“ Hiệu quả” là một thuật ngữ rất hay được dùng để đánh giá một công việc,
một vấn đề nào đó. Khi nói đến hiệu quả người ta thường gắn với tính khả thi, sự
thành công mà công việc sẽ đạt được. Vậy hiệu quả kinh doanh gắn với cả một quá
trình kinh doanh sẽ phải được định nghĩa như thế nào cho xác đáng nhất?
Hiệu quả kinh tế đó chính là khả năng tận dụng tối ưu các nguồn lực khan
hiếm. Với mỗi một doanh nghiệp đạt được hiệu quả kinh doanh có nghĩa là doanh
nghiệp đã kết hợp tối ưu các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất như máy móc,
trang thiết bị, con người, nguồn nguyên liệu với các yếu tố đầu ra như công tác
Marketing, mẫu mã, bao bì, chất lượng sản phẩm. Như vậy hiệu quả kinh doanh
gắn liền với tính năng động nhạy bén của những người lãnh đạo doanh nghiệp.
Trong một cơ chế thị trường cạnh tranh gay gắt, lợi nhuận, hiệu quả kinh
doanh được đưa lên làm mục tiêu hàng đầu của các doanh nghiệp nói chung và
doanh nghiệp Nhà nước nói riêng. Vì thế đòi hỏi các doanh nghiệp phải tích cực
đưa những thiết bị công nghệ mới vào sản xuất, bằng mọi cách giảm chi phí giảm
giá thành và không ngừng nâng cao chất lượng. Có làm được như vậy thì các
doanh nghiệp mới có thể tồn tại, trụ vững trong cơ chế thị trường.
Thời kỳ bao cấp qua đi để lại một bức tranh kinh tế ảm đạm. Một thời kỳ
làm việc theo kiểu quan liêu bao cấp, các xí nghiệp quốc doanh luôn luôn đạt mức
sản lượng vượt kế hoạch. Người ta nói rất nhiều đến hiệu quả, năng suất lao động,
năng suất chất lượng đều đạt ở mức rất cao nhưng tất cả số liệu doanh thu, sản
lượng đều là “lãi” trên giấy tờ, còn thực chất sản xuất kinh doanh của các xí
nghiệp có hoạt động nhưng không có hiệu quả. Các đơn vị kinh tế quốc doanh chỉ
đảm bảo số lượng, chỉ tiêu kế hoạch sản xuất đặt ra chứ việc đảm bảo chất lượng
cải tiến mẫu mã sản phẩm hầu như các xí nghiệp không chú trọng.
Bắt đầu từ năm 1986 Nhà nước có chủ trương đổi mới cơ chế từ cơ chế tập
trung bao cấp sang cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đảng và
nhà nước đã chủ chương đổi mới toàn diện về mọi mặt mở ra một thời kỳ phát
triển mới.
Riêng với các Doanh nghiệp Nhà nước phải giữ vai trò chủ đạo trong các
thành phần kinh tế, là công cụ vĩ mô của nhà nước thực hiện các nhiệm vụ bảo
đảm hiệu quả xã hội. Do đó ngoài việc cạnh tranh với các thành phần kinh tế khác
để tồn tại các Doanh nghiệp Nhà nước còn phải giữ nhiệm vụ quan trọng đó chính
là vai trò chủ đạo.
Khi chuyển đổi sang cơ chế thị trường các Doanh nghiệp Nhà nước thường
gặp phải những khó khăn trở ngại sau đây, có những Doanh nghiệp đã nhanh
chóng bắt kịp với thời cuộc bằng cách cải tiến mẫu mã chất lượng, tăng quy mô
sản xuất. Nhưng bên cạnh đó có những Doanh nghiệp hàng sản xuất ra không bán
được, công nhân nghỉ việc không lương. Những Doanh nghiệp này vẫn loay hoay
chưa tìm được lối ra, họ quá ỷ lại vào kế hoạch, trợ cấp của Nhà nước và đã có
những Doanh nghiệp lâm vào tình trạng thua lỗ dẫn đến phá sản.
Vì vậy để Doanh nghiệp Nhà nước vươn lên giữ vai trò chủ đạo trong nền
kinh tế thị trường thì vấn đề hiệu quả và không ngừng nâng cao hiệu quả là mục
tiêu hàng đầu của các Doanh nghiệp, với Tổng Công ty Muối không nằm ngoài
quy luật đó. Trong những năm gần đây sản lượng muối hàng năm tăng nhưng hiệu
quả vẫn còn thấp. Chính hiệu quả kinh doanh thấp đã hạn chế vai trò chủ đạo của
Công ty Muối Việt nam.
100 trang |
Chia sẻ: franklove | Lượt xem: 1876 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh muối ở tổng công ty muối Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp
NguyÔn C«ng Hoµ QTKDTH Page 1
Luận văn
Một số biện pháp góp phần nâng
cao hiệu quả kinh doanh muối ở
Tổng Công ty Muối Việt nam
Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp
NguyÔn C«ng Hoµ QTKDTH Page 2
LỜI NÓI ĐẦU
“ Hiệu quả” là một thuật ngữ rất hay được dùng để đánh giá một công việc,
một vấn đề nào đó. Khi nói đến hiệu quả người ta thường gắn với tính khả thi, sự
thành công mà công việc sẽ đạt được. Vậy hiệu quả kinh doanh gắn với cả một quá
trình kinh doanh sẽ phải được định nghĩa như thế nào cho xác đáng nhất?
Hiệu quả kinh tế đó chính là khả năng tận dụng tối ưu các nguồn lực khan
hiếm. Với mỗi một doanh nghiệp đạt được hiệu quả kinh doanh có nghĩa là doanh
nghiệp đã kết hợp tối ưu các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất như máy móc,
trang thiết bị, con người, nguồn nguyên liệu với các yếu tố đầu ra như công tác
Marketing, mẫu mã, bao bì, chất lượng sản phẩm... Như vậy hiệu quả kinh doanh
gắn liền với tính năng động nhạy bén của những người lãnh đạo doanh nghiệp.
Trong một cơ chế thị trường cạnh tranh gay gắt, lợi nhuận, hiệu quả kinh
doanh được đưa lên làm mục tiêu hàng đầu của các doanh nghiệp nói chung và
doanh nghiệp Nhà nước nói riêng. Vì thế đòi hỏi các doanh nghiệp phải tích cực
đưa những thiết bị công nghệ mới vào sản xuất, bằng mọi cách giảm chi phí giảm
giá thành và không ngừng nâng cao chất lượng... Có làm được như vậy thì các
doanh nghiệp mới có thể tồn tại, trụ vững trong cơ chế thị trường.
Thời kỳ bao cấp qua đi để lại một bức tranh kinh tế ảm đạm. Một thời kỳ
làm việc theo kiểu quan liêu bao cấp, các xí nghiệp quốc doanh luôn luôn đạt mức
sản lượng vượt kế hoạch. Người ta nói rất nhiều đến hiệu quả, năng suất lao động,
năng suất chất lượng đều đạt ở mức rất cao nhưng tất cả số liệu doanh thu, sản
lượng đều là “lãi” trên giấy tờ, còn thực chất sản xuất kinh doanh của các xí
nghiệp có hoạt động nhưng không có hiệu quả. Các đơn vị kinh tế quốc doanh chỉ
đảm bảo số lượng, chỉ tiêu kế hoạch sản xuất đặt ra chứ việc đảm bảo chất lượng
cải tiến mẫu mã sản phẩm hầu như các xí nghiệp không chú trọng.
Bắt đầu từ năm 1986 Nhà nước có chủ trương đổi mới cơ chế từ cơ chế tập
trung bao cấp sang cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đảng và
Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp
NguyÔn C«ng Hoµ QTKDTH Page 3
nhà nước đã chủ chương đổi mới toàn diện về mọi mặt mở ra một thời kỳ phát
triển mới.
Riêng với các Doanh nghiệp Nhà nước phải giữ vai trò chủ đạo trong các
thành phần kinh tế, là công cụ vĩ mô của nhà nước thực hiện các nhiệm vụ bảo
đảm hiệu quả xã hội. Do đó ngoài việc cạnh tranh với các thành phần kinh tế khác
để tồn tại các Doanh nghiệp Nhà nước còn phải giữ nhiệm vụ quan trọng đó chính
là vai trò chủ đạo.
Khi chuyển đổi sang cơ chế thị trường các Doanh nghiệp Nhà nước thường
gặp phải những khó khăn trở ngại sau đây, có những Doanh nghiệp đã nhanh
chóng bắt kịp với thời cuộc bằng cách cải tiến mẫu mã chất lượng, tăng quy mô
sản xuất. Nhưng bên cạnh đó có những Doanh nghiệp hàng sản xuất ra không bán
được, công nhân nghỉ việc không lương. Những Doanh nghiệp này vẫn loay hoay
chưa tìm được lối ra, họ quá ỷ lại vào kế hoạch, trợ cấp của Nhà nước và đã có
những Doanh nghiệp lâm vào tình trạng thua lỗ dẫn đến phá sản.
Vì vậy để Doanh nghiệp Nhà nước vươn lên giữ vai trò chủ đạo trong nền
kinh tế thị trường thì vấn đề hiệu quả và không ngừng nâng cao hiệu quả là mục
tiêu hàng đầu của các Doanh nghiệp, với Tổng Công ty Muối không nằm ngoài
quy luật đó. Trong những năm gần đây sản lượng muối hàng năm tăng nhưng hiệu
quả vẫn còn thấp. Chính hiệu quả kinh doanh thấp đã hạn chế vai trò chủ đạo của
Công ty Muối Việt nam.
Bởi vậy tôi đã chọn đề tài nghiên cứu “Một số biện pháp góp phần nâng
cao hiệu quả kinh doanh muối ở Tổng Công ty Muối Việt nam ”
Đây là một đề tài rộng và khó, với lượng kiến thức hạn hẹp mà em đã tích
luỹ được từ nhà trường và xã hội, chắc chắn sẽ không tránh khỏi nhiều thiếu sót,
em rất mong được sự động viên, góp ý của thầy cô và các bạn
Trong quá trình hoàn thành đề tài, em đã được sự tận tình hướng dẫn chỉ bảo
của Cô Giáo TS. Cao Thuý Xiêm và các cô chú trong phòng kế toán của Tổng
Công Ty Muối đã giúp em hoàn thành chuyên đề này.
Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp
NguyÔn C«ng Hoµ QTKDTH Page 4
Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp
NguyÔn C«ng Hoµ QTKDTH Page 5
ChươngI
Những vấn đề lý luận về hiệu quả sản xuất
kinh doanh
1. Bản chất của hiệu quả kinh doanh:
1.1Khái niệm và bản chất:
Trong cơ chế thị trường thì hầu hết tất cả các doanh nghiệp đều nhằm đạt được
mục tiêu bao trùm và lâu dài nhất, đó là tối đa hoá lợi nhuận. Để đạt được mục tiêu
này mọi doanh nghiệp đều phải xây dựng cho mình một chiền lược kinh doanh,
phương án kinh doanh, phải kế hoạch hoá các hoạt động của doanh nghiệp và đồng
thời tổ chức thực hiện chúng một cách có hiệu quả.
Trong quá trình tổ chức xây dựng và thực hiện, các nhà quản lý doanh
nghiệp phải luôn chú ý tới tính hiệu quả của chúng. Muốn kiểm tra đánh giá các
hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn doanh nghiệp cũng như từng lĩnh vực,
từng bộ phận bên trong doanh nghiệp thì doanh nghiệp không thể không xem xét
hiệu quả kinh tế của các hoạt động sản xuất kinh doanh đó. Để hiểu được hiệu quả
kinh tế cuả các hoạt động sản xuất kinh doanh (hiệu quả sản xuất kinh doanh),
trước tiên ta phải tìm hiểu xem hiệu quả kinh tế nói chung là gì?
Từ trước đến nay có rất nhiều tác giả đưa ra các quan điểm khác nhau về
hiệu quả kinh tế: như P.Samerclson, W.Nordhanb, Manfredkuln, Wohe và
Doring...Song có một quan điểm được nhiều nhà kinh tế trong và ngoài nước quan
tâm chú ý sử dụng là: Hiệu quả kinh tế của một hiện tượng( hoặc một quá trình )
kinh tế là phạm trù kinh tế phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực để đạt được
mục tiêu đã xác định. Đây là khái niệm tương đối đầy đủ phản ánh được hiệu quả
kinh tế của hoạt động sản xuất kinh doanh.
Từ các quan điểm trên về hiệu quả kinh tế ta có thể đưa ra khái niệm về hiệu
quả kinh tế của các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như sau:
“Hiệu quả sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế biểu hiện tập trung của sự
phát triển kinh tế theo chiều sâu, phản ánh trình độ khai thác nguồn lực của doanh
nghiệp (lao động, máy móc, thiết bị, vốn và các yếu tố khác) trong quá trình sản
xuất nhằm đạt được mục tiêu mà doanh nghiệp đã đề ra.
Xét về mặt đinh lượng: Hiệu quả sản xuất kinh doanh thể hiện mối quan hệ
tương quan giữa kết quả thu được và chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để thực hiện
Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp
NguyÔn C«ng Hoµ QTKDTH Page 6
được kết quả theo hướng tăng thu giảm chi. Phạm trù hiệu quả sản xuất kinh doanh
thực chất là mối quan hệ so sánh giữa kết quả đạt được với chi phí bỏ ra để sử
dụng các yếu tố đầu vào và có tính đến các mục tiêu của doanh nghiệp. Xét theo
mục đích cuối cùng thì hiệu quả sản xuất kinh doanh đồng nghĩa với lợi nhuận.
Về mặt tuyệt đối thì hiệu quả sản xuất kinh doanh được tính như sau :
H= K- C
H: là hiệu quả sản xuất kinh doanh
K: kết quả đạt được
C: chi phí bỏ ra đẻ sử dụng các nguồn lực đầu vào
Còn so sánh tương đối thì:
H = K/C
Do đó để tính được hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ta phải
tính kết quả đạt được và chi phí bỏ ra. Nếu xét mối quan hệ giữa kết quả và hiệu
quả thì kết quả là cơ sở để ta tính hiệu quả và hai đại lượng này tỷ lệ thuận với
nhau. Kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thường là đại lượng có khả
năng cân, đo, đong, đếm được như số sản phẩm tiêu thụ, doanh thu bán hàng, thị
phần, lợi nhuận...Như vậy kết quả sản xuất kinh doanh thường là mục tiêu của
doanh nghiệp. Nếu đứng trên góc độ từng yếu tố riêng lẻ để xem xét, thì hiệu quả
sản xuất kinh doanh thể hiện trình độ, khả năng khai thác các yếu tố trong quá trình
sản xuất, nó thể hiện ảnh hưởng của từng yếu tố đó đến kết quả cuối cùng của sản
xuất kinh doanh.
Về mặt định tính: hiệu quả sản xuất kinh doanh thể hiện trình độ, khả năng
tổ chức sản xuất và quản lý của doanh nghiệp. Nếu tổ chức sản xuất tốt và khả
năng quản lý cao thì doanh nghiệp có thể đảm bảo mua được các yếu tố đầu vào
đủ về số lượng, chất lượng tốt, đúng thời gian và giá cả hợp lý. Đồng thời doanh
nghiệp có thể sản xuất sản phẩm chất lượng cao với giá thành rẻ, đưa ra tiêu thụ
trên thị trường một cách nhanh nhất với chi phí thấp nhất.
Hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phải được gắn liền với việc
thực hiện các mục tiêu mà doanh nghiệp đã đề ra. Mục tiêu kinh doanh là trạng
thái của doanh nghiệp được xác định trong tương lai ngắn hạn và dài hạn. Trước
mỗi kỳ kinh doanh, các doanh nghiệp đều phải đặt ra cho mình các mục tiêu trong
thời gian trước mắt và lâu dài, từ đó lập ra các chiến lược, kế hoạch để thực hiện
Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp
NguyÔn C«ng Hoµ QTKDTH Page 7
mục tiêu đó. Không thể nói một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có hiệu quả khi
doanh nghiệp đó không thực hiện được các mục tiêu đã đề ra. Do vậy để nâng cao
hiệu quả sản xuất kinh doanh mỗi doanh nghiệp phải xây dựng cho mình một hệ
thống các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn, phù hợp với tình hình và khả năng của
doanh nghiệp đặt trong mối quan hệ với xu hướng biến động của thị trường. Khi
đánh giá về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp phải gắn chặt nó trong mối
quan hệ với hiệu quả kinh tế xã hội. Đó là việc xem xét các chỉ tiêu: giải quyết việc
làm cho người lao động, nâng cao trình độ văn hoá, nâng cao mức sống của người
lao động, đảm bảo vệ sinh môi trường...dành được hiệu quả cao cho doanh nghiệp
là chưa đủ mà còn phải thực hiện được mục tiêu hiệu quả của cả ngành, cả địa
phương và toàn xã hội.
1.2. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Trong cơ chế thị trường ở nước ta hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp đều
phải đối đầu với sự cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Có rất nhiều doanh nghiệp đã trụ vững và phát triển nhưng cũng có rất nhiều doanh
nghiệp “ vẫn đang loay hoay chưa tìm ra lối thoát ” và nhiều doanh nghiệp làm ăn
thua lỗ đã phải đi đến phá sản, giải thể. Vì vậy, để phát triển được trong cơ chế thị
trường buộc các doanh nghiệp phải không ngừng tìm ra những biện pháp phù hợp
để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của mình.
a. Sản xuất kinh doanh có hiệu quả - điều kiện sống còn của các doanh nghiệp.
Trong cơ chế thị trường các chủ thể thường cạnh tranh với nhau rất gay gắt
để đảm bảo cho sự sinh tồn của mình, vì thế các doanh nghiệp phải luôn luôn linh
hoạt, tìm mọi biện pháp phát triển đi lên. Có những doanh nghiệp đi lên bằng việc
tìm mọi cách triệt hạ các đối thủ, trốn lậu thuế, làm ăn phi pháp...Những doanh
nghiệp này thường chỉ tồn tại trong thời gian ngắn, bởi vì xét trên phương diện đạo
đức họ đã vi phạm nguyên tắc đạo đức trong kinh doanh, ngày nay luật chơi công
bằng luôn được các doanh nghiệp ưa thích. Trong thị trường ngày nay, các doanh
nghiệp thường phải tìm ra cách đi riêng cho mình nhưng họ đều phải trả lời được 3
câu hỏi đó là sản xuất cho ai? sản xuất ra cái gì? và sản xuất như thế nào? Tựu
chung lại, điểm mấu chốt mà các doanh nghiệp phải giải quyết là tính hiệu quả
trong sản xuất kinh doanh của họ. Quá trình sản xuất các hoạt động dịch vụ kinh
doanh đều là những vòng quay liên hồi phục vụ cho một vòng đời sản phẩm. Các
doanh nghiệp mong muốn vòng đời sản phẩm ngắn lại, quy mô mở rộng ra, giai
đoạn tăng trưởng và phát triển sản phẩm được kéo dài thì đòi hỏi mỗi quyết định
kinh doanh phải đúng đắn và mang tính hiệu quả cao. Qua đó cho thấy bất kì một
Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp
NguyÔn C«ng Hoµ QTKDTH Page 8
doanh nghiệp nào trong cơ chế thị trường, hoạt động trong cơ chế thị trường không
có hiệu quả tức là tự nhấn mình chết chìm trong “vòng xoáy của các luồng cạnh
tranh”.
Sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp hiện nay đó chính là đi giải
quyết bài toán mang tính sống còn, đó là lợi nhuận. Nếu như trước kia, việc đánh
giá hiệu quả của các doanh nghiệp chỉ dựa vào khả năng hoàn thành kế hoạch các
chỉ tiêu Nhà nước giao cho, thì ngày nay các doanh nghiệp thường phải tự bươn
trải để tìm kiếm và đáp ứng nhu cầu của thị trường. Muốn vậy, các doanh nghiệp
phải không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, nâng cao chất lượng sản
phẩm giảm chi phí, giá thành, nâng cao uy tín và vị thế của doanh nghiệp mình ...
b. Hiệu quả sản xuất kinh doanh là công cụ hữu hiệu của nhà quản trị.
Mục tiêu bao trùm và lâu dài của quá trình kinh doanh là tạo ra lợi nhuận và
tối đa hoá lợi nhuận trên cơ sở các nguồn lực sẵn có. Để đạt được mục tiêu này,
quản trị doanh nghiệp có nhiều phương thức khác nhau, trong đó nâng cao hiệu
quả sản xuất kinh doanh là công cụ hữu hiệu để nhà quản trị thực hiện chức năng
cuả mình. Việc xem xét và tính toán hiệu quả kinh doanh không chỉ cho biết sản
xuất đạt được ở trình độ nào mà còn cho phép các nhà quản trị phân tích tìm ra các
yếu tố ảnh hưởng (những yếu tố then chốt và những yếu tố phụ...) và đưa ra biện
pháp thích hợp trên cả phương diện tăng kết quả và giảm chi phí nhằm nâng cao
hiệu quả sản xuất kinh doanh. Bản chất của phạm trù hiệu quả đã chỉ rõ trình độ lợi
dụng các nguồn lực sản xuất: trình độ lợi dụng các nguồn lực càng cao, doanh
nghiệp càng có khả năng tạo ra kết quả trong cùng một nguồn lực đầu vào hoặc tốc
độ tăng kết quả lớn hơn tốc độ tăng chi phí sử dụng các nguồn lực đầu vào. Như
vậy, thông qua xem xét hiệu quả sản xuất kinh doanh, các nhà quản trị có thể kiểm
soát được công việc kinh doanh của doanh nghiệp mình bằng việc so sánh, đánh
giá, phân tích kinh tế nhằm tìm ra các giải pháp tối ưu, đưa ra các quyết định kinh
doanh đúng đắn để đạt được mục tiêu bao trùm cuối cùng là lợi nhuận.
Tóm lại, qua tất cả các vấn đề trên cho thấy rằng sản xuất kinh doanh có
hiệu quả là cần thiết, là mục tiêu kinh tế tổng hợp cần đạt được trong mỗi kỳ kinh
doanh của bất kỳ doanh nghiệp nào hoạt động trong cơ chế thị trường.
1.3 Phân loại hiệu quả sản xuất kinh doanh.
1.3.1.Hiệu quả xã hội, hiệu quả kinh tế, hiệu quả kinh tế – xã hội, hiệu quả
kinh doanh.
Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp
NguyÔn C«ng Hoµ QTKDTH Page 9
Thứ nhất, hiệu quả xã hội. Hiệu quả xã hội là phạm trù phản ánh trình độ lợi dụng
các nguồn lực sản xuất xã hội nhằm đạt được các mục tiêu xã hội nhất định. Các
mục tiêu xã hội thường là giải quyết công ăn, việc làm; xây dựng cơ sở hạ tầng;
nâng cao phúc lợi xã hội; nâng cao mức sống và đời sống văn hoá, tinh thần cho
người lao động; đảm bảo và nâng cao sức khoẻ cho người lao động; cải thiện điều
kiện lao động, đảm bảo vệ sinh môi trường;…Hiệu quả xã hội thường gắn liền với
các mô hình kinh tế hỗn hợp và trước hết thường được đánh giá và giải quyết ở góc
độ vĩ mô.
Thứ hai, hiệu quả kinh tế. Hiệu quả kinh tế phản ánh trình độ lợi dụng các
nguồn lực để đạt các mục tiêu kinh tế của một thời kì nào đó. Hiệu quả kinh tế
thường được nghiên cứu ở giác độ quản lí vĩ mô. Cần chú ý rằng không phải bao
giờ hiệu quả kinh tế và hiệu quả kinh doanh cũng vận động cùng chiều. Có thể
từng doanh nghiệp đạt được hiệu quả kinh doanh cao song chưa chắc nền kinh tế
đã đạt hiệu quả kinh tế cao bởi lẽ kết quả của một nền kinh tế đạt được trong mỗi
thời kì không phải lúc nào cũng là tổng đơn thuần của các kết quả của từng doanh
nghiệp.
Thứ ba, hiệu quả kinh tế – xã hội phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực
sản xuất để đạt được các mục tiêu kinh tế – xã hội nhất định. Hiệu quả kinh tế xã
hội gắn với nền kinh tế hỗn hợp và được xem xét ở góc độ vĩ mô.
Thứ tư, hiệu quả kinh doanh. Hiệu quả kinh doanh là phạm trù phản ánh trình
độ lợi dụng các nguồn lực, phản ánh mặt chất lượng của quá trình kinh doanh,
phức tạp và khó tính toán bởi cả phạm trù kết quả và hao phí nguồn lực gắn vắi
một thời kỳ cụ thể nào đó đều khó xác định một cách chính xác.
Cần chú ý rằng hiệu quả kinh tế xã hội và hiệu quả kinh doanh là hai phạm trù
khác nhau, giải quyết ở hại góc độ khác nhau song có mối quan hệ biện chứng với
nhau.
Hiệu quả kinh tế xã hội đạt mức tối đa là mức hiệu quả thoả mãn tiêu chuẩn hiệu
quả Pareto. Trong thực tế, do các doanh nghiệp cố tình giảm chi phí kinh doanh
biên cá nhân làm cho chi phí kinh doanh này thấp hơn chi phí kinh doanh biên xã
hội nên có sự tách biệt giữa hiệu quả kinh doanh và hiệu quả xã hội.
Tuy nhiên, với tư cách là một tế bào của nền kinh tế xã hội các doanh nghiệp có
nghĩa vụ góp phần vào quá trình thực hiện mục tiêu xã hội. Mặt khác, xã hội càng
phát triển thì nhân thức cảu con người đối với xã hội cũng dần thay đổi, nhu cầu
của người tiêu dùng không phải chỉ ở công dụng của sản phẩm mà còn ở các điều
kiện khác như chống ô nhiệm môi trường,…
vì vậy, càng ngày các doanh nghiệp càng tự giác nhận thức vai trò, nghĩa vụ, trách
nhiệm của mình đối với việc thực hiện các mục tiêu xã hội bởi chính sự nhận thức
và đóng góp của doanh nghiệp vào thực hiện các mục tiêu xã hội lại làm tăng uy
tín, danh tiếng của doanh nghiệp và tác động tích cực , lâu dài đến kết quả hoạt
động kinh doanh của các doanh nghiệp này. vì lẽ đó, càng ngày các doanh nghiệp
không chỉ quan tâm đến hiệu quả kinh doanh mà còn càng quan tâm hơn đến hiệu
quả xã hội.
1.3.2 Hiệu quả kinh doanh tổng hợp và hiệu quả kinh doanh bộ phận
Thứ nhất, hiệu quả kinh doanh tổng hợp.
Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp
NguyÔn C«ng Hoµ QTKDTH Page 10
Hiệu quả kinh doanh tổng hợp phản ánh khái quát và cho phép kết luận về hiệu quả
kinh doanh của toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong một
thời kỳ xác định
Thứ hai, hiệu quả kinh doanh bộ phận.
Hiệu quả kinh doanh bộ phậnlà hiệu quả kinh doanh chỉ xét ở từng lĩnh vực hoạt
động cụ thể của doanh nghiệp. Hiệu quả kinh doanh bộ phận phản ánh hiệu quả ở
từng lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp chứ không phản ánh hiệu quả của doanh
nghiệp.
Giữa hiệu quả kinh doanh tổng hợp và hiệu quả kinh doanh bộ phận có mối quan
hệ biện chứng với nhau. Hiệu qảu kinh doanh tổng hợp cấp doanh nghiệp phản ánh
hiệu quả hoạt động của tất cả các lĩnh vực hoạt động cụ thể của doanh nghiệp và
các đơn vị bộ phận trong doanh nghiệp. Tuy nhiện, trong nhiều trường hợp có thể
xuất hiện mâu thuận giữa hiệu quả kinh doanh tổng hợp và hiệu quả kinh doanh bộ
phận, khi đó chỉ có chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh bộ phận chỉ có thể phản ánh hiệu
quả ở từng lĩnh vực hoạt động, từng bộ phận của doanh nghiệp.
1.3.3 Hiệu quả kinh doanh ngắn hạn và hiệu quả kinh doanh dài hạn
Hiệu quả kinh doanh ngắn hạn, là hiệu quả kinh doanh được xem xét, đánh giá
ở từng khoảng thời gian ngắn. Hiệu quả kinh doanh ngắn hạn chỉ đề cập đến
từng khoảng thời gian ngắn như tuần, tháng…
Hiệu quả kinh doanh dài hạn, là hiệu quả kinh doanh được xem xét, đánh giá
trong khoảng thời gian dài, gắn với chiến lược, các kế hoạch dài hạn hoặc thậm
chí, nói đến hiệu quả kinh doanh dìa hạn người ta hay nhắc đến hiệu quả lâu
dài, gắn với quảng đồi tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
Cần chú ý rằng, giữa hiệu quả kinh doanh dài hạn và ngắn hạn vừa có mối quan hệ
biện chứng với nhau và trong nhiều trường hợp có thể mâu thuận nhau. Về nguyên
tắc, chỉ có thể xem xét và đánh giá hiệu quả kinh doanh ngắn hạn trên cơ sở vẫn
đảm bảo đạt được hiệu quả kinh doanh dài hạn trong tương lai.
2 . Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh
2.1. Các nhân tố bên trong
2.1.1.Lực lượng lao động
Người ta thường nhắc đến luận điểm ngày nay khoá học kỹ thuật đã trở thành lực
lượng trực tiếp. áp dụng khoa học kỹ thuật tiến tiến là điều kiện tiên quyết để tăng
hiệu quả sản xuất của các doanh nghiệp . Tuy nhiên , cần thấy rằng :
Thứ nhất, máy móc dù tối tân đến đâu cũng do người chế tạo ra . Nếu không có lao
động sáng tạo của con người sẽ không thể có các thiết bị đó.
Thứ hai, máy móc thiết bị dù có hiên đại đến đâu cũng phải phù hợp với