, em xin mạnh dạn chọn đề tài:
“ Hoàn thiện và nâng cao công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty Cổ phần xích líp Đông Anh”
Trong chuyên đề thực tập em xin trình bày ba nội dung chính sau:
Chương 1: Khái quát chung về công ty cổ phần xích líp Đông Anh.
Chương 2: Thực trạng công tác tiêu thụ của công ty cổ phần xích líp Đông Anh.
Chương 3: Giải pháp nâng cao công tác tiêu thụ của Công ty cổ phần xích líp Đông Anh.
Kiến thức về tiêu thụ rộng lớn nên chắc chắn trong quá trình thực tập và viết chuyên đề thực tập, em có nhiều thiếu sót và hạn chế. Do vậy, em rất mong được cô đóng góp đề bài chuyên đề thực tập của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội ngày 28/12/2010
Sinh Viên
Nguyễn Thị Quyến
Chương 1: Khái quát chung về Công ty cổ phần Xích Líp Đông Anh
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp
1.1.1 Thông tin chung về doanh nghiệp
Tên Công ty: Công ty Cổ phần Xích Líp Đông Anh
Ngành nghề kinh doanh: Sản xuất kinh doanh các sản phẩm phụ trợ ô tô xe máy
Tên tiếng Anh: DONGANH C&F COMPANY
Tên giao dịch quốc tế: DONG ANH JOINT STOCK COMPANY
Địa chỉ: Số 11- tổ 47- Thị trấn Đông Anh - Hà Nội
Điện thoại: 04 388 323 69 - Fax: 04 388 353 95
Email: xichlipda@vnn.vn
Website: www.xichlipda.vn
Logo:
Công ty Cổ phần Xích líp Đông Anh có trụ sở tại Số 11 - Tổ 47 - Thị trấn Đông Anh - Thành phố Hà Nội là một đơn vị hạch toán kinh doanh độc lập, tự chủ trực thuộc UBND Thành phố Hà Nội.
1.1.2. Quá trình ra đời và phát triển doanh nghiệp
Ngày 17 tháng 07 năm 1974, Xí nghiệp xích líp xe đạp Hà Nội (nay là Công ty Cổ phần Xích líp Đông Anh) được Ủy ban hành chính Hà Nội (nay là UBND Thành phố Hà Nội) quyết định thành lập xí nghiệp do Cục Công nghiệp Hà Nội quản lí.
Đến năm 1992, do yêu cầu đổi mới sắp xếp lại doanh nghiệp của nhà nước, Xí nghiệp Xích líp xe đạp Hà Nội được UBND Thành phố Hà Nội được thành lập lại với tên gọi Xí nghiệp Xích líp thuộc Liên hiệp xe đạp, xe máy Hà Nội.
Năm 1994, Công ty Xích líp Đông Anh được UBND Thành phố Hà Nội xếp hạng doanh nghiệp nhà nước hạng III.
Năm 1998, với yêu cầu và nhiệm vụ mới, Xí nghiệp Xích líp được UBND Thành phố Hà Nội đổi tên thành Công ty Xích líp Đông Anh kèm theo đó là chức năng nhiệm vụ, ngành nghề kinh doanh đa dạng hơn nhằm phục vụ cho chiến lược phát triển của Thành phố Hà nội trong thời kỳ đổi mới.
Năm 2001, Công ty Xích líp Đông Anh được UBND Thành phố Hà nội xếp hạng doanh nghiệp nhà nước hạng II.
Năm 2003, theo tinh thần của Nghị định 50/CP của Chính phủ về thành lập, tổ chức lại, giải thể và phá sản doanh nghiệp nhà nước, Công ty Bi Hà Nội được UBND Thành phố Hà Nội sáp nhập vào Công ty Xích líp Đông Anh. Cũng cùng năm này, Công ty phụ tùng xe đạp Đông Anh cũng được UBND Thành phố Hà Nội sáp nhập vào Công ty Xích líp Đông Anh.
Năm 2004, Công ty Xích líp Đông Anh được UBND Thành phố Hà Nội xếp hạng doanh nghiệp nhà nước hạng I.
Năm 2005, Công ty Xích líp Đông Anh được UBND Thành phố Hà Nội chuyển thành Công ty 100% vốn nhà nước với tên gọi: Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Xích líp Đông Anh do UBND TP Hà Nội là chủ sở hữu.
Ngày 13 tháng 4 năm 2009, căn cứ quyết định số 1549/QĐ-UBND ngày 23 tháng 04 năm 2007 của UBND Thành phố Hà Nội Thành Phố về việc cho phép Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Xích líp Đông Anh triển khai cổ phần hoá và thành lập Ban cổ phần hoá doanh nghiệp, sau 2 năm triển khai quá trình cổ phần hóa, Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Xích líp Đông Anh chính thức chuyển đổi thành Công ty Cổ phần Xích Líp Đông Anh.
1.1.3. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty
1.1.3.1. Chức năng
Chức năng chủ yếu của Công ty Xích líp Đông Anh là sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu các mặt hàng:
+ Phụ tùng ô tô, xe máy, xe đạp, nguyên nhiên vật liệu và các sản phẩm cơ kim khí khác, mạ Niken-Crom, gia công tráng phủ bề mặt.
+ Thiết bị, máy móc, phụ tùng, khuôn mẫu phục vụ cho sản xuất.
+ Các sản phẩm từ chất dẻo; nguyên liệu nhựa; phế liệu nhựa các loại.
+ Hoá chất, nguyên liệu, vật tư, phụ gia.
Bên cạnh đó để phục vụ cho hoạt động kinh doanh chính của mình, Công ty cũng tham gia vào các lĩnh vực tổ chức đào tạo, dạy nghề; giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm của Công ty và các sản phẩm liên doanh, liên kết; kinh doanh thương mại tổng hợp, dịch vụ vận chuyển hàng hoá, dịch vụ cho thuê bến bãi đỗ xe, kho hàng, văn phòng, cửa hàng, siêu thị, nhà ở, trung tâm thương mại; kinh doanh bất động sản.
1.1.3.2. Nhiệm vụ
Về sản xuất - kinh doanh, Công ty hướng vào nhiệm vụ sản xuất kinh doanh: xích, líp, phụ tùng xe đạp, xe máy, ô tô và xích công nghiệp các loại, bi cầu, sản phẩm mạ và các sản phẩm cơ kim khí khác; liên doanh, liên kết, hợp tác đầu tư với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước; nhập khẩu nguyên vật liệu để mở rộng sản xuất kinh doanh, làm đại lý, mở cửa hàng giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm của Công ty.
Về văn hoá - xã hội, Công ty luôn chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ công nhân viên có phẩm chất đạo đức và trình độ chuyên môn; xây dựng nếp sống văn hoá công nghiệp; xây dựng chỉ tiêu cụ thể các danh hiệu thi đua quyết thắng, danh hiệu người tốt việc tốt, tập thể tốt phù hợp với nội dung nếp sống văn hoá công nghiệp; hưởng ứng các phong trào đền ơn đáp nghĩa, phong trào ủng hộ đồng bào bị thiên tai, lũ lụt, tích cực phòng chống các tệ nạn xã hội.
1.2. Đánh giá kết quả đạt được
1.2.1. Tình hình doanh thu và lợi nhuận của Công ty
Theo bảng 1.1 ta thấy doanh thu từ năm 2005 đến 2008 tăng mạnh với tốc độ tăng trưởng khoảng 30% qua các năm . Tốc độ tăng trưởng cao và ổn định như vậy là do Công ty đã nắm bắt đúng nhu cầu của thị trường và thay đổi sản phẩm. Cụ thể, các sản phẩm xích, líp dành cho xe đạp vốn là sản phẩm truyền thống, nay Công ty đã tiến hành thu hẹp sản xuất các mặt hàng này vì nhu cầu thị trường giảm, lợi nhuận mang lại không cao. Chính vì nắm bắt được nhu cầu như vậy nên sản phẩm của Công ty được khách hàng chấp nhận, đồng thời Công ty trở thành đối tác chiến lược cung cấp các linh kiện cho các hãng sản xuất lắp ráp ô tô, xe máy lớn trong nước như HONDA, SYM, YAMAHA.
Năm 2009, tốc độ tăng doanh thu của Công ty chỉ đạt 0,4% thấp nhất trong 5 năm trở lại đây. Một điều dễ hiểu là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế trong khi đó phần lớn doanh thu của Công ty đều là theo đơn đặt hàng từ các hãng lớn có sức ảnh hưởng lớn đến Công ty như: HONDA, YAMAHA, SYM –. Trong cuộc khủng hoảng kinh tế 2009, các công ty này chắc chắn bị ảnh hưởng, do đó
hoạt động sản xuất kinh doanh cũng sẽ bị ảnh hưởng nặng nề theo nó.
Về chỉ tiêu lợi nhuận, qua bảng 1.1, ta có thể thấy, lợi nhuận sau thuế cũng không ngừng tăng qua các năm. Cụ thể năm 2005 là 3687 triệu đồng, tăng 110,54% đạt mức tăng cao nhất trong vòng 10 năm (2000 - 2009). Năm 2006 đạt 4.553 triệu đồng, tăng 23.48% so với năm 2005. Năm 2007 lợi nhuận là 5.109 triệu đồng, tăng 12,21%. Năm 2008 và năm 2009, mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề của suy thoái kinh tế, doanh thu có bị sụt giảm nhưng Công ty vẫn có mức tăng lợi nhuận là 7,81% và 2,81%.
Bảng 1.1: Tình hình doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp
qua các năm 2005-2009.
TT
Chỉ tiêu
ĐVT
2005
2006
2007
2008
2009
1
Vốn kinh doanh
Tr.đồng
15.245
17.893
23.756
25.194
17.193
2
Doanh thu
Tr.đồng
222.119
279.789
371.991
463.381
465.000
Tốc độ tăng
%
33,48
25,96
32,95
24,57
0,4
3
LN trước thuế
Tr.đồng
5.028
6.234
7.659
7.650
7865
Tỷ suất LN trước thuế/ doanh thu
%
2,26
2,22
2,05
1,65
1,69
Tỷ suất LNtrước thuế/ vốn
%
33,0
34,8
32,2
30,4
45,74
4
Nộp ngân sách
Tr.đồng
15.448
21.404
22.094
24.429
25.500
Tốc độ tăng
%
31,45
38,55
03,22
10,57
4,38
5
Lợi nhuận sau thuế
Tr.đồng
3.687
4.553
5.109
5.508
5.663
Tốc độ tăng
%
110,54
23,48
12,21
7,81
2,81
( Nguồn: phòng kinh doanh)
Chỉ tiêu tỉ suất lợi nhuận trước thuế/ doanh thu cho ta biết 1 đồng doanh thu tạo ra thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này có xu hướng giảm qua các năm, cụ thể từ 2005 đến 2009, chỉ tiêu này giảm từ 2,26% xuống còn 1,69%. Điều này cho thấy hiệu quả kinh doanh của Công ty chưa cao, chi phí cho sản xuất, kinh doanh còn lớn. Chỉ tiêu tỉ suất lợi nhuận /vốn đánh giá khả năng sử dụng vốn của Công ty có hiệu quả hay không? Chỉ tiêu này cho biết khả năng sinh lời của vốn tức là một đồng vốn có thể tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này khá ổn định qua các năm và tương đối cao, cụ thể tỉ suất này luôn ổn định ở mức trên 30% qua các năm.Một điều đáng ghi nhận, năm 2009, mặc dù thoái kinh tế, Công ty đầu tư vốn ít hơn với giá trị vốn kinh doanh là 17.193 triệu đồng song hiệu quả sử dụng vốn lại cao hơn với tỉ suất lợi nhuận trước thuế/vốn là 45,74%. Điều này lý giải vì sao năm 2009 mặc dù các chỉ tiêu tổng giá trị sản xuất công nghiệp và doanh thu đều giảm mạnh nhưng chỉ tiêu lợi nhuận của Công ty vẫn cao hơn so với năm 2008.
Bảng 1.2 cho ta biết kết quả các chỉ tiêu kế hoạch và thực hiện của 6 tháng đầu năm 2010 ta nhận thấy về cơ bản Doanh nghiệp đã đạt được những chỉ tiêu đã đề ra, và quý II làm tốt hơn quý I.
Trong quý I, giá trị sản xuất công nghiệp đạt 144628 triệu đồng trong khi kế hoạch đặt ra là 135.500 triệu đồng, tức Công ty đã vượt chỉ tiêu ở mức 106,7%. Mức doanh thu của doanh nghiệp cũng vượt chỉ tiêu là 105,1%. Tuy nhiên, nhuận của Doanh nghiệp lại không đạt được như kế hoạch mong muốn, chỉ đạt được 87,3% . Điều này có thể xuất phát từ việc quản lý chi phí trong quá trình sản xuất và tiêu thụ đã dẫn đến chi phí phát sinh tăng vượt quá mức cho phép. Do đó, mặc dù doanh thu của Công ty khá cao, nhưng mức chi phí thì không đạt yêu cầu đã dẫn tới lợi nhuận không được như kỳ vọng. Đây cũng chính là vấn đề cần đặt ra cho ban quản lý của Công ty làm sao để có thể giảm thiểu chi phí để tăng mức lợi nhuận của doanh nghiệp hơn.
Bảng 1.2: Bảng báo kết quả kinh doanh kế hoạch và thực hiện
6 tháng đầu năm 2010
TT
Chỉ tiêu
ĐVT
Quý I/ 2010
Tỷ lệ % hoàn thành KH
KH QII/ TH QI
Quý II/2010
Tỷ lệ % hoàn thành KH
Kế hoach
Thực hiện
Kế hoach
Thực hiện
1
Giá trị sản xuất CN
Tr đ
135.500
144.628
106,7
104,3
150.800
167.156
110,8
2
Doanh thu
Tr đ
159.000
167.089
105,1
101,7
170.000
167.101
98,2
3
TNDN(lợi nhuận)
Tr đ
6.000
5.237
87,3
103,1
5.400
8.713
161
4
Thu nhập BQ
Tr đ
3
3
100
100
3
3,2
106,7
( Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty)
Trong quý II có một số thay đổi trong các chỉ tiêu đã đạt được. Chỉ tiêu tổng giá trị sản xuất không những có mức kế hoạch cao hơn kết quả thực hiện được quý I (bằng 104,33%) mà còn vượt kế hoạch quý II đã đề ra là 110,8%. Tuy nhiên chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận lại cho kết quả ngược lại. Doanh thu quý II không đạt chỉ tiêu, chỉ đạt 98,2%. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là có thể do ban lãnh đạo đặt chỉ tiêu cao hơn mức thực hiện trong quý I là 101,7% trong khi mức doanh thu thực hiện được trong quý chỉ hơn mức thực hiện quý trước không đáng kể. Bên cạnh đó, chỉ tiêu lợi nhuận lại rất khả quan với mức đạt chỉ tiêu là 161%. Để có được kết quả đó là do doanh nghiệp đã có nhiều biện pháp giảm chi phí trong quá trình sản xuất và tiêu thụ. Do đó, mặc dù doanh thu quý II cao hơn so với quý I không nhiều nhưng lợi nhuận của quý II thì tăng đáng kể so với quý I và kế hoạch của quý II. Đây là một điều doanh nghiệp cần tiếp tục phát huy ở những quý sau.
1.2.2. Tiền lương của lao động
Qua bảng 1.3 ta thấy số lượng lao động có tốc độ tăng khá nhanh, từ năm 2005 đến năm 2007, tốc độ tăng từ 4,75% lên 9,53 %. Cao nhất vào năm 2007 với mức 9,53%. Tuy nhiên, từ năm 2007- 2009, tốc độ tăng lại có xu hướng giảm. Năm 2009 cũng do nguyên nhân suy thoái kinh tế số lượng lao động tăng thêm giảm đáng kể, chỉ tăng thêm 24 người với mức 1,81% so với năm 2008. Năm 2009 suy thoái kinh tế, công ty đã có chiến lược cắt giảm nguồn nhân lực nhằm giảm thiểu chi phí kinh doanh. Đây là một hướng đi tốt giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn trong thời kì khủng hoảng.
Bảng 1.3: Lao động và tiền lương
TT
Chỉ tiêu
ĐVT
2005
2006
2007
2008
2009
1
Lao động
Người
993
1.133
1.241
1.326
1350
Tốc độ tăng
%
4,75
4,10
9,53
6,85
1,81
2
Thu nhập bình quân (người/ tháng)
Ngàn đồng
1.800
1.980
2.100
2.250
3.200
Tốc độ tăng
%
24,14
1,1
6,06
7,14
42,22
(Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần Xích líp Đông Anh)
Về mặt thu nhập, trong những năm qua, thu nhập trung bình của người lao động trong Công ty đã không ngừng được nâng cao và đều đạt mức trung bình khá so với nhiều doanh nghiệp khác trên địa bàn. Đặc biệt, trong năm 2009 dù có khó khăn về tình hình sản xuất, Công ty vẫn thực hiện lộ trình tăng lương cho người lao động, thu nhập bình quân là 3.200.000 đồng/người với mức tăng 42,22% so với năm 2008. Đây thực sự là một cố gắng của Ban giám đốc Công ty nhằm khuyến khích toàn bộ tập thể cán bộ công nhân viên nỗ lực hết mình đưa Công ty vượt qua khó khăn tạm thời, tiếp tục đẩy mạnh sản xuất - kinh doanh trong những năm tới.
1.3. Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp
Bộ máy quản lý của Công ty tổ chức theo kiểu hỗn hợp trực tuyến chức năng. Căn cứ vào nhiệm vụ, lĩnh vực kinh doanh của Công ty nên Công ty có cơ cấu tổ chức bộ máy như hình 1.3. Bộ máy quản lý của Công ty được chia làm ba bộ phận có chức năng nhiệm vụ rõ ràng: Ban điều hành, Bộ phận điều hành sản xuất kinh doanh chung, Bộ phận sản xuất trực tiếp.
1.3.1. Ban điều hành
Ban điều hành bao gồm Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Ban giám soát gồm có Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc, các Phó Tổng giám đốc thường trực phụ trách sản xuất-kỹ thuật, Phó Tổng giám đốc phụ trách chất lượng - thiết bị, Phó Tổng giám đốc phụ trách hành chính - đời sống.
+ Đại hội cổ đông: Đại hội đồng cổ đông gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan có thẩm quyền quyết định cao nhất của Công ty Cổ phần Xích líp Đông Anh. Đại hội cổ đông họp thường niên 4 tháng/lần và thông qua những vấn đề chiến lược của Công ty như: thông qua định hướng phát triển của Công ty; bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban Kiểm soát; thông qua báo cáo tài chính hằng năm; quyết định tổ chức lại, giải thể Công ty; quyết định sửa đổi, bổ sung Điều lệ Công ty.
+ Hội đồng quản trị: Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý Công ty, do Đại hội đồng cổ đông bầu và miễn nhiệm. Hội đồng quản trị quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch kinh doanh hàng năm của Công ty; quyết định phương án đầu tư và dự án đầu tư. Hội đồng quản trị có quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng đối với Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc và Kế toán trưởng, giám sát, chỉ đạo Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc và Kế toán trưởng trong điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của Công ty.
+ Ban kiểm soát: Ban Kiểm soát có nhiệm kỳ 5 năm. Thành viên Ban kiểm soát là cổ đông trong Công ty, do Đại hội đồng cổ đông bầu trực tiếp bằng bỏ phiếu kín. Các thành viên Ban Kiểm soát bầu một người làm Trưởng Ban kiểm soát. Ban Kiểm soát thực hiện giám sát Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc trong việc quản lý và điều hành Công ty; chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông trong thực hiện các nhiệm vụ được giao.
+ Ban giám đốc: Ban giám đốc Công ty gồm có: Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc, Phó Tổng Giám đốc thường trực phụ trách sản xuất-kỹ thuật, Phó Tổng giám đốc Phụ trách Chất lượng-Thiết bị, Phó Tổng giám đốc Phụ trách Hành chính - Đời sống.
Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc là người đại diện theo pháp luật của Công ty. Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc là người điều hành công việc kinh doanh hàng ngày của Công ty; chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị và chịu trác