Chuyên đề : Kim loại kiềm – Kim loại kiềm thổ - Nhôm (6)

Câu 1: Trong các tính chất : (1) tác dụng với H2O ở nhiệt độ thường. (2) tác dụng với axit. (3) khử được ion kim loại khác trong dung d ị ch muối. (4) tác dụng với phi kim. Kim loại kiềm không có tính chất A. (1) B. (2) C. (3) D. (4) Câu 2: Một trong những phương pháp điều chế NaOH trong công nghiệp là: A. Cho Na tác dụng với H2O B. Điện phân dung dị ch NaCl có màng ngăn C. Điện phân dung dị ch NaCl không có màng ngăn D. Cả 3 đều đúng Câu 3: Xác đị nh kim loại M biết rằng M cho ra ion M+ có cấu hình của Ar . A. Na B. K C. Mg D. Cs

pdf6 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3029 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề : Kim loại kiềm – Kim loại kiềm thổ - Nhôm (6), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên đề: Kim loại kiềm – Kim loại kiềm thổ - Nhôm (6) Câu 1: Trong các tính chất : (1) tác dụng với H2O ở nhiệt độ thường. (2) tác dụng với axit. (3) khử được ion kim loại khác trong dung dịch muối. (4) tác dụng với phi kim. Kim loại kiềm không có tính chất A. (1) B. (2) C. (3) D. (4) Câu 2: Một trong những phương pháp điều chế NaOH trong công nghiệp là: A. Cho Na tác dụng với H2O B. Điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn C. Điện phân dung dịch NaCl không có màng ngăn D. Cả 3 đều đúng Câu 3: Xác định kim loại M biết rằng M cho ra ion M+ có cấu hình của Ar . A. Na B. K C. Mg D. Cs Câu 4: Phát biểu nào sau đây sai khi nói về kim loại A. Luôn thể hiện tính khử trong các phản ứng hóa học B. Dễ nhường electron để trở thành các ion dương C. Luôn chỉ có 1; 2 hoặc 3 electron ở lớp ngoài cùng D. Trong điều kiện thường, các kim loại đều ở thể rắn hoặc lỏng Câu 5: So sánh pH của các dung dịch loãng cùng nồng độ NaOH (1) , NH3 (2), Ba(OH)2 (3) A. (1) < (2) < (3) B. (2) < (1) < (3) C. (2) < (3) < (1) D. (3) < (1) <(2) Câu 6: Cách nhận biết hợp chất Natri A. Cho tác dụng với axit B. Thử màu ngọn lửa C. Tạo kết tủa với ion CO3 2- D. Dùng chỉ thị màu Câu 7: Trong các phát biểu sau về tính cứng của nước (1) Đun sôi ta chỉ loại được tính cứng tạm thời (2) Có thể dùng Na2CO3 để loại cả tính cứng tạm thời và tính cứng vĩnh cửu (3) Có thể dùng HCl để loại tính cứng của nước (4) Có thể dùng Ca(OH)2 với lượng vừa đủ để loại tính cứng của nước Chọn phát biểu đúng : A. (1) , (2) B. (2), (4) C. (1) , (2) , (4) D. (2) , (3) Câu 8: Al tan được trong dd NaOH và tan được trong dd HCl. Qua 2 phản ứng trên chứng tỏ: A. Al vừa là axit vừa là bazơ B. Al thể hiện tính khử C. Al vừa là chất oxi hóa vừa là chất khử D. Al thể hiện tính oxi hóa Câu 9: Để chứng minh NaHCO3 là hợp chất lưỡng tính ta cho NaHCO3 tác dụng với các dung dịch A. NaOH và HCl B. NaOH và NH3 C. HCl và CuSO4 D. HCl và CO2 Câu 10: Nhóm chất nào đều chứa các chất vừa tác dụng được với dd NaOH vừa tác dụng với HCl. A. NaHCO3 , Al(OH)3 , H2N - CH2 - COOH , NaHSO4 B. AlCl3 , Al(OH)3 , NaHCO3 , H2N - CH2 - COOH C. Al2O3 , Al , NaHCO3 , Al(OH)3 , H2N - CH2 - COOH D. Al(NO3)3 , NaHCO3 , Al(OH)3 , Al2O3 Câu 11: Hòa tan hỗn hợp A gồm : BaO , Al2O3 , FeO vào H2O dư được dd B và chất rắn C. Chất rắn C hoàn toàn không tan trong dd NaOH. Thành phần chất tan trong B. A. Ba(OH)2 B. Ba(AlO2)2 C. Ba(OH)2 và Ba(AlO2)2 D. Ba(AlO2)2 và có thể có Ba(OH)2 Câu 12: Hòa tan hỗn hợp X gồm Na , Al , Fe vào H2O dư đến khi phản ứng kết thúc được dd A và chất rắn B. B là : A. Fe và Al B. Fe C. Fe và có thể có Al D. Fe , Al và có thể có Na. Câu 13: Từ MgCl2 điều chế Mg ta sử dụng phương pháp nào sau đây. A. Điện phân dd MgCl2 B. Cho Na vào dd MgCl2 C. Chuyển MgCl2 thành MgO rồi dùng CO để khử D. Điện phân MgCl2 nóng chảy. Câu 14: Từ quặng boxit để tinh chế Al2O3 ta dùng nhóm thuốc thử nào sau đây : A. dd NaOH , CO B. dd HCl và CO2 C. dd NaOH và CO2 D. dd HCl , CO , CO2 Câu 15: Phương pháp điều chế KOH trong công nghiệp A. cho K tác dụng với H2O B. điện phân dd KCl có màng ngăn C. cho K2O tác dụng với H2O D. cho Ba(OH)2 tác dụng với dd K2SO4 Câu 16: Trong số các dd : NaOH , Na2CO3 , NH3 dung dịch có khả năng kết tủa được Al(OH)3 từ dd AlCl3 là : A. Chỉ có dd NaOH B. Chỉ có dd NH3 C. Chỉ có dd NH3 và dd Na2CO3 D. cả 3 dung dịch Câu 17: Chất nào sau đây không thể  được Al(OH)3 từ dd NaAlO2 A. CO2 B. HCl C. NH3 D. H2SO4l(l) Câu 18: Cho sơ đồ sau : dd AlCl3 + dd A Al(OH)3↓. Nếu dùng A dư, A là : A. NaOH B. Ba(OH)2 C. KOH D. NH3 Câu 19: Để bảo quản kim loại kiềm người ta ngâm kim loại kiềm trong. A. H2O B. Rượu C. Dầu hỏa D. dd rượu Câu 20: Vật bằng nhôm thường bền là do : A. Al có tính khử mạnh B. Al có tính khử yếu C. Al là kim loại D. Có lớp Al2O3 mỏng bền bảo vệ. Câu 21: Dãy gồm các kim loại đều tan được trong nước. A. K , Na , Mg , Ca B. K , Na ,Ca , Ba C. Fe , Na , K , Mg D. Be , Na , K , Ca Câu 22: Yếu tố nào sau đây không phải là nguyên nhân làm cho kim loại kiềm có nhiệt độ nóng chảy thấp, khối lượng riêng nhỏ và độ cứng thấp. A. Liên kết kim loại trong mạng kém bền B.Bán kính nguyên tử lớn C. Mạng tinh thể "rỗng" hơn so với các kim loại khác. D.Có 1 e lớp ngoài cùng Câu 23: Có các phản ứng sau : CaO + CO2  CaCO3 (1) CaCO3 + CO2 + H2O Ca(HCO3)2 (2) Ca(OH)2 + CO2  CaCO3 (3) NaCO3 + CaCl2  CaCO3 + 2NaCl (4) Phản ứng giải thích sự tạo thành thạch nhũ và sự ăn mòn đá vôi của nước mưa là : A. (1) B. (2) C. (3) D. (4) Câu 24: Chất nào sau đây là nguyên liệu để đúc tượng, sản xuất phấn viết bảng, chất kết dính trong vật liệu xây dựng. A. CaO B. Ca(OH)2 C. CaSO4 D. CaCO3 Câu 25: Trong quá trình sản xuất nhôm việc làm sạch nguyên liệu (loại bỏ tạp chất) rất cần thiết vì nếu nhôm lẫn tạp chất thì : A. Al dẫn điện kém B. Al dẫn nhiệt kém C. Al bị ăn mòn hóa học D. Al bị ăn mòn điện hóa. Câu 26: Khi cho 100ml dd AlCl3 1M với 350 ml dd NaOH 1M phản ứng kết thúc, khối lượng  thu được là: A. 3,9(g) B. 7,8(g) C. 9,1(g) D. 12,3(g) Câu 27: Hỗn hợp X gồm hai kim loại A ,B ở hai chu kì liên tiếp của nhóm IIA . Lấy 0,88 g X cho tan hoàn toàn trong ddHCl dư thấy tạo ra 672 ml khí (đktC. . Cô cạn dd thu được m g muối khan . 1: Giá trị của m : A. 3,01g B. 1,94g C. 2,95g D. 2,84g 2: Hai kim loại A ,B là : A. Be , Mg B. Mg , Ca C. Ca , Sr D. Be ,Ba 3: Thành phần % theo khối lượng của hh X : A. 33,33% ; 66,67% B. 22,8% ; 77,2% C. 45,45% ; 54,55% D. 50% ;50% Câu 28: 250 ml ddA chứa Na2CO3 và NaHCO3 khi tác dụng với ddH2SO4 dư cho ra 2,24 lit CO2 (đkc). 500ml ddA với ddBaCl2 dư cho ra 15,76g kết tủa . Nồng độ mol của muối NaHCO3 là : A. 0,02M B. 0,24M C. 0,08M D. 0,0004M Câu 29: Một hh X gồm Na và Ba có khối lượng 32g . X tan hết trong nước cho ra 6,72 lit khí (đkc). Khối lượng của Na , Ba trong hh lần lượt là : A. 4,6g ; 27,4g B. 3,2g ; 28,8g C. 2,3g ; 29,7g D. 2,7g ; 29,3g Câu 30: Chất nào sau đây có thể làm mềm nước cứng có chứa CaCl2 và Mg(HCO3)2 A. Ca(OH)2 B. Na2CO3 C. HCl D. NaOH Câu 31: Trong các chất: NaCl , Ca(OH)2 , Na2CO3 , HCl.Chất có thể làm mềm nước cứng tạm thời là : A. NaCl và Ca(OH)2 B. Ca(OH)2 và Na2CO3 C. Na2CO3 và HCl D. NaCl và HCl Câu 32: Quặng nào sau đây dùng sản xuất nhôm trong công nghiệp A. Xiđêrit B. Manhêtit C. Boxit D. đolomit Câu 33: Hợp kim nào sau đây không phải là hợp kim nhôm : A. Đuyra B. Thép C. Silumin D. almelec Câu 34: Người ta có thể dùng thùng bằng nhôm để đựng axit A. HNO3 loãng, nóng B. HNO3 loãng, nguội C. HNO3 đặc, nguội C. HNO3 đặc, nóng Câu 35: Cho 5,4g Al tác dụng với dd HNO3 6,3% vừa đủ được mg dung dịch A và khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của m. A. 400 g B. 394 g C. 406 g D. 390 g Câu 36: Hòa tan 3,9g K và 1,35 g Al vào H2O (dư) phản ứng xong thể tích H2 (đkc) thu được là: A. 1,12 B. 2,24 C. 1,69 D. 2,8 (l) Câu 37: Trong phản ứng sau : HCO3 - + HOH  CO3 2- + H3O + ion HCO3 - và HOH lần lượt có vai trò là A. axit và bazơ. B. bazơ và axit. C. chất khử và chất oxi hóa. D. lưỡng tính và trung tính. Câu 38: Công thức hoá học của phèn chua là A. K2SO4.24H2O. B. Al2(SO4)3.12H2O. C. KAl(SO4)2.12H2O. D. K2SO4.Al2(SO4)3.12H2O. Câu 39: Chất nào không tan được trong cả dd HCl và dd KOH A. NaHCO3. B. Al(OH)3. C. Al2O3. D. NaAl(OH)4. Câu 40: Phản ứng thể hiện tác hại của nước cứng khi giặt bằng dd xà phòng? A. 2KC17H35COO + Ca(HCO3)2  Ca(C17H35COO)2  + 2KHCO3 B. 2KC17H35COO + Mg(HCO3)2  Mg (C17H35COO)2  + 2KHCO3 C. 2NaC17H35COO + Ca(HCO3)2  Ca(C17H35COO)2  + 2NaHCO3 D. 2NaC17H35COO + CaSO4  Ca(C17H35COO)2  + 2NaHCO3 Câu 41: Phản ứng nào sau đây là bản chất của hiện tượng xâm thực núi đá vôi? A. Ca(HCO3)2 → CaCO3 + CO2 + H2O. B. CO2+ Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O. C. CaCO3 + CO2 + H2O → Ca(HCO3)2. D. Ca(HCO3)2 + Ca(OH)2 →2CaCO3 + 2H2O. Câu 42: Muốn điều chế Al(OH)3 trong phòng thí nghiệm ta thực hiện A. cho dd AlCl3 vào dd NaOH. B. cho dd NaOH dư vào dd AlCl3. C. điện phân dd AlCl3. D. cho dd NH3 dư vào dd AlCl3. Câu 43: Khẳng định nào là sai trong các khẳng định sau về 2 muối NaHCO3, Na2CO3: A. Hai muối đều phân li hoàn toàn trong nước thành các ion. B. NaHCO3 bị phân hủy bởi nhiệt còn Na2CO3 thì không. C. Tính bazơ của dd NaHCO3 mạnh hơn dd Na2CO3 (cùng nồng độ). D. Cả hai muối đều cùng phản ứng được với dd axit. Câu 44: Trong đời sống, muối hiđrocacbonat có nhiều ứng dụng trong thực tế, một trong những ứng dụng đó là chế tạo nước giải khát, muối hiđrocacbonat đó là A. NaHCO3. B. KHCO3. C. Ba(HCO3)2. D. Mg(HCO3)2. Câu 45: Nguyên nhân khiến phèn chua K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O có thể làm sạch nước là A. Phân tử phèn có khả năng hấp phụ chất bẩn trên bề mặt. B. Khi hoà tan vào nước sẽ xuất hiện kết tủa Al(OH)3 kéo chất bẩn xuống khiến nước trở nên trong hơn. C. Chất bẩn sẽ hấp phụ các ion K+, Al3+ do muối phèn phân li ra. D. Do nguyên nhân khác. Câu 46: Sục CO2 vào dd NaAlO2 hiện tượng xảy ra là A. Không có hiện tượng gì, CO2 sẽ đi ra khỏi dd. B. Xuất hiện kết tủa keo, kết tủa tan dần sau khi đạt cực đại. C. Xuất hiện kết tủa nhưng không tan D. CO2 bị dd hấp thụ nhưng không có phản ứng hoá học xảy ra. Câu 47: Tecmit là hỗn hợp của Al và A. Cr2O3. B. Fe2O3. C.SiO2. D. Fe và TiO2. Câu 48: Có thể loại trừ tính cứng tạm thời bằng cách đun sôi vì A. Mg 2+ , Ca 2+ kết tủa dưới dạng hợp chất không tan. B. khi đun sôi có chất khí bay ra. C. khi đun sôi đã làm tăng độ tan của các chất kết tủa. D. nước sôi ở 100 oC. Câu 49: Chọn hệ số và chất thích hợp nào điền vào phương trình phản ứng sau? ........+2NaOH +3H2O →2NaAl(OH)4 A. 2Al. B. Al2O3. C. 2Al2O3. D. Al(OH)3.
Tài liệu liên quan