Chuyên đề Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm ô tô lắp ráp ở công ty Vidamco

Cùng với chính sách mở cửa của Việt Nam, nền kinh tế thị trường đã ra đ ời và phát triển một cách nhanh chóng. Kinh doanh thương mại trong cơ chế thị trường ngày càng trở nên có vai trò quan trọng và có tác động to lớn đối với sự phát triển của các Doanh nghiệp Một trong những vấn đề quan trọng nhất của các Doanh nghiệp trong kinh tế thị trường đó là vấn đề tìm kiếm thị trường, mặt hàng nào phù hợp với thị trường đó. Việt Nam, cho đến nay vẫn là thị trường khá mới mẻ và đầy hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Hưởng ứng luật đầu tư nước ngoài được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 31tháng 12 năm 1987, chỉ trong một thời gian ngắn một loạt các công ty nước ngoài đã đầu tư vào Việt Nam bằng nhiều hình thức Liên doanh, công ty 100% vốn nước ngoài. Một trong các lĩnh vực được nhiều nhà đầu tư quan tâm phải kể đến ngành công nghiệp ô tô. Kể từ khi công ty Mekong, liên doanh sản xuất ô tô đầu tiên ra đời, đến nay đã có 14 liên doanh và đang đi vào hoạt động. Các hãng ôtô lớn trên thế giới như Toyota của nhật, Chysler và Ford của Mỹ, Merceded- Benz của Đức đã vào Việt Nam. Chính vì vậy thi trường ôtô Việt Nam trong những năm tới sẽ rất sôi động, hứa nhiều triển vọng. Để có cơ hội tìm hiểu vấn đề trên, đồng thời kết hợp những kiến thức đã được đào tạo ở trường với thực tế ở một Công ty Liên doanh, tôi đã chọn Công ty ô tô Mekong là Công ty ô tô đầu tiên tại Việt Nam để làm chuyên đề tốt nghiệp với đề tài: “Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm ô tô lắp ráp ở Công ty Vidamco”. Chuyên đề được chia làm 3 phần: - Phần I: Những vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động tiêu thụ sản phẩm. - Phần II: Phân tích thực trạng tiêu thụ sản phẩm ở Công ty Vidamco thời gian qua. - Phần III: Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm ôtô lắp ráp ở Công ty Vidamco.

pdf60 trang | Chia sẻ: franklove | Lượt xem: 2190 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm ô tô lắp ráp ở công ty Vidamco, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 Luận văn Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm ô tô lắp ráp ở Công ty Vidamco 2 LỜI NÓI ĐẦU Cùng với chính sách mở cửa của Việt Nam, nền kinh tế thị trường đã ra đời và phát triển một cách nhanh chóng. Kinh doanh thương mại trong cơ chế thị trường ngày càng trở nên có vai trò quan trọng và có tác động to lớn đối với sự phát triển của các Doanh nghiệp Một trong những vấn đề quan trọng nhất của các Doanh nghiệp trong kinh tế thị trường đó là vấn đề tìm kiếm thị trường, mặt hàng nào phù hợp với thị trường đó. Việt Nam, cho đến nay vẫn là thị trường khá mới mẻ và đầy hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Hưởng ứng luật đầu tư nước ngoài được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 31tháng 12 năm 1987, chỉ trong một thời gian ngắn một loạt các công ty nước ngoài đã đầu tư vào Việt Nam bằng nhiều hình thức Liên doanh, công ty 100% vốn nước ngoài... Một trong các lĩnh vực được nhiều nhà đầu tư quan tâm phải kể đến ngành công nghiệp ô tô. Kể từ khi công ty Mekong, liên doanh sản xuất ô tô đầu tiên ra đời, đến nay đã có 14 liên doanh và đang đi vào hoạt động. Các hãng ôtô lớn trên thế giới như Toyota của nhật, Chysler và Ford của Mỹ, Merceded- Benz của Đức đã vào Việt Nam. Chính vì vậy thi trường ôtô Việt Nam trong những năm tới sẽ rất sôi động, hứa nhiều triển vọng. Để có cơ hội tìm hiểu vấn đề trên, đồng thời kết hợp những kiến thức đã được đào tạo ở trường với thực tế ở một Công ty Liên doanh, tôi đã chọn Công ty ô tô Mekong là Công ty ô tô đầu tiên tại Việt Nam để làm chuyên đề tốt nghiệp với đề tài: “Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm ô tô lắp ráp ở Công ty Vidamco”. Chuyên đề được chia làm 3 phần: - Phần I: Những vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động tiêu thụ sản phẩm. - Phần II: Phân tích thực trạng tiêu thụ sản phẩm ở Công ty Vidamco thời gian qua. - Phần III: Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm ôtô lắp ráp ở Công ty Vidamco. M 3 PHẦN I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM I. KHÁI NIỆM CỦA HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM 1. Khái niệm về tiêu thụ sản phẩm Đặc trưng lớn nhất của sản phẩm hàng hoá là nó được sản xuất ra để bán, nhằm thực hiện những mục tiêu đã định trước trong phương án sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp. Chính vì vậy, tiêu thụ sản phẩm là một trong những khâu quan trọng nhất của quá trình kinh doanh. Tiêu thụ hàng hoá là khâu cuối cùng , thực hiện khâu này sẽ thu về từ các đơn vị mua số tiền nhất định theo giá bán của hàng hoá, để tiếp tục quá trình sản xuất kinh doanh của đơn vị, đồng thời đơn vị phải thực hiện nghĩa vụ nộp thuế về tiêu thụ hàng hoá. Kết quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm hàng hoá là các khoản lỗ hoặc lãi - đó chính là số chênh lệch giữa giá bán hàng và toàn bộ chi phí mà đơn vị bỏ ra: giá mua thực tế của hàng nhập khẩu, chi phí bảo hiểm, thuế phải nộp ngân sách... Kết quả hoạt động tiêu thụ hàng hoá có ý nghĩa quyết định đến sự tồn tại, phát triển hay suy thoái của mỗi đơn vị kinh doanh. Vấn đề đặt ra đòi hỏ các doanh nghiệp phải có biện pháp xác định hiệu quả tiêu thụ hàng hoá một cách nhanh nhất và chính xác nhất từ đó giúp các nhà quản lý đề ra các quyết định kinh doanh một cách đúng đắn. Quá trình tiêu thụ sản phẩm chỉ kết thúc khi quá trình thanh toán giữa người mua và người bán đã diễn ra và quyền sở hữu hàng hoá đã thay đổi, nghĩa là việc thực hiện giá trị hàng hoá đã kết thúc. Người bán nhận được tiền, còn người mua nhận được hàng. (Giáo trình kinh tế chính trị). Như vậy, tiêu thụ sản phẩm là quá trình thực hiện quá trình hàng hoá và chuyển giao quyền sở hữu về sản phẩm. Công tác tiêu thụ sản phẩm quyết định tính hiệu quả của một quá trình sản xuất và tái sản xuất trong doanh nghiệp. Ta có thể hình dung vị trí của công tác tiêu thụ sản phẩm qua sơ đồ sau: 4 Sơ đồ 1: Sơ đồ tiêu thụ. Chú thích: T: Tiền H: Hàng Đối với doanh nghiệp, lượng sản phẩm tiêu thụ là những sản phẩm dã xuất kho thành phẩm để giao cho khách hàng và đã nhận tiền. Xác định số lượng sản phẩm trong năm phải ký kết với khách hàng. Thông thường lượng sản phẩm kỳ kế hoạch của doanh nghiệp được xác định theo công thức sau: QKH = Q + Q1 - Q2 Trong đó: QKH: Lượng sản phẩm dự kiến tiêu thụ kỳ kế hoạch. Q: Khối lượng sản phẩm sản xuất kỳ kế hoạch. Q1,2: Khối lượng sản phẩm tồn kho đầu kỳ va cuối kỳ. 2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm. Những nhân tố bên ngoài cũng như hoàn cảnh nội tại của công ty tác động trực tiếp đến việc thực hiện công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty. Vai trò cơ bản của việc nghiên cứu các nhân tố tác động là: - Tạo nền tảng cơ bản cho việc đưa ra những mục tiêu của công ty. - Giúp cho công ty xác định việc gì cần làm để đạt được các mục tiêu đề ra. Nhân tố tổng quát mà công ty gặp phải có thể chia làm 3 mức độ: - Các nhân tố thuộc về môi trường vĩ mô. - Các nhân tố thuộc về môi trường tác nghiệp. - Các nhân tố thuộc về bản thân công ty. a. Các nhân tố thuộc về môi trường vĩ mô. Các nhân tố thuộc về môi trường vĩ mô là tổng thể các nhân tố vĩ mô như: Kinh tế, chính trị, văn hoá xã hội, tự nhiên, công nghệ. Các T H T Quá trình tiêu thụ 5 nhân tố này ảnh hưởng đến mọi ngành kinh doanh theo các mức khác nhau tuỳ thuộc vào đặc điểm từng ngành. * Các nhân tố kinh tế: Các nhân tố kinh tế có ảnh hưởng rất lớn đến các hãng kinh doanh. Các ảnh hưởng chủ yếu về kinh tế bao gồm các nhân tố như: lãi suất ngân hàng, giai đoạn của chu kỳ kinh tế, cán cân thanh toán, chính sách tài chính tiền tệ, lạm phát, ổn định về chính trị. Vì các nhân tố này tương đối rộng nên các hãng cần có chọn lọc để nhận biết các tác động cụ thể sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp nhất đối với hãng. * Nhân tố chính phủ và chính trị: Các nhân tố này ảnh hưởng ngày càng lớn đến hoạt động của các doanh nghiệp. Hãng phải tuân theo các qui định về thuế, thuê mướn, cho vay, an toàn quảng cáo, môi trường... * Nhân tố xã hội: Các hãng cần phân tích rộng rãi các nhân tố xã hội nhằm nhận biết cơ hội và nguy cơ có thể xảy ra. Gồm các nhân tố như xu hướng nhân chủng học, sở thích vui chơi giải trí, chuẩn mực đạo đức... * Nhân tố tự nhiên: Tác động của các điều kiện tự nhiên đói với các quyết sách đã từ lâu được các hãng thừa nhận như vị trí địa lý, môi trường, tài nguyên, khí hậu... *Nhân tố công nghệ: Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ tạo ra nhiều cơ hội và nguy cơ đối với các hãng kinh doanh, đòi hỏi các hãng phải luôn bám sát sự thay đổi đó. b. Các nhân tố thuộc về môi trường tác nghiệp. Các nhân tố thuộc về môi trường tác nghiệp được xác định đối với mỗi lĩnh vực kinh doanh cụ thể, với tất cả các đơn vị kinh tế trong lĩnh vực đó. Nó bao gồm các nhân tố như khách hàng, đối thủ cạnh tranh...môi trường này bao hàm các nhân tố bên ngoài tổ chức, định hướng sự cạnh tranh trong ngành. Ta có thể khái quát mô hình 5 nhân tố như sau: 6 Sơ đồ 2: Mô hình 5 nhân tố (của Michael Porter) (Global Industial Comprtition - Michael Porter 1994) * Nguy cơ có đối thủ cạnh tranh mới: Thể hiện sự xuất hiện của các công ty mới tham gia vào thị trường, có khả năng mở rộng sản xuất và chiếm lĩnh thị phần của công ty. Họ có thể tạo ra nguồn lực mới. Để hạn chế mối đe doạ này cần: Tăng năng suất để giảm chi phí, dị biệt hoá sản phẩm, hoàn thiện hệ thống phân phối... * Khả năng ép giá của nhà cung cấp: Đây là nhân tố phản ánh mói tương quan giữa nhà cung cấp với Công ty ở khía cạnh sinh lợi nhuận tăng giá hay giảm chất lượng sản phẩm khi giao dịch với công ty. * Khả năng mặc cả của khách hàng: Khách hàng có thể giảm giá, giảm khối lượng mua hoặc đưa ra yêu cầu chất lượng tốt hơn với cùng mức giá... * Sự đe doạ của các sản phẩm thay thế: Khi giá sản phẩm hiện tại tăng, khách hàng có xu hướng sử dụng sản phẩm thay thế, điều đó đe doạ sự mất mát thị trường của Công ty. Do vậy cần dị biệt hoá sản phẩm hoặc sử dụng các điều kiện ưu đãi khách hàng. * Sự hiểu biết về đối thủ cạnh tranh: Có ý nghĩa cực kỳ quan trọng. Mức độ cạnh tranh phụ thuộc vào mối tương quan giữa các yếu tố như số lượng hãng tham gia cạnh tranh, mức tăng trưởng của ngành, CÁC ĐỐI THỦ MỚI TIỀM ẨN NGƯỜI CUNG CẤP NGƯỜI MUA CÁC ĐỐI THỦ CẠNH TRANH TRONG NGÀNH HÀNG THAY THẾ Khả năng ép giá của người mua Nguy cơ có đối thủ cạnh tranh mới Nguy cơ có đối thủ cạnh tranh mới 7 cơ cấu chi phí cố định, mức độ đa dạng hoá sản phẩm...Do vậy, các hãng cần phân tích từng đối thủ cạnh tranh để nắm bắt và hiểu được các biện pháp phản ứng và hành động mà họ có thể thông qua. Vài câu hỏi cần trả lời khi phân tích đối thủ cạnh tranh: - Đối thủ có bằng lòng với vị trí hiện tại không ? - Khả năng đối thủ chuyển dịch, đổi hướng chiến lược như thế nào ? - Điểm yếu và điểm mạnh của họ ? - Điều gì giúp họ trả đũa mạnh mẽ và có hiệu quả nhất ? Mối tương quan giữa nhân tố vĩ mô và nhân tố tác nghiệp : Các nhân tố thuộc về môi trường vĩ mô và các nhân tố thuộc về môi trường tác nghiệp kết hợp với nhau được gọi là môi trường bên ngoài. Trong đó ảnh hưởng của các nhân tố thuộc về môi trường vĩ mô lên các nhân tố thuộc về môi trường tác nghiệp lớn hơn so với môi trường tác nghiệp lên môi trường vĩ mô. c. Các nhân tố thuộc bản thân Liên Doanh Các nhân tố thuộc bản thân Liên Doanh phản ánh thế mạnh và điểm yếu của công ty. Để khai thác cơ hội và giảm tối thiểu mối đe doạ, các nhà quản lý phải phân tích các nhân tố môi trường để đảm bảo đưa ra các chính sách sẽ an toàn cho hoạt động tiêu thụ sản phẩm của Công ty. Chính sách của công ty thường là : - Chính sách sản phẩm - Chính sách giá cả - Chính sách phân phối - Chính sách khuyếch trương - Chính sách nghiên cứu, dự báo, phân tích cơ hội và nguy cơ Các chính sách trên ta nghiên cứu trong phần II 3. Vai trò của hoạt động tiêu thụ sản phẩm. Trước hết, tiêu thụ là một bộ phận hợp thành của quá trình tái sản xuất, tiêu thụ nối liền sản xuất với tiêu dùng. Ở vị trí tái thành của tái sản xuất, tiêu thụ được coi như hệ thống dẫn lưu tạo ra liên tục quá trình tái sản xuất. Khâu này bị ách tắc sẽ dẫn đến sự khủng hoảng của 8 Sản xuất và tiêu dùng. Tiêu thụ là hợp phần của sản xuất hàng hoá, sản phẩm hàng hoá có mục đích từ trước là thoả mãn nhu cầu của nguời khác, để trao đổi. Do đó không thể nói đến sản xuất hàng hoá mà không nói đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm Tiêu thụ làm cho sản xuất hàng hoá phát triển. Qua hoạt động mua bán tạo ra động lực kích thích đối với người sản xuất, thúc đẩy phân công lao động xã hội, tổ chức lại sản xuất, hình thành nên các vùng chuyên môn hoá sản xuất Tiêu thụ kích thích sự phát triển của lực lượng sản xuất, lợi nhuận là mục đích chính của công tác tiêu thụ. Người sản xuất sẽ tìm mọi cách để cải tiến công tác, áp dụng khoa học kĩ thuật và công nghệ mới, hạ chi phí để thu nhiều lợi nhuận. Đồng thời cạnh tranh trong việc tiêu thụ sản phẩm bắt buộc người sản xuất phải năng động, phải không ngừng nâng cao tay nghề, chuyênh môn và tính toán thực chất hoạt động kinh doanh, tiết kiệm các nguồn lực nâng cao năng suất lao động. Đó là những nhân tố tác động làm cho lực lượng sản xuất phát triển. Hoạt động tiêu thụ kích thích nhu cầu và tạo ra nhu cầu mới. Tiêu thụ sản phẩm một mặt làm cho nhu cầu trên thị trường trung thực với nhu cầu, mặt khác nó làm bộc lộ tính đa dạng, phong phú của nhu cầu. Tiêu thụ đáp ứng nhu cầu tốt hơn, buộc các nhà sản xuất phải đa dạng hoá về loại hình, kiểu dáng, mẫu mã, chất lượng sản phẩm. Chính điều này đã tác động trở lại người tiêu dùng làm bật dậy các nhu cầu tiềm tàng. Tóm lại, tiêu thụ sản phẩm làm tăng trưởng nhu cầu và đó là gốc rễ cho sự phát triển sản xuất kinh doanh, tiêu thụ quyết định đến sắp xếp sản xuất, quyết định đến sự thành bại của doanh nghiệp. Hơn nữa, tiêu thụ góp phần mở rộng quan hệ kinh tế Quốc tế tiến đến hòa nhập thị trường Thế giới. II. NHỮNG NỘI DUNG CHỦ YẾU TRONG HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM 1. Nghiên cứu thị trường tiêu thụ - Nội dung quan trọng của hoạt động tiêu thụ sản phẩm. a. Khái niệm và vai trò của thị trường Sản xuất hàng hoá ngày càng phát triển thì quan niệm về thị trường cũng có nhiều thay đổi. Tuy nhiên có thể thấy một số quan niệm đang được công nhận phổ biến nhất hiện nay. 9 Nhờ có sự tiến bộ vượt bậc của khoa học kỹ thuật mà các thoả thuận về mua bán trao đổi hàng hoá không nhất thiết phải diễn ra ở một địa điểm cụ thể với sự có mặt của các bên mà có thể thông qua nhiều phương tiện thông tin hiện đại. Do đó thị trường ngày nay được coi là tổng số nhu cầu (hoặc tập hợp các nhu cầu) về một loạt hàng hoá nào đó, hay là tổng thể các quan hệ mua bán trao đổi hàng hoá bằng tiền tệ. Vậy thị trường bao gồm tổng số cung, cầu và cơ cấu của tổng cung với tổng cầu về một loại hàng hoá. Thị trường bao gồm cả yếu tố không gian và thời gian. Trên thị trường luôn diễn ra các hoạt động mua bán và các quan hệ mua bán hàng hoá và tiền tệ. (Theo giáo trình Marketing và nghệ thuật ứng xử trong kinh doanh - Trường ĐHKTQD - NXBĐH và GDCN 1990). Có loại ý kiến cho rằng thị trường được hiểu theo hai nghĩa: - Theo nghĩa rộng: Thị trường là biểu hiện thu gọn của quá trình mà qua đó các quyết định của các gia đình về một mặt hàng nào đó, các quyết định của các công ty sản xuất cái gì? sản xuất cho ai? Sản xuất như thế nào? và các quyết định của công nhân làm bao nhiêu? Cho ai? đều được dung hoà bằng sự điều chỉnh giá cả. - Theo nghĩa hẹp: Thị trường là tập hợp các thoả thuận thông qua đó người bán và người mua tiếp xúc với nhau để trao đổi hàng hoá và dịch vụ. (Kinh tế học - David begg - NXB Giáo dục 1988). Ta có thể hình dung về thị trường qua sơ đồ sau: Sơ đồ 3: Quan hệ thị trường Thị trường có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế nói chung và các doanh nghiệp nói riêng. Trong nền kinh tế thị trường nó là chiếc cầu nối giữa người sản xuất và người tiêu dùng. Đó là nơi mà các nhà sản xuất tiêu thụ sản phẩm làm ra, kiểm nghiệm các chi phí sản xuất và lưu thông sản phẩm, thực hiện yêu cầu tiết kiệm lao động xã hội. b. Nghiên cứu nhu cầu thị trường Đây là vấn đề quan trọng quyết định đến hiệu quả tiêu thụ sản phẩm. Việc nghiên cứu đòi hỏi tuân thủ theo các bước sau: NGƯỜI SẢN XUẤT (CUNG) NGƯỜI TIÊU (CẦU) GIÁ CẢ 10 * Bước 1: Tổ chức hợp lý việc thu nhập các nguồn tin và nhu cầu của các loại thị trường thông qua công tác thăm dò như: tham gia hội chợ thương mại, tổ chức hội nghị khách hàng... * Bước 2: Phân tích và xử lý đúng đắn các loại thông tin thật khẩn trương kịp thời. * Bước 3: Xác định nhu cầu thị trường mà công ty có khả năng đáp ứng. Kết quả việc nghiên cứu thị trường phải trả lời được các vấn đề sau: - Những loại thị trường nào có triển vọng nhất đối với sản phẩm của công ty. Những loại mặt hàng nào có khả năng tiêu thụ lớn nhất, phù hợp với năng lực của công ty. - Dự kiến giá cả của từng loại sản phẩm khi công ty tung sản phẩm ra thị trường. - Những yêu cầu chủ yếu của thị trường đối với các loại hàng hoá có khả năng tiêu thụ như: chất lượng, mẫu mã... - Dự kiến mạng lưới tiêu thụ và phương thức phân phối sản phẩm. Tuy nhiên nếu chỉ nắm bắt được nhu cầu của thị trường thì chưa đủ để thắng lợi khi tiêu thụ sản phẩm. Vì trên thị trường còn có các đối thủ cạnh tranh. Chính vì vậy doanh nghiệp cần có các phân tích tiếp theo trước khi tung sản phẩm ra thị trường. Đó là phân tích môi trường cạnh tranh và điểm mạnh, điểm yếu của các đối thủ. 2. Chính sách sản phẩm. Trong chiến lược thị trường của một hãng hay một công ty, chính sách sản phẩm có một vị trí cực kỳ quan trọng: “Chính sách sản phẩm là phương thức sản xuất, kinh doanh có hiệu quả trên cơ sở bảo đảm thoả mãn nhu cầu của thị trường và thị hiếu của khách hàng trong từng thời kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp”. (giáo trình quản lý doanh nghiệp - Tập 1 ĐHKTQD). a. Vai trò chính sách sản phẩm Cùng với sự thay đổi nhanh chóng của khoa học kỹ thuật, cơ cấu nhu cầu cũng có sự thay đổi đáng kể. Các công ty đều mong muốn làm ra nhiều sản phẩm mới để thu nhiều lợi nhuận. Do đó chính sách sản phẩm là vũ khí sắc bén trong cạnh tranh trên thị trường,nó là nhân tố quan trọng trong việc kích thích năng xuất bán hàng.chính vì vậy,đối với bất kỳ doanh nghiệp nào 11 muốn tồn tại và phát triển đều phải chú ý đến chính sách về sản phẩm.khi một doanh nghiệp có thể làm ra một sản phẩm có chất lượng tốt,đồng thời kết hợp tốt các yếu tố trong việc kích thích tiêu thu thi đảm bảo rằng doanh nghiệp đó sẽ có một chỗ đứng trên thị trường. Chính sách sản phẩm có những vai trò cơ bản sau: - Bảo đảm sự phát triển sản xuất kinh doanh đúng hướng. Gắn bó chặt chẽ giữa sản xuất và tiêu thụ, giữa kế hoạch và thị trường. - Bảo đảm việc đưa hàng hoá của doanh nghiệp ra thị trường được người tiêu dùng chấp nhận. - Bảo đảm việc phát triển và mở rộng thị trường trên cơ sở coi trọng công tác cải tiến và chế tạo thử sản phẩm mới cũng như theo dõi sát sao chu kỳ sống của sản phẩm. b. Nội dung chủ yếu của chính sách sản phẩm Vấn đề then chốt của chiến lược sản phẩm là ở chỗ đưa vào sản xuất kinh doanh những mặt hàng được thị trường chấp nhận và đạt mục tiêu doanh lợi dự định. Vì vậy nội dung chủ yếu của chính sách sản phẩm bao gồm các vấn đề sau: - Các sản phẩm doanh nghiệp đã và đang sản xuất, kinh doanh được thị trường chấp nhận không? - Nếu những sản phẩm đó không được chấp nhận thì phải tiến hành đa dạng hoá sản phẩm như thế nào? - Việc thay đổi sản phẩm cũ bằng sản phẩm hoàn thiện, cải tiến hay sản phẩm mới như thế nào để thị trường chấp nhận. - Thời điểm tiến hành thay đổi sản phẩm cũ phải tiến hành vào lúc nào trên cơ sở nghiên cứu chu kỳ sống của sản phẩm. Các loại chính sách sản phẩm của Công ty - Chính sách đối với những sản phẩm đã và đang sản xuất kinh doanh được tiêu thụ trên thị trường hiện có. - Chính sách đối với những sản phẩm đã và đang sản xuất kinh doanh được tiêu thụ trên thị trường mới - Chính sách đối với những sản phẩm cải tiến và hoàn thiện được tiêu thụ trên thị trường hiện có. - Chính sách đối với những sản phẩm cải tiến và hoàn thiện được tiêu thụ trên thị trường mới. 12 - Chính sách đối với những sản phẩm mới tương tự được tiêu thụ trên thị trường hiện có. - Chính sách đối với những sản phẩm mới tương tự được tiêu thụ trên thị trường hiện mới. - Chính sách đối với những sản phẩm mới hoàn toàn được tiêu thụ trên thị trường hiện có. - Chính sách đối với những sản phẩm mới hoàn toàn được tiêu thụ trên thị trường hiện mới. Mỗi loại có đặc trưng riêng, mục tiêu riêng, do đó đòi hỏi Doanh nghiệp phải có các giải pháp thị trường thích ứng. * Chu kỳ sống của sản phẩm: Chu kỳ sống của sản phẩm là khoảng thời gian kể từ khi nó ra tiêu thụ lần đầu cho đến khi nó không còn tồn tại trên thị trường. Thực tiễn cho thấy, một loại sản phẩm nào đó có thể có chu kỳ sống khá dài ở thị trường này, nhưng khi chuyển sang tiêu thụ ở thị trường khác thì lại bị triệt tiêu nhanh chóng. Ngoài ra còn một số loại sản phẩm đã rơi vào giao đoạn triệt tiêu nhưng sau một thời gian, nhờ cải tiến và tăng cường công tác yểm trợ nên lại được phục hồi và tiếp tục được tiêu thụ trên thị trường. Mục đích, ý nghĩa việc nghiên cứu chu kỳ sống của sản phẩm: - Tìm ra các giai đoạn phát triển, sản phẩm có hiệu quả, tìm ra điểm hoà vốn. - Tìm ra thời điểm thay thế sản phẩm cũ bằng sản phẩm mới, tổ chức và bố trí hợp lý các hoạt động sản xuất kinh doanh. - Nghiên cứu, đưa vào áp dụng các biện pháp nhằm kéo dài chu kỳ sống của sản phẩm với tỷ suất lãi cao và rút ngắn những giai đoạn thua lỗ. Như vậy, trong hoạt động tiêu thụ sản phẩm, nếu bỏ qua việc nghiên cứu chu kỳ sống của sản phẩm thì sẽ là một thiếu sót lớn. Chỉ Có trên cơ sở phân tích d