Trong thời đại ngày nay “mở cửa”, “hội nhập” với thế giới để phát triển
kinh tế đang là chiến lược của nhiều quốc gia. Bí quyết thành công của các nước
công nghiệp mới là nhận thức được mối quan hệ hữu cơ giữa phát triển kinh tế
trong nước và mở rộng quan hệ kinh tế với bên ngoài. Trong các nội dung chủ
yếu của kinh tế đối ngoại, hoạt động kinh tế xuất nhập khẩu và đầu tư trực tiếp
từ nước ngoài chiếm vị trí quan trọng vì kết quả thực tế của mọi hoạt động kinh
tế đối ngoại suy cho cùng đều được thể hiện trong kim ngạch ngoại thương và số
lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Hai hoạt động này có mối quan hệ tương
hỗ nhau.
Với bài viết này em muốn trình bày cách nhìn nhận của mình về mối quan
hệ giữa thương mại quốc tế (TMQT) và hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Từ nhận thức đó em chọn đề tài “Một số giải pháp phát triển thương mại
quốc tế nhằm đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt
Nam”. Với nội dung nghiên cứu này, ngoài phần lời mở đầu và phần kết luận
chuyên đề thực tập được trình bày làm ba chương như sau:
Chương I: Lý luận chung về TMQT và đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Chương này, đưa ra những vấn đề chung nhất về cơ sở lý thuyết của hoạt
động thương mại quốc tế và hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Chương II: Thực trạng về mối quan hệ giữa TMQT và hoạt đầu tư trực
tiếp nước ngoài.
Chương này, đánh giá sự tác động của TMQT đến hoạt đầu tư trực tiếp nước
ngoài và ngược lại. Thông qua tình hình thực tiễn của Malaixia và Việt Nam.
Chương III:Một số giải pháp phát triển TMQT nhằm thu hút vốn đầu
tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam.
48 trang |
Chia sẻ: franklove | Lượt xem: 1846 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp phát triển thương mại quốc tế nhằm đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
Luận văn
Một số giải pháp phát triển
thương mại quốc tế nhằm đẩy
mạnh thu hút vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài ở Việt Nam
2
MỤC LỤC
Lời nói đầu ................................................................................................... 4
Chương I ....................................................................................................... 6
Lý luận chung về thương mại quốc tế và đầu tư trực tiếp nước ngoài
(FDI) .............................................................................................................. 6
I. Lý luận chung về thương mại quốc tế ...................................................... 6
1. Hoạt động thương mại quốc tế và vai trò của nó trong nền kinh tế
quốc dân. ............................................................................................... 6
1.1. Khái niệm thương mại quốc tế. .................................................... 6
1.2. Đặc trưng của hoạt động thương mại quốc tế. .............................. 7
1.3. Vai trò của hoạt động thương mại quốc tế. ................................... 8
2. Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh thương mại
quốc tế ................................................................................................. 11
2.1. Ảnh hưởng của chế độ, chính sách và luật pháp quốc tế. ............ 11
2.2. Ảnh hưởng của việc biến động thị trường trong và ngoài nước. . 12
2.3. Ảnh hưởng của nền sản xuất trong và ngoài nước. ..................... 12
2.4. Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái và tỷ xuất ngoại tệ của hàng xuất
nhập khẩu . ....................................................................................... 13
2.5. Ảnh hưởng của môi trường chính trị và môi trường văn hoá xã
hội. ................................................................................................... 13
II. Lý luận chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài. ................................... 14
1. Khái niệm đặc điểm và các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư trực
tiếp nước ngoài. ................................................................................... 14
1.1. Khái niệm và bản chất của đầu tư trực tiếp nước ngoài. ............. 14
a. Khái niệm: ................................................................................ 14
b. Bản chất: ................................................................................... 14
2.2. Đặc điểm về đầu tư trực tiếp nước ngoài. ................................... 15
a. Về kinh tế:................................................................................. 15
b. Về mặt pháp lý. ......................................................................... 15
3
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư trực tiếp nước ngoài. ............ 15
a. Năng lực tăng trưởng của nền kinh tế. ....................................... 15
b. Các yếu tố kinh tế vĩ mô. .......................................................... 16
c. Các chính sách quốc tế. ............................................................. 17
d. Môi trường pháp lý. .................................................................. 18
2. Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với các nước đang 18
phát triển. ............................................................................................ 18
2.1. Tác động tích cực. ...................................................................... 18
a. Đầu tư trực tiếp nước ngoài tạo nguồn vốn để phát triển kinh tế.
..................................................................................................... 18
b. Tạo công ăn việc làm và nâng cao chất lượng lao động. ............ 19
c. Nâng cao năng lực công nghệ.................................................... 19
d. Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế ........................................ 20
2.2. Tác động tiêu cực. ...................................................................... 20
a. Về kinh tế. ................................................................................ 20
b. Về chuyển giao công nghệ ........................................................ 21
c. Về cơ cấu. ................................................................................. 21
Chương II: .................................................................................................. 22
Thực trạng về mối quan hệ giữa thương mại quốc tế và đầu tư trực tiếp
nước ngoài. .................................................................................................. 22
I. Mối quan hệ giữa thương mại quốc tế và đầu tư trực tiếp ............... 22
nước ngoài. .............................................................................................. 22
II. Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến xuất nhập khẩu. .... 23
1. Tác động của FDI tới xuất nhập khẩu của toàn ngành công
nghiệp. ................................................................................................. 23
2. Tác động của FDI đến xuất khẩu của từng ngành công nghiệp. .. 28
Nguồn : Số liệu của MIDA, 1991 ........................................................ 29
3. Đánh giá chung. .............................................................................. 30
III. Tác động của xuất nhập khẩu đến đầu tư trực tiếp nước ngoài. ... 31
Chương III .................................................................................................. 37
4
Một số giải pháp phát triển thương mại quốc tế nhằm đẩy mạnh thu hút
vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam ............................................ 33
I. Tiếp tục đổi mới hoàn thiện hệ thống chính sách, cơ chế quản lý
ngoại thương sao cho vừa phù hợp với thông lệ quốc tế, vừa nhất quán
theo định hướng XHCN ......................................................................... 38
II. Tiếp tục đa dạng hoá các quan hệ kinh tế đối ngoại, đa phương hoá
thị trường và năng động tìm kiếm bạn hàng. ........................................ 40
III Lựa chọn ưu tiên phát triển những ngành mũi nhọn có tác động hỗ
trợ tích cực cho việc đa dạng hoá các sản phẩm xuất khẩu chủ lực .... 41
Kết luận ........................................................................................................... 44
Tài liệu tham khảo ......................................................................................... 45
Nhận xét của giáo viên hướng dẫn
5
LỜI MỞ ĐẦU
Trong thời đại ngày nay “mở cửa”, “hội nhập” với thế giới để phát triển
kinh tế đang là chiến lược của nhiều quốc gia. Bí quyết thành công của các nước
công nghiệp mới là nhận thức được mối quan hệ hữu cơ giữa phát triển kinh tế
trong nước và mở rộng quan hệ kinh tế với bên ngoài. Trong các nội dung chủ
yếu của kinh tế đối ngoại, hoạt động kinh tế xuất nhập khẩu và đầu tư trực tiếp
từ nước ngoài chiếm vị trí quan trọng vì kết quả thực tế của mọi hoạt động kinh
tế đối ngoại suy cho cùng đều được thể hiện trong kim ngạch ngoại thương và số
lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Hai hoạt động này có mối quan hệ tương
hỗ nhau.
Với bài viết này em muốn trình bày cách nhìn nhận của mình về mối quan
hệ giữa thương mại quốc tế (TMQT) và hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Từ nhận thức đó em chọn đề tài “Một số giải pháp phát triển thương mại
quốc tế nhằm đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt
Nam”. Với nội dung nghiên cứu này, ngoài phần lời mở đầu và phần kết luận
chuyên đề thực tập được trình bày làm ba chương như sau:
Chương I: Lý luận chung về TMQT và đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Chương này, đưa ra những vấn đề chung nhất về cơ sở lý thuyết của hoạt
động thương mại quốc tế và hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Chương II: Thực trạng về mối quan hệ giữa TMQT và hoạt đầu tư trực
tiếp nước ngoài.
Chương này, đánh giá sự tác động của TMQT đến hoạt đầu tư trực tiếp nước
ngoài và ngược lại. Thông qua tình hình thực tiễn của Malaixia và Việt Nam.
Chương III:Một số giải pháp phát triển TMQT nhằm thu hút vốn đầu
tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam.
6
CHƯƠNG I
LÝ LUẬN CHUNG VỀ THƯƠNG MẠI
QUỐC TẾ VÀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI)
I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
1. Hoạt động thương mại quốc tế và vai trò của nó trong nền kinh tế
quốc dân.
1.1. Khái niệm thương mại quốc tế.
Năm 1621 ở Anh một tác giả chủ nghĩa trọng thương Thomas Mun đã nói
"thương mại là một hòn đá thử vàng với sự phồn thịnh của một quốc gia" và
7
"không có phép lạ nào dễ kiếm tiền trừ thương mại". Chủ nghĩa trọng thương
cho rằng "TMQT là sự trao đổi hàng hoá giữa các quốc gia mà trong trao đổi
phải có bên thua và bên kia được".
Có nhiều tác giả khác định nghĩa TMQT là sự mở rộng hoạt động mua
bán, trao đổi hàng hoá vượt ra khỏi phạm vi biên giới của một quốc gia, hay nói
cách khác TMQT là sự mở rộng của thương mại trong nước trên phạm vi quốc
tế. Vậy thực chất TMQT là gì?
TMQT là sự trao đổi hàng hoá- dịch vụ giữa các quốc gia thông qua hành
vi mua bán. Sự trao đổi đó là một hình thức của mối quan hệ xã hội phản ánh sự
phụ thuộc về kinh tế giữa các nhà sản xuất hàng hoá riêng biệt của các nước.
Kinh doanh là việc thực hiện một, một số hay tất cả các công đoạn của
quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hay thực hiện một dịch vụ
trên thị trường nhằm thu lợi nhuận. Kinh doanh xuất nhập khẩu là nội dung cơ
bản của kinh doanh TMQT.
Như vậy kinh doanh xuất nhập khẩu (XNK) hàng hoá là việc đầu tư công
sức, tiền của thực hiện hoạt động XNK hàng hoá dịch vụ nhằm thu lợi nhuận.
Kinh doanh XNK, hàng hoá được thực hiện theo quy luật cung cầu thị trường,
người mua và người bán hay người xuất khẩu và người nhập khẩu gặp nhau trên
thị trường quốc tế để thoả thuận về giá cả số lượng và chất lượng của hàng hoá-
dịch vụ.
1.2. Đặc trưng của hoạt động TMQT.
TMQT có ba đặc trưng cơ bản sau:
- Kinh doanh TMQT được thực hiện bởi người mua và người bán có quốc
tịch khác nhau, ở các nước khác nhau, hàng hoá được di chuyển vượt qua phạm
vi biên giới của một quốc gia.
8
Với đặc trưng này thì phân biệt rõ giữa kinh doanh TMQT với kinh doanh
thương mại trong nước. Đối với kinh doanh thương mại trong nước, dòng lưu
chuyển của dòng hàng hoá bị giới hạn trong phạm vi biên giới của một nước.
-Dòng tiền thanh toán trong kinh doanh TMQT có thể là đồng tiền một
trong các nước (nhiều hơn hai nước) tham gia vào hoạt động XNK và cũng có
thể là một đồng tiền của nước khác.
Sử dụng đồng tiền nào trong thanh toán hợp đồng XNK phụ thuộc vào sự
thoả thuận giữa các bên tham gia hợp đồng. Đồng tiền được sử dụng thường là
các đồng tiền mạnh có sức mua lớn trên thị trường thế giới.
-Kinh doanh TMQT chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố phức tạp liên quan
đến nhiều yếu tố khác nhau, quốc tịch giữa các chủ thể tham gia vào hoạt động
TMQT như: ngôn ngữ, tôn giáo, pháp luật, văn hoá... , sự khác nhau về ngôn
ngữ đòi hỏi phải có ngôn ngữ thống nhất được các bên cùng hiểu, cùng chấp
nhận đồng thời các bên cũng cần thoả thuận rõ về các quy phạm pháp luật áp
dụng trong ký kết, thực hiện và giải quyết tranh chấp trong hợp đồng.
1.3. Vai trò của hoạt động TMQT.
Như đã trình bày ở trên, TMQT là sự trao đổi hàng hoá giữa các nước
thông qua hành vi mua bán. Đây là hình thức trao đổi tích cực nó vừa biểu hiện
mối quan hệ xã hội vừa phản ánh sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế giữa những
người sản xuất hàng hoá riêng biệt ở các quốc gia. Một quốc gia cũng như một
cá nhân không thể sống một cách riêng rẽ mà có thể thoả mãn đầy đủ nhu cầu
của mình, cho dù đó là những nhu cầu có khả năng thanh toán. Thông qua
TMQT, cho phép một nước mở rộng được khả năng tín dụng, tận dụng được
trang thiết bị máy móc của một nước khác mà những điều kiện sản xuất của
nước mình chưa cho phép.
Hơn thế nữa, TMQT cho phép một nước tiêu dùng tất cả các mặt hàng với
số lượng nhiều hơn mức có thể tiêu dùng với danh giới của đường khả năng sản
xuất trong nước đó nếu thực hiện chế độ tự cung tự cấp. Những lợi điểm này bắt
9
nguồn từ lợi thế so sánh giữa các quốc gia và thông qua đó đẩy mạnh tính
chuyên môn hoá của mỗi nước. Chính vì vậy mà TMQT hay nói cách khác là
quan hệ XNK trở thành một vấn đề sống còn đối với một quốc gia. Xu hướng
bình thường hoá và đa phương hoá trên thị trường quốc tế hiện nay cũng một
phần xuất phát từ những vấn đề mang tính then chốt này. Bởi vì, quan điểm
chung là đẩy mạnh sự phát triển kinh tế của nước mình không chỉ bằng tiềm lực
sẵn có trong nước mà còn bằng việc tận dụng những tiềm năng của nước ngoài.
XNK là hoạt động kinh doanh buôn bán ở phạm vi quốc tế. Nó không
phải là những hành vi buôn bán riêng rẽ mà là cả một hệ thống các quan hệ mua
bán trong một nền kinh tế thương mại có tổ chức từ bên trong ra bên ngoài nhằm
mục đích đẩy mạnh sản xuất hàng hoá phát triển, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, ổn
định và từng bước nâng cao mức sống của nhân dân hay nói cách khác, vấn đề
XNK là một vấn đề mang tính quốc gia. Hiệu quả của hoạt động XNK có thể
đem lại những đột biến rất cao trong nền kinh tế.
Mặt khác nó cũng có thể gây ra những thiệt hại không thể lường trước
được, vì lúc đó nền kinh tế trong nước sẽ phải đối đầu với một hệ thống kinh tế
khác từ bên ngoài mà các chủ thể trong nước không dễ dàng khống chế được.
Trong điều kiện nền kinh tế nhiều thành phần như ở nước ta hiện nay, việc đẩy
mạnh hoạt động ngoại thương là một hướng đi hoàn toàn đúng đắn. Nhưng
muốn hoạt động này thực sự đem lại hiệu quả cao cho đất nước, chúng ta phải
xác định được những điều có lợi và bất lợi của hoạt động này.
Ta có thể thấy hoạt động TMQT có những ưu điểm:
-Nó phát huy cao độ tính năng động sáng tạo của mọi người, mọi đối
tượng, mọi tổ chức, mọi ngành nghề , mọi địa phương trong xã hội.
-Thông qua hoạt động TMQT, một nước có thể mở rộng được khả năng
tiêu dùng của mình. Nó cho phép đáp ứng nhu cầu tiêu dùng một lượng hàng
hoá nhiều hơn khả năng sản xuất trong nước và cũng thông qua đó những tiềm
lực, những lợi thế của đất nước sẽ được khai thác một cách triệt để hơn, khả
10
năng chuyên môn hoá trong các ngành sản xuất dần dần được hình thành và có
động lực để không ngừng phát triển.
-Hoạt động TMQT đáp ứng được các nhu cầu ngày càng tăng và đa dạng
của sản xuất, tiêu dùng. Thông qua việc nhập khẩu, sự mất cân đối trong sản
xuất và tiêu dùng, giữa cung và cầu sẽ dần được khắc phục. Nhập khẩu kịp thời
cung cấp các hàng hoá cần thiết cho sản xuất và tiêu dùng, giúp cho nền kinh tế
thoát khỏi những cơn sốt giá cả một cách nhanh chóng, tránh những đột biến
nguy hiểm như sự lên giá của một mặt hàng có thể kéo theo sự lên giá của các
mặt hàng khác, gây ra sự rối loạn đình trệ trong sản xuất.
-Hoạt động thương mại quốc tế tạo ra sự cạnh tranh giữa hàng hoá trong
nước và hàng hoá nước ngoài, tạo ra sự theo dõi kiểm soát lẫn nhau rất chặt chẽ
giữa các chủ thể, sự cạnh tranh này sẽ có tính chất làm cho chất lượng nền kinh
tế trong nước được nâng cao.
-Hoạt động TMQT đòi hỏi hàng hoá phải có chất lượng cao do đó nó dẫn
tới việc xoá bỏ nhanh chóng các chủ thể kinh doanh sản phẩm lạc hậu không thể
chấp nhận được. Đồng thời qua đó các cơ chế quản lý của nhà nước cũng như
của mỗi địa phương về XNK sẽ được hoàn thiện từng bước, vì nó có những đòi
hỏi mang tính tích cực của các chủ thể tham gia XNK trong quá trình thực hiện.
Tuy nhiên hoạt động TMQT cũng đem lại những bất lợi sau:
- Thứ nhất: vì tồn tại cạnh tranh nên dễ dẫn tới những rối ren trong quan
hệ mua bán. Nếu không có sự kiểm soát chặt chẽ, kịp thời sẽ gây ra các thiệt hại
về kinh tế trong quan hệ với nước ngoài. Các hiện tượng xấu về kinh tế, tư
tưởng... cũng dễ có đất phát triển như buôn lậu trốn thuế.
-Thứ hai: Sự cạnh tranh sẽ dẫn đến sự thôn tính lẫn nhau giữa các chủ thể
kinh doanh bằng các biện pháp xâú như phá hoại công việc của nhau, gây cản
trở phức tạp cho nhau, cũng như các biện pháp cạnh tranh không lành mạnh
khác.
11
-Thứ ba: Hoạt động nhập khẩu và hoạt động xuất khẩu là hai hoạt động
mang tính bổ trợ cho nhau. Nhập khẩu cung cấp đầu vào cho quá trình sản xuất
như nguyên vật liệu, trang thiết bị máy móc và giúp cho đất nước có thể xuất
khẩu là biểu hiện tích cực của mình. Ngược lại, xuất khẩu là biểu hiện tích cực
của nền kinh tế, nhờ có xuất khẩu mà có được ngoại tệ để tiến hành thực hiện
hoạt động nhập khẩu, dựa trên nguyên tắc lợi thế so sánh thì một nước không thể
chỉ hoàn toàn xuất khẩu ( đây là hiện tượng bất khả thi ) nhưng cũng không chỉ
hoàn toàn nhập khẩu. Bởi vì mục đích quan trọng nhất của các hoạt động này là
nhằm nâng cao tiêu dùng trong nước, thoả mãn ngày càng cao nhu cầu của
người tiêu dùng.
2. Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh TMQT
XNK là việc mua bán hàng hoá với nước ngoài nhằm phát triển sản xuất
kinh doanh và đời sống. Song việc mua bán ở đây có những nét riêng phức tạp
hơn mua bán trong nước. Các bạn hàng trong giao dịch mua bán ở đây là những
người có quốc tịch khác nhau, thị trường ở đây là những thị trường lớn rất khó
kiểm soát, mua bán trung gian chiếm tỷ trọng lớn, đồng tiền thanh toán là đồng
tiền mạnh, hàng hoá phải vận chuyển qua biên giới, cửa khẩu các quốc gia khác
nhau, phải tuân theo những tập quán, thông lệ quốc tế cũng như của địa
phương... . Do đó hoạt động này cũng chịu ảnh hưởng của các nhân tố rất khác
nhau, ta có thể thấy một số nhân tố chính ảnh hưởng đến hoạt động XNK sau:
2.1. Ảnh hưởng của chế độ, chính sách và luật pháp quốc tế.
Đây là một nhân tố thuộc tầm vĩ mô mà bất kỳ đơn vị kinh doanh nào
tham gia vào hoạt động XNK cũng phải tuân thủ một cách vô điều kiện. Nó thể
hiện quan điểm khác nhau của mỗi nước đối với vấn đề kinh doanh XNK, nó tạo
ra sự thống nhất chung trên trường quốc tế. Luật pháp quốc tế buộc các nước vì
lợi ích chung phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ và trách nhiệm của mình trong hoạt
động kinh doanh XNK.
12
Ngoài luật pháp quốc tế, hoạt động XNK của một nước còn chịu ảnh
hưởng các chế độ pháp luật, chính sách nhập khẩu của chính nước đó. Sự tuân
thủ này vừa là trách nhiệm vừa là quyền hạn đối với các đơn vị tham gia, qua
đây các đơn vị kinh doanh vừa có quyền tự chủ hơn trong hoạt động của mình,
xác định được những điều kiện bắt buộc mình phải trải qua đồng thời nó tạo ra
tâm lý tin tưởng.
2.2. Ảnh hưởng của việc biến động thị trường trong và ngoài nước.
Thị trường bao giờ cũng là nhân ố hàng đầu trong kinh doanh, sự biến
động của thị trường trong và ngoài nước sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến xu hướng
xuất nhập khẩu.
XNK như một chiếc cầu nối giữa các thị trường, tạo ra sự phù hợp gắn bó
cũng như thể hiện sự tác động qua lại của chúng với nhau. Thông qua việc
nghiên cứu thị trường nước ngoài, doanh nghiệp sẽ quyết định việc XNK mặt
hàng nào có lợi, thậm chí cả thời điểm nào có lợi nhất và thông qua thị trường
trong nước sẽ quyết định phải nhập khẩu mặt hàng nào, số lượng bao nhiêu, chất
lượng giá cả và cả người cung ứng phải như thế nào là hợp lý nhất.
2.3. Ảnh hưởng của nền sản xuất trong và ngoài nước.
Sự hưng thịnh hay tụt hậu của nền sản xuất trong và ngoài nước sẽ ảnh
hưởng trực tiếp đến hoạt động XNK. Nếu sản xuất trong nước phát triển hàng
hoá trong nước sẽ tạo ta sự cạnh tranh gay gắt với hàng ngoại nhập dẫn tới nhu
cầu hàng nhập khẩu sẽ giảm còn nếu sản xuất kém phát triển, hàng hoá nội địa
sẽ không đủ khả năng cạnh tranh với hàng nhập khẩu thì xu hướng nhập khẩu sẽ
tăng. Nhất là đối với hàng hoá đòi hỏi kỹ thuật cao để trang bị sự hiện đại tối
thiểu nhằm phục vụ phát triển kinh tế cũng như đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng
của tiêu dùng trong nước, việc chấp nhận là tất yếu.
Cùng với sự vận động ấy, ngược lại sự phát triển của nền sản xuất ngoài
nước sẽ làm tăng nhu cầu nhập khẩu tạo ra những sản phảm mới thuận tiện, hiện
đại với chi phí có thể chấp nhận được. Còn nếu sản xuất nước ngoài kém phát
13
triển, đây sẽ là một hệ thố